Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn học lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT số 2 Bảo Thắng
lượt xem 5
download
‘Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn học lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT số 2 Bảo Thắng" là tài liệu tham khảo được TaiLieu.VN sưu tầm để gửi tới các em học sinh đang trong quá trình ôn thi, giúp học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học và nâng cao kĩ năng giải đề thi. Chúc các em học tập và ôn thi hiệu quả!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn học lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT số 2 Bảo Thắng
- SỞ GD& ĐT LÀO CAI ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT SỐ 2 NĂM HỌC 2022-2023 BẢO THẮNG ĐỀ MINH HỌA Môn: Ngữ văn lớp 12 Thời gian: 90 phút, không kể thời gian giao đề (Đề thi có 01trang) I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau: Hãy cứ sống bằng lời yêu chân thật Hãy cứ tin đời không là sầu thảm Dù cuộc đời không là những giấc mơ Lấy sức mình xây dựng một niềm tin Có đôi khi đời tàn nhẫn vô bờ Dù đời người cười chê cứ làm thinh Vẫn phải sống để tập lòng kiên nhẫn Niềm tin sẽ giúp ta tròn mơ ước Hãy cứ yêu bằng trái tim thành khẩn Hãy tha thứ những gì tha thứ được Dù tình người chỉ quanh quẩn lợi danh Bởi trong lòng đã mở cửa từ bi Và con tim nhiều khi phải tranh dành Để trong ta còn chỗ trống khắc ghi Khi thất bại, hãy yêu thêm lần nữa Những điều tốt đẹp đời thường sẵn có Hãy cứ vui bằng cõi lòng chan chứa Hãy cứ nhìn những cuộc đời gian khó Dù chuyện buồn đang xảy đến quanh ta Để nhủ rằng ta vẫn còn điều may Niềm vui kia chớ nên để nhạt nhòa Và quanh ta vạn vật sẽ đổi thay Nó sẽ giúp ta thêm lòng dũng cảm Ta hạnh phúc vì vận đời đưa đẩy. (Nguồn: https://poem.tkaraoke.com/25199/hay_cu.html) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ? Câu 2. Chỉ ra lời nhắn nhủ của tác giả trong ba khổ thơ đầu. Câu 3.Chỉ ra và nêu tác dụng của 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ 3, 4. Câu 4.Anh/Chị hãy nhận xét về thái độ của tác giả được gửi gắm trong bài thơ: II. LÀM VĂN (7,0 điểm ) Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ), trình bày suy nghĩ của Anh/Chị về sức mạnh của lòng vị tha. Câu 2 (5,0 điểm): Rời khỏi kinh thành, sông Hương chếch về hướng chính bắc, ôm lấy đảo Cồn Hến quanh năm mơ màng trong sương khói, đang xa dần thành phố để lưu luyến ra đi giữa màu xanh biếc của tre trúc và của những vườn cau vùng ngoại ô Vĩ Dạ. Và rồi như sực nhơ lại một điều gì chưa kịp nói, nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở gọc thị trấn Bao Vinh xưa cổ. Đối với Huế, nơi đây chính là chỗ chia tay dõi xa mười dặm trường đình. Riêng với sông Hương, vốn đang xuôi chảy giữa cánh đồng phù sa êm ái của nó, khúc quanh này thực bất ngờ biết bao. Có một cái gì rất lạ với tự nhiên và rất giống con người ở đây; và để nhân cách hóa nó lên, tôi gọi đấy là nỗi vương vấn, cả một chút lẳng lơ, kín đáo của tình yêu. Và giống như nàng Kiều trong đêm tình tự, ở ngã rẽ này, sông Hương đã chí tình trở lại tìm Kim Trọng của nó, để nói một lời thề trước khi về biển cả: “Còn non, còn nước, còn dài, còn về, còn nhớ…”. Lời thề ấy vang vọng khắp lưu vực sông Hương thành giọng hò dân gian, ấy là tấm lòng người dân nơi Châu Hóa xưa mãi mãi chung tình với quê hương xứ sở.
- (Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Hoàng phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr. 201) Phân tích hình tượng sông Hương trong đoạn trích trên; từ đó, nhận xét về tính trữ tình của bút kí Hoàng Phủ Ngọc Tường. ------------------------Hết------------------------ SỞ GD & ĐT LÀO CAI HƯỚNG DẪN CHÁM – THANG ĐIỂM TRƯỜNG THPT SỐ 2 BẢO THẮNG ĐỀ MINH HỌACUỐI KÌ 1, NĂM HỌC 2022- 2023 BÀI THI : NGỮ VĂN 12 (Đáp án - thang điểm gồm có 04 trang) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3.0 1 *Đáp án: Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm 0.75 *HDC: -Học sinh trả lời đúng đáp án: 0,75 điểm -HS trả lời sai hoặc không trả lời: 0 điểm 2 *Lời nhắn nhủ tác giả trong 3 khổ thơ đầu là: 0.75 -Hãy cứ sống bằng lời yêu chân thật - Hãy cứ yêu bằng trái tim thành khẩn - Hãy cứ vui bằng cõi lòng chan chứa *HDC: -HS ghi lại chính xác câu văn như đáp án: 0,75 điểm -HS ghi lại chưa đầy đủ câu văn0,5 điểm -HS ghi lại được câu văn nhưng sai chính tảmột vài từ: 0,25 điểm. -HS trả lời sai hoặc không trả lời: 0 điểm 3 - Đoạn thơ sử dụng phép điệp : điệp từ, điệp cấu trúc (hãy, hãy cứ… 1.0 dù,) - Hiệu quả nghệ thuật: + Tạo giọng điệu linh hoạt, tha thiết cho lời nhắn nhủ. + Nhấn mạnh những thông điệp mà thơ gửi gắm: biết nhìn đời bằng con mắt lạc quan; có ý chí, lòng dũng cảm và niềm tin trong cuộc sống… Từ đó thúc giục, lay tỉnh mọi người thay đổi cách sống để hướng đến một cuộc sống tích cực, có ý nghĩa. *HDC: -HS trả lới đúng đáp án: 1,0 điểm -HS trả lời 3/4 nội dung như đáp án: 0,75 điểm -HS trả lời 1/2 nội như đáp án: 0,5 điểm -HS trả lời một nội dung nhỏ theo đáp án: 0,25 điểm -HS trả lời sai hoặc không trả lời: 0 điểm 4 *Học sinh nhận xét về thái độ của tác giả được gửi gắm trong bài 0.5 thơ: * Gợi ý: - Lòng nhiệt thành của một trái tim nhiệt huyết, luôn hướng tới những điều tốt đẹp.
- - Niềm trăn trở, băn khoăn về cách sống ở đời. -Học sinh đưa ra được những nhận xét, lí giảicó sức thuyết phục: 0,5 điểm -Học sinh đưa ra nhận xét nhưngchưa lí giải được thuyết phục: 0,25 điểm -HS không trả lời hoặc trả lời sai: 0 điểm. (Lưu ý: Thí sinh có thể trình bày quan điểm cá nhân theo nhiều cách khác nhau, không vi phạm chuẩn mực đạo đức và pháp luật, giáo viên cần linh hoạt khi đánh giá) II LÀM VĂN 7.0 1 Viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩcủa anh/chị 2.0 về sức mạnh của lòng vị tha. a.Bảo đảm yêu cầu về hình thức đoạn văn: 0.25 Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo một cách hoạc kết hợp các cách: cách diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành hoạc tổng- phân- hợp; bảo đảm yêu cầu về cấu trúc đoạn văn. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: 0.25 Suy nghĩ về sức mạnh của lòng vị tha. c. Triển khai vấn đề nghị luận : 1.0 Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp, để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách để làm rõ làm rõ: sức mạnh của lòng vị tha; bảo đảm hợp lí, thuyết phục, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.Có thể theo hướng sau: - Giúp con người vượt qua chính mình, chiến thắng lòng ích kỉ, chủ nghĩa cá nhân hẹp hòi từ đó hoàn thiện nhân cách. - Được sống bình an, thanh thản, tạo sự cân bằng, hướng tới một cuộc sống chất lượng, có ý nghĩa. - Có thể cảm hóa được lỗi lầm của người khác, tạo niềm tin, cơ hội hoàn lương. - Được mọi người yêu quý, nể trọng, tin yêu. - Xóa bỏ những hiềm khích, mâu thuẫn, tạo sự gắn kết, phát triển bền vững trên cơ sở của tình người. Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (1,0 điểm). - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 – 0,75 điểm). - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm). Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, từ ngữ,ngữ pháp: 0,25
- Bảo đảm chuẩn chính tả, từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt. đ. Sáng tạo: 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc, có ý tưởng riêng phù hợp với vấn đề nghị luận, có cách lập luận, diễn đạt mới mẻ. 2 Phân tích hình tượng sông Hương trong đoạn trích trên; từ đó, 5.0 nhận xét về tính trữ tình của bút kí Hoàng Phủ Ngọc Tường. a.Bảo đảm cấu trúc bài văn nghị luận: 0.25 Mở bài nêu giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận; Thân bàithực hiện các yêu cầu của đề bài; kết bàikhẳng định vấn đề nghị luận. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0.5 Nội dung và nghệ thuật của đoạn trích; từ đó, nhận xét về tính trữ tình của bút kí Hoàng Phủ Ngọc Tường c. Triển khai vấn đề nghị luận . Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, cần vận dụng kết hợp các thao tác lập luận, phối hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau: Giới thiệu khái quát về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, tác phẩm “ Ai đã 0.5 đặt tên cho dòng sông?” và vấn đề nghị luận. * Phân tích đoạn trích. 1,75 - Nội dung: Đoạn trích thể hiện vẻ đẹp tự nhiên của sông Hương ở lộ trình trước khi từ biệt Huế để về biển. +Khung cảnh thơ mộng, êm đềm đậm chất Huế trên đường rời khỏi kinh thành của sông Hương: đảo cồn Hến quanh năm mơ màng trong sương khói; màu xanh biếc của tre trúc, những hàng cau của vùng ngoại ô Vĩ Dạ -> đến tận lúc chia tay xứ cố đô sông Hương vẫn cố ghi dấu trong mình những địa danh nổi tiếng, những cảnh sắc đặc trưng của Huế. + Phép nhân hóa đã thổi vào dòng sông một linh hồn với đầy tâm tư vương vấn: ôm lấy đảo cồn Hến, lưu luyến ra đi qua vùng ngoại ô Vĩ Dạ, như sực nhớ lại một điều gì chưa kịp nói, nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ. +Tác giả đã liên tưởng tình cảm của sông Hương dành cho Huế với mối tình Thúy Kiều – Kim Trọng trong danh tác của Nguyễn Du. Đây là sự liên tưởng tinh tế và bao hàm nhiều ý nghĩa: song Hương luôn dành cho Huế nhiều vấn vương, chút lẳng lơ kín đáo như nàng Kiều trong đêm trăng tình tự, hẹn thề; lời thề Kim – Kiều ấy cũng chính là khúc hát thủy chung của sông Huong dành cho xứ Huế “Còn non, còn nước…” => Sự lưu luyến khi chia tay Huế của dòng sông vừa dịu dàng, lắng đọng vừa tha thiết, bồi hồi và một lần nữa nhà văn đã nhuộm lên dòng sông sắc tím thủy chung nơi tà áo dài của người con gái xứ Huế. - Nghệ thuật: 0,5 + Hình tượng sông Hương được thể hiện bằng ngôn ngữ tinh tế, khả năng quan sát, miêu tả độc đáo, vận dụng tài tình nghệ thuật so sánh, nhân hóa tạo liên tưởng bất ngờ thú vị. + Tất cả cho thấy một cái tôi Hoàng Phủ Ngọc Tường thực sự tài hoa và chân thành yêu sông Hương - xứ Huế. - Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật: 0,25 *Nhận xét về tính trữ tình trong kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường 0,5 - Tác giả sử dụng vốn kiến thức phong phú khi cảm nhận sông Hương, từ
- đó khắm phá ra vẻ đẹp của dòng sông ở nhiều góc độ khác nhau. - Tinh tế, nhạy cảm trong khám phá vẻ đẹp: nhìn và khám phá ra những vẻ đẹp mới lạ của sông Hương vốn rất quen thuộc -Sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú cùng sự uyên bác về các phương diện: địa lí, lịch sử, văn hóa... - Ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh bộc lộ cảm xúc, sử dụng nhiều biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa... - Có sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và trí tuệ, chủ quan và khách quan - Lối hành văn súc tích, hướng nội, mê đắm, tài hoa... Hướng dẫn chấm: - Học sinh cảm nhận tâm trạng nhân vật đầy đủ, sâu sắc: 3,0điểm. - Học sinh cảm nhận chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 2,0 điểm - 2,75điểm. - Cảm nhận chung chung, chưa rõ các biểu hiện: 1,0 điểm - 1,75 điểm. Cảmnhận sơ lược, không rõ các biểu hiện: 0,25 điểm - 0,75 điểm. d. Chính tả, từ ngữ,ngữ pháp: 0.25 Bảo đảm chuẩn chính tả, từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt. đ. Sáng tạo: 0.5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc, có ý tưởng riêng phù hợp với vấn đề nghị luận, có cách lập luận, diễn đạt mới mẻ. ............Hết......................
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p | 462 | 23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 356 | 22
-
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 7 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
5 p | 334 | 21
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p | 520 | 20
-
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2015-2016 - Phòng GD&DT Phú Bình
3 p | 192 | 19
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Ninh Phước
3 p | 319 | 18
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
6 p | 568 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Trung Kiên
4 p | 378 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
2 p | 233 | 15
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
2 p | 302 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 452 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p | 283 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Lê Hồng Phong
4 p | 351 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Yên Phương
3 p | 229 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 435 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 1
2 p | 205 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 2
3 p | 131 | 6
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Đình Xuyên
4 p | 190 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn