YOMEDIA
ADSENSE
Kính gởi mấy anh chị đã là nghệ sĩ
70
lượt xem 4
download
lượt xem 4
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Em đang là sinh viên năm thứ hai trường đại học Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh. Ở trường, em học thường thường, nhưng em tin là mình có tiềm năng. Bạn bè, mấy anh chị lớn vẫn hay nói, “học thầy không tày học bạn”, nhất là phải học những họa sĩ đang thành công chung quanh mình… Em cũng nghĩ như vậy nên cứ nhìn quanh.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kính gởi mấy anh chị đã là nghệ sĩ
- Kính gởi mấy anh chị đã là nghệ sĩ . Em đang là sinh viên năm thứ hai trường đại học Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh. Ở trường, em học thường thường, nhưng em tin là mình có tiềm năng. Bạn bè, mấy anh chị lớn vẫn hay nói, “học thầy không tày học bạn”, nhất là phải học những họa sĩ đang thành công chung quanh mình… Em cũng nghĩ như vậy nên cứ nhìn quanh.
- Bấy lâu nay, em nghe nói nhiều về họa sĩ Lê Kinh Tài. Có người nói họa sĩ Lê Kinh Tài là người thành công nhất ở TP. Hồ Chí Minh hiện nay. Em không biết người ta nói vậy là như thế nào?; Không biết có phải vì tranh hay thật, hay chỉ vì do triển lãm nhiều, chịu khó đi trại sáng tác trong, ngoài nước, bán được nhiều tranh, tranh giá cao và hay được báo chí nhắc tới mà người ta nói vậy? Mấy câu hỏi này ám em đến bây giờ. Em không biết, nên hiểu thế nào là một họa sĩ thành công. Nói thật là em đã xem mấy cái triển lãm của họa sĩ này trước đây, có cái em thích có cái không, có cái thấy đẹp có cái thấy hơi dễ dãi… Tự trong thâm tâm em không phục lắm, xem tranh em không học hỏi được gì nhiều, nhưng nghe người ta cứ nói như vậy nên rất hoang mang. Bạn bè em nhiều người cũng có tâm trạng hoang mang tương tự. Tụi em đều là những đứa thấp cổ bé họng, ước mơ thì nhiều nhưng vừa nghèo tri thức vừa thiếu kinh nghiệm, chỉ mong được học hỏi. Triển lãm Tò he của họa sĩ Lê Kinh Tài lần này ở tận Hà Nội, không được xem nên em chỉ hóng hớt thông tin trên báo chí, nhiều nhất là trên Soi. Có nhiều điều khiến em hoang mang quá. Em viết thư này là để bày tỏ sự hoang mang ngày càng hoang mang thêm của em, và của các bạn.
- . Dưới đây, em xin nêu ra mấy điều: Một, Trước triển lãm, nhiều báo trong nước đã đưa tin, và báo mạng đăng lại cũng nhiều. Có báo đưa ra cái tít rất lạ: Họa sĩ “4,9 tỉ đồng” mang… tò he vào triển lãm!. Có thể đây là cách thức PR nhằm thu hút sự chú ý của số đông và lôi kéo nhiều người đến với triển lãm, nhưng đứng ở góc độ người làm nghệ thuật thì em thấy kỳ cục quá. Một là, liệu giá tranh có quan hệ gì với giá trị nghệ thuật hay không? Việc nhấn mạnh vào giá tranh như vậy, có thể gây cho người đọc, nhất là những người ít am hiểu về nghệ thuật nhầm lẫn đánh đồng giá trị thương mại với giá trị nghệ thuật của tranh hay không? Dễ lắm! Mà em
- được biết, qua những câu chuyện trong lịch sử và qua nhận định của các nhà phê bình, tranh giá cao chưa chắc đã là tranh có giá trị nghệ thuật. Có nhiều lý do khiến tranh có giá. Cũng giống như phở. “Phở 24” hiện đang thành công trên thị trường, nhưng với người sành ăn, phở ở “Phở 24” chỉ “giống phở thôi!”. Thành công là nhờ vào cách làm thương hiệu! Hai là, nói “Họa sĩ 4,9 tỉ đồng” thành một cục thì có vẻ to, nhưng ngồi tính nhẩm một lát, em thấy giá 4.9 tỉ cho 37 tranh thì cũng chẳng cao, tính đổ đồng ra tiền Mỹ thì cũng chỉ ở khoảng từ sáu đến bảy nghìn đô một bức, nếu so với tranh thêu của XQ, nghe nói có bức đến cả trăm nghìn đô-la, thì rẻ hơn rất nhiều. Tính ra, em thấy nhấn mạnh như vậy thì tội nghiệp cho họa sĩ quá… Nhưng chung quy, theo em thấy, nói như vậy thì tội cho người xem nhiều hơn: Lầm! lầm!
- . Hai, Nhưng em hoang mang nhiều hơn với bài viết Tò he ra Hà Nội của nhà phê bình nghệ thuật-giám tuyển độc lập Như Huy đăng trên Soi. Có mấy điều khiến em và các bạn hoang mang: Một là, đối với tụi sinh viên bọn em, anh Như Huy là người “đã là nghệ sĩ” và đã thành “nhà”, anh nói gì thì chắc cũng đúng và có trách nhiệm. Nhưng đọc bài này, em lùng bùng cả đầu óc và nghi ngờ chính mình. Lùng bùng vì chữ nghĩa khó quá. Tuy đọc đi đọc lại nhiều lần, em phát hiện ra đây chỉ là do “phong cách cố tình làm khó” thôi, nhưng phải nói là mệt mỏi. Em không biết đây có phải cũng là một cách thức PR của những người viết lách hay không? Và, nghi ngờ chính mình, vì những điều anh Như Huy viết về nghệ thuật của họa sĩ Lê Kinh Tài, khác quá xa so với những gì mà tụi em từng nghĩ và vài nhà phê bình khác đã từng viết. Xem tranh họa sĩ Lê Kinh Tài, bao giờ em cũng liên tưởng đến Jean-Michel Basquiat và Willem De Kooning. Em có cảm tưởng tranh của họa sĩ Lê Kinh Tài lắp ghép từ hai ông này mà ra, và đó là loại tranh dùng để nói lên một điều gì đó quằn quại trong gan ruột họa sĩ. Em đã từng nghe một người xem tranh nước ngoài nói rằng với hình ảnh đầu người mình thú trợn mắt nhe răng và bút pháp mạnh mẽ trông rất thân phận…! Làm sao tranh Lê Kinh Tài lại có thể “muốn qua đó đưa ra một ẩn dụ cho công việc hoạ sĩ của mình – một ẩn dụ mà qua
- đó, các tác phẩm nghệ thuật và người nghệ sĩ được tham chiếu tới công việc và sản phẩm của một nghệ nhân dân gian, tức người không hề đứng biệt lập trước cuộc đời, mà trái lại, đi vào cuộc đời, và bằng tài năng cùng sự sáng tạo của mình, đem lại niềm vui, trí tưởng tượng và niềm say mê cho chính cuộc đời.”?; Làm sao lại có thể “và sau nữa, quan trọng hơn cả, là chính các niềm hân hoan mà những tác phẩm ấy đem lại cho họ.”? Em tưởng, tranh Lê Kinh Tài phải là thứ mang lại ưu tư bằng “sự cười cợt của niềm đau nhói” chứ?… Anh Như Huy thì chắc phải hơn hẳn bọn em một cái đầu, vậy chắc anh Như Huy phải đúng rồi. Vậy, có phải lâu nay, tụi em và nhiều người khác cảm nhận sai về tranh họa sĩ Lê Kinh Tài? Chẳng lẽ té ra họa sĩ Lê Kinh Tài chẳng “đương đại” tí nào mà rất “truyền thống”, chẳng “day dứt” chút nào mà chỉ “vui mắt”, chẳng tìm tòi sáng tạo chút nào mà chỉ theo đường của các nghệ nhân tò he tô tô quẹt quẹt, và xa hơn, về vẽ như trẻ con? Lạ thật!… Hai là, khi tụi em thảo luận với nhau quanh những câu hỏi này, có người nói: “Coi chừng, nói vậy chứ chẳng phải vậy đâu. Nhiều khi đó là chiến thuật của giám tuyển độc lập Như Huy nhằm qua mặt quan chức cấp giấy phép triển lãm đó. Chứ nói tranh Lê Kinh Tài bức xúc chuyện này chuyện kia, có khi chẳng bày tranh được…” Nghe cũng có lý! Nhưng nếu đúng vậy thì quá kỳ cục. Chẳng phải làm vậy, triển lãm thì được, nhưng ý nghĩa thì chẳng còn gì nữa sao?! Vậy thì triển lãm để làm gì?.
- . Ba, Hôm qua, đọc được bài Nhăn nhở trong một thế giới điên của anh/chị/chú/bác Mai Chi, cũng đăng trên Soi, tụi em phải nói là thấy hả dạ. Tác giả Mai Chi tỏ ra biết nhìn vào tranh mà nói chứ không phải chỉ dựa vào tên triển lãm rồi tán. Tụi em thấy hả dạ, vì những điều tác giả Mai Chi thấy, cũng gần gần với những điều tụi em thấy. Em khoái nhất câu: “So sánh sáng tác của anh với đồ chơi truyền thống thì cũng giống như so một cuộc đấm bốc tóe máu với mấy cách hích đẩy nhau của học sinh ở sân trường” trong bài viết. Cách so sánh thật dí dỏm và đắc địa!
- Tuy vậy, đến tối, khi nghe một bậc đàn anh am hiểu nghệ thuật và triết học, sau khi đọc bài viết của tác giả Mai Chi đã nói: “Phải coi chừng, cách diễn giải theo kiểu “khái niệm hóa” và “tự sự hóa” như vậy chỉ là những ảo tưởng của trí thức mà thôi. Cách diễn giải này có thể giúp hiểu nội dung bức tranh nhưng không chắc giúp phân biệt một tác phẩm hội họa với một bức tranh minh họa… Lưu ý, mấy ông cha trong nhà thờ thường nói rất hay về bức “Bữa tiệc ly” của Leonardo da Vinci theo cái cách như vậy, nhưng khi đưa tác phẩm minh họa thì họ cứ đưa ra những phiên bản hiện đại in lòe loẹt của bức tranh này mà chẳng bâng khuâng gì cả, còn giáo dân thì vẫn cứ lim dim khâm phục! ” tụi em đã phải giật mình nghĩ lại. Hình như đúng như vậy thật! Tối về, em đọc đi đọc lại bài của tác giả Mai Chi nhiều lần. Em có cảm tưởng, tác giả Mai Chi cũng biết rõ điều đó. Sự quá tế nhị trong cách viết đã làm cho người đọc thoáng qua một vài lần khó nhận ra thâm ý của tác giả. Cái đoạn này đáng để suy ngẫm: “Tuy nhiên, khi tôi quay lại xem tranh lần thứ hai, ấn tượng ban đầu được gây ra bởi những kích thước lớn và của độ nặng vật lý của lớp sơn dầy bắt đầu giảm đi. Những tác phẩm vẫn giữ được sự chú ý lại là những tác phẩm nhỏ hơn, đơn giản hơn, bởi chúng có thêm được sự tinh tế trộn với cái bạo lực vốn sẵn có. “Bản chất bên trong” là tác phẩm ưa thích nhất của tôi: một cái đầu ốm yếu, một khuôn mặt thất thần, lẫn lộn, bối rối, hàm răng nhe ra, vì đau đớn, vì mệt mỏi quá sức?”.
- . Hình như ở đoạn đầu, tác giả muốn phản bác cách dẫn dắt của nhà phê bình nghệ thuật-giám tuyển độc lập Như Huy, tác giả cho rằng trong tranh họa sĩ Lê Kinh Tài có những nội dung biểu hiện rõ rệt chứ không chỉ là làm cho “vui mắt”…, nhưng đến đoạn này, thì hình như tác giả lại phê phán hình thức biểu hiện hơi có phần dễ dãi, hời hợt của họa sĩ Lê Kinh Tài. Có thể diễn nôm lại đoạn văn này: những bức tranh lớn thì tạo ấn tượng áp đảo về mặt thị giác, nhưng chỉ có bức tranh nhỏ lạc lỏng kia thì mới thực sự có tâm hồn!… Không biết em hiểu như vậy có đúng không? Trong cách hiểu của mình, em khâm phục tác giả Mai Chi quá. Rất tinh tế mà cũng rất tế nhị…
- Nhưng, càng khâm phục tác giả Mai Chi bao nhiêu thì em lại trở lại hoang mang về sự thành công của họa sĩ Lê Kinh Tài bấy nhiêu. Vậy, phải chăng để thành công (như đã có) họa sĩ chỉ cần biết cách tạo ra những bức tranh to, bạo động có khả năng tạo ấn tượng áp đảo về mặt thị giác chứ không cần biểu hiện một thứ chiều sâu tâm hồn nào? Em, tụi em là những đứa đang mơ thành nghệ sĩ, và mơ được là một nghệ sĩ thành công. Nhưng thế nào là một nghệ sĩ, thế nào là một nghệ sĩ thành công thật khó hiểu quá. Có vài họa sĩ, em tin là họ rất nghệ sĩ và tài năng, nhưng họ nghèo quá, có khi còn bị người khác coi thường. Còn, có vài họa sĩ đang rất thành công, thì em thấy, họ có vẻ giống “Phở 24” quá! Biết làm sao bây giờ? Tụi em phải lựa chọn con đường nào? Mấy anh chị đã là nghệ sĩ ơi, hãy cho tụi em một lời khuyên chân thành!
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn