KIẾN THỨC, THÁI ÐỘ, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE CỦA CÁC BÀ MẸ Ở NỘI THÀNH TP. HỒ CHÍ MINH
lượt xem 25
download
Kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống SXHD được so sánh ở những bà mẹ có và không có con mắc SXHD điều trị tại bệnh viện Nhi đồng 1 và Trung tâm Bệnh nhiệt đới trong thời gian 1995-97. Những bà mẹ có con mắc SHXD có nhiều kiến thức hơn những bà mẹ không có con bệnh vào cùng thời điểm, do họ trải nghiệm nhiều hơn sau khi con mắc bệnh. Các bà mẹ có kinh nghiệm về thời gian muỗi cắn trong ngày, nhưng chưa phân biệt được những nơi và những...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: KIẾN THỨC, THÁI ÐỘ, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE CỦA CÁC BÀ MẸ Ở NỘI THÀNH TP. HỒ CHÍ MINH
- KIẾN THỨC, THÁI ÐỘ, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE CỦA CÁC BÀ MẸ Ở NỘI THÀNH TP. HỒ CHÍ MINH TÓM TẮT Kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống SXHD được so sánh ở những bà mẹ có và không có con mắc SXHD điều trị tại bệnh viện Nhi đồng 1 và Trung tâm Bệnh nhiệt đới trong thời gian 1995-97. Những bà mẹ có con mắc SHXD có nhiều kiến thức hơn những bà mẹ không có con bệnh vào cùng thời điểm, do họ trải nghiệm nhiều hơn sau khi con mắc bệnh. Các bà mẹ có kinh nghiệm về thời gian muỗi cắn trong ngày, nhưng chưa phân biệt được những nơi và những loại vật chứa nước trong nhà mà muỗi có thể đẻ trứng. So với những biện pháp làm giảm nơi sinh sản của muỗi, những biện pháp làm giảm sự tiếp xúc với muỗi và xua muỗi có tính khả thi và tính chấp nhận cao, do đó, được các bà mẹ thực hành nhiều hơn. Giáo dục sức khỏe thông qua truyền hình có hiệu quả, nhưng cần nhấn mạnh nhiều hơn đến tập tính đời sống của muỗi và khuyến khích những biện pháp triệt nguồn sinh sản của muỗi.
- SUMMARY KNOWLEDGE, ATTITUDE AND PRACTICE IN PREVENTION OF DENGUE HEMORRHAGIC FEVER AMONG MOTHERS IN URBAN AREAS OF HOCHIMINH CITY Nguyen Do Nguyen * Y hoc TP. Ho Chi Minh * 1999, vol. 3, N0 2: 119-124 Knowledge, attitude and practice concerning the control of DHF were compared among mothers of dengue- and non dengue-infected children admitted to Children hospital No1 and Center of Tropical diseases during the period of 1995-97. Mothers of dengue child were more likely to have experiences about dengue after their child was infected, and hence more knowledgeable than the ones having no infected child in the meantime. Mothers knew the biting habits, but did not identify well the breeding sites of mosquito. Repellents and measures limiting the contact with mosquitoes were more practiced by mothers. This is due to a higher feasibility and acceptability compared to those of measures reducing breeding sites. Health education via TV is effective, but should deliver more information on living habits of mosquitoes and promote the reduction of larval habitats.
- ÐẶT VẤN ÐỀ Sốt xuất huyết dengue (SXHD) là bệnh lưu hành và gây dịch theo chu kỳ tại Việt nam(2,3,5,6,18,19). Trong những thập niên 1960, 70 và 80, Việt nam đứng đầu về số mắc và chết vì SXHD trong tám nước Ðông Nam Á và cả thế giới(10,25). Trên toàn quốc, SXHD đứng hàng thứ bảy trong mười nguyên nhân nhập viện hàng đầu, và thứ mười trong mười nguyên nhân tử vong hàng đầu(28). Cho đến nay, những chương trình diệt muỗi truyền SXHD được thực hiện bởi chính quyền, và sử dụng hóa chất là chính. Theo đa số các chuyên gia, hoá chất không còn hiệu quả trong việc kiểm soát muỗi(7,9). Chỉ trong vài ngày đến một, hai tuần sau khi phun hóa chất, dân số A. aegypti sẽ trở lại mật độ cũ(17). Chiến lược kiểm soát muỗi hiện nay đề cao những biện pháp được thực hiện bởi chính người dân, tại chính nhà của họ. Ðó là những biện pháp triệt nguồn sinh sản của muỗi và giảm muỗi đốt. Giáo dục sức khỏe (GDSK) cần phải tạo ra và đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng để thực hiện những biện pháp đó. Mục đích chính của đề tài này là khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành (KTH) của những bà mẹ/người chăm sóc trẻ trong việc phòng ngừa SXHD cho con em của họ, từ đó xây dựng những chương
- trình GDSK sát hợp với thực tế Việt nam. Mục tiêu cụ thể là so sánh KTH giữa những bà mẹ có và không có con mắc SXHD. PHƯƠNG PHÁP-VẬT LIỆU Ðề tài này là một phần của nghiên cứu bệnh-chứng về những nguy cơ hành vi liên quan đến SXHD ở trẻ em từ mười tuổi trở xuống. Nghiên cứu được tiến hành từ 1995 đến 1997 tại nội thành thành phố Hồ chí Minh (TP. HCM). TP. HCM có diện tích 2.093,7km2, dân số là 4.880.435 người. Nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 27,47OC; 1.637,9mm; 77,67%(27). Những điều kiện khí hậu này thuận lợi cho muỗi đẻ trứng, tăng nhanh sự nhân lên của vi-rút, và rút ngắn thời kỳ ủ bệnh bên ngoài(5). TP. HCM là một trong những trọng điểm SXHD của cả nước, với 6.037 ca mắc trong tổng số 81.612 ca trên toàn quốc vào năm 1995(28). Có 111 trẻ trong số tất cả những ca mới nhiễm dengue tại hai bệnh viện Nhi đồng 1 và Trung tâm Bệnh nhiệt đới hội đủ tiêu chí chọn mẫu. Tiêu chí chọn nhóm bệnh là trẻ em: 1) từ 10 tuổi trở lại, tính đến ngày được lấy máu; 2) thường trú tại các quận Tân bình, 5, 6, 8, 10 và 11; 3) có chẩn đoán lâm sàng SXHD theo những tiêu chí của Tổ chức Y tế Thế giới, và thử nghiệm MAC- ELISA dương tính theo những tiêu chuẩn của phòng thí nghiệm ARBO vi- rút, Viện Pasteur TP. HCM. Trẻ bệnh bị loại nếu bị chậm phát triển tâm
- thần; có những bệnh làm suy giảm hệ thống miễn dịch, hoặc những bệnh đang điều trị với những thuốc làm suy giảm hệ thống miễn dịch; thường trú tại địa phương dưới một năm tính đến ngày được lấy máu. Nhóm chứng gồm 111 trẻ mắc những bệnh tai mũi họng hoặc nhiễm hô hấp cấp, được bắt cặp với nhóm bệnh theo tuổi, bệnh viện và thời gian nhập viện. Tiêu chí chọn nhóm chứng giống như của nhóm bệnh, nhưng thử nghiệm MAC-ELISA âm tính. Tiêu chí loại của nhóm chứng tương tự như của nhóm bệnh, nhưng trẻ chứng không có những bệnh gây ra do muỗi như sốt rét, viêm não. Tình trạng nhiễm dengue được xác định bằng thử nghiệm MAC-ELISA với máu tĩnh mạch được lấy từ ngày thứ năm của bệnh. Phần phỏng vấn được thực hiện tại nhà của đối tượng nghiên cứu. Sau khi phỏng vấn, người phỏng vấn sẽ quan sát trong và ngoài nhà để xem những vật chứa nước sinh hoạt có/không có nắp đậy hoặc lăng quăng; có/không có những vật phế thải chứa nước. Những quan sát này sẽ xác định một biện pháp kiểm soát muỗi có thực sự được thực hiện đúng hay không. Dữ kiện được phân tích bằng phần mềm EPI-INFO 6.04. Những số thống kê mô tả được tính gồm có tần số và phần trăm của những biến số. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê được thực hiện với phép kiểm 2 ở mức ý nghĩa 5%.
- KẾT QUẢ Tỉ số nam/nữ trong nhóm bệnh là 1. Ða số các bà mẹ có tuổi từ 30 trở lên, trình độ học vấn cấp 2-3, có không hơn 2 con và trong nhà có từ 5 người trở lên cùng chung sống. Bệnh tập trung nhiều nhất ở quận 8, rồi đến các quận 6, 11, Tân bình, 5 và 10 (Bảng 1). Tỉ lệ những bà mẹ biết muỗi là nguyên nhân truyền SXHD không cao (Bảng 2), với 49% ở nhóm bệnh và 52% ở nhóm chứng. Bảng 1. Những đặc tính của mẫu nghiên cứu (N = 222) Ðặc tính Bệnh Chứ ng n (%) n (%) tuổi 33 Nhóm 33 (30) (30) 5 78 78 5
- (70) (70) Giới 55 63 Nam (50) (57) Nư 56 48 (50) (43) Tuổi mẹ 26 21 (23) (20) 30 85 86 (77) (80) 30 Học vấn của mẹ 4 (4) 5 (5) Mù chữ Cấp 50 36 1 (45) (32)
- Cấp 56 70 2-3 (51) (63) 61 78 Số con (55) (70) 2 49 33 2 (45) (30) Số người trong nhà 26 24 (23) (22) 5 85 86 5 (77) (78) Ðịa phương Q 6 (5) 2 (2) .Tân bình Q. 5 3 (3) 23
- (21) Q. 6 39 27 (35) (24) Q. 8 52 40 (47) (36) Q. 10 2 (2) 8 (7) Q. 11 9 (8) 11 (10) Bảng 2. Ý kiến của các bà mẹ về nguyên nhân truyền SXHD Kiến thức Bệnh Chứng n (%) n (%) Nguyên nhân truyền
- Do muỗi 54 (49) 58 (52) Do sốt 1 (1) 1 (1) Do trẻ bệnh lây lẫn 0 (0) 1 (1) nhau Không biết 55 (50) 51 (46) Loại muỗi truyền SXHD * Muỗi vằn 17 (33) 7 (12) Muỗi cắn ban ngày 1 (2) 1 (2) Muỗi sốt xuất huyết 0 (0) 2 (4)
- Ý kiến khác 13 (25) 11 (37) Không biết 21 (40) 26 (46) Thời gian muỗi cắn trong ngày * Ban ngày 23 (43) 14 (24) Ngày và đêm 13 (25) 16 (28) Chạng vạng tối 0 (0) 3 (5) Ý kiến khác 11 (21) 19 (33)
- Không biết 6 (11) 6 (10) Nơi muỗi thường đẻ trong nhà * Những vật chứa nước 36 (56) 44 (52) Những vật phế thải 2 (3) 3 (3) Ý kiến khác 26 (41) 38 (45) Loại vật chứa * Lu, hồ 33 (53) 41 (55) Bình hoa, chén nước 8 (13) 5 (7)
- chống kiến Vật phế thải 3 (5) 5 (7) Ý kiến khác 18 (29) 23 (31) * Ở những bà mẹ biết muỗi là nguyên nhân truyền SXHD Bảng 3. Những nguồn thông tin về SXHD Nguồn thông tin Bệnh n Chứng n (%) (%) Truyền hình 23 (26) 39 (29) Báo chí 10 (12) 21 (16) Nhân viên y tế 13 (15) 20 (15) Người thân trong 12 (14) 14 (10)
- nhà Bạn bè 13 (15) 15 (11) Nguồn khác 15 (18) 26 (19) Tổng * 86 (100) 135 (100) * Người được phỏng vấn có thể kể nhiều nguồn thông tin
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
KIẾN THỨC - THÁI ĐỘ - THỰC HÀNH VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA NGƯỜI BÁN VÀ NGƯỜI MUA THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ
20 p | 436 | 123
-
KIẾN THỨC THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
19 p | 422 | 92
-
10 loại thực phẩm phụ nữ mang thai không nên ăn
6 p | 247 | 65
-
CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN VÀ ĐIẾC NGHỀ NGHIỆP
13 p | 318 | 53
-
BÁO CÁO KHOA HỌC ĐỀ TÀI: KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI NUÔI CON CỦA BÀ MẸ CÓ CON THỪA CÂN LỨA TUỔI MẪU GIÁO
26 p | 399 | 35
-
TỶ LỆ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TRONG THAI KỲ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NHỮNG THAI PHỤ NGUY CƠ CAO
16 p | 133 | 20
-
CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA PHÁ THAI TO TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
18 p | 137 | 19
-
KIẾN THỨC THÁI ĐỘ THỰC HÀNH PHÒNG NGỪA LÂY NHIỄM Ở THÂN NHÂN CỦA NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS
17 p | 151 | 17
-
TỶ LỆ NHIỄM CHLAMYDIA TRACHOMATIS Ở PHỤ NỮ HÚT THAI 3 THÁNG ĐẦU VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
19 p | 120 | 13
-
Nghề nghiệp ảnh hưởng đến thai kỳ?
4 p | 74 | 6
-
Sẩy thai do lo âu căng thẳng
3 p | 67 | 5
-
Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ có con dưới 06 tháng tuổi tại Bệnh viện Nhi đồng thành phố Cần Thơ năm 2019
20 p | 48 | 3
-
Kiến thức, thái độ và thực hành về dự phòng bệnh bạch hầu của bà mẹ có con từ 06 - 48 tháng tuổi tại huyện Đăk Tô - tỉnh Kon Tum
8 p | 2 | 1
-
Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh trứng cá ở bệnh nhân trứng cá tại phòng khám Da liễu Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế
7 p | 0 | 0
-
Thực trạng bệnh nha chu, kiến thức, thái độ, thực hành và nhu cầu điều trị ở phụ nữ mang thai
4 p | 0 | 0
-
Nghiên cứu tình hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới của nữ vị thành niên người dân tộc thiểu số tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế
8 p | 0 | 0
-
Hiệu quả giải pháp can thiệp cộng đồng cải thiện tình trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản ở nữ vị thành niên huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế
13 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn