Kinh nghiệm làm kế toán xây dựng, xây lắp
lượt xem 52
download
Mời các bạn cùng tham khảo nội dung tài liệu "Kinh nghiệm làm kế toán xây dựng, xây lắp" dưới đây để nắm bắt được những nội dung tổng quan về kế toán xây dựng, những lưu ý khi làm kế toán xây dựng, công việc của kế toán xây dựng,... Đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn chuyên ngành Kiến trúc - Xây dựng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kinh nghiệm làm kế toán xây dựng, xây lắp
- Kinh nghiệm làm kế toán xây dựng, xây lắp-07-11-15-UL Kinh nghiệm làm kế toán xây dựng, xây lắp | Tổng quan về kế toán xây dựng (Phần 1) Kế toán xây dựng có những đặc thù riêng nên công tác kế toán trong lĩnh vực này cũng có những điểm khác biệt nhất định. Để giúp các kế toán thực hiện công việc tốt hơn, Thanh Nhựt xin chia sẻ tổng quan những công việc của một kế toán xây dựng, xây lắp phải làm trong DN, những lưu ý khi làm kế toán trong công ty xây dựng. Những điều cần biết khi làm kế toán xây dựng: Bạn phải đọc hiểu được bảng dự toán hay quyết toán, biết so sánh được giữa thực tế với dự toán. Kế toán xây dựng là ngành đặc thù, thế nên ngoài các mẫu biểu theo quy định của nhà nước, để phục vụ báo cáo nội bộ, các bạn cần tạo ra các mẫu biểu báo cáo mới sao cho sát với tình hình thực tế, cần nắm được định mức của từng hạng mục, và đặc biệt phải học tập để đọc được dự toán về công trình xây dựng. 1. Những lưu ý khi làm kế toán xây dựng: Khi đã trúng thầu công trình tham gia thầu, đã có giá trị, khối lượng tham gia thầu công trình, kế toán dựa vào dự toán đã trúng thầu tiến hành bóc tách chi phí để hạch toán. Tại sao trong xây dựng kế toán lại phải bóc tách chi phí? Bóc tách chi phí nhằm mục đích hiểu rõ được chi phí trong dự toán để hạch toán đúng. Mỗi một công trình, hạng mục đi kèm có một dự toán riêng. Từ đó tách chi phí cho từng công trình, điểm khác biệt với hạch toán trong thương mại là chi phí của công trình nào thì kế toán phải tập hợp nó vào giá trị công trình đó. Tập hợp các loại chi phí cấu thành nên giá thầu công trình bằng hoặc gần bằng giá trên bản dự toán do bộ phận kỹ thuật cung cấp. Dựa vào chi phí đó để kế toán xác định xem lượng hoá đơn đưa vào hạch toán cho công trình đó có tương đương không. Do đặc điểm của kế toán xây dựng là khi xây dựng công trình phụ thuộc vào địa điểm xây dựng nên giá xây dựng mỗi nơi một khác nhau do đó kế toán xây dựng phải biết áp dụng đúng giá cho mỗi công trình ở mỗi tỉnh là khác nhau. Công trình xây dựng thường kéo dài qua nhiều kỳ kế toán nên khi tập hợp chi phí phải theo dõi chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cho từng công trình. thanhnhutdang@gmail.com Trang 1 11/7/2015
- Kinh nghiệm làm kế toán xây dựng, xây lắp-07-11-15-UL Khi xuất vật tư phải phù hợp với định mức theo dự toán từng công trình. Thường xuyên cập nhật các văn bản của nhà nước liên quan đến lĩnh vực xây dựng như: Giá đất đền bù, định mức chi phí, định mức tiêu hao NVL,… Công trình hoàn thành phải có biên bản nghiệm thu từng hạng mục hoặc toàn bộ công trình. Cuối cùng là xuất hóa đơn ghi nhận doanh thu cho công trình hoàn thành. 2. Công việc của kế toán xây dựng: Theo dõi và quản lý từng hợp đồng xây dựng, cần nắm bắt được được chi tiết từng hợp đồng xây dựng về giá trị, thời gian và các hạng mục hoàn thành. Cần đọc kỹ dự toán công trình để nắm bắt được chính xác định mức chi phí, khi xuất vật tư phải phù hợp với định mức theo dự toán từng công trình. Bám sát vào bảng bóc tách chi phí để theo dõi việc đưa chi phí nguyên vật liệu vào có theo định mức quy định. Theo dõi chi phí máy, nhân công máy theo từng công trình. Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí vật tư, chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công và các chi phí dự toán khác, phát hiện kịp thời các khoản chênh lệch so với định mức, các chi phí khác ngoài kế hoạch, các khoản thiệt hại, mất mát, hư hỏng… đồng thời có những báo cáo về sự phù hợp giữa tình trạng thực tế với định mức có trong dự toán. Giá của công trình xây dựng phụ thuộc vào địa điểm xây dựng, thế nên kế toán xây dựng phải biết áp dụng đúng giá cho mỗi công trình ở mỗi tỉnh có công trình xây dựng đó. Mỗi hạng mục, công trình đi kèm một dự toán riêng. Do vậy khi hạch toán chi phí của công trình nào thì kế toán phải tập hợp vào giá trị công trình đó. Lập và theo dõi bảng lương nhân công theo tiến độ thi công thực tế, nhật ký thi công đối với các máy thi công nhằm xác định chính xác mức tiêu hao nhiên liệu cụ thể đối với các máy phục vụ cho công trình xây dựng. Tập hợp, phân bổ chi phí và tính ra giá thành từng công trình, hạng mục công trình. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giá thành hạng mục công trình, đề xuất khả năng và các biện pháp hạ giá thành một cách hợp lý và có hiệu quả. Việc công trình xây dựng kéo dài qua nhiều kỳ kế toán, điều đó đòi hỏi kế toán xây dựng phải có những cách thức quản lý, theo dõi để có thể kiểm soát được tiến độ thi công và sự phân bổ chi phí cho từng giai đoạn hoàn thành. Bên cạnh đó phải theo dõi chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và tính giá thành cho từng công trình, hạng mục công trình khi hoàn thành nhằm phục vụ cho việc quyết toán giá trị công trình xây dựng trong tương lai. Sắp xếp, lưu trữ cNn thận hồ sơ, hóa đơn, chứng từ một cách khoa học, dễ tìm. Lập báo cáo về chi phí sản xuất, tính giá thành công trình xây dựng, cung cấp chính xác kịp thời các thông tin hữu dụng về chi phí sản xuất và giá thành phục vụ cho yêu cầu quản lý của Ban Giám đốc Lập báo cáo thuế tháng, quý, và lập báo cáo tài chính cuối năm. Có khả năng giải trình số liệu với cơ quan thuế khi có yêu cầu thanh tra, quyết toán. thanhnhutdang@gmail.com Trang 2 11/7/2015
- Kinh nghiệm làm kế toán xây dựng, xây lắp-07-11-15-UL Kinh nghiệm làm kế toán xây dựng, xây lắp (Phần 2) Bạn thường nghe dân kế toán nói với nhau là làm kế toán xây dựng khó hơn nhiều so với kế toán sản xuất, kế toán thương mại dịch vụ. Vậy nếu bạn là 1 kế toán xây dựng, bạn phải làm sao? Thanh Nhựt xin chia sẻ những kinh nghiệm làm kế toán xây dựng và những chú ý trong quá trình làm kế toán trong công ty xây dựng. KINH NGHIỆM LÀM KẾ TOÁN XÂY DỰNG, XÂY LẮP 1. Khi nhận được hợp đồng xây dựng: Dựa vào dự toán của Bảng tổng hợp vật liệu của công trình và đối chiếu với Bảng nhập xuất tồn kho xem còn thiếu vật tư nào rồi in ra trình sếp, cai công trình, cán bộ quản lý theo dõi công trình hoặc bạn sẽ theo dõi liên hệ đi lấy hóa đơn vật tư đầu vào cho đủ như theo bảng dự toán. Hóa đơn chứng từ phải lấy về được trước ngày nghiệm thu công trình, giá mua vào của vật tư thấp hơn hoặc bằng giá trên dự toán của Bảng tổng hợp vật liệu nếu cao hơn thì cũng chênh lệch chút ít nếu ko sẽ bị bóc ra khi quyết toán thuế. BẢNG TỔNG HỢP VẬT LIỆU Vật tư Giá gốc Giá trung Chênh Thành # Hao phí bình Mã Tên Đ.vị (Đ) lệch tiền (Đ) 1 00058 Đá 1*2 M3 109,00 108.154 108.154 2 00896 Đinh các loại Kg 7,00 9.391 9.391 3 25048 Cát vàng M3 60,00 70.421 70.421 4 19000 Gỗ M3 18,00 1.435.419 1.435.419 5 00100 N ước Lít 2.275,50 4.000 4.000 6 11067 Xi măng PC30 Kg 34.563,00 735 735 thanhnhutdang@gmail.com Trang 3 11/7/2015
- Kinh nghiệm làm kế toán xây dựng, xây lắp-07-11-15-UL 7 09066 Vật liệu khác % Cộng vật liệu: 2. Hạch toán chi phí cho công trình: 2.1. Chi phí nguyên vật liệu: Hạch toán nhập, xuất nguyên vật liệu Qua kho: N guyên vật liệu mua vào: xi măng, sắt thép,… - Tập hợp lại các chứng từ liên quan để ghim lại theo dõi: Phiếu nhập kho Hóa đơn Phiếu giao hàng hoặc phiếu xuất kho của bên bán Hợp đồng và thanh lý hợp đồng phô tô nếu có Phiếu chi nếu thanh toán bằng tiền mặt hoặc phiếu kế toán nếu mua nợ Ủy nhiệm chi và các chứng từ ngân hàng. - Hạch toán nhập, xuất nguyên vật liệu: Mua nguyên vật liệu: N ợ TK 152,1331 / Có TK 111,112,331 Xuất nguyên vật liệu cho công trình: N ợ TK 621 / Có TK 152 Chứng từ: Phiếu xuất kho + Phiếu yêu cầu vật tư Cuối kỳ kết chuyển: N ợ TK 154 / Có TK 621 PHIẾU YÊU CẦU VẬT TƯ Tài khoản # Nguyên vật liệu Đơn vị tính Số lượng yêu cầu chi phí 1 Gỗ tấm Liễu 621 M3 0,75 2 Gỗ tấm Bạch đàn 1.2 * 1.2 621 Chiếc 150,00 3 Gỗ tấm Hồ đào 1000 mm 621 M 80,00 4 Sơn tổng hợp MLP 621 Lít 20,00 5 Sơn tráng đen 621 Lít 30,00 6 Đinh vít 6 mm 621 Kg 23,00 7 Đinh vít 13 mm 621 Kg 11,50 Xuất thẳng xuống công trình không qua kho: N guyên vật liệu cát, đá, sỏi,… - Tập hợp các chứng từ liên quan ghim lại thành bộ theo dõi: Hóa đơn Phiếu giao hàng hoặc phiếu xuất kho của bên bán Hợp đồng và thanh lý hợp đồng phô tô nếu có thanhnhutdang@gmail.com Trang 4 11/7/2015
- Kinh nghiệm làm kế toán xây dựng, xây lắp-07-11-15-UL Phiếu chi nếu thanh toán bằng tiền mặt hoặc phiếu kế toán nếu mua nợ Ủy nhiệm chi và các chứng từ ngân hàng khác - Hạch toán - Xuất thẳng nguyên vật liệu cho công trình: N ợ TK 621,1331 / Có TK 111,112,331 Cuối kỳ kết chuyển: N ợ TK 154 / Có TK 621 Tạo mã từng công trình: Trường hợp có nhiều công trình đang theo dõi tính giá thành, căn cứ phiếu yêu cầu làm phiếu xuất kho cho công trình, mỗi công trình là một mã 15401, 15402, 15403,… để theo dõi giá thành riêng cho từng công trình. Khi xuất vật tư, bạn sẽ phải xuất chi tiết cho công trình, để tập hợp chi phí vào công trình đó để theo dõi tính giá thành cho từng công trình : 15401, 15402, 15403,…bạn dựa vào Bảng phân tích vật tư rồi xuất vật tư cho công trình thi công. Cuối kỳ: Kết chuyển sang tài khoản 154 chi tiết cho các công trình: 15401, 15402, 15403,… N ợ TK 154 / Có TK 621 Chú ý: Vật tư trong dự toán thực tế thi công có thể xuất chênh lệch so với dự toán có thể cao hơn hoặc thấp hơn một chút càng tốt vì thực tế không thể khớp 100% với dự toán được mà sẽ có hao hụt như người thợ làm hư hoặc kỹ thuật tay nghề yếu kém gây lãng phí khi thi công, đừng để chênh lệch nhiều quá là được nếu chênh lệch quá cao cơ quan thuế sẽ xuất toán phần chênh lệch này, kể cả chi phí nhân công cũng vậy nếu lớn hơn đều bị xuất toán ra. thanhnhutdang@gmail.com Trang 5 11/7/2015
- Kinh nghiệm làm kế toán xây dựng, xây lắp-07-11-15-UL N ếu vật liệu đưa vào thấp hơn là do kỹ thuật tay nghề thợ xây tốt giảm chi phí đầu vào => giảm giá thành => giảm giá vốn => Lãi khi quyết toán thuế không sao cả. N hưng nếu xuất vật liệu đầu vào cao hơn dự toán thì nếu làm theo đúng chuNn mực kế toán thì: - Một là: Loại ngay từ đầu khi quyết toán thuế TN DN cuối năm phần chi phí này ra, ở tờ khai quyết toán TN DN nó nằm ở mục B4 của tời khai quyết toán năm trên phần mềm HTKK chi phí không được trừ khi tính thuế TN DN làm tăng doanh thu tính thuế x thuế suất (20%, 22%) N ợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Phần chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường) / Có TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp. - Hai là: Vẫn tập hợp vào 154 để theo dõi và sau này khi công trình kết thúc lúc kết chuyển giá vốn sẽ ghi: N ợ TK 154 / Có TK 621 N ợ TK 632 / Có TK 154 = Vật liệu dự toán + chênh lệch vượt dự toán Cuối năm khi quyết toán thuế TN DN phải loại trừ phần chi phí này ra, ở tờ khai quyết toán TN DN nó nằm ở mục B4 = TK 632 chênh lệch vượt dự toán của tờ khai quyết toán năm trên phần mềm HTKK chi phí không được trừ khi tính thuế TN DN làm tăng doanh thu tính thuế x thuế suất (20%, 22%) Với vật liệu phải có đủ: Phiếu nhập Phiếu xuất, phiếu yêu cầu đi kèm nếu có Xuất N hập Tồn tổng hợp Thẻ Kho chi tiết Bảng tính Giá thành (nếu có) 2.2. Chi phí nhân công công trình: 2.2.1. Chi phí nhân công chính: Để là chi phí hợp lý được trừ và không bị xuất toán khi tính thuế TN DN bạn phải có đầy đủ các thủ tục sau: Hợp đồng lao động Bảng chấm công hàng tháng Bảng lương đi kèm bảng chấm công tháng đó Tạm ứng, thưởng, tăng ca thêm giờ nếu có .... Phiếu chi thanh toán lương, hoặc chứng từ ngân hàng nếu doanh nghiệp thanh toán bằng tiền gửi => Tất cả có ký tá đầy đủ => Thiếu 1 trong các cái trên cơ quan thuế sẽ loại trừ ra vì cho rằng bạn đang đưa chi phí khống vào và bị xuất toán khi quyết toán thuế TN . Hạch toán : N ợ TK 622, 627/ Có TK 334 Chi trả: N ợ TK 334/ Có TK 111,112 Cuối kỳ: kết chuyển sang tài khoản 154 chi tiết cho các công trình 15401, 15402, 15403,… N ợ TK 154/ Có TK 622 . thanhnhutdang@gmail.com Trang 6 11/7/2015
- Kinh nghiệm làm kế toán xây dựng, xây lắp-07-11-15-UL Chú ý: Chi phí nhân công trong dự toán với thực tế thi công có thể xuất chênh lệch so với dự toán có thể cao hơn hoặc thấp hơn một chút càng tốt vì thực tế không thể khớp 100% đừng để chênh lệch nhiều quá là được nếu chênh lệch quá cao cơ quan thuế sẽ xuất toán phần chênh lệch này. N ếu chi phí nhân công đưa vào giảm chi phí => giảm giá thành => giảm giá vốn => Lãi khi quyết toán thuế ko sao cả N hưng nếu chi phí nhân công vào cao hơn dự toán thì nếu làm theo đúng chuNn mực kế toán thì: - Một là: Loại ngay từ đầu khi quyết toán thuế TN DN cuối năm phần chi phí này ra, ở tờ khai quyết toán TN DN nó nằm ở mục B4 của tờ khai quyết toán năm trên phần mềm HTKK chi phí không được trừ khi tính thuế TN DN làm tăng doanh thu tính thuế x thuế suất (20%, 22%) N ợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Phần chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường)/ Có TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp. - Hai là: Vẫn tập hợp vào 154 để theo dõi và sau này khi công trình kêt thúc lúc kết chuyển giá vốn N ợ TK 154/ Có TK 622 N ợ TK 632/ Có TK 154 = Vật liệu dự toán + chênh lệch vượt dự toán 2.2.2. Chi phí nhân công thời vụ: Lao động thời vụ < 3 tháng thì bạn không phải đóng BẢO HIỂM cho họ nhưng lại phát sinh thuế TN CN , nếu có thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ 10% (dù có MST hay không) (thông tư 111/2014/TT-BTC), trên hợp đồng bạn phải ghi rõ là trong lương đã bao gồm phụ cấp theo lương và BHXH, BHYT , BHTN Để không phải khấu trừ 10% tại nguồn bạn phải bản cam kết mẫu số 23/BCK-TN CN (làm khi ký hợp đồng, đừng để cuối năm quyết toán mới làm) cam kết 1 năm ko quá 108 triệu = 12 tháng x 9 triệu/tháng khấu trừ bản thân. Chú ý: Cá nhân làm bản cam kết 23 phải là người có MST Các đối tượng này vẫn được khấu trừ gia cảnh bình thường: Đối với người phụ thuộc: 3,6 triệu đồng/tháng. Đối với người nộp thuế : 9 triệu đồng/tháng, 108 triệu đồng/năm. Lưu ý: N hân công thuê ngoài ký HĐLĐ phải dưới 3 tháng thì không phải tham gia BHXH, BHYT, BHTN . N hân công thuê ngoài tối đa chỉ được ký HĐLĐ 2 lần/1năm. (Mỗi lần ký phải cách quãng về thời gian. Khi ký HĐLĐ trong HĐLĐ phải nêu rõ thu nhập hàng tháng bao nhiêu tiền trên 1 tháng hoặc bao nhiêu tiền trên 1 ngày công (chú ý: các khoản phụ cấp được trả trực tiếp vào lương BHXH trả trực tiếp vào lương). Phải làm bản cam kết thu nhập không quá = 9 x 12 tháng = 108 tr/năm. (Theo mẫu số 23 của TT số 156). thanhnhutdang@gmail.com Trang 7 11/7/2015
- Kinh nghiệm làm kế toán xây dựng, xây lắp-07-11-15-UL N ếu có nhiều nhân công thuê ngoài có thể lập danh sách ủy quyền cho tổ trưởng tổ nhân công thay thay mặt cho tổ ký HĐLĐ (trong danh sách ủy quyền phải có chữ ký của người ủy quyền). Trong nhận bảng lương, nhận các khoản tăng ca, làm thêm giờ (nhất nhất phải có chữ ký của người lao động giống nhau). Hồ sơ trên phải bao gồm 1 CMN D photo của người lao động (có công chứng càng chặt chẽ). 2.3. Chi chi phí sản xuất chung Hạch toán phát sinh chi phí sản xuất chung trong kỳ N ợ TK 627,1331/ Có TK 111,112,331,142,242,… Chi phí này phân bổ theo yếu tố nguyên vật liệu xuất dùng: Phân bổ = (Tiêu chí phân bổ * 100 / tổng 621 trong tháng) % * tổng 627 trong tháng. Cuối kỳ: kết chuyển sang tài khoản 154 chi tiết cho các công trình 15401, 15402, 15403,… N ợ TK 154/ Có TK 627. Chú ý: Chi phí SXC trong dự toán với thực tế thi công có thể xuất chênh lệch so với dự toán có thể cao hơn hoặc thấp hơn một chút càng tốt vì thực tế không thể khớp 100% đừng để chênh lệch nhiều quá là được nếu chênh lệch quá cao cơ quan thuế sẽ xuất toán phần chênh lệch này. N ếu chi phí SXC đưa vào giảm chi phí => giảm giá thành => giảm giá vốn => Lãi khi quyết toán thuế ko sao cả. N hưng nếu chi phí SXC vào cao hơn dự toán thì nếu làm theo đúng chuNn mực kế toán thì: - Một là: Loại ngay từ đầu khi cuối năm quyết toán thuế TN DN phải loại trừ phần chi phí này ra, ở tờ khai quyết toán TN DN nó nằm ở mục B4 của tời khai quyết toán năm trên phần mềm HTKK chi phí không được trừ khi tính thuế TN DN làm tăng doanh thu tính thuế x thuế suất (20%, 22%). N ợ TK 632 - Giá vốn bán hàng (Chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ hoặc vượt dự toán)/ Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung. - Hai là: Vẫn tập hợp vào 154 để theo dõi và sau này khi công trình kêt thúc lúc kết chuyển giá vốn. Hạch toán: N ợ 154/ Có TK 627 N ợ 632/ Có TK 154 = Vật liệu dự toán + chênh lệch vượt dự toán Các chứng từ: Hóa đơn đầu vào Phiếu chi tiền Phiếu hoạch toán Ủy nhiệm chi Bảng phân bổ CCDC, TSCĐ 3. Một số lưu ý về tập hợp chi phí: N ếu công trình chưa kết thúc kéo dài nhiều tháng, năm thì cứ treo trên 154. Khi hoàn thành: thì lập biên bản nghiệm thu hoàn thành + biên bản xác nhận khối lượng thanhnhutdang@gmail.com Trang 8 11/7/2015
- Kinh nghiệm làm kế toán xây dựng, xây lắp-07-11-15-UL hoàn thành + quyết toán khối lượng là dựa vào khối lượng thực tế đã thi công và thanh thoán + xuất hóa đơn theo giá trị thực tế này. Doanh thu: N ợ TK 111, 112, 131/ Có TK 511, 33311 Giá vốn: N ợ TK 632/ Có TK 154 Sau khi kết thúc mỗi công trình: Lấy một thùng các tông bỏ hết tất cả tài liệu vào đó (Hợp đồng, thanh lý, biên bản xác nhận khối lượng, biên bản nghiệm thu, công văn, hồ sơ thanh toán, hồ sơ hoàn công, bản vẽ hoàn công, báo cáo kinh tế kỹ thuật, thương thảo hợp đồng…) dán nhãn mác ghi chú tên công trình mã 154. Các vấn đề khác: Các căn cứ để xuất vật tư, và nhân công, chi phí sản xuất chung phải bám sát để tránh đưa vào vượt khung => bị xuất toán sau này. Dự toán là do các kỹ sư xây dựng ở phòng kỹ thuật lập bạn sang bên đó xin bản mềm bằng excel hoặc bằng quyển dự toán: trong dự toán có định mức nguyên vật liệu, nhân công, sản xuất chung, và chi phí máy thi công,… tất cả thể hiện đầy đủ trên Bảng tổng hợp kinh phí. 4. Xuất hóa đơn đối với xây dựng: thanhnhutdang@gmail.com Trang 9 11/7/2015
- Kinh nghiệm làm kế toán xây dựng, xây lắp-07-11-15-UL Theo khoản 2 điều 16 Thông tư Số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014: N gày lập hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng. Như vậy: Các khoản ứng trước của khách hàng không được xuất hóa đơn mà chỉ theo dõi công nợ 131 Loại công trình cuốn chiếu làm đến đâu nghiệm thu đến đó (gọi là phân đoạn, nghiệm thu giai đoạn) => gọi là nghiệm thu giai đoạn thi công, hạng mục nào làm xong nghiệm thu luôn thanh toán xuất hóa đơn luôn. Ví dụ: - Giai đoạn 1: Biên bản nghiệm thu giai đoạn 1 + biên bản xác nhận khối lượng giai đoạn 1 + bảng quyết toán khối lượng giai đoạn 1 => xuất hóa đơn GTGT giai đoạn 1. - Giai đoạn 2: Biên bản nghiệm thu giai đoạn 2 + biên bản xác nhận khối lượng giai đoạn 2 + bảng quyết toán khối lượng giai đoạn 2 => xuất hóa đơn GTGT giai đoạn 2. - Cứ như vậy cho đến khi kết thúc công trình. Kết thúc công trình bằng các giai đoạn cộng lại: Biên bản nghiệm thu khi hoàn thành công trình đưa vào sử dụng + biên bản xác nhận khối lượng hoàn thành + bảng quyết toán khối lượng công trình. Sau đó xuất hóa đơn GTGT phần còn lại + thanh lý hợp đồng. Trên thực tế: Mỗi lần ứng là chủ đầu tư đều yêu cầu xuất hóa đơn mới cho tạm ứng do đó để hợp thức hóa tiền tạm ứng cho các hóa đơn xuất ra thì phải làm: Biên bản nghiệm thu + biên bản xác nhận khối lượng hoàn thành trong giai đoạn, theo kiểu cuốn chiếu cho đúng luật chế độ sử dụng hóa đơn. - Tức bên thi công phải thi công xây dựng hết các hạng mục toàn bộ để tiến hành nghiệp thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng. - Kết thúc công trình: Biên bản nghiệm thu khi hoàn thành công trình đưa vào sử dụng + biên bản xác nhận khối lượng hoàn thành + bảng quyết toán khối lượng công trình. Xuất hóa đơn GTGT + thanh lý hợp đồng. Kết luận: N ếu đã nghiệm thu công trình thì là thời điểm xuất hóa đơn tài chính, nếu không xuất thì sẽ bị phạt, cụ thể theo khoản 3 điều 11 Thông tư Số 10/2014/TT-BTC ngày 17/1/2014: Phạt tiền từ 4.000.000 đến 8.000.000 đồng đối với hành vi: Lập hóa đơn không đúng thời điểm. N goài ra còn bị phạt tiền 10.000.000 đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị thanh toán từ 200.000 đồng trở lên. Phạt hành chính Phạt chậm nộp thuế. thanhnhutdang@gmail.com Trang 10 11/7/2015
- Kinh nghiệm làm kế toán xây dựng, xây lắp-07-11-15-UL thanhnhutdang@gmail.com Trang 11 11/7/2015
- Kinh nghiệm làm kế toán xây dựng, xây lắp-07-11-15-UL Kinh nghiệm làm kế toán xây dựng, xây lắp | Thời gian xuất hóa đơn công trình (Phần 3) Thời gian xuất hóa đơn công trình xây dựng là khi nào? Bài viết này Thanh Nhựt xin hướng dẫn cách viết hóa đơn GTGT trong xây dựng, thời điểm xuất hóa đơn theo đúng quy định tạiThông tư 39/2014/TT-BTC của Bộ tài chính. THỜI GIAN XUẤT HÓA ĐƠN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG 1. Theo khoản 2 điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định - N gày lập hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. - Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều => Phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng. - N ếu DN kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng có thực hiện thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.” - Trên hóa đơn ghi rõ số tiền thu, giá đất được giảm trừ trong doanh thu tính thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT, số thuế GTGT. Lưu ý: + DN xây dựng có công trình xây dựng, lắp đặt mà thời gian thực hiện dài, việc thanh toán tiền thực hiện theo tiến độ hoặc theo khối lượng công việc hoàn thành bàn giao. => Lập hoá đơn thanh toán khối lượng xây lắp bàn giao. Hóa đơn GTGT phải ghi rõ doanh thu chưa có thuế và thuế GTGT. thanhnhutdang@gmail.com Trang 12 11/7/2015
- Kinh nghiệm làm kế toán xây dựng, xây lắp-07-11-15-UL + Trường hợp công trình xây dựng hoàn thành đã lập hóa đơn thanh toán giá trị công trình nhưng khi duyệt quyết toán giá trị công trình XDCB có điều chỉnh giá trị khối lượng xây dựng phải thanh toán thì lập hóa đơn, chứng từ điều chỉnh giá trị công trình phải thanh toán. 2. Theo khoản 5 điều 8 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định: Thời điểm xác định thuế GTGT Đối với xây dựng, lắp đặt, bao gồm cả đóng tàu, là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Như vậy: - Các khoản khách hàng ứng trước không được xuất hóa đơn mà chỉ theo dõi công nợ 131. - Khi nào xuất hóa đơn thì phản ánh doanh thu. - Loại công trình cuốn chiếu làm đến đâu nghiệm thu đến đó (gọi là phân đoạn, nghiệm thu giai đoạn) nghiệm thu giai đoạn thi công, hạng mục nào làm xong nghiệm thu luôn => Thanh toán xuất hóa đơn luôn. Giai đoạn 1: + Biên bản nghiệm thu giai đoạn 1. + Biên bản xác nhận khối lượng giai đoạn 1. + Bảng quyết toán khối lượng giai đoạn 1. => Xuất hóa đơn GTGT giai đoạn 1. Giai đoạn 2: + Biên bản nghiệm thu giai đoạn 2. + Biên bản xác nhận khối lượng giai đoạn 2. + Bảng quyết toán khối lượng giai đoạn 2. => Xuất hóa đơn GTGT giai đoạn2 cho đến khi kết thúc công trình. Kết thúc công trình: Cộng các giai đoạn lại. + Biên bản nghiệm thu khi hoàn thành công trình đưa vào sử dụng. + Biên bản xác nhận khối lượng hoàn thành. + Bảng quyết toán khối lượng công trình. => Xuất hóa đơn GTGT phần còn lại + thanh lý hợp đồng Nhưng thực tế: Mỗi lần ứng trước là chủ đầu tư đều yêu cầu xuất hóa đơn mới cho tạm ứng. Do đó để hợp thức hóa tiền tạm ứng cho các hóa đơn xuất ra thì làm: + Biên bản nghiệm thu. + Xác nhận khối lượng hoàn thành trong giai đoạn (theo kiểu cuốn chiếu này cho đúng luật chế độ sử dụng hóa đơn.) + Loại công trình hoàn thành đại cục. => Tức bên thi công phải thi công xây dựng hết các hạng mục toàn bộ => Tiến hành nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng. thanhnhutdang@gmail.com Trang 13 11/7/2015
- Kinh nghiệm làm kế toán xây dựng, xây lắp-07-11-15-UL Kinh nghiệm làm kế toán xây dựng, xây lắp | Hướng dẫn lập hóa đơn GTGT (Phần 4) Trong bài này Thanh Nhựt xin hướng dẫn cách viết hóa đơn giá trị gia tăng (VAT) khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, xây dựng, lắp đặt theo thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ tài chính (có hiệu lực từ ngày 01/06/2014). Lưu ý: Những DN thuộc đối tượng kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì mới được sử dụng hóa đơn GTGT. Trên hóa đơn phải ghi đầy đủ, đúng các yếu tố quy định, ghi rõ giá bán chưa có thuế GTGT, phụ thu và tính ngoài giá bán (nếu có), thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế. HƯỚNG DẪN CÁCH LẬP HÓA ĐƠN GTGT KHI BÁN HÀNG HÓA, DNCH VỤ 1. Dòng “Ngày tháng năm”: Là ngày bán hàng, ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, ngày bàn giao, nghiệm thu công trình (Không phân biệt đã thu tiền hay chưa). 2. Dòng “Họ tên người mua hàng”: Ghi đầy đủ họ tên người mua hàng. N ếu người mua không lấy hóa đơn ghi: “người mua không lấy hoá đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”. 3. Dòng “Tên đơn vị”: Ghi tên đầy đủ hoặc tên viết tắt theo giấy chứng nhận ĐKKD, đăng ký thuế. 4. Dòng “Mã số thuế”: Ghi mã số thuế của Công ty mua hàng. 5. Dòng “Địa chỉ”: Ghi tên đầy đủ hoặc tên viết tắt theo giấy chứng nhận ĐKKD, đăng ký thuế. Quy định về viết tắt Thay Thay Thay Từ/Cụm từ Từ/ Cụm từ Từ/ Cụm từ thế thế thế Phường P Cổ phần CP Việt N am VN thanhnhutdang@gmail.com Trang 14 11/7/2015
- Kinh nghiệm làm kế toán xây dựng, xây lắp-07-11-15-UL Quận Q Trách nhiệm Hữu hạn TN HH Sản xuất SX Thành phố TP Khu công nghiệp KCN Chi nhánh CN … … … … … … N hưng phải đảm bảo đầy đủ số nhà, tên đường phố, phường, xã, quận, huyện, thành phố, xác định được chính xác tên, địa chỉ doanh nghiệp và phù hợp với đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế của doanh nghiệp. 6. Dòng “Hình thức thanh toán”: - Ghi “TM” nếu thanh toán bằng tiền mặt - Ghi “CK” nếu chuyển khoản - Ghi “TM/CK” nếu chưa xác định được hình thức thanh toán. Chú ý: Những hóa đơn có giá trị trên 20.000.000 vnđ bắt buộc phải chuyển khoản thì mới được khấu trừ thuế GTGT và tính vào chi phí hợp lý của DN. 7. Dòng “Số tài khoản”: Có thể bỏ qua hoặc ghi Số tài khoản của Công ty mua hàng. 8. Cột “STT”: Ghi lần lượt số thứ tự các loại hàng hóa, dịch vụ. 9. Cột “Tên hàng hóa, dịch vụ”: - Ghi đầy đủ, chi tiết, cụ thể tên hàng hóa như lúc nhập (tên, mã, kí hiệu). VD: Lúc nhập vào tên là “Máy Điều hòa LG JC12E” thì khi bán ra cũng phải ghi là “Máy Điều hòa LG JC12E”. - N ếu có quy định mã hàng hoá, dịch vụ để quản lý thì phải ghi cả mã hàng hoá và tên hàng hoá. - Các loại hàng hoá cần phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu thì phải ghi các loại số hiệu, ký hiệu đặc trưng của hàng hoá. VD: Số khung, số máy của ô tô, mô tô; địa chỉ, cấp nhà, chiều dài, chiều rộng, số tầng của ngôi nhà hoặc căn hộ;… 10. Cột “Đơn vị tính”: Ghi rõ đơn vị tính của hàng hóa (Cái, chiếc, m, bô, kg,…) như lúc nhập vào. N ếu nhập vào là chiếc thì xuất ra cũng phải là chiếc. Trường hợp có sự thay đổi về đơn vị tính thì phải có bảng quy đổi có xác nhận của nhà cung cấp. VD: Mua là cuộn bán là mét,… 11. Cột “Số lượng”: Ghi số lượng hàng hóa bán ra. 12. Cột “Đơn giá”: Ghi đơn giá của 1 đơn vị hàng hóa (giá chưa VAT). 13. Cột “Thành tiền”: Ghi tổng số tiền = Đơn giá X Số lượng (cột số 4 x cột số 5). Sau khi viết xong nội dung thì gạch chéo phần bỏ trống (nếu có), bắt đầu từ trái qua phải. 14. Dòng “Cộng tiền hàng”: Là tổng cộng số tiền ở cột “Thành tiền”. 15. Dòng “Thuế suất GTGT”: thanhnhutdang@gmail.com Trang 15 11/7/2015
- Kinh nghiệm làm kế toán xây dựng, xây lắp-07-11-15-UL - Ghi mức thuế suất của hàng hóa dịch vụ (0%, 5%, 10%,). - N ếu là hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế, được miễn thuế thì ghi gạch chéo: “ / ” - N ếu các mặt hàng có các mức thuế suất khác nhau thì phải lập 1 hóa đơn khác. 16. Dòng “Tiền thuế GTGT”: = Tổng dòng “Cộng tiền hàng” X dòng “Thuế suất GTGT”. N ếu là mặt hàng không chịu thuế thì gạch chéo “ / ” 17. Dòng “Tổng cộng tiền thanh toán”: = Tổng cộng dòng “Cộng tiền hàng” + “Tiền thuế GTGT”. 18. Dòng “Số tiền viết bằng chữ”: Viết chính xác số tiền bằng chữ ở dòng “Tổng cộng tiền thanh toán”. - Không được làm tròn số tiền lẻ trên hóa đơn GTGT. VD: 5.456.890 không được làm tròn thành 5.457.000 - Đồng tiền ghi trên hoá đơn là đồng Việt N am. - N ếu là ngoại tệ, tổng số tiền thanh toán được ghi bằng nguyên tệ, phần chữ ghi bằng tiếng Việt. VD: 10.000 USD - Mười nghìn đô la Mỹ. Đồng thời phải ghi tỷ giá ngoại tệ với đồng Việt N am tại thời điểm lập hoá đơn. - N ếu ngoại tệ thu về là loại không có tỷ giá với đồng Việt N am thì ghi tỷ giá chéo với một loại ngoại tệ được N gân hàng N hà nước Việt N am công bố tỷ giá. 19. Dòng “Người mua hàng”: Ai đi mua hàng thì người đó ký và ghi rõ họ tên. N ếu mua hàng qua điện thoại, qua mạng, FAX thì dòng “N gười mua hàng” không nhất thiết phải ký. N hưng phải ghi rõ là bán hàng qua điện thoại, qua mạng, FAX. 20. Dòng “Người bán hàng”: Ai lập thì người ấy ký và ghi rõ họ tên. 21. Dòng “Thủ trưởng đơn vị”: Giám đốc ký sống, đóng dấu, ghi dõ họ tên. N ếu Giám Đốc đi vắng thì phải có giấy ủy quyền cho người cấp dưới và đóng dấu treo vào góc trên bên trái của 3 liên. N gười được ủy quyền sẽ ký và ghi rõ họ tên vào đây. thanhnhutdang@gmail.com Trang 16 11/7/2015
- Kinh nghiệm làm kế toán xây dựng, xây lắp-07-11-15-UL Kinh nghiệm làm kế toán xây dựng, xây lắp | Kê khai thuế cho công trình vãng lai, ngoại tỉnh (Phần 5) Kê khai thuế GTGT vãng lai ngoại tỉnh như thế nào? Bài viết này Thanh Nhựt xin hướng dẫn cách kê khai thuế cho công trình xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh và chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh theo Thông tư 156/2013/TT-BTC. KẾ KHAI THUẾ CHO CÔNG TRÌNH XÂY LẮP, BÁN HÀNG VÃNG LAI NGOẠI TỈNH 1. Những trường hợp phải kê khai thuế GTGT vãng lai ngoại tỉnh VD: Công ty A có trụ sở tại Hà N ội, ký hợp đồng với Công ty C để thực hiện công trình được xây dựng (trong đó có bao gồm cả hoạt động khảo sát, thiết kế) tại Sơn La mà Công ty C là chủ đầu tư thì Công ty A thực hiện khai thuế GTGT xây dựng vãng lai đối với hợp đồng này tại Sơn La. VD: Công ty A có trụ sở tại Hà N ội mua 10 căn nhà tại thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó Công ty A bán lại các căn nhà này và thực hiện xuất hóa đơn cho khách hàng thì phải thực hiện kê khai, nộp thuế đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh theo tỷ lệ % doanh thu với cơ quan thuế tại thành phố Hồ Chí Minh. 2. Trình tự hồ sơ kê khai thuế vãng lai ngoại tỉnh a. Thuế suất tạm tính theo tỷ lệ - Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 10% thì chịu 2%. - Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 5% thì chịu 1%. b. Hồ sơ khai thuế GTGT vãng lai ngoại tỉnh - Tờ khai thuế giá trị gia tăng theo mẫu số 05/GTGT. - Hồ sơ kê khai thuế GTGT vãng lai ngoại tỉnh được kê khai theo từng lần phát sinh doanh thu. (N ếu trong 1 tháng có phát sinh nhiều lần thì đăng ký với với cơ quan thuế nộp theo tháng). c. Trình tự kê khai - Bước 1: Kê khai tại nơi xây dựng, xây lắp + Khi xuất hóa đơn (phát sinh doanh thu) bạn phải kê khai thuế. thanhnhutdang@gmail.com Trang 17 11/7/2015
- Kinh nghiệm làm kế toán xây dựng, xây lắp-07-11-15-UL Chú ý: N gày lập hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. + Đăng nhập vào phần mềm HTKK à Tờ khai thuế GTGT KD ngoại tỉnh (05/GTGT). + N ộp tờ khai Tờ khai thuế GTGT mẫu 05/GTGT tại cơ quan thuế nơi có hoạt động xây dựng, xây lắp,… + N ộp tiền thuế theo tỷ lệ 1% hoặc 2%/doanh thu vào kho bạc nhà nước nơi có hoạt động xây dựng, xây lắp,… (N ộp xong sẽ được cấp cho 1 chứng từ khấu trừ thuế). - Bước 2: Kê khai tại trụ sở chính Sau khi nhận được chứng từ khấu trừ thuế từ địa phương nơi xây dựng, xây lắp,… Các bạn kê khai thuế GTGT tại trụ sở chính, cụ thể như sau: + Đăng nhập vào phần mềm HTKK à Tờ khai GTGT khấu trừ (01/GTGT) à Kèm theo: PL 01- 5/GTGT (Các bạn nhập số tiền thuế đã nộp theo chứng từ khấu trừ thuế vào đây) à Sau đó ấn “Ghi” + Phần mềm sẽ tự động cập nhật số tiền thuế đó (được khấu trừ) vào chỉ tiêu số [39] "Số thuế đã nộp vãng lai ngoại tỉnh" trên Tờ khai GTGT khấu trừ (01/GTGT). Lưu ý: Phải lưu giữ chứng từ khấu trừ để chứng minh nhé. Để tìm hiểu rõ hơn các bạn có thể thêm tại điều 11 Thông tư 156/2013/TT-BTC và Công văn 6789/BTC-TCT ngày 29/05/2013 của Bộ tài chính. thanhnhutdang@gmail.com Trang 18 11/7/2015
- Kinh nghiệm làm kế toán xây dựng, xây lắp-07-11-15-UL Kinh nghiệm làm kế toán xây dựng, xây lắp | Mức phạt thuế GTGT (Phần 6) 08/10/2015 | Lượt xem: 838 Thanh Nhựt giới thiệu về mức xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn GTGTtheo Thông tư Số 10/2014/TT-BTC ban hành ngày 17/01/2014 của Bộ tài chính có hiệu lực từ ngày 02/3/2014: Quy định các mức xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn GTGT cụ thể như sau: MỨC PHẠT HÀNH VI VI PHẠM 200.000 - Không lập đủ các nội dung bắt buộc trên hoá đơn đến - Lập sai hoặc không đầy đủ nội dung của thông báo, báo cáo gửi cơ quan thuế (trừ thông báo phát hành hóa đơn) 1.000.000 - Đặt in hoá đơn mà không ký hợp đồng in bằng văn bản (Phạt cả 2 bên) - Không hủy hóa đơn được mua đã hết hạn sử dụng. - Không hủy hoặc hủy không đúng quy định các hóa đơn đã phát 2.000.000 hành nhưng chưa lập, không còn giá trị sử dụng. - Lập Thông báo phát hành hóa đơn không đầy đủ nội dung theo đến quy định. 4.000.000 - Không niêm yết Thông báo phát hành hóa đơn theo đúng quy định. - Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho người mua) để hạch toán kế toán, kê khai thuế và thanh toán vốn ngân sách. - Chậm nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (sau 10 ngày kể từ ngày hết hạn) 4.000.000 - Không hủy hóa đơn đặt in chưa phát hành nhưng không còn sử thanhnhutdang@gmail.com Trang 19 11/7/2015
- Kinh nghiệm làm kế toán xây dựng, xây lắp-07-11-15-UL đến dụng. - Lập hoá đơn không đúng thời điểm. 8.000.000 - Lập hóa đơn không theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn theo quy định. - N gày ghi trên hoá đơn đã lập xảy ra trước ngày mua hoá đơn của cơ quan thuế. - Lập hóa đơn nhưng không giao cho người mua (trừ trường hợp trên hoá đơn ghi rõ người mua không lấy hoá đơn hoặc hoá đơn được lập theo bảng kê) - Lập sai loại hoá đơn đã giao cho người mua hoặc đã kê khai thuế. - Không nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (được tính sau 20 ngày kể từ ngày hết thời hạn). - Không lập Thông báo phát hành hóa đơn trước khi hóa đơn được 6.000.000 đưa vào sử dụng (nếu các hóa đơn này đã được kê khai, nộp thuế) 6.000.000 - Khai báo sau 10 ngày về việc mất, cháy, hỏng hóa đơn đã mua đến nhưng chưa lập. 8.000.000 6.000.000 - Khai báo sau 10 ngày về việc mất, cháy, hỏng hóa đơn chưa thông báo phát hành. đến - Không lập Thông báo phát hành hóa đơn trước khi đưa hóa đơn 18.000.000 vào sử dụng (nếu các hóa đơn này chưa đến kỳ khai thuế) 10.000.000 - Làm mất, cháy, hỏng hoá đơn đã phát hành (dù chưa lập hãy đã đến lập), (liên giao cho khách hàng) nhưng khách hàng chưa nhận được. - Không lập hóa đơn khi bán hàng có giá trị > 200.000 20.000.000 thanhnhutdang@gmail.com Trang 20 11/7/2015
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Gạch bê tông nhẹ công nghệ bọt khí
5 p | 301 | 100
-
Giáo trình cơ học kết cấu công trình ngầm 10
6 p | 173 | 52
-
Kết cấu gạch đá-Chương2: NGuyên lý tính toán kết cấu gạch đá
9 p | 225 | 51
-
Giải pháp thông thoáng cho ngôi nhà
5 p | 213 | 49
-
Cơ Khí Học - Đồ Gá - Tự Động part 19
9 p | 201 | 46
-
Những lưu ý khi làm đường dốc gara ô tô
3 p | 174 | 15
-
Những bí quyết thiết kế để có ngôi nhà đẹp
5 p | 58 | 10
-
Đón ánh sáng trời
6 p | 80 | 9
-
Giáo trình phân tích khả năng ứng dụng cấu tạo trong dầm liên hợp ảnh hưởng từ biến của bê tông p1
5 p | 79 | 7
-
Chia nhỏ không gian phòng tắm
4 p | 83 | 7
-
Góc nhỏ trong nhà thêm tuyệt vời cho căn hộ của bạn
3 p | 60 | 6
-
Giáo trình phân tích tiết diện liên hợp ảnh hưởng từ biến của bê tông p4
5 p | 61 | 6
-
Ở căn hộ chung cư tầng cao hay thấp?
3 p | 88 | 6
-
Giáo trình phân tích khả năng ứng dụng cấu tạo trong dầm liên hợp ảnh hưởng từ biến của bê tông p4
5 p | 62 | 4
-
Làm nhà - trăm thứ phải lo
7 p | 47 | 4
-
Từ ngôi nhà truyền thống, nghĩ về việc làm nhà tiết kiệm
7 p | 57 | 4
-
Hòa quyện giữa đất và nhà
5 p | 51 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn