Kinh nghiệm kiểm toán nội bộ tại đơn vị sự nghiệp công lập và cơ quan Nhà nước ở một số quốc gia
lượt xem 1
download
Bài viết này muốn giới thiệu về kinh nghiệm tổ chức kiểm toán nội bộ trong các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp ở một số quốc gia trên thế giới. Trên cơ sở đó, có những đề xuất để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về KTNB, đặc biệt là cho các đơn vị sự nghiệp công lập tại Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kinh nghiệm kiểm toán nội bộ tại đơn vị sự nghiệp công lập và cơ quan Nhà nước ở một số quốc gia
- Kinh nghiệm kiểm toán nội bộ tại đơn vị sự nghiệp công lập và cơ quan Nhà nước ở một số quốc gia Internal audit experience at public service units and state agencies in some countries Lê Thị Tuyết Nhung* *Phó Cục Trưởng Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán – Bộ Tài chính Hà Thị Phương Thanh** **Phó Trưởng phòng Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán – Bộ Tài chính Tóm tắt Kiểm toán nội bộ (KTNB) đã hình thành tại Việt Nam từ những năm 1997, trong quá trình cải cách hệ thống kế toán Việt Nam. Thực tế, triển khai thực hiện một số đơn vị đã tổ chức hoạt động KTNB một cách có hiệu quả, giúp ngăn ngừa giảm thiểu rủi ro, bảo vệ tài sản, nâng cao hiệu quả hoạt động góp phần quan trọng vào sự phát triển của các đơn vị, cũng như trong đổi mới nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, tại một số đơn vị vẫn còn nhiều hạn chế và vướng mắc, như: tổ chức bộ máy KTNB không đảm bảo tính độc lập; quá trình thực hiện chưa tuân thủ theo phương pháp; cũng như quy trình kiểm toán tại các đơn vị vẫn tồn tại rất nhiều các lỗ hổng trong hoạt động kiểm soát; nhiều tiêu cực và sai phạm trong quản lý dẫn đến thất thoát tài sản của quốc gia, của đơn vị đặc biệt tại các đơn vị sự nghiệp công lập tại Việt Nam. Do vậy, cần thiết phải nghiên cứu các thông lệ tốt trên thế giới, đặc biệt là tại các quốc gia tương đồng với Việt Nam đã thực hiện tốt hoạt động KTNB. Trên cơ sở đó, có những đề xuất để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về KTNB, đặc biệt là cho các đơn vị sự nghiệp công lập tại Việt Nam. Từ khóa: kiểm toán nội bộ, đơn vị sự nghiệp công lập, kinh nghiệm kiểm toán nội bộ Việt Nam. Abstract Internal audit has been established in Vietnam since 1997 during the reform of the Vietnamese accounting system. In fact, with implementation, some units have organized internal audit activities effectively, helping to prevent and minimize risks, protect assets, and improve operational efficiency, making an important contribution. in the development of units as well as in economic innovation in the context of international economic integration. However, in some units there are still many limitations and problems such as: the organization of the internal audit apparatus does not ensure 1
- independence, the implementation process does not comply with audit methods and procedures, At the units, there still exist many loopholes in control activities, many negative and violations in management leading to the loss of national and unit assets, especially in public service units. in Viet Nam. Therefore, it is necessary to research good practices in the world, especially in countries similar to Vietnam that have well implemented internal audit activities, on that basis, to have proposals to improve the legal framework on Special internal audit for public service units in Vietnam. Keywords: internal audit, public service units, Viet Nam, internal audit experience. JEL Classifications: M42, M48, M49. DOI: https://doi.org/10.59006/vnfa-jaa.01202406 KTNB là chức năng đảm bảo độc lập và khách quan, đồng thời đóng góp vai trò là bộ phận tư vấn, góp phần nâng cao giá trị và hoàn thiện các hoạt động của tổ chức. KTNB cũng góp phần hoàn thành mục tiêu của tổ chức, bằng cách áp dụng phương pháp tiếp cận có hệ thống và chặt chẽ nhằm đánh giá và hoàn thiện hiệu quả của các quy trình quản trị rủi ro, các thủ tục kiểm soát và quản trị. KTNB đã hình thành tại Việt Nam từ những năm 1997, trong quá trình cải cách hệ thống kế toán Việt Nam. Với vai trò là công cụ kiểm soát thiết yếu nhằm kiểm tra, đánh giá, giám sát tính đầy đủ, thích hợp và tính hữu hiệu của hệ thống KSNB, góp phần phát hiện những sơ hở, yếu kém, gian lận trong quản lý, bảo vệ tài sản của đơn vị, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm cải tiến, hoàn thiện hệ thống quản lý, điều hành hoạt động của đơn vị, KTNB là một bộ phận cấu thành của hệ công cụ quản lý kinh tế không thể tách rời trong hoạt động của các đơn vị. Thực tế, hơn 25 năm triển khai thực hiện, một số đơn vị đã tổ chức hoạt động KTNB một cách có hiệu quả, giúp ngăn ngừa giảm thiểu rủi ro và bảo vệ tài sản, nâng cao hiệu quả hoạt động góp phần quan trọng vào sự phát triển của các đơn vị cũng như trong đổi mới nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, thực tế triển khai hoạt động KTNB vẫn còn nhiều hạn chế, vướng mắc từ quan điểm, nhìn nhận về KTNB chưa đúng mực, tổ chức bộ máy KTNB không đảm bảo tính độc lập, quá trình thực hiện chưa tuân thủ theo phương pháp, cũng như quy trình kiểm toán,… Với những tồn tại đó, tại các đơn vị vẫn còn rất nhiều các lỗ hổng trong hoạt động kiểm soát và nhiều tiêu cực, sai phạm trong quản lý dẫn đến thất thoát tài sản của quốc gia, của đơn vị đặc biệt tại các đơn vị sự nghiệp công lập tại Việt Nam. Trước những thực trạng đó, cần thiết phải nghiên cứu các thông lệ tốt trên thế giới đặc biệt là tại các quốc gia tương đồng với Việt Nam đã thực hiện tốt hoạt động KTNB. Trên cơ sở đó, có những đề xuất để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về KTNB đặc biệt cho các đơn vị sự nghiệp công lập tại Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tại 2
- các đơn vị sự nghiệp công lập, cũng như góp phần đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng tài sản của nhà nước. Bài viết này muốn giới thiệu về kinh nghiệm tổ chức KTNB trong các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp ở một số quốc gia trên thế giới. 1. Kinh nghiệm tổ chức KTNB trong các cơ quan nhà nước của Hàn Quốc 1.1. Về cơ sở pháp lý của KTNB Ở Hàn Quốc, cơ quan Nhà nước gồm có 03 cấp: ở trung ương, cấp tỉnh và địa phương. Ở các cơ quan trung ương gồm có các bộ, ngành, đơn vị trực thuộc. Theo quy định của Hàn Quốc, tất cả các đối tượng này đều thuộc đối tượng kiểm toán của KTNN. Tuy nhiên, KTNN thì chỉ có giới hạn số lượng kiểm toán viên. Do vậy, KTNB ra đời để chia sẻ khối lượng công việc kiểm toán cho KTNN là hết sức cần thiết. Đến thời điểm hiện nay, hầu hết các bộ, ngành đều thành lập KTNB. Văn bản pháp lý cao nhất quy định việc hình thành, tổ chức và hoạt động của KTNB trong các cơ quan Nhà nước là Luật Kiểm toán công được ban hành tháng 03/2010, có hiệu lực từ tháng 7/2010. Luật này quy định tất cả các bộ, ngành và các cơ quan nhà nước ở Trung ương và chính quyền địa phương phải thành lập KTNB. Cho đến nay, hầu hết các bộ, ngành đều thành lập KTNB với trên 1000 kiểm toán viên nội bộ. Bên cạnh Luật Kiểm toán công, KTNB trong các tổ chức công còn chịu sự điều chỉnh của Luật tổ chức và hoạt động các tổ chức công, các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Kiểm toán công và hệ thống chuẩn mực KTNB trong các cơ quan nhà nước. 1.2. Về tổ chức bộ máy, nhân sự của KTNB Về tổ chức bộ máy KTNB KTNB là đơn vị trực thuộc bộ, ngành, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của người đứng đầu cao nhất là Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng thường trực. Ở Hàn Quốc, việc tổ chức bộ máy KTNB trong các bộ, ngành theo hai mô hình: mô hình tập trung và mô hình phân tán. Hầu hết các bộ, ngành thành lập KTNB ở cấp bộ và thực hiện kiểm toán hoạt động của bộ, cũng như các đơn vị trực thuộc bộ. Một số ít bộ, ngành thành lập KTNB ở các đơn vị trực thuộc là những đơn vị có quy mô lớn và tính chất hoạt động phức tạp. Về nhân sự của KTNB - Trưởng KTNB: người đứng đầu KTNB là Trưởng KTNB, các Trưởng KTNB của một số bộ, ngành là lãnh đạo cấp cao trong tổ chức, các bộ, ngành còn lại Trưởng KTNB ở cấp quản lý bậc trung. Để nâng cao tính độc lập và chuyên nghiệp của KTNB, Luật Kiểm toán công yêu cầu các bộ, ngành phải tuyển dụng, bổ nhiệm Trưởng KTNB thông qua cơ chế cạnh tranh rộng rãi. Các trưởng KTNB phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn sau: + Tốt nghiệp đại học các ngành kế toán, kiểm toán hoặc các ngành có liên quan đến hoạt động kiểm toán; 3
- + Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm cán bộ công chức, viên chức ở các cơ quan nhà nước thuộc một trong các lĩnh vực: kiểm toán, kế toán, thanh tra, tòa án, thẩm định,… hoặc có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm trưởng các phòng, ban thuộc đơn vị ngoài công lập ở các lĩnh vực liên quan đến kiểm toán; + Có phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp phù hợp với lĩnh vực kiểm toán. Đến nay, hầu hết các bộ, ngành đều thực hiện tuyển Trưởng KTNB bằng hình thức thi tuyển rộng rãi. Ngoài ra, còn thực hiện việc luân chuyển từ các đơn vị khác như từ KTNN. - Tiêu chuẩn của kiểm toán viên nội bộ (KTVNB): + Có ít nhất hai năm kinh nghiệm làm việc tại các cơ quan nhà nước là các bộ, ngành; + Tốt nghiệp đại học các ngành kế toán, kiểm toán hoặc các ngành có liên quan đến hoạt động kiểm toán; hoặc có chứng chỉ nghề nghiệp về lĩnh vực kiểm toán. + Có phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp phù hợp với lĩnh vực kiểm toán. Thực tế hiện nay, ở Hàn Quốc đang thiếu rất nhiều KTVNB có kỹ năng nghề nghiệp, rất ít KTVNB trong các cơ quan nhà nước có chứng chỉ kiểm toán viên (CPA) hoặc chứng chỉ kiểm toán viên nội bộ (CIA), vì hầu hết các KTV này được tuyển dụng từ các công chức. 1.3. Về hoạt động của KTNB - Các loại hình kiểm toán: KTNB trong các cơ quan nhà nước là các bộ, ngành có thể thực hiện một hoặc kết hợp một trong các loại hình kiểm toán sau: kiểm toán toàn diện, kiểm toán chuyên đề, kiểm toán tài chính, kiểm toán hoạt động, kiểm toán điều tra,… Trên thực tế, các KTNB chủ yếu là hậu kiểm và tập trung vào kiểm toán tính tuân thủ pháp luật và kiểm toán điều tra, ít khi thực hiện kiểm toán hoạt động một cách đầy đủ. - Quy trình và chuẩn mực kiểm toán: Quy trình kiểm toán của các KTNB ở các bộ, ngành gồm 4 bước theo thông lệ chung: lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán, báo cáo kiểm toán và kiểm tra thực hiện kết luận và kiến nghị kiểm toán. Hoạt động kiểm toán của KTNB phải tuân thủ một số chuẩn mực kiểm toán khác nhau do một số cơ quan khác nhau ban hành, như: Luật Kiểm toán công quy định, KTNN Hàn Quốc ban hành chuẩn mực KTNB và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cho KTVNB ở các cơ quan Nhà nước. Mặt khác, Chính phủ cũng có thể ban hành quy định riêng về KTNB cho các cơ quan nhà nước cấp trung ương và một số bộ, ngành cũng ban hành riêng quy định về KTNB. Việc ban hành các chuẩn mực KTNB cho các bộ, ngành cũng tham khảo các chuẩn mực kiểm toán quốc tế nhưng không hoàn toàn tuân thủ các chuẩn mực quốc tế. 4
- 2. Kinh nghiệm tổ chức KTNB ở các quốc gia Đông Nam Á Hoạt động kiểm toán nói chung và KTNB nói riêng xuất hiện khá muộn ở Châu Á và các nước Đông Nam Á, mặc dù xuất hiện muộn nhưng hoạt động KTNB phát triển khá nhanh. Các mô hình tổ chức KTNB ở các nước Đông Nam Á chịu ảnh hưởng nhiều theo mô hình của Mỹ. Ví dụ ở Singapore, ở Malaysia, ở Thái Lan bộ phận KTNB được xây dựng trong các công ty lớn, với đặc thù tương tự như tổ chức loại kiểm toán này ở Mỹ cả về mô hình tổ chức và tổ chức thực hiện kiểm toán. Tuy nhiên, một số quốc gia khác lại triển khai theo hướng khác, đó là phát triển một hệ thống KSNB trong đó KTNB là một bộ phận. Trong mô hình này, Nhà nước quy định cụ thể đối với các công ty phải tổ chức và thực hiện KTNB. Trong khu vực Đông Nam Á, hoạt động KTNB xuất hiện từ sớm, mà tiền thân của nó là các hoạt động kiểm tra, thanh tra nội bộ, hay kiểm tra nội bộ đối với công tác kế toán,… Tuy nhiên, sau khủng hoảng tài chính, tiền tệ xảy ra đã ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế và cũng như là các DN ở các nước này, Chính phủ các nước mới phải xem xét và đánh giá lại hệ thống quản lý, kiểm tra và giám sát. Chính vì vậy, ở các nước này hệ thống KTNB phát triển khá muộn nhưng lại có bước phát triển khá nhanh. Điển hình là ở Thái Lan, Singapore, Malaysia. Tại Malaysia, KTNB phát triển khá nhanh và mang màu sắc của hoạt động “chuyên nghiệp” với những đặc trưng riêng như: KTNB được tổ chức trong hầu hết các DN có quy mô lớn; trong các DNNN hay những tập đoàn trong các lĩnh vực then chốt, trưởng KTNB là nhân viên thuộc cơ quan KTNN; hoạt động KTNB thực hiện trên cơ sở hệ thống chuẩn mực cho KTNB; Malaysia đã thành lập Hiệp hội KTVNB – là thành viên của IIA toàn cầu,… Một số quy định về KTNB ở 10 quốc gia Đông Nam Á (gồm: Úc, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan), cụ thể như sau: 2.1. Chức năng chủ yếu của KTNB - Trung Quốc: KTNB tập trung hơn vào kiểm toán hoạt động nhưng không ngoại trừ việc đảm bảo tài chính. - Đài Loan: KTNB cần cải thiện hệ thống KSNB, hiệu quả hoạt động và năng suất lao động. - Hồng Kông: KTNB phải được nhà quản lý sử dụng như tuyến phòng thủ thứ ba cho điều tra đặc biệt, bằng cách quản lý và bảo đảm về những vấn đề cụ thể theo yêu cầu của nhà quản lý. - Indonesia: KTNB cần được "phòng bệnh" không "chữa bệnh", nó sẽ hoạt động như tư vấn hơn là chỉ kiểm toán. 5
- - Ấn Độ: KTNB để đảm bảo về tính toàn vẹn của thông tin tài chính và KSNB, quản lý rủi ro và tuân thủ pháp luật. Cũng nên báo cáo quan ngại về các hành vi gian lận hoặc hoài nghi/nghi ngờ trái đạo đức. - Malaysia: hội đồng nên chính thức hóa vai trò của KTNB. Cần đánh giá đầy đủ, hiệu quả hệ thống KSNB và khuyến nghị cải tiến. - Philippines: quản lý nên xem xét kiểm toán viên như là các đối tác và/hoặc các cố vấn. KTNB nên tham gia vào ủy ban kiểm toán và các bộ phận chiến lược với vai trò như là quan sát viên. - Singapore: KTNB đánh giá chi tiết các quy trình, điều hành và hệ thống của đơn vị để xác định các thiếu hụt hoặc cải tiến, để các biện pháp khắc phục và cải tiến có thể được đưa ra giúp bảo vệ các đơn vị chống lại các rủi ro có thể xảy ra, tác động bất lợi có thể ảnh hưởng rõ rệt đến tài sản và hoạt động của tổ chức. - Thái Lan: KTNB nên đánh giá quá trình quản trị. 2.2. Về vai trò của KTNB trong việc phòng chống và phát hiện các gian lận của báo cáo tài chính - Úc: không có quy định cụ thể vì không bắt buộc phải KTNB. - Trung Quốc: KTNB là một phần quan trọng của hệ thống giám sát nội bộ và nên tập trung vào các lĩnh vực dễ phát hiện gian lận. - Đài Loan: KTNB cần trợ giúp trong việc phát hiện và ngăn ngừa gian lận báo cáo tài chính, vì đã không phát hành bất kỳ hướng dẫn đối với báo cáo tài chính gian lận. - Hồng Kông: ban quản trị có trách nhiệm ngăn chặn gian lận báo cáo tài chính. KTNB có thể nâng cao nhận thức gian lận. - Ấn Độ: bằng việc hợp tác với các bên thứ ba thì KTNB phải đóng vai trò dẫn đầu, trong việc phòng chống và phát hiện gian lận. - Indonesia: KTNB có thể cải thiện KSNB của công ty để giảm gian lận đối với báo cáo tài chính. - Malaysia: KTVNB cần thực hiện chức năng của mình theo các chuẩn mực quy định từ cơ quan quản lý. - Philippines: hướng dẫn chung hoặc phương thức khuyến nghị cao đã được ban hành. 6
- - Singapore: không có hướng dẫn về điều này vì nội dung này đã được đề cập trong chuẩn mực chuyên môn có liên quan. - Thái Lan: KTNB phải báo cáo bất kỳ vấn đề quản trị và kiểm soát, vấn đề rủi ro bao gồm rủi ro gian lận. 2.3. Về nhiệm vụ của KTNB ở các nước Nhiệm vụ của KTNB ở các nước rất rộng, nó có thể thay đổi và phụ thuộc vào nhu cầu của bản thân đơn vị tổ chức bộ phận KTNB, từng lĩnh vực, từng ngành nghề khác nhau. Các loại hình kiểm toán của KTNB là kiểm toán hoạt động và kiểm toán tài chính. Chi tiết các lĩnh vực cụ thể của KTNB theo mục đích, lĩnh vực của KTNB gồm có: - Rà soát lại hệ thống kế toán và các quy chế KSNB có liên quan, giám sát sự hoạt động của hệ thống này cũng như tham gia vào việc cải thiện chúng; - Kiểm tra lại các thông tin tác nghiệp và thông tin tài chính bao gồm việc soát xét các phương tiện đã sử dụng để xác định, tính toán, phân loại và báo cáo các thông tin này kể cả việc kiểm tra các khoản mục hay nhiệm vụ đặc biệt; - Kiểm tra, đánh giá tính kinh tế, tính hiệu lực, tính hiệu quả của các hoạt động trong đơn vị; 2.4. Các vấn đề KTNB cần tập trung thực hiện để đóng góp tối đa vai trò cho đơn vị, tổ chức - Trung Quốc: Tập trung vào sử dụng nguồn lực hiệu quả và các nơi có rủi ro cao. Nơi được soát xét là có tác động đến báo cáo tài chính. - Đài Loan: Cung cấp tư vấn có giá trị để hỗ trợ đạt được các chiến lược của đơn vị; tập trung vào các lĩnh vực có nguy cơ rủi ro cao để đánh giá đầy đủ các quy trình quản lý rủi ro. - Hồng Kông: Trọng tâm chính cần xem xét trước rủi ro, tiến hành đánh giá và phân tích rủi ro kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp một cách độc lập. - Ấn Độ: Cung cấp sự đảm bảo về tính đầy đủ của thông tin tài chính, KSNB, quản lý rủi ro và tuân thủ pháp luật, báo cáo về hành vi gian lận và vi phạm đạo đức. - Indonesia: Tập trung vào KSNB để thúc đẩy sự tuân thủ và giảm rủi ro hoạt động. - Malaysia: KTNB nên đưa ra khuyến nghị cho việc sử dụng nguồn lực hiệu quả, môi trường kiểm soát và rủi ro, đánh giá quản trị một cách khách quan. 7
- - Philippines: quản lý của doanh nghiệp nên thấy kiểm toán viên như các partners và cố vấn. Đó là phương thức tốt, để đòi hỏi phải có kiểm toán viên trong ban quản trị và trong cuộc họp chiến lược như quan sát. - Singapore: tập trung đánh giá quá trình quản trị, quản lý rủi ro, kiểm soát tính đầy và đảm bảo tuân thủ trong các đơn vị - Thái Lan: tập trung thúc đẩy trách nhiệm quản lý và các giá trị đạo đức. 2.5. Các yêu cầu về năng lực mà KTNB cần phải có để tối đa hóa đóng góp và đáp ứng mong đợi của các bên Ở hầu hết các nước có hoạt động kiểm toán phát triển, thì việc tuyển dụng KTVNB đều quan tâm tới hai vấn đề là trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức của họ. Tuy nhiên, KTV được tuyển dụng không nhất thiết phải có am hiểu tốt về tài chính kế toán mà còn tuỳ thuộc vào từng lĩnh vực kiểm toán, cụ thể: - Trung Quốc: KTVNB cần phải hiểu biết về chiến lược tổ chức, áp lực quản lý hiện tại và kỳ vọng của các bên liên quan. - Đài Loan: KTVNB cần có tư duy phê phán và nhanh trí giải quyết vấn đề kinh doanh, cũng như kỹ năng giao tiếp hiệu quả. - Hồng Kông: KTVNB cần hiểu biết về những rủi ro cụ thể của công ty, bao gồm việc tăng rủi ro công nghệ và rủi ro hệ thống. Thẩm quyền của KTNB phải phù hợp với hồ sơ có rủi ro phức tạp của công ty. - Ấn Độ: KTVNB cần phải quản trị ứng dụng công nghệ để mở rộng và hiểu biết thay đổi bản chất của kinh doanh. - Indonesia: KTVNB cần hiểu những thay đổi, quản lý rủi ro và quản trị, mở rộng bản chất kinh doanh của đơn vị tổ chức. - Malaysia: KTVNB cần có kỹ năng công nghệ thông tin, giá trị gia tăng thông qua vai trò tư vấn và phạt vi phạm. - Philippines: KTVNB cần có quan điểm kinh doanh để thực hiện các khuyến nghị có giá trị, luân phiên thay đổi các KTVNB trong đơn vị hoặc mời các cán bộ ở các lĩnh vực khác để thực hiện KTNB. - Singapore: KTVNB cần quản lý dữ liệu và có kiến thức chuyên sâu về rủi ro trong công nghệ kỹ thuật số, xu hướng gian lận của công ty, cập nhật kiến thức về các quá trình hoạt động của công ty. Yêu cầu tuân thủ quy trình tài chính và kỹ năng mềm, như: giao tiếp và lãnh đạo, đàm phán và quản lý mối quan hệ. 8
- - Thái Lan: KTVNB cần phải tiếp thu dễ dàng để dễ dàng thích nghi và thay đổi. 2.6. Về mối liên hệ giữa bộ phận KTNB và ban giám đốc Ban giám đốc thường yêu cầu bộ phận KTNB thực hiện cuộc họp thường kỳ để trao đổi về kế hoạch kiểm toán, những công việc kiểm toán đang thực hiện, báo cáo về tiến trình viết báo cáo kiểm toán, các kiến nghị để nhằm cải thiện hiệu quả, nâng cao hiệu năng quản lý. 2.7. Về kế hoạch KTNB KTNB cần chuẩn bị một kế hoạch để xác định mục tiêu, chiến lược KTNB và những công việc kiểm toán sẽ thực hiện. Kế hoạch thường niên sẽ được xây dựng dựa trên dữ liệu từ tổng giám đốc, quản lý cấp cao và được thông qua bởi ban kiểm toán. Nhìn chung, một kế hoạch như vậy sẽ xác định các nội dung: - Những kế hoạch kiểm toán sẽ được thực hiện trong năm và cơ sở lựa chọn. - Thời điểm bắt đầu dự kiến và khoảng thời gian phân bổ cho mỗi kế hoạch. - Những tiêu chuẩn sẽ được sử dụng để đánh giá công việc thực hiện liên quan tới những mục tiêu và chiến lược đã được đề ra. - Mọi hoạt động, mà theo ý kiến của kiểm toán viên nội bộ là cần được soát xét, không thể được theo dõi trong ngân sách hiện tại và những hoạt động khác. - Liệu rằng, kế hoạch kiểm toán đã được xác định có yêu cầu tư vấn từ chuyên gia bên ngoài hay không. Kế hoạch kiểm toán ba năm có thể được đề xuất, để sẵn sàng quyết định những bộ phận nào sẽ được theo dõi trong từng năm và nếu bộ phận không được theo dõi trong năm đó nó sẽ được dự định soát xét vào thời điểm nào. Khả năng thực hiện kế hoạch 03 năm của KTVNB là phương pháp hữu ích để đánh giá xem KTNB có được hỗ trợ đầy đủ hay không? Tuy nhiên, kế hoạch như vậy cần được kiểm tra ít nhất mỗi năm một lần để đảm bảo tính liên kết với hồ sơ rủi ro của hội đồng. KTVNB cần có kế hoạch chiến lược dài hạn và chương trình hoạt động thường niên để dẫn dắt công việc. 2.8. Về thực hiện KTNB KTVNB cần thực hiện việc soát xét KTNB dự theo chuẩn mực KTNB và chuẩn mực đạo đức của IIA về chuẩn mực thực hiện, các ví dụ và hướng dẫn. Nội dung chính được trình bày trong các phụ lục và các nội dung này, bao gồm: - Lập kế hoạch kiểm toán. - Xác định phạm vi kiểm toán. - Xác định thông tin đầy đủ, đáng tin cậy, liên quan và hữu ích để đạt được mục tiêu kiểm toán. - Xác định và đánh giá rủi ro. 9
- - Phân tích và đánh giá kiểm soát. - Lưu giữ hồ sơ kiểm toán, bằng chứng đã được thu thập và phân tích. - Thực hiện kiểm tra. - Đưa ra những đề xuất. - Thảo luận kết quả kiểm toán với nhân viên và quản lý có liên quan. KTNB cũng có thể thực hiện các cam kết tư vấn và điều tra về các khiếu nại, tùy thuộc vào chức năng được quy định trong quy chế KTNB, các chuẩn mực nghề nghiệp cũng cần được áp dụng khi tiến hành soát xét. 2.9. Về báo cáo KTNB Báo cáo kiểm toán thường bao gồm thông tin chung và mục tiêu kiểm toán, phạm vi, phương pháp và những phát hiện, kết luận và đề xuất, cũng như những cam kết của ban quản lý. Báo cáo cần đề xuất những giải pháp tốt hơn cho các vấn đề, đồng thời giải thích sự cần thiết của những thay đổi được đề xuất và hiệu quả chúng mang lại. Báo cáo và các ghi nhớ cần cung cấp những phát hiện của KTNB về các nguy cơ rủi ro trọng yếu, các vấn đề về kiểm soát, quản trị và các vấn đề kiểm toán có liên quan. Bằng cách chia sẻ những tiêu chuẩn kiểm toán, giải thích nguyên nhân và hệ quả của những phát hiện kiểm toán, hội đồng có thể thu thập hiểu biết nhất định về những sự liên hệ và ảnh hưởng của những phát hiện kiểm toán. 2.10. Mô hình tổ chức KTNB ở Indonesia và Singapore - Ở Indonesia: trong khu vực công, chức năng KTNB được giao cho thanh tra các cấp và thực hiện như chức năng thanh tra hành chính. Thanh tra các cấp bị quản lý trực tiếp bởi bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan, lãnh đạo chính quyền các cấp và thanh tra Chính phủ. - Ở Singapore: KTNB báo cáo trực tiếp cho thủ trưởng đơn vị. Trên thủ trưởng đơn vị sẽ có các hội đồng ủy ban giám sát. 3. Kinh nghiệm tổ chức KTNB ở Mỹ Ở Mỹ hoạt động kiểm toán chỉ thực sự phát triển sau cuộc khủng hoảng kinh tế, gây ảnh hưởng nặng nề tới hệ thống tài chính năm 1929. Trong quan hệ với sự phát triển và hoàn thiện của hệ thống kiểm toán, KTNB sau đó đã hình thành và phát triển đáp ứng nhu cầu khác nhau của quản lý. Năm 1941, Viện KTVNB (IIA) được thành lập và các chức năng của KTNB được xác định chủ yếu trong lĩnh vực tài vụ. Từ những năm 50 trở đi, KTNB phát triển ở các khía cạnh của quản lý khác trong DN, đặc biệt là hiệu quả kinh doanh và hiệu năng quản lý. Hoạt động KTNB ở Mỹ được phát triển sớm nhất và được xem là hoạt động KTNB có kinh nghiệm trên thế giới. 3.1. Một số quy định về việc thực hiện KTNB ở Mỹ 10
- - KTNB được quy định trong các văn bản pháp lý có liên quan. Trước năm 2002, Chính phủ không bắt buộc các công ty phải tổ chức KTNB nhưng việc thực hiện KTNB phải dựa trên cơ sở chuẩn mực thực hành KTNB chuyên nghiệp do IIA ban hành. Năm 2002, Luật Obarnes Orley được ban hành (được chỉnh sửa vào năm 2004). Theo đó, quy định các công ty niêm yết phải báo cáo về tính hiệu lực của hệ thống KSNB. Trên cơ sở kết quả KTNB, đây là văn bản pháp lý quy định mang tính bắt buộc các DN niêm yết phải thực hiện KTNB. - Chính phủ không quy định bất cứ một yêu cầu pháp lý nào đối với KTVNB. Việc tuyển dụng KTVNB phụ thuộc vào quyết định của hội đồng quản trị. Tuy nhiên, các tổ chức nghề nghiệp lại ban hành các tiêu chuẩn kể cả cấp chứng chỉ hành nghề cho KTVNB. 3.2. Các yếu tố khi xem xét thành lập bộ phận KTNB KTNB được khẳng định là cần thiết để làm cho các hoạt động của đơn vị hiệu quả. Việc thành lập bộ phận KTNB được các đơn vị xem xét những yếu tố về quy mô và sự phân tán về địa lý trong hoạt động. Về qui mô hoạt động: Doanh thu, tổng sản lượng, số lượng lao động,… thường là những nhân tố quan trọng để quyết định có xây dựng bộ phận KTNB hay không. Ngoài ra, các nhân tố như sự phức tạp về kỹ thuật, tài chính, thương mại, trình độ lao động,… cũng là những yếu tố mà nhà quản lý xem xét khi quyết định; về đặc điểm phân tán về địa lý, việc bố trí bộ phận KTNB dựa trên đặc điểm về địa lý, sự phân tán về sản xuất, hoặc các đơn vị phụ thuộc hoặc trực thuộc,… Tuy nhiên, việc áp dụng mô hình tổ chức và hoạt động KTNB không thực hiện máy móc, không có một mô hình duy nhất,… mà phụ thuộc vào nhu cầu quản lý tại DN, hoàn cảnh và điều kiện cụ thể tại đơn vị đó. 3.3. Mô hình tổ chức KTNB ở khu vực công ở Mỹ (cấp liên bang) KTNB báo cáo trực tiếp cho tổng thanh tra, tổng thanh tra sẽ chịu sự quản lý điều hành trực tiếp của thủ trưởng đơn vị. Bộ phận KTNB sẽ thực hiện chức năng kiểm toán các bộ phận và chức năng hoạt động vận hành. Tuy nhiên, trong mô hình này còn có sự xuất hiện của bộ phận KTNB “tự nguyện” và chịu sự quản lý trực tiếp của thủ trưởng đơn vị. Bộ phận này sẽ làm nhiệm vụ kiểm toán và tư vấn các bộ phận, chức năng hoạt động vận hành. Qua các nội dung đề cập ở trên có thể thấy, việc tổ chức hoạt động KTNB trong DN ở một số quốc gia trên thế giới nói chung có những điểm sau đây: - KTNB xuất hiện và phát triển xuất phát từ tính tất yếu khách quan của công tác quản lý và vai trò to lớn của KTNB đối với các nhà quản lý DN. - Hình thức, nội dung và phạm vi KTNB rất đa dạng, tuỳ thuộc vào quy mô và yêu cầu cụ thể của mỗi đơn vị. Nhà nước không bắt buộc tổ chức bộ phận KTNB hay có các quy định về tổ chức KTNB trong các DN. - Mô hình tổ chức KTNB ở các DN thường trực thuộc cấp lãnh đạo cao nhất của 11
- đơn vị. Trong quan hệ với các bộ phận khác, bộ phận KTNB được tổ chức thành một bộ phận độc lập, hoặc được tổ chức theo mô hình các giám định viên kế toán. - KTNB độc lập với các bộ phận chức năng và độc lập với bộ phận hay hoạt động được kiểm toán. - Hoạt động KTNB dựa trên chuẩn mực thực hành kiểm toán chuyên nghiệp cho KTNB. 4. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam Từ kinh nghiệm thực tiễn áp dụng tổ chức KTNB ở các quốc gia trên thế giới, cụ thể là ở các quốc gia Pháp, Mỹ, Hàn Quốc, Indonesia, Singapore và một số quốc gia Đông Nam Á khác. Có thể thấy rằng, những kinh nghiệm này sẽ giúp cho Việt Nam trong việc đề ra các giải pháp, kiến nghị đối với quá trình hoàn thiện cơ chế KTNB trong khu vực công đặc biệt là đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. Ở các nước khi thực hiện tổ chức KTNB đều có văn bản quy phạm pháp luật quy định về KTNB như quy định ở Luật hoặc văn bản tương đương luật. Đối với Việt Nam, để thực hiện thành công việc tổ chức KTNB thì trước hết cần phải hoàn thiện cơ chế KTNB, mà trong đó là việc ban hành đồng bộ văn bản quy phạm pháp luật quy định về KTNB để các đơn vị có cơ sở thực hiện thống nhất. Ngoài ra, Việt Nam trong quá trình hoàn thiện cơ chế KTNB thì có thể vận dụng các mô hình tổ chức KTNB của các quốc gia trong từng khu vực công để vận dụng xây dựng mô hình tổ chức phù hợp cho từng đối tượng, khu vực ở Việt Nam. Tóm lại, KTNB là một trong ba loại hình kiểm toán phân loại theo tổ chức bộ máy. KTNB được xem là một sự đánh giá độc lập trong một tổ chức, một đơn vị, một DN. Bộ phận này không những giúp đơn vị xem xét và đánh giá về tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực của các hoạt động kể cả các hoạt động KSNB trong đơn vị mà còn đề xuất các giải pháp nâng cao, cải thiện tình hình. Do đó, KTNB là một phương sách trợ giúp đắc lực cho nhà quản lý trong quá trình ra các quyết định quản trị. 12
- MÔ HÌNH KTNB KHU VỰC CÔNG (LIÊN BANG) CỦA HOA KỲ QUỐC HỘI TỔNG THỐNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC (GAO) THỦ TRƯỞNG ĐƠN ỦY BAN THANH TRA VỀ VỊ CHÍNH TRỰC VÀ HIỆU CÁC BỘ TỔNG THANH TRA PHẬN/CHỨC KIỂM TOÁN (INSPECTORS NĂNG HOẠT NỘI BỘ "TỰ GENERAL) ĐỘNG, VẬN NGUYỆN" HÀNH KIỂM TOÁN NỘI THANH TRA CHUYÊN BỘ NGÀNH/ĐIỀU TRA Quản lý trực tiếp Quản lý/Báo cáo trách nhiệm chuyên môn Kiểm toán và tư vấn Kiểm toán 13
- MÔ HÌNH KTNB KHU VỰC CÔNG CỦA SINGAPORE QUỐC HỘI TỔNG THỐNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC (AGO) CÁC HỘI ĐỒNG, ỦY BAN GIÁM SÁT THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ CÁC BỘ PHẬN/CHỨC KIỂM TOÁN NĂNG HOẠT NỘI BỘ "TỰ ĐỘNG, VẬN NGUYỆN" HÀNH Quản lý trực tiếp Kiểm toán và tư vấn MÔ HÌNH KTNB KHU VỰC CÔNG CỦA INDONESIA QUỐC HỘI TỔNG THỐNG KIỂM TOÁN NHÀ "THANH TRA NƯỚC (BPK) CHÍNH PHỦ" BỘ TRƯỞNG, THỦ (BPKP) TRƯỞNG CƠ QUAN, LÃNH ĐẠO CHÍNH QUYỀN CÁC CẤP THANH TRA CÁC CẤP CÁC BỘ PHẬN CHỨC NĂNG CÁC CẤP TRỰC THUỘC Quản lý trực tiếp Kiểm toán và tư vấn 14
- Tài liệu tham khảo Quốc hội. (2015). Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015. Chuẩn mực thực hành KTNB chuyên nghiệp – năm 1978. Khung quy định thực hành chuyên môn KTNB của IIA – năm 2013. Luật Obarnes Orley của Mỹ – năm 2001. The Public Audit Act of Korea. (2010). ACIIA Advocacy Project - Asian Stock Exchange perspectives on internal audit (Dự án vận động ACIIA – Quan điểm của thị trường chứng khoán Đông Nam Á về KTNB). Supplemental Guidance. (2012). The Role of Auditing in Public Sector Governance 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài tập kiểm toán - Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh
293 p | 1971 | 416
-
Sáng kiến kinh nghiệm "Đánh giá rủi ro trong kiểm toán nội bộ"
5 p | 771 | 299
-
Sự cần thiết và mục tiêu của Sổ tay kiểm toán nội bộ
171 p | 464 | 215
-
Bài tập trắc nghiệm môn kiểm toán
8 p | 579 | 184
-
KINH NGHIỆM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI MÔT SỐ NƯỚC OECD
9 p | 292 | 119
-
Khoa Kế toán BM : Kiểm toán & Phân tíchĐề số 04ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC
2 p | 223 | 73
-
Khoa Kế toán BM : Kiểm toán & Phân tíchĐề số 06
2 p | 204 | 66
-
Vai trò của kiểm toán nội bộ trong việc nâng cao hoạt động quản lý rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
5 p | 28 | 21
-
Cách thức xây dựng và vận hành chức năng kiểm toán nội bộ hiệu quả tại Việt Nam và các thông lệ quốc tế
251 p | 52 | 12
-
Vai trò của kiểm toán nội bộ trong việc nâng cao hoạt động quản lý rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam: Nghiên cứu dưới góc nhìn của kiểm toán viên nội bộ
5 p | 16 | 9
-
Xây dựng hiệu quả hoạt động của kiểm toán nội bộ trong các đơn vị hành chính, sự nghiệp thuộc bộ công thương: Kinh nghiệm quốc tế
7 p | 59 | 7
-
Kiểm toán nội bộ tại các đơn vị thuộc khu vực công trên thế giới bài học kinh nghiệm cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập sử dụng ngân sách nhà nước
6 p | 41 | 7
-
Ứng dụng Blockchain vào hoạt động kiểm toán nội bộ - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
15 p | 23 | 6
-
Cách thức xây dựng và vận hành chức năng kiểm toán nội bộ hiệu quả tại Việt Nam và các thông lệ quốc tế - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Phần 1
152 p | 20 | 6
-
Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ kinh nghiệm từ các nước trên thế giới và giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam
5 p | 36 | 4
-
Tìm hiểu một số chuẩn mực kế toán kiểm toán mới của Việt Nam: Phần 2
240 p | 12 | 3
-
Giáo trình Tổ chức kế toán: Phần 2
102 p | 10 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn