Kiển toán tiền gởi ngân hàng
lượt xem 242
download
Tiền gởi ngân hang là tiền của đơn vị gởi tại ngân hang, trông đó bao gồm tiền nội tệ (tiền việt nam), ngoại tệ và vàng bạc, đá quý. Số dư của tiền gửi ngân hàng thường chiếm tỷ trọng lớn trong khoảng mục “ tiền và tương đương tiền” trên bảng cân đối kế toán.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kiển toán tiền gởi ngân hàng
- I) Kiển toán tiền gởi ngân hàng: 1. Khảo sát về kiểm toán nội bộ đối với tiền gởi ngân hàng Tiền gởi ngân hang là tiền của đơn vị gởi tại ngân hang, trông đó bao gồm tiền nội tệ (tiền việt nam), ngoại tệ và vàng bạc, đá quý. Số dư của tiền gửi ngân hàng thường chiếm tỷ trọng lớn trong khoảng mục “ tiền và tương đương tiền” trên bảng cân đối kế toán. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, các mối quan hệ kinh tế ấy nẩy sinh các nghiệp vụ về tiền gởi ngân hàng cũng rất phong phú, đa dạng và có những điển tương tự với tiền mặt. Tuy nhiên, sự kiểm soát đối với tiền gởi ngân hàng có phần được thực hiện chặt chẽ hơn bởi ngoài sự kiểm soát nội bộ của đơn vị còn có sự kiểm soát từ phía ngân hang. Các thủ tục, chứng từ liên quan đến nghiệp vụ về tiền gởi ngân hàng được quy định chặt chẽ qua nhiều khâu, nhiều bộ phận của doanh nghiệp và của cả ngân hàng sẽ hạn chế bớt khả năng rủi ro. Tuy vậy, nếu có sự thong đồng giữa đơn vị với ngân hàng hay giữ cấc ngân hàng có liên quan đến đơn vị thì rất khó phát hiện và đó thường là sai phạm có tính chất trọng yếu. Các nghiệp vụ tiền gởi ngân hàng có liên quan đến nhiều chu trình kinh doanh và tài khoản khác nhau, như mua hàng, bán hàng,thanh toán, đầu tư,…kể cả liên quan đến sự biến động của tiền mặt trong nghiệp vụ gửi tiền, rút tiền. Sự thiết kế hệ thống kiểm soát nội bộ đối với tiền gởi ngân hàng cũng tuân thủ các nguyên tắc cơ bản như đã nêu đối với kiểm toán tiền mặt, ngoài ra còn được hỗ trợ bởi quy định về chế độ thanh toán không dung tiền mặt đối với những khoản thanh toán có giá trị lớn. Các thủ tục, thể thức khảo soát về kiểm toán nội bộ đối với tiền gởi ngân hàng về cơ bản tương tự như đối với tiền mặt. Những khảo sát phổ biến thường phải thực hiện gồm: • Khảo sát, xem xét về sự tách biệt hoàn toàn trách nhiệm giữa chức năng ký phát hành séc chi tiền với chức năng thực hiện nghiệp vụ thanh toán xem có được đảm bảo hay không. • Xem xét việc quản lý chi tiêu tiền gửi ngân hàng, việc ký séc, việc sử dụng séc của đơn vị có đảm bảo tuân thủ các quy định về quản lý séc hay không.
- • Khảo sát về sự hoạt động kiểm soát nội bộ của đơn vị đối với tiền gởi ngân hàng, đặc biệt là đối với việc thực hiện chức năng kiểm soát khâu duyệt chi và khâu ký séc của đơn vị. • Khảo sát về hoạt động kiểm soát nội bộ trong khâu tổng hợp kiểm tra, đối chiếu có liên quan đến tiền gửi ngân hàng có đảm bảo đầy đủ , chặt chẽ không. Ví dụ như công việc đối chiếu số liệu với ngân hàng, tổng hợp, cân chỉnh hàng tháng, người thực hiện đối chiếu và sự độc lập của người thực hiện với các ngân hàng có giao dịch. Các khảo sát đối với kiểm soát nội bộ nói trên là cơ sở để kiểm toán viên đánh giá về hiệu lực của kiểm soát nội bộ và mức độ rủi ro kiểm soát liên quan đến tiền gửi ngân hàng, từ đó xác định phạm vi thực hiện các khảo sát cơ bản tiếp theo. 2. Kiểm tra chi tiết về nghiệp vụ và số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng Tương tự như trong kiểm toán tiền mặt, kiểm toán viên cũng có thể thực hiện các phân tích đánh giá tổng quát đối với các thông tin về tiền gửi ngân hàng. Tuy vậy, khảo sát cơ bản đối với tiền gởi ngân hàng chủ yếu thường là các khảo sát chi tiết về nghiệp vụ và về số dư tài khoản trên cơ sở chọn mẫu. Các mục tiêu kiểm toán đặc thù đối với tiền gửi ngân hàng chủ yếu gồm: • Các khoản tiền gửi ngân hàng được hạch toán vào sổ kế toán và trình bày trên báo cáo tài chính đều có căn cứ hợp lý. • Sự tính toán, sự đánh gái các khoản tiền gởi ngân hàng, đặc biệt là ngoại tệ, vàng bạc, đá quý đều đảm bảo đúng đắn, chính xác. • Tính chính xác về kỷ thuật tính toán và hạch toán các khoản tiền gửi ngân hàng vào sổ kế toán và được trình bày trên báo cáo tài chính. • Các nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi ngân hàng đều được phân loại đúng đắn, hạch toán đầy đủ, kịp thời (đúng kỳ). • Sự tính toán tổng hợp, đầy đủ, chính xác và khai báo, trình bày đúng đắn tiền gửi ngân hàng trên báo cáo tài chính.
- Công việc kiểm toán tiền gửi ngân hàng cũng được kết hợp hay tham chiếu với kiểm toán các chu kỳ khác có liên quan (chu kỳ bán hàng và thu tiền, chu kỳ mua hàng và thanh toán…) và với kiểm toán các loại vốn bằng tiền khác. Các thủ tục khảo sát chi tiết thông thường (phổ biến) về nghiệp vụ và số đư tài khoản tiền gửi ngân hàng cũng cơ bản tương tự như kiểm toán tiền mặt. Song dưới đây sẽ đề cập cụ thể về vận dụng một số thủ tục kiểm toán đặc thù, có những điểm riêng đối với tiền gửi ngân hàng. a. Lập bảng kê chi tiết tiền gửi ngân hàng và thực hiện việc kiểm tra đối chiếu với số liệu trong sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp, với số liệu do ngân hàng xác nhận và với các chứng từ khác liên quan. b. Bảng kê chi tiết tiên gửi ngân hàng có thể do đơn vị cung cấp theo yêu cầu của kiểm toán viên hoặc do kiểm toán viên tự lập. Trên bảng kê phải phân biệt chi tiết từng loại tiền gửi tại từng ngân hàng. Gửi thư xin xác nhận của ngân hàng về số dư tài khoản tiên gửi ngân hàng tại thời điểm khóa sổ kế toán lập báo cáo tài chính. Đây là thủ tục không thể thiếu trong thủ tục kiểm toán tiền gửi ngân hàng. Trong thư xin xác nhận bao gồm đề nghị xác nhận về số dư tiền gửi ngân hàng tại thời điểm ngày khóa sổ và các thong tin khác có liên quan như: • Số dư của mọi loại tài khoản đơn vị gửi tại ngân hàng. • Các giới hạn trong việc sử dụng tiền gửi ngân hàng. • Mức lãi suất (của các khoản tiền gửi có lãi). • Các khoản khác như: cần cố, thế chấp, mở thư tín dụng hay các khoản tương tự. • Tiến hành việc đối chiếu số liệu giữa bản kê chi tiết với số liệu do các ngân hàng có giao dịch xác nhận; đối chiếu với số dư từng loại tiền gửi ngân hàng trên sổ chi tiết và số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng trên sổ cái. Ngoài ra còn có thể đối chiếu với các chứng từ, tài liệu khác có lien quan. c. Kiểm tra việc tính toán đánh giá đối với ngoại tệ, vàng bạc, đá quý gửi tại
- ngân hàng (trong quá trình hạch toán các nghiệp vụ gửi vào và rút ra và của số dư tại thời điểm báo cáo). Thể thức các thủ tục khảo sát cơ bản tương tự như đối với ngoại tệ, vàng bạc, đá quý của tiền mặt. d. Kiểm tra việc tính toán khóa sổ kế toán tài khoản tiền gửi ngân hàng (sổ chi tiết và sổ tổng hợp) thông qua việc yêu cầu đơn vị cung cấp sổ phụ hoặc bảng sao kê của ngân hàng đã gửi cho đơn vị ở các khoản thời gian trước và sau ngày khóa sổ kế toán để đối chiếu với số liệu trên sổ kế toán của đơn vị nhằm phát hiện chênh lệch và tìm hiểu nguyên nhân (nếu có) e. Khảo sát nghiệp vụ chuyển khoản Nghiệp vụ chuyển khoản là loại đặc thù riêng của tiền gửi ngân hàng. Trường hợp tiền gửi của đơn vị được chuyển từ ngân hàng này sang ngân hàng khác hay chuyển khoản giữa các tài khoản tiền gửi trong nội bộ công ty, tổng công ty phải thực hiện theo những trình tự thủ tục nhất định. Kiểm toán viên cần chú ý thực hiện khỏa sát loại nghiệp vụ này cả về mặt kiểm soát đối với quá trình thực hiện thủ tục và cả đối với sự chính xác, đúng đắn và kịp thời trong ghi chép tính toán. Thông thường, kiểm toán viên cần yêu cầu đơn vị cung cấp chứng từ, tài liệu và lập bảng liệt kê tất cả các khoản tiền gửi ngân hàng trong nghiệp vụ chuyển khoản được thực hiện trong những ngày trước và sau ngày kháo sổ kế toán để lập báo cáo tài chính; dựa vào số liệu trên bảng kê tiến hành kiểm tra, đối chiếu với việc hạch toán từng nghiệp vụ trên sổ kế toán về tính đúng đắn, chính xác và kịp thời có được đảm bảo hay không. Việc khảo sát này có thể phát hiện sự che dấu của việc biển thủ tiền qua sự ghi chép không đúng đắn và kịp thời vào tài khoản liên quan và ngày ghi sổ kế toán( ví dụ: thực hiện 1 nghiệp vụ chuyển khoản vào cuối kỳ từ một ngân hàng sang một ngân hàng khác nhưng chỉ hạch toán ghi tăng của ở ngân hàng đến mà chưa ghi giảm tương ứng ngay ở ngân hàng Chương trình kiểm toán: CÔNG TY KIỂM TOÁN XYZ CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
- Tên khách hàng: Năm tài chính: Trưởng nhóm kiểm toán: Ngày: Những người trong nhóm kiểm toán: • Người soát xét 1: Ngày: • Người soát xét 2: Ngày: I. Tài liệu yêu cầu khách hàng chuẩn bị: • Cơ sở giải quyết các chênh lệch • Bản xác nhận số dư cảu tài khoản tại các ngân hàng • Sổ phụ ngân hàng • Sổ cái • Sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng • Các loại giấy tờ có liên quan II. Mục tiêu kiểm toán: - Hiện hữu, đầy đủ, chính xác: Số dư vốn bằng tiền phản ánh tất cả các khoản tiền có trong quỹ, tại ngân hàng, đang chuyển là có thực và được ghi chép đúng và đầy đủ - Quyền hạn và nghĩa vụ: Tất cả các khoản hiện có thuộc sở hữu của doanh nghiệp - Đánh giá: số dư vốn bằng tiền pahnr ánh trên bảng cân ddooois kế toán được đánh giá đúng đắn - Trình bày và công bố: số dư vốn bằng tiền phải được trình bày, phân loại và công bố đầy đủ III. Thủ tục kiểm toán: Trình tự kiểm toán Tham Ngoại tệ Người thực
- chiếu Có/ không Đã làm rõ hiện ký A. Thủ tục phân tích 1.Sự biến động tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển qua các năm 2.Tìm hiểu hệ thống thanh toán chủ yếu của doanh nghiệp qua ngân hàng hay tiền mặt 3.Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ về phần vốn bằng tiền của doanh nghiệp xem có đảm bảo các nguyên tắc sau: - Nguyên tắc phân công phân nhiệm - Bất kiêm nhiệm - Phê chuẩn, phân cấp quản lý đối với tiền mặt B. Thủ tục kiểm toán chi tiết I. Kiểm toán tiền gửi ngân hàng 1.Kiểm tra số dư đầu kỳ trên sổ kế toán với báo cáo kiểm toán năm trước xem có trùng khớp hay không 2.Đối chiếu số dư trên sổ chi tiết với sổ phụ ngân hàng lần đến sổ cái và báo cáo tài chính vào ngày kết thúc năm tài chính
- 3. Kiểm tra tính đúng kỳ của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh 4. Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ II. Kiểm toán tiền đang chuyển 1.Đối chiếu với sổ tiền gửi ngân hàng, phiếu chuyển tiền ngân hàng về ngày, số tiền, diễn giải 2.Đối chiếu với sổ phụ ngân hàng cuối năm, phân chia niên độ về ngày, số tiền, diễn giải. ghi chú các khoản tiền gửi được ngân hàng phản ánh sau ngày kết thúc năm tài chính 3.Xem xét các khoản tiền gửi được ngân hàng ghi chép trong khoản thời gian hợp lý(1-2 ngày sau ngày đơn vị khóa sổ) III. Thủ tục bổ sung 1.Xem xét các khoản số dư ngoại tệ đã được đánh giá theo tỉ giá bình quân liên ngân hàng tại ngày kết thúc năm tài chính 2. Xem xét doanh nghiệp có áp dụng thông tư 201 trong việc đánh giá lại ngoại tệ vào cuối kỳ không IV. Kết luận và kiến nghị: 1. Kết luận về mục tiêu kiểm toán: 2. Kiến nghị:
- 3. Các vấn đề cần tiếp tục theo dõi trong những lần kiểm toán tiếp theo: Ngày hoàn thành: Người thực hiện: I. Thủ tục phân tích: Kiểm toán viên so sánh số dư của tài khoản tiền gửi năm nay và năm trước thấy không có sự chênh lệch lớn. Đồng thời, so sánh số phát sinh trong năm của tài khoản tiền gửi cũng không thấy có sự biến động bất thường. Doanh nghiệp không mở thêm tài khoản mới cũng như đóng tài khoản cũ nào. Vì vậy, kiểm toán viên chưa thấy nghi ngờ gì đối với tiền gửi ngân hàng năm nay. II. Thủ tục kiểm toán chi tiết: Doanh nghiệp có tiền gửi tại hai ngân hàng, tương ứng với mỗi ngân hàng doanh nghiệp mở một sổ chi tiết riêng để theo dõi, kiểm toán viên thực hiện các công việc cụ thể để tiến hành kiểm toán theo từng ngân hàng dựa trên số dư và số phát sinh của từng ngân hàng. Mục đích của việc kiểm tra chi tiết là kiểm toán viên kiểm tra tính chính xác của số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng, kiểm tra chênh lệch đối chiếu và kiểm tra tính đúng kì của các khoản tiền trong doanh nghiệp. Kiểm toán viên thực các công việc sau: 1. Kiểm toán viên kiểm tra số dư đầu kỳ trên sổ kế toán với báo cáo kiểm toán năm trước xem có trùng khớp hay không: Kiểm toán viên sẽ tiến hành thu thập Bản đối chiếu số dư tiền gửi ngân hàng do ngân hàng gửi cho doanh nghiệp tại thời điểm 31/12/2009. Ngoài ra trong giai đoạn này kiểm toán viên phải tiến hành gửi thư xác nhận số dư cuối kỳ tài khoản tiền gửi ngân hàng cho tất cả các ngân hàng mà khách hàng liên hệ. Kiểm toán viên gửi thư xác nhận lần một mà không có thư trả lời thì phải tiến hành gửi thư xác nhận lần thứ 2. Thư xác nhận sẽ được lưu trữ trong hồ sơ kiểm toán.
- Công ty ABC mở tài khoản tại 2 ngân hàng: ngân hàng vietcombank và ngân hàng sacombank. Do đó, kiểm toán viên cần thu thập hai bản xác nhận số dư cuối kì và lưu vào hồ sỏ kiểm toán. Thư xác nhận của Ngân hàng Vietcombank
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-Tự do-Hạnh phúc ******** THƯ YÊU CẦU XÁC NHẬN Kính gửi: Ngân hàng Vietcombank Để phục vụ cho mục đích kiểm toán, xin đề nghị Quý ngân hàng vui lòng cung cấp cho kiểm toán của chúng tôi các thông tin về tất cả các khoản tiền gửi, tiền vay, các khoản thế chấp…. của công ty chúng tôi tại thời điểm 31/12/2009 và vui lòng gửi trực tiếp về địa chỉ: Công ty kiểm toán XYZ Đại chỉ: 64 Lê Đình Lý- Đà Nẵng Điện thoại: 05113895619- Fax: 05113895620 Theo số liệu trên sổ sách kế toán của công ty, đến hết ngày 31/12/2009 số dư tiền gửi ngân hàng của công ty như sau: 1. Số dư các khoản tài khoản tiền gửi đến ngày 31/12/2009 Tên tài khoản Số tài khoản Lãi suất Tổng ĐK Dư CK VNĐ Dư CK USD Công ty ABC 008.137.0 138 1.335.133 .412
- Thư xác nhận của Ngân hàng Sacombank CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-Tự do-Hạnh phúc ******** THƯ YÊU CẦU XÁC NHẬN Kính gửi: Ngân hàng Sacombank Để phục vụ cho mục đích kiểm toán, xin đề nghị Quý ngân hàng vui lòng cung cấp cho kiểm toán của chúng tôi các thông tin về tất cả các khoản tiền gửi, tiền vay, các khoản thế chấp…. của công ty chúng tôi tại thời điểm 31/12/2009 và vui lòng gửi trực tiếp về địa chỉ: Công ty kiểm toán XYZ Đại chỉ: 64 Lê Đình Lý- Đà Nẵng Điện thoại: 05113895619- Fax: 05113895620 1. Số dư các khoản tài khoản tiền gửi đến ngày 31/12/2009
- Tên tài khoản Số tài khoản Lãi suất Dư ĐK VNĐ Dư CK VNĐ Dư CK USD Công ty ABC 005.123. 589 1.335.13 3.412 1.565.48 7.000 1.331.15 7.996 2. Số dư các tài khoản vay đến ngày 31/12/2009
- Tên tài khoản Số tài khoản Số dư Lãi suất Ngày đáo hạn Không Không Không Không Không 1. Các khoản thế chấp, cầm cố, bão lãnh: Không Ngày..10..tháng ..01..năm 2010 Ký tên và đóng dấu
- BẢNG KÊ NGÂN HÀNG Từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/12/2009 Vietcombank
- Ngày phát Số bút Mã GD TK đối Số tiền toán ứng Sinh Nợ Có Số dư đâu kỳ ̀ 1.335.133.412 15/01/2009 111 300.4780.000 12/02/2009 222 1.374.710.000 17/03/2009 334 1.400.000 21/05/2009 131 145.464.000 30/05/2009 331 155.446.654 ………… …… …….. ….. ……… …………. 11/08/2009 26.334.000 10/10/2009 1.502.410.345 15/11/2009 265.678.155 18/11/2009 1.038.986.460 28/12/2009 111 300.000.000 Số dư cuôi kỳ ́ 2.870.000.000 BẢNG KÊ NGÂN HÀNG Từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/12/2009 Sacombank
- Ngày phát Số bút Mã GD TK đối Số tiền toán ứng Sinh Nợ Có Số dư đâu kỳ ̀ 1.835.133.412 03/01/2009 111 50.000.000 12/02/2009 17/02/2009 06/04/2009 15/07/2009 ………… …… …….. ….. ……… …………. 10/10/2009 334 356.128.000 11/11/2009 15/12/2009 131 453.000.000 25/12/1009 131 389.543.000 Số dư cuôi kỳ ́ 2.543.289.004 Giấy làm việc của kiểm toán viên: Công ty kiểm toán XYZ Tên Ngày
- Khách hàng: công ty ABC Người T.H: Thiện 20/10/2009 Niên đô: 2009 Người K.T: Vi 10/03/2009 Nội dung kiểm tra SDCK TGNH VNĐ USD TỔNG SỐ DƯ ĐẦU KỲ 2.890.356.234 1.345.908.000 4.236.264.234 Kết luận: Số dư đâu kỳ của tài khoản tiền gửi ngân hàng phản ánh trung thực ̀ 2. Kiểm toán viên đối chiếu số dư trên sổ chi tiết với sổ phụ ngân hàng lần đến sổ cái và báo cáo tài chính vào ngày kết thúc năm tài chính: Các TK tiền gửi tại các ngân hàng gồm: - TK 1121: TK tiền gửi ngân hàng bằng tiền mặt
- - TK 1122: TK tiền gửi ngân hàng bằng USD. Tại công ty, vào thời điểm 31/12 số dư của tất cả TK tiền gửi ngân hàng đều được các ngân hàng gửi văn bản đến xác nhận số dư, đây là căn cứ để kiểm toán viên có thể đối chiếu kiểm tra số liệu trên sổ sách kế toán tại công ty có được khớp đúng với với số dư tiền gửi hiện có tại ngân hàng, nhằm đạt được mục tiêu cơ bản của kiểm toán vốn bằng tiền là đảm bảo sự có thực của số tiền trình bày trên bảng cân đối kế toán. Sau đó tiến hành kiểm tra, xem xét, đối chiếu số liệu trên các bảng xác nhận số dư tiền gửi ngân hàng từ các ngân hàng có quan hệ tiền gửi với công ty gửi đến, với các chứng từ, sổ sách liên quan tại công ty CÔNG TY ABC SỔ CHI TIẾT Tài khoản 1121_ Vietcombank Từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/12/2009 Chứng từ Diễn giải TK đối Số tiền ứng Ngày Số Nợ Có Tồn đầu 1.335.133.412 15/01/2009 15-01 Thu nợ khách hàng 1111 300.4780.000 10/09/2009 10-10 Trả tiền mua vật tư 331 65.545.465 21/11/2009 21-11 Thanh toán lãi vay 338 47.867.000 ………….. …….. ……………… ……… …………….. ……………. 28/12/2009 28-12 Gửi tiền vào ngân 1111 300.000.000 hàng Số dư cuối kỳ 2.570.065.947
- CÔNG TY ABC SỔ CHI TIẾT Tài khoản 1121_ Saccombank Từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/12/2009 Chứng từ Diễn giải TK đối Số tiền ứng Ngày Số Nợ Có Tồn đầu 1.835.133.412 03/01/2009 03-01 Rút tiền gửi 1111 50.000.000 nhập quỹ 10/10/2009 10-10 Trả tiền lương 334 356.128.000 cho nhân viên ……………. …… ………………… ……. …………… ……………. 15/12/2009 15-12 Kháh hàng trả nợ 131 453.000.000 Số dư cuối kỳ 2.543.289.004
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Các rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ
13 p | 1133 | 381
-
CHƯƠNG 6 SẢN PHẨM VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CỦA NGÂN HÀNG
10 p | 724 | 374
-
Bài giảng Kế toán tài chính - Chương 1: Kế toán tiền và các khoản phải thu
45 p | 307 | 55
-
BÀI TẬP NHÓM MÔN THANH TOÁN QUỐC TẾ - ĐỀ TÀI: INCOTERMS
37 p | 367 | 52
-
Học về Thanh toán quốc tế
17 p | 137 | 22
-
lãi suất chiết khấu, lệ phí, hoa hồng
6 p | 235 | 14
-
Tổng quan về phương thức tín dụng chứng từ - Nguyễn Thị Lan Phương
10 p | 120 | 13
-
Chương 5: Những phương tiện thanh toán quốc tế
67 p | 128 | 12
-
Bài tập Nguyên lý kế toán: Phần 1 - PGS. TS Võ Văn Nhị
136 p | 66 | 11
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn