Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br />
<br />
<br />
<br />
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI Y TẾ <br />
CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN TUYẾN TỈNH NĂM <br />
2012 <br />
Đặng Ngọc Chánh*, Lê Ngọc Diệp*, Lê Việt Anh*, Hồ Nguyễn Thanh Thảo* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Đặt vấn đề: Sự phát triển nhanh của hệ thống y tế đã thải vào môi trường một lượng lớn chất thải y tế <br />
trong đó có một thành phần nhỏ là chất thải nguy hại, dễ lây nhiễm. Công tác quản lý và xử lý chất thải y tế tại <br />
các cơ sở y tế còn hạn chế và có nhiều bất cập. Việc phơi nhiễm với chất thải y tế có thể gây bệnh tật hoặc thương <br />
tích. Nhân viên y tế cần có kiến thức, thực hành tốt về phân loại, thu gom và ứng phó sự cố để phòng ngừa nguy <br />
cơ lây nhiễm. <br />
Mục tiêu: Xác định kiến thức, thực hành về quản lý và xử lý chất thải y tế của nhân viên y tế tại năm bệnh <br />
viện tuyến tỉnh tại khu vực phía Nam năm 2012. <br />
Phương pháp nghiên cứu: Đây là một nghiên cứu cắt ngang mô tả, sử dụng bộ câu hỏi tự điền trên ba đối <br />
tượng là cán bộ quản lý khoa phòng, nhân viên phân loại và nhân viên thu gom, vận chuyển. <br />
Kết quả: Tỷ lệ các đối tượng trong mẫu nghiên cứu có kiến thức, thực hành đúng về quản lý và xử lý chất <br />
thải y tế là rất thấp: 7,99% đối với nhân viên phân loại, 17,39% đối với cán bộ quản lý khoa phòng và 29,82% đối <br />
với nhân viên thu gom. <br />
Kết luận: Các bệnh viện cần tăng cường tập huấn và có biện pháp can thiệp hiệu quả để nâng cao kiến thức về <br />
công tác quản lý và xử lý chất thải y tế cho các nhân viên y tế qua đó sẽ góp phần nâng cao tỷ lệ thực hành đúng. <br />
Từ khóa: kiến thức; thực hành; quản lý, xử lý chất thải y tế. <br />
<br />
ABSTRACT <br />
KNOWLEDGE AND PRACTICE OF MEDICAL STAFF ON MANAGING AND DISPOSING OF <br />
MEDICAL WASTE IN SEVERAL PROVINCIAL HOSPITALS, 2012 <br />
Dang Ngoc Chanh, Le Ngoc Diep, Le Viet Anh, Ho Nguyen Thanh Thao <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 104 – 110 <br />
Background: The rapid development of health care facilities has resulted in huge amounts of medical waste <br />
discharged into the environment. Managing and disposing of medical waste in health care facilities still have some <br />
limitations. Exposure to hazardous health care waste can result in disease or injury. Medical staff must have <br />
appropriate knowledge and practice on categorizing, collecting medical waste and dealing with accidents occuring <br />
during handling it to prevent risks of infection. <br />
Objectives: To assess knowledge, practice of medical staff on managing and disposing of medical waste at <br />
five hospitals in Southern provinces in 2012. <br />
Methods: This is a descriptive cross‐sectional study. The study subjects included Heads of Departments and <br />
medical staffs categorizing, collecting, and transporting medical waste. Self‐rating questionnaire was used. <br />
Results: The proportion of medical staffs with good knowledge, practice on managing and disposing of <br />
medical waste is very low (17.4% for Heads of Departments, 8% for sorters, and less than 30 % for collectors). <br />
Conclusion: Strengthening safe management training should be considered to improve knowledge and <br />
* Viện Y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: CN. Lê Việt Anh<br />
<br />
104<br />
<br />
ĐT: 0987123847<br />
<br />
Email: vietanhkct@gmail.com <br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
practice on managing and disposing of medical waste for medical staff. <br />
Key words: knowledge; practice; managing, disposing, medical waste. <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Sự phát triển nhanh của hệ thống y tế đã đưa <br />
đến việc thải ra môi trường một lượng lớn chất <br />
thải y tế, trong đó khoảng 10% đến 15% là chất <br />
thải nguy hại, đó là những yếu tố nguy cơ gây ô <br />
nhiễm môi trường và lan truyền mầm bệnh. Tuy <br />
nhiên công tác phân loại, quản lý, xử lý chất thải <br />
của các cơ sở y tế còn nhiều bất cập và hạn chế. <br />
Hầu hết chất thải y tế chưa được phân loại đúng, <br />
chưa được khử khuẩn trước khi thải bỏ, không <br />
có nhà lưu giữ hoặc có nhưng không đúng tiêu <br />
chuẩn và không bảo đảm vệ sinh môi trường. <br />
Bên cạnh đó, hầu hết chất thải được xử lý theo <br />
phương pháp truyền thống như chôn lấp ở các <br />
bãi rác công cộng, đốt bằng lò thủ công đã gây ô <br />
nhiễm môi trường và ảnh hưởng nghiêm trọng <br />
đến sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là nhân viên y <br />
tế. Việc phơi nhiễm với chất thải y tế nguy hại có <br />
thể gây ra bệnh tật hoặc thương tích. Tổ chức Y <br />
tế thế giới (WHO) ước tính, trong năm 2002, có <br />
khoảng 21 triệu bệnh nhân nhiễm vi rút viêm <br />
gan B (HBV), 2 triệu bệnh nhân nhiễm vi rút <br />
viêm gan C (HCV) và ít nhất 260.000 người <br />
nhiễm HIV từ nguồn các ống tiêm bị ô nhiễm(1). <br />
Cũng trong năm 2002, WHO đã tiến hành đánh <br />
giá trên 22 quốc gia đang phát triển cho thấy tỷ <br />
lệ cơ sở y tế không sử dụng các phương pháp xử <br />
lý chất thải phù hợp khoảng từ 18% đến 64%. <br />
Nếu chất thải y tế không được quản lý và tái sử <br />
dụngthì sẽ trực tiếp gây nguy hiểm cho nhân <br />
viên y tế, nhân viên thu gom và cộng đồng. Các <br />
nghiên cứu dịch tễ học cho thấy, một người bị <br />
lây nhiễm từ bơm kim tiêm của những bệnh <br />
nhân có nguy cơ cao lây nhiễm HBC, HCV, HIV <br />
thì có nguy cơ tương ứng là 30%; 1,8% và 0,3%. <br />
Để tránh những nguy cơ lây nhiễm này đòi hỏi <br />
các nhân viên làm việc tại bệnh viện phải có kiến <br />
thức và thực hành tốt về phân loại, thu gom và <br />
ứng phó sự cố. <br />
Quản lý chất thải y tế được ưu tiên hàng đầu <br />
trong kế hoạch Bảo vệ môi trường tại Việt Nam. <br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br />
<br />
Bộ Y tế đã ban hành quy chế Quản lý chất thải y <br />
tế của Việt Nam theo hướng dẫn của Tố chức Y <br />
tế thế giới (WHO)(2). Tuy vậy, thực hành quản lý <br />
chất thải y tế vẫn chưa tuân thủ chặt chẽ theo <br />
quy chế ban hành(3). Nghiên cứu “Kiến thức và <br />
thực hành của nhân viên y tế về quản lý và xử lý <br />
chất thải rắn” của Viện Vệ sinh‐Y tế Công cộng <br />
thành phố Hồ Chí Minh nhằm phân tích công <br />
tác quản lý chất thải y tế tại Việt Nam về khía <br />
cạnh kiến thức, thực hànhcủa các nhân viên y tế <br />
tại các bệnh viện trong chuỗi các hoạt động quản <br />
lý chất thải y tế tại Việt Nam. <br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu <br />
<br />
<br />
Xác định tỷ lệ nhân viên y tế có kiến thức đúng <br />
về quản lý và xử lý chất thải y tế tại năm bệnh <br />
viện tuyến tỉnh khu vực phía Nam năm 2012. <br />
<br />
<br />
<br />
Xác định tỷ lệ nhân viên y tế có thực hành <br />
đúng về quản lý và xử lý chất thải y tế tại năm <br />
bệnh viện tuyến tỉnh khu vực phía Nam năm <br />
2012. <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Đối tượng nghiên cứu <br />
Nhân viên y tế tham gia vào công tác quản lý <br />
và xử lý chất thải y tế tại năm bệnh viện tuyến <br />
tỉnh, bao gồm: Bệnh viện đa khoa Long An; Bệnh <br />
viện đa khoatrung tâm Tiền Giang; Bệnh viện <br />
Nguyễn Đình Chiểu‐Bến Tre; Bệnh viện đa khoa <br />
Đồng Tháp và Bệnh viện đa khoa Kiên Giang. <br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu <br />
Sử dụng thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả <br />
trên ba đối tượng trong chuỗi hoạt động quản lý <br />
và xử lý chất thải thải y tế bao gồm: Cán bộ quản <br />
lý khoa/phòng, nhân viên làm công tác phân loại <br />
và nhân viên làm công tác thu gom, vận chuyển. <br />
Thu thập thông tin bằng bộ câu hỏi tự điền <br />
cho từng loại đối tượng. Nội dung bộ câu hỏi <br />
bao gồm ba phần: Thông tin chung về đối tượng <br />
(tuổi, giới tính, thời gian công tác, vị trí công tác, <br />
bộ phận công tác, tham gia tập huấn về công tác <br />
<br />
105<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br />
<br />
<br />
quản lý chất thải y tế); kiến thức về quản lý và <br />
xử lý chất thải y tế; thực hành về quản lý và xử <br />
lý chất rắn y tế). <br />
Sử dụng phần mềm Epidata 3.1 để nhập liệu <br />
và phần mềm Stata 10.0 để phân tích số liệu.Sử <br />
dụng bảng phân phối tần suất để mô tả kiến <br />
thức, thực hành của các đối tượng. <br />
<br />
Phương pháp đánh giá kiến thức và thực <br />
hành <br />
<br />
Đặc tính<br />
Tần số Tỷ lệ (%)<br />
Trưởng khoa<br />
91<br />
43,96<br />
Phó khoa<br />
52<br />
25,12<br />
Điều dưỡng trưởng<br />
64<br />
30,92<br />
Vị trí công tác Điều dưỡng hành chính<br />
17<br />
8,21<br />
Điều dưỡng chăm sóc<br />
16<br />
7,73<br />
Nữ hộ sinh<br />
07<br />
3,38<br />
Bác sĩ, y sĩ phẫu thuật<br />
31<br />
14,98<br />
Bác sĩ, y sĩ nội khoa<br />
76<br />
36,71<br />
Kỹ thuật viên<br />
08<br />
3,86<br />
Dược sĩ<br />
08<br />
3,86<br />
Khác<br />
44<br />
21,26<br />
Có<br />
129<br />
62,32<br />
Được tập<br />
huấn về quản<br />
Không<br />
78<br />
37,68<br />
lý chất thải y tế<br />
Chức vụ<br />
<br />
Phần kiến thức được chia các tiêu chí lớn <br />
dựa trên QĐ 43/2007/QĐ‐BYT, sau đó mỗi 1 tiêu <br />
chí sẽ xây dựng những câu hỏi riêng để đánh <br />
giá.Trả lời đúng 70% các câu hỏi trong 1 tiêu chí <br />
thì tiêu chí đó đạt. Đối tượng có 70% số tiêu chí <br />
đạt thì đạt về kiến thức. Phần thực hành cũng <br />
được chia thành các tiêu chí dựa trên việc thực <br />
hiện QĐ 43/2007/QĐ‐BYT, và mỗi 1 tiêu chí lớn <br />
được đánh giá qua việc trả lời các tình huống giả <br />
định.Trả lời chính xác trong 70% các tình huống <br />
giả định thì tiêu chí thực hành đó đạt.Đối tượng <br />
có 70% tiêu chí đạt thì đạt về thực hành. <br />
<br />
Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết cán bộ <br />
quản lý khoa/phòng là trên 40 tuổi (85,99%), tỷ lệ <br />
cán bộ quản lý là nữ cao hơn nam, đa số có thời <br />
gian làm việc tại bệnh viện trên 10 năm (85,5%). <br />
Hơn một nửa số cán bộ trong mẫu nghiên cứu là <br />
bác sĩ, y sĩ phẫu thuật và bác sĩ, y sĩ nội khoa <br />
(chiếm tỷ lệ 51,69%). 62,32% cán bộ quản lý <br />
trong năm vừa qua đã được tập huấn về công <br />
tác quản lý chất thải y tế. <br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN <br />
<br />
Bảng 2: Các đặc tính của nhân viên phân loại (n = 1.564) <br />
<br />
Thông tin chung của đối tượng tham gia <br />
nghiên cứu <br />
Bảng 1: Các đặc tính của cán bộ quản lý khoa/phòng <br />
(n = 207) <br />
Đặc tính<br />
Tần số Tỷ lệ (%)<br />