Kinh nghiệm nuôi cá chình thương phẩm trong ao
lượt xem 18
download
Kỹ thuật nuôi cá chình thương phẩm trong ao Cá chình là loài cá có tính thích ứng rộng với độ mặn nên có thể sống được ở nước mặn, nước lợ, nước ngọt. Cá thích bóng tối, sợ ánh sáng nên ban ngày chui rúc trong hang, dưới đáy ao, nơi có ánh sáng yếu, tối bò ra kiếm mồi di chuyển đi nơi khác. Da và ruột cá có khả năng hô hấp nên ở nhiệt độ
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kinh nghiệm nuôi cá chình thương phẩm trong ao
- Kỹ thuật nuôi cá chình thương phẩm trong ao Cá chình là loài cá có tính thích ứng rộng với độ mặn nên có thể sống được ở nước mặn, nước lợ, nước ngọt. Cá thích bóng tối, sợ ánh sáng nên ban ngày chui rúc trong hang, dưới đáy ao, nơi có ánh sáng yếu, tối bò ra kiếm mồi di chuyển đi nơi khác. Da và ruột cá có khả năng hô hấp nên ở nhiệt độ 6,8, ít bị ảnh hưởng của nước mưa. Ðáy ao là cát hoặc cát bùn. 2. Mật độ thả: Chỉ thả giống sau khi tẩy dọn ao kỹ. Thời điểm thả từ trung tuần tháng 3 đến hạ tuần tháng 4, khi nhiệt độ nước > 130C. Mật độ thả tùy thuộc vào điều kiện ao nuôi, phương thức nuôi và kích thước cá giống. Nếu muốn đạt năng suất 15 tấn/ha, thả 12-15 con/m2 (cỡ 20g/con) hoặc 9-12 con/m2 (cỡ 50g/con). Nếu muốn đạt năng suất 100 tấn/ha, thả 300-350 con/m2. 3. Quản lý ao nuôi: 3.1. Thức ăn và cho ăn
- Có thể sử dụng 2 loại thức ăn là tươi và thức ăn công nghiệp. Cho ăn theo nguyên tắc 4 định: định chất, định lượng, định thời gian, định địa điểm. + Định chất: Thức ăn có độ đạm . Nếu dùng thức ăn tươi, cần phải tươi, rửa sạch, sát trùng kỹ sau đó cắt nhỏ mới đem cho ăn. Thức ăn nuôi cá Chình phải có tỷ lệ đạm 45%, mỡ 3%, cellulo 1%, can xi 2,5%, phôtpho 1,3% cộng thêm muối khoáng, vi lượng, vitamin thích hợp. Nói chung tỷ lệ bột cá chiếm khoảng 70 - 75%, tinh bột 25 - 30% và một ít vi lượng, vitamin. Thức ăn tươi sống là cá, trai, hến. Trước khi cho ăn, cần trần cho thịt cá gần chín sau đó dùng dây thép xâu xuyên lại treo trong ao. Cũng có thể bỏ cá vào trong lồng lưới sắt. Nếu cho ăn trai hến thì nên thái thành miếng nhỏ cho ăn. Thức ăn tổng hợp nên lấy thức ăn động vật làm chính, thí dụ như bột cá, nhộng tằm. Cá Chình không ăn thức ăn chìm xuống dưới đáy bị ô nhiễm, do đó thức ăn tổng hợp không chìm, không bị rữa mới tốt. Nguyên liệu phụ có thể là khô dầu, các chất khoáng, vitamine, bột máu, men v.v... Để cho thức ăn tổng hợp lâu tan trong nước có thể dùng bột củ đậu, khoai lang đánh nhuyễn trộn với thức ăn đã nghiền sẵn. Bổ sung dưỡng chất: Thời gian tiêu hóa hết thức ăn của cá Chình là 6 giờ. Thông thường người ta phải trộn thêm vào thức ăn cá Chình một ít men bia, men tiêu hóa đường, elisa của khuẩn đơn bào và vi khuẩn sống trong ruột v.v… • Men bia: là hỗn hợp các nấm men và bã bia sau khi đã sấy khô. Men bia chứa 40–50% protein thô, 1 lượng lớn vitamine nhóm B và kích tố sinh trưởng chưa biết tên. Có thể phối hợp với tỷ lệ 2 – 3%.
- • Men đường mật: Chứa nhiều sinh tố nhóm B, thu được bằng cách phun trong chân không ở nhiệt độ thấp. Có mùi rất thơm, làm tăng tính ăn của cá Chình. • Elisa của khuẩn đơn bào: thu được trong quá trình lên men đường củ cải, có vị thơm ngọt của men, cho cảm giác ngon, có nhiều các protein, chất khoáng, vitamine và nhiều chất kich thích sinh trưởng chưa biết tên. Chất này dễ tiêu hóa, cá Chình thích ăn. Hàm lượng protein thô trên 65%, chất béo thô trên 4,5%. Tỷ lệ pha trộn vào thức ăn khoảng 1 – 2%. • Hỗn hợp các vi khuẩn sống bao gồm các chủng Lactobacillus.sp, Pediococcus acidilatici cùng với các chất nuôi cấy. Mỗi gam hỗn hợp này có khoảng trên 120.000 vi khuẩn sống. Nó có tác dụng tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng ở phần ruột non và gia tăng nhu động phần ruột già rút ngắn thời gian tiêu hóa thức ăn. Trong ruột cá những vi sinh vật này sẽ cạnh tranh với các vi sinh vật có hại về mặt không gian và chất dinh dưỡng làm cho chúng không phát triển được thậm chí bị tiêu diệt. Đặc biệt là loài Pediococcus acidilatici có tính kháng cự khá mạnh, sức ức chế vi sinh tạp có thể mạnh gấp 10 lần vi khuẩn Lactobacillus. • Các chất bổ gan, mật: Để tăng cường chức năng tiêu hóa, khả năng chịu đựng điều kiện chất lượng nước kém do nuôi với mật độ cao hoặc lạm dụng sử dụng hóa chất cần thiết phải bổ sung vào thức ăn một lượng thuốc bắc, axit mật (bile acid) và những chất bổ gan mật khác. + Sài hồ (Bupleurum chinense) có tính đắng, hơi hàn, có chứa nhiều steroidal saponins, các loại axit béo thăng hoa, có tác dụng kháng virus, diệt ký sinh trùng và giữ cho gan khỏi bị tổn thương. + Bản lam căn (Radix Isatidis ) tên tiếng Anh là
- Indigowoad Root có vị đắng, tính hàn. Thành phần chủ yếu gồm có Indican có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Mỗi kg thức ăn bổ sung độ 10 – 15g thuốc này. + Axit mật (Bile acid): có thể xúc tiến hấp thụ mỡ, vitamine, cholesterol. Giải các chất độc trong thức ăn có nhiều mỡ để lâu ngày. Mỗi tấn thức ăn bổ sung khoảng 100g. + Định địa điểm: phải cố định vị trí đặt sàng cho ăn. Sàng cho ăn là khung hình vuông kích cỡ 90 x 50 cm căng lưới nilon, mắt lưới to nhỏ phụ thuộc vào kích cỡ cá. Nên đặt sàng ăn ở chỗ tối, kín gió. + Định lượng: Thức ăn tươi mỗi ngày cho ăn 20 – 30% tổng khối lượng cá trong ao; thức ăn chế biến hoặc thức ăn công nghiệp cho ăn 3 – 4% tổng khối lượng cá trong ao. Khi nhiệt độ thấp hoặc quá nóng vào mùa hè (trên 30 độ C) nên giảm bớt khẩu phần. Yêu cầu thức ăn thả xuống sau 20 phút phải ăn hết. + Định thời gian: cho ăn 1 lần vào lúc 9 giờ sáng. 5 phút sau khi trộn đều thức ăn với dầu, nước, cho cá ăn ngay, khoảng 2/5 số thức ăn nổi trên mặt nước, 3/5 rơi xuống khay đựng thức ăn là được. Sàn cho ăn nên đặt ở vị trí giữa hoặc gần đáy, nhưng cũng có thể để sát tầng mặt để tiện quan sát hoạt động bắt mồi của cá. Bên trên sàn cho ăn nên che ánh nắng mặt trời. Cho ăn vào lúc 8 – 9 giờ sáng và 4 – 5 giờ chiều. Đề phòng cá Chình bỏ ăn, có thể dùng các phương pháp sau: • Phải che nơi cho ăn. • Cần tăng thêm điểm cho ăn để số cá thể tản mát vẫn có thể tìm được thức ăn. • Có thể đưa thức ăn vào lồng có kích cỡ mắt lưới khác
- nhau để cá to không cạnh tranh thức ăn với cá nhỏ. • Nên có biện pháp phòng bệnh sớm đối với các loại bệnh như: bệnh đốm trắng, trùng bánh xe, sán lá Dactylogyrus v.v…Nếu những loài này ký sinh sẽ làm cho chúng yếu dễ tạo điều kiện con khác ăn thịt. • Trong cùng một ao nên thả cá giống cùng cỡ, cá nhỏ rất dễ bị cá lớn truy đuổi, suốt ngày trốn tránh, không kiếm được thức ăn. Nên phân loại cá hàng tháng. 3.2. Lọc phân đàn Định kỳ phân cỡ cá 1 tháng/lần, tách con lớn, con nhỏ nuôi riêng để cá đồng đều và chóng lớn. Trước khi phân cỡ để cá nhịn từ 1 - 2 ngày, lùa ao để cá bài tiết hết thức ăn trong bụng, dùng sàng nhẵn để phân loại cá, không dùng tay bắt cá. 3.3. Quản lý chất lượng nước: Ao nuôi năng suất 15 tấn/ha cần lắp bộ sục khí 1,5 – 2,0 kw cho 1000 m2. Căn cứ vào thời tiết cụ thể mà mỗi ngày mở máy 3 – 4 lần giúp cho ôxy phân phối đều trong các tầng nước. Trước khi cho cá ăn, nên mở sục khí đề phòng thiếu ôxy cục bộ do cá tập trung ăn tại một chỗ. Nếu có điều kiện thì nuôi bằng nước chảy. Nếu nuôi trong ao nước tĩnh, cần thay 1/10 lượng nước trong ao khi nhiệt độ cao. Nên thay nước vào lúc trời mát. Khi có mưa to hoặc nước lũ, cần ngừng cho ăn, không thay nước. Trường hợp ao bị nước lũ tràn vào, nên dùng thuốc tím 1,5 ppm hoặc vôi sống 15-20 ppm để ổn định chất lượng nước. Không nên sử dụng nước lũ để thay nước ao. 3.4. Bệnh thường gặp và cách phòng trị: + Khống chế tần số cho ăn: Mùa hè cá ăn mạnh nên cũng dễ cho ăn thừa thức ăn. Một khi ăn quá nhiều gan của cá phải làm việc nhiều khiến cho khả năng kháng
- bệnh giảm, nhất là về mùa hè cá dễ bị mắc các chứng viêm ruột và nhiều chứng bệnh khác vì vậy khẩu phần về mùa hè nên giảm chỉ còn 70-80% so với ngày thường. + Sử dụng thuốc phòng trừ dịch bệnh về mua hè cần phải chú ý vì tác dụng của thuốc phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ. Thí dụ thuốc tẩy trùng có gốc clo mỗi khi nhiệt độ nước tăng 10 độ C thì tác dụng của thuốc tăng lên gấp đôi. Vì vậy về mùa hè lượng thuốc sử dụng phải giảm bằng 2/3 hay ½ so với thông thường. + Mùa này sử dụng đông nam dược là chủ yếu. Hoạt tính của các loại thuốc này không phụ thuộc vào nhiệt độ, không để lại dư lượng trong sản phẩm. Tiện đây xin giới thiệu 2 bài thuốc đông nam dược như sau: Phòng trị bệnh viêm ruột: hoàng liên 2 g; hoa kim ngân 5 g; rễ bản lan 5 g; cỏ ngư tinh 5 g; rau rền răng ngựa 5 g; cỏ quỷ châm 5 g; sơn trà dại 3 g; đun lấy nước trộn với mỗi kg thức ăn cho ăn trong 7 ngày. Phòng trị bệnh nát mang: hoàng liên, đại hoàng, xuyên tâm liên, bản lan căn, ngũ bội tử mỗi loại 5 ppm sắc lấy nước rắc đều khắp ao trong vòng 18 giờ. 3.4.1. Bệnh bại huyết mất nhớt: Xảy ra trên cá Chình châu Âu (Angilla angilla). Phương pháp phòng bệnh chủ yếu là thả thưa và lọc cá phân đàn kịp thời. ngoài ra phải khống chế chế độ cho ăn. Không cho ăn quá nhiều. Phải định kỳ khử trùng và điều chỉnh chất nước loại trừ NH3 ra khỏi hồ nuôi. Kịp thời lọc cá bênh ra khỏi hồ nuôi, diệt trừ ký sinh trùng. Khi chữa bênh đầu tiên nên loại trừ ký sinh trùng, khi bệnh phát triển mạnh mới nên sử dụng thuốc kháng khuẩn mới có thể khống chế bệnh tình và giảm tổn thất do cá chết. 3.4.2. Bệnh nát ruột:
- Xảy ra ở cá Chình Nhật bản (A. japonica): đã phân lập được 2 loại vi khuẩn là Vibrio gây thương tích và Vibrio cá Chình nhưng chưa rõ tác nhân gây bệnh. Bệnh này thường xảy ra ở những ao nuôi không ngọt hoá hoàn toàn khi nhiệt độ nước xuống dưới 20 độ C, tức là vào khoảng từ tháng 12 đến tháng 4. Khi nhiệt độ nước cao hơn 23 độC, bệnh không xảy ra. Tỷ lệ tử vong của bệnh này khoảng 0,1%- 0,5%. Biểu hiện của bệnh là tia vây xuất huyết màu đỏ, hậu môn sưng đỏ, màu sắc vùng thân ngực bạc sưng lên hoặc rữa nát. Do tốc độ lây lan nhanh làm cho tỷ lệ tử vong cao. Phương pháp phòng bệnh chủ yếu là giữ cho nước hồ sạch sẽ, định kỳ khử trùng. Khi cá bị bệnh có thể dùng chất khử trùng chứa clo rắc khắp ao. Dùng Oxytetracycline cùng với bột tam hoàng và ngũ bội tử tắm cho cá bị bệnh 36-48 giờ. Tuy nhiên cách trị tốt nhất là nâng nhiệt nước ao lên 23-25 độ C trong vòng 10 ngày bệnh sẽ hết. 3.4.3. Bệnh sán lá: Đây là ký sinh trùng ký sinh chủ yếu ở mang cá Chình. Ký sinh trùng không trực tiếp gây chết cá nhưng ảnh hưởng đến khả năng bắt mồi. Nếu số lượng ký sinh trùng nhiều sẽ làm cho mang bị thối rữa dẫn đến chứng bại huyết hoặc mốc nước. Thông thường do sử dụng thuốc diệt trùng không đúng cách làm cho cá Chình châu Âu bơi lội cấp tốc dẫn đến cá chết do chứng mất nhớt, bại huyết . Phương pháp phòng bệnh chủ yếu là tẩy trùng định kỳ. Khi sử dụng phải dùng đúng nồng độ, kết hợp nhiều loại thuốc tẩy cùng một lúc để đề phòng hiện tượng kháng thuốc. Sau khi tẩy trùng phải dùng ngay thuốc giải độc để khỏi ảnh hưởng sức khoẻ cá. 3.4.4. Bệnh trùng quả dưa: Bệnh này còn gọi là bệnh đốm trắng hiện chưa tìm được loại thuốc hữu hiệu nào thay thế loại thuốc đã bị cấmmà
- chỉ dùng thuốc đông nam dược kết hợp với hợp chất I-ôt hoá trị cao (5+) 35-60 ml/m3 và muối ăn tắm trong thời gian dài để khống chế. Thay nước 1 lần/ngày, làm liên tục như vậy 3-5 ngày. 3.4.5. Một số bệnh do trúng độc: a/ Trúng độc do đạm amôn: Nguyên nghân: do nồng độ đạm amôn và nitrit quá cao dẫn đến trúng độc cấp tính hoặc mãn tính. Cá bị trúng độc phân tán gắp thức ăn rồi lại nhả ra, bơi lội yếu ớt. Trường hợp nghiêm trọng cá ở tư thế treo thẳng đứng đuổi không chạy. Khi mổ cá phát hiện nội tạng như mật gan, lá lách đều xưng tấy. Bệnh này thường xảy ra khi nuôi mật độ cao vào mùa nóng, hiện tượng trúng độc mang tính cấp. Mùa đông cũng có thể xảy ra do tiết kiệm thay nước, thả với mật độ cao hiện tượng trúng độc sảy ra từ từ. Ở những nơi có nguồn nước tốt, thay nước được thường xuyên ít gặp trường hợp này. Trúng độc cấp tính dẫn đến cá chết hàng loạt, trúng độc mãn tính cá chết ít và từ từ nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính ăn và tốc độ lớn cả đàn cá. Đề phòng bệnh này nên thay nước thường xuyên, giảm mật độ nuôi đến độ thích hợp. Ao nuôi 2 – 3 năm vớt bùn một lần. Mùa hè nhiệt độ cao nên giảm lư\ợng thức ăn. Khi cá bị bệnh có thể bón vôi với liều lượng 20 ppm, mỗi ngày 1 lần liên tục trong 3 ngày. Rải thuốc tím khắp ao với liều lượng 2 – 3 ppm liên tục trong 3 ngày. Cũng có thể dùng methylengreen-basic-blue 1,5 – 2,0 ppm liên tục trong 2 – 3 ngày hoặc sử dụng chế phẩm sinh học để loại trừ đạm amôn và đạm nitrit. b/ Trúng độc do lân hữu cơ: Nguyên nhân của sự trúng độc này là do sử dụng quá nhiều thuốc sát trùng có chứa lân hữu cơ hoặc do thuốc trừ sâu dùng trong nông nghiệp vào trong ao qua đường nguồn nước cấp.
- Triệu chứng trúng độc nếu nhẹ thấy mầu cá biến thành mầu trắng, ăn bình thường. Nhưng nếu nặng thì số lượng cá trắng thân tăng, sức ăn giảm bớt. nếu vớt cả chuyển sang nơi có chất nước bình thường thì những cá thể này chuyển sang màu bình thường sau 2 – 3 giờ. Trường hợp trúng độc nghiêm trọng hơn thì đầu cá quay xuống dưới hoặc bơi lùi lại phía sau. Cá biểu hiện bơi lội yếu ớt bị động trôi theo dòng nước tập trung đến cống tháo nước. Thân cá mất nhớt, có thể lấy tay vớt được cá. Khi vớt cá trên tay cá có biểu hiện cơ co rút. Cá biệt có con nhô đầu lên khỏi mặt nước há mồm, sau đó chìm xuống đáy hồ chết. Cá chết thân cứng, mồm há, mang xung huyết nặng. Giải phẫu cá chết thấy gan có mầu vàng, mật xưng to, ruột xuất huyết. Trường hợp trúng độc này thường sảy ra vào các tháng 7 – 8 lúc nông nghiệp sử dụng nhiều hóa chất. Biểu hiện nhiễm độc rõ nhất đối với cá cỡ nhỏ dần đàn đến cá lớn. Bệnh này loài cá Chình nào cũng mắc. Tỷ lệ chết và tổn hại kinh tế rất cao. Muốn tránh hiện tượng này cần lưu ý đến chất lượng nguồn nước khi thay nước đặc biệt vào mùa vụ nông nghiệp sử dụng nhiều hóa chất, đồng thời tránh dung những loại thuốc có độc tính lân hữu cơ cao. Khi phát hiện cá bị nhiễm độc cần lập tức thay nước. Sử dụng Atropine Sulfate hay Anisodamine 20 – 25 viên/m3 nước để giải độc. sang ngày thứ hai sau khi thay nước cũng sử dụng nhưng loại thuốc trên nhưng giảm 1/2 liều lượng. Sau đó bổ sung các loại hóa chất làm sạch nguồn nước khác cho đến khi cá ăn trở lại bình thường. Trường hợp nghiêm trọng có thể dùng thêm muối ăn, methylen- green-basic-blue, sinh tố C và một số thuốc thảo dược giải độc khác. Sau khi làm các động tác trên nên bổ sung vào thức ăn Atropine Sulfate, Anisodamine hay thuốc trợ gan để ổn định giải độc cho gan cá. c. Ngộ độc kim loại nặng Các kim loại nặng như kẽm, đồng, thủy ngân có thể làm cho cá Chình trúng độc. Nguyên nhân dẫn đến có thể do
- sử dụng ống dẫn nước mạ kẽm bị sét gỉ tan vào nước. Thủy ngân và đồng chủ yếu do sử dụng hóa chất trong quá trình nuôi có thành phần các chất này vượt quá liều cho phép. Triệu chứng nhiễm độc kim loại nặng là cá hoạt động bất thường, bơi lội cấp tốc nhát gừng, mất phương hướng, đầu luôn nhô khỏi mặt nước. Màu sắc thân cá trở nên xẫm, mang đỏ thẫm. nhìn qua kính hiển vi thấy màu máu ở mang cũng thẫm. Cá bệnh ra khỏi nước có tình trạng co giật, cơ toàn thân bị co cứng. Cá bơi lội yếu ớt, bị cuốn theo dòng nước đến cửa tháo nước. Cá chìm dưới đáy bể có dạng như chuột rút, vây hậu môn xung huyết. Cá bệnh bỏ ăn, gan mầu bạc, mật xưng to, lách xưng to. Trường hợp trúng độc do nguồn nước từ bên ngoài chủ yếu sảy ra đối vói cá Chình cỡ nhỏ, nhạy cảm đối với kim loại nặng. Nếu thể tích nước nhỏ nồng độ kim loại nặng sẽ cao do đó tình trạng sẽ nghiêm trọng. Trường hợp sử dụng thuốc quá liều đẫn đến ngộ độc cho cá vẫn thường sảy ra. hệ quả của tình trạng này làm cho cá chết nhiều, hoặc ít ra cũng ảnh hưởng tới tính ăn và sức sinh trưởng của cá. Để tránh ngộ độc kim loại nặng không nên sử dụng ống nước mạ kẽm. sử dụng hóa chất phải tuân thủ theo hướng dẫn, đặc biệt cẩn thận khi sử dụng đối với cá cỡ nhỏ. Khi chắc chắn cá bị trúng độc kim loại nặng nên lập tức thay nước. Sau khi thay nước dùng muối natri của EDTA để khử kim loại nặng. Đồng thời tắm cho cá bằng nước muối 4 – 5‰ , sau 18 – 20 giờ thay nước cho thêm một ít thuốc kháng sinh aureomicine 2 – 3 ppm trong vòng 2 – 3 ngày, cá sẽ hồi phục nhanh chóng. 3.4.6. Cách phòng và ứng phó với bệnh: Tăng cường biện pháp khống chế ký sinh trùng: Định kỳ kiểm tra cá xác định tỷ lệ cảm nhiễm ký sinh trùng. Nếu tỷ lệ cảm nhiễm cao phải xử lý ngay. Về mùa mưa chất lượng nguồn nước có nhiều thay đổi cần tăng
- cường kiểm tra. Khi dùng thuốc diệt ký sinh trùng cần nghiêm chỉnh tuân thủ chất lượng và liều sử dụng tránh làm cho cá bị sốc do quá liều. Thông thường sau khi dùng thuốc lần thứ nhất độ 1 tuần phải lặp lại để tiêu diệt nốt ấu trùng ký sinh trùng mới nở hoặc ở thể tiềm sinh tái hiện. Mùa đông nên giữ nhiệt độ nước ổn định. Có thể che bằng mái nilon để giúp nâng nhiệt, đồng thời giảm mật độ thả nuôi, ít thay nước để giữ nhiệt. Tránh làm xây xát làm cho nấm và mầm bệnh xâm nhập. Nếu có điều kiện thì hàng tuần nâng nhiệt có thể hạn chế nấm và các bệnh ngoài da phát triển. Nghiêm túc kiểm tra chất lượng thức ăn. Kịp thời điều chỉnh công thức pha trộn thức ăn khi nguyên liệu thay đổi để đảm bảo thành phần chất dinh dưỡng và vệ sinh đề phòng bệnh đường ruột phát sinh. Cố gắng sử dụng các chế phẩm sinh học để khống chế chất lượng nước và môi trường ao nuôi. Sử dụng men tiêu hóa làm cho thức ăn dễ tiêu và tránh bệnh viêm ruột. Sử dụng các chế phẩm sinh học làm tăng sức đề kháng bệnh của cá. Những điểm cần chú ý khi sử dụng thuốc cho cá Chình: - Phải xác định chính xác nguyên nhân bệnh trước khi dùng thuốc; - Liều lượng phải chính xác, cách sử dụng phải theo hướng dẫn; - Phải có nhật ký ghi Chép lịch sử dụng thuốc. - Không được sử dụng thuốc đã bị cấm; 4. Thu hoạch và chế biến 4.1. Thời điểm thu hoạch cá Chình Có thể thu làm nhiều lần, bắt con to trước. Người ta thu hoạch cá Chình lúc đến giờ cho ăn dùng lưới vớt lên. Cũng có thể dùng lưới vây để thu hoạch. Thời điểm thu hoạch còn phụ thuộc vào nhu cầu và thị hiếu thị trường. Mỗi năm có thể tiến hành thu hoạch 4 lần: đầu tháng 6,
- cuối tháng 7, đầu tháng 9 và trung tuần tháng 11. Nên ngừng cho ăn 1-2 ngày trước khi thu hoạch. Mùa hè nên thu vào buổi sáng, mùa thu và mùa đông nên thu muộn một chút cá sẽ ít bi thương. 4.2. Cải thiện chất lượng sản phẩm theo nhu cầu thị trường Chúng ta đang đối mặt với vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm soát thương mại. Để bảo vệ sức khỏe cho người sử dụng thực phẩm cần thiết phải xây dựng một chế độ kiểm hóa nghiêm túc, mới, hợp với thông lệ quốc tế, để hàng hóa xuất bán đảm bảo đủ tiêu chuẩn vệ sinh. Căn cứ theo tiêu chuẩn này mọi quá trình nuôi, gia công chế biến và nhà xuất khẩu phải kết thành một mạch để có thể truy xuất gốc hàng hóa. Làm sao để sản phẩm xuất ra phải được người tiêu dùng vui vẻ chấp nhận về tất cả các mặt chất lượng, vệ sinh, mầu sắc. Xét cả quá trình sản xuất thì có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng và mầu săc sản phẩm như: điều kiện tự nhiên, nguồn giống, thức ăn, kỹ thuật nuôi, gia công chế biến, bao bì, lưu kho, vận chuyển. Tất cả đều phải tuân thủ đồng bộ thì mới có thể thỏa mãn tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Đầu tiên phải bắt đầu từ môi trường ương cá giống. Các cơ sở ương giống phải chọn nơi có nguồn nước sạch sẽ không bị ô nhiễm do thiên nhiên (nguồn có nhiều kim loại nặng hòa tan, chua hoặc kiềm quá, hàm lượng chất hữu cơ cao) hoặc do con người (ô nhiễm do sản xuất, sinh hoạt, rác thải) gây nên. Cũng có thể sử dụng nguồn nước không đạt yêu cầu nhưng con người có thể cải tạo bằng các biện pháp như lọc, lắng, tăng hoặc giảm nhiệt độ, điều chỉnh màu nước v.v… Tóm lại nước đưa vào trại giống khi đưa vào hóa nghiệm phải phù hợp với tiêu chuẩn cho phép. Các trại giống tốt hơn hết nên có ao chứa, ao xử lý.
- Thực tế chứng minh rằng nguồn nước nếu được sục khí, tiêu độc, gây màu tốt, điều chỉnh nhiệt độ thích hợp dùng nuôi nước chảy để ương cá có thể đảm bảo cho quá trình nuôi an toàn, ít bệnh tật, tốc độ sản xuất nhanh, cá xuất xưởng đều và khỏe mạnh với giá thành hạ. 4.3. Phương pháp cải thiện mầu sắc cá thương phẩm Mầu sắc cá thương phẩm là yếu tố quan trọng quyết định giá cá bán cao hay hạ. Vì thế các nhà sản xuất đều quan tâm đến cách cải thiện mầu sắc cá khi xuất bán. Muốn cải thiện mầu sắc cá thương phẩm trước hết phải hiểu cơ chế và nguyên nhân dẫn đến thay đổi màu sắc cá. a. Màu sắc cá Chình gồm nhiều loại sắc tố như: Carotenoids, Melanin, Guanine và nhiều nhân tố khác tương tác với nhau mà tạo nên. b. Các nhân tố ảnh hưởng đến màu sắc cá: + Dẩu, chất chống ôxy hóa, vitamine trong thức ăn có thể giúp bảo vệ các sắc tố không bị phân giải tạo điều kiện cho cá hấp thu các loại sắc tố nhóm caroten. Nếu hàm lượng canxi trong thức ăn cao có thể làm giảm khả năng hấp thụ caroten. + Tính chất vật lý của các carotenoids như hạt to nhỏ khác nhau, tính ổn định, cấu trúc hóa học khi lắng đọng dưới da cá biểu hiện khác nhau. + Nhiệt độ, nồng độ ôxy, phù du sinh vật trong môi trường nuôi và thời gian cho ăn đều ảnh hưởng tới việc hấp thu và lắng đọng sắc tố. + Tình trạng sức khỏe của bản thân cá ảnh hưởng đến quá trình bắt mồi, tiêu hóa và hấp thu, từ đó ảnh hưởng đến khả năng hấp thu carotenoids và các sắc tố khác. Từ đó ảnh hưởng đến màu sắc bên ngoài cũng như màu thịt cá. + Quá trình ôxy hóa, lipid hóa của thức ăn cũng ảnh hưởng đến trầm tích các sắc tố. + Thiếu vitamine cũng làm cho cá đen ra. c. Phương pháp điều chỉnh màu sắc
- Dùng dầu cá có chất lượng tốt làm thức ăn cho cá. Nếu dùng dầu cá tầm tinh luyện trong thời gian dài có thể làm cho mầu cá có mầu xanh bóng tự nhiên. Bổ sung vào thức ăn các loại như rong biển, hoặc tảo spirulina, những loại thức ăn này giúp cải thiện màu sắc cá Chình. Vitamine trong thức ăn phải đầy đủ có lợi cho việc lắng đọng sắc tố, ngăn chặn màu cá hóa đen hoặc màu đồng xám. Bổ xung chất khoáng cần loại tinh khiết. Cá Chình sở dĩ có mầu đồng xám là do các chất khoáng không tinh khiết không đáp ứng đúng tỷ lệ theo yêu cầu (nhiều quá hoặc không đủ lượng). Tốc độ tiêu hóa hấp thu phải cao, nếu không sắc tố rất khó lắng đọng. Có thể bổ sung một lượng chất kích thích tiêu hóa như "TOARAZE". 4.4. Vận chuyển cá thịt tươi sống Vận chuyển cá Chình thịt yêu cầu số lượng lớn. Có 2 cách vận chuyển cá thịt tươi sống được sử dụng hiện nay là dùng túi nilon bơm ôxy hoặc vận chuyển khô trong thùng gỗ có tưới nước. Vận chuyển bằng túi bơm ôxy dùng cho vận chuyển xa. Loại sau dùng cho cự ly gần. Túi nilon kích thước 40 x 60 cm, mỗi túi có thể thả 10 kg, nếu hạ nhiệt độ xuống 10oC thì có thể thả 15 kg. Mùa hạ nhiệt độ cao cần sử dụng phương pháp "hạ nhiệt 3 cấp" hạ dần xuống 10oC cho cá đỡ bị sốc. Sau khi ổn định mới bơm ôxy và vận chuyển. Phương pháp vận chuyển tưới nước: chia làm 4 – 5 khoang thùng gỗ buộc thành một khối. Mỗi khoang đựng 3 – 4 kg cá. Mỗi khối khoảng 20 kg. Những điểm cần chú ý khi vận chuyển cá Chình thịt cũng giồng như đối với vận chuyển cá giống 4.5. Gia công chế biến Cá Chình rất khoẻ, da cá nhiều nhớt, rất trơn khó tóm bằng tay nên rất khó làm thịt. Tuy nhiên cá Chình lại kém chịu rét. Tốt hơn hết là bỏ chúng vào bao nilon, thả vào
- tủ đá mấy phút. Cá Chình nhanh chóng đi vào trạng thái ngủ lúc này có thể đem ra làm thịt. Chế biến cá Chình có nhiều cách. Nếu muốn giữ hình dạng nguyên con thi cắt ở cổ một nhát gần đến xương sống và trước hậu môn cũng cắt ngang một nhát. Dùng nước nóng rửa sạch nhớt. Sau đó dùng đôi đũa cho vào vết cắt hậu môn ngoáy vài vòng rút hết ruột gan và nội tạng ra, cắt bỏ mang là xong. Nếu như muốn cắt thành miếng thì dùng đinh đóng đầu cá xuống thớt, làm sao để lưng quay về bên phải nằm ngang trên thớt, dung dao sắc rạch một đường suốt từ gáy xuống đến đuôi. Cắt ngang cổ cá tuốt xuống dưới, lọc hết nội tạng, xương sống, đầu. Sau đó cắt miếng, đem gia công. Những người nuôi cá Chình ở châu Á đa số sử dụng thức ăn do Nhật sản xuất. Thức ăn này có dạng bột, khi cho ăn người ta trộn thêm dầu và nước khuấy đều thành dạng keo dẻo. Dùng loại thức ăn này dễ huấn luyện cá nhưng tính ổn định của nó trong nước không cao, dễ gây ô nhiễm môi trường nước. Có người sử dụng thức ăn dạng hạt, cho ăn qua máy cho ăn tự động. Khi rơi xuống nước thức ăn này nở ra và nổi lên. Thức ăn dạng hạt có tính ổn định cao do hút ít nước, khó hòa tan, sau khi cho ăn có thể vớt hết thức ăn thừa ra. Vì thế nó ít gây ô nhiễm môi trường và dễ quan sát tình trạng bắt mồi của cá. Ngoài ra trong quá trình chế biến nó được xử lý ở nhiệt độ và áp suất cao, nguyên liệu tinh bột được hồ hóa triệt để, dễ tiêu hóa nên hiệu suất tiêu hóa cao.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt ao đất
2 p | 447 | 92
-
Kỹ thuật nuôi cá Rồng
7 p | 245 | 68
-
Kinh nghiệm nuôi cá chẽm trong lồng
7 p | 155 | 26
-
Công nghệ ương giống và nuôi thương phẩm cá chình hoa
6 p | 146 | 18
-
Nuôi cá bống tượng ở miền Bắc
3 p | 167 | 17
-
Ương và nuôi cá chình thương phẩm trong bể xi măng
2 p | 152 | 14
-
Nuôi Cá Chình Bông Trong Bể Xi Măng
4 p | 110 | 13
-
Các kỹ thuật nuôi cá chình thương phẩm
10 p | 121 | 12
-
BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÁ TRA
8 p | 133 | 11
-
Nghiên Cứu Thành Công Quy Trình Nuôi Thương Phẩm Cá Chình Bông
3 p | 76 | 9
-
Kỹ thuật nuôi cá chình thương phẩm trong ao đất
10 p | 93 | 9
-
Nuôi cá chình thương phẩm: Những sai lầm thường gặp
5 p | 70 | 7
-
Kinh nghiệm nuôi cá Chình trên bể xi măng
4 p | 72 | 7
-
Nuôi cá mú khép kín ở Đài Loan
12 p | 80 | 6
-
Nuôi cá tra thịt trắng
5 p | 85 | 4
-
Kinh nghiệm sản xuất giống cá rô đồng
3 p | 75 | 4
-
Kinh nghiệm sản xuất cá rô đồng giống
3 p | 61 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn