Kinh nghiệm nuôi lươn
lượt xem 145
download
Mùa nước nổi hằng năm là thời điểm nuôi lươn lý tưởng nhất vì phù hợp thời gian sinh trưởng của lươn, thức ăn các loại rất rẻ, nhiều người còn tự đi kiếm tôm cá các loại cho lươn ăn không tốn tiền mua.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kinh nghiệm nuôi lươn
- Kinh nghiệm nuôi lươn Nguồn: vietlinh.com.vn Mùa nước nổi hằng năm là thời điểm nuôi lươn lý tưởng nhất vì phù hợp thời gian sinh trưởng của lươn, thức ăn các loại rất rẻ, nhiều người còn tự đi kiếm tôm cá các loại cho lươn ăn không tốn tiền mua. Mùa nước nổi, môi trường lại rất trong sạch đối với việc nuôi lươn và đặc biệt là cho thu hoạch ngay dịp Tết hoặc ra giêng nên bán giá rất cao. Với lươn loại 3 nuôi lại trở thành mùa nghịch nên giá cũng cao và luôn đắt hàng. TẠO BỒN NUÔI Với diện tích vài chục mét vuông và không theo quy cách (có thể 1 - 2 m x 10 - 20 m), nếu điều kiện không cho phép thì nơi đặt bồn nuôi lươn ở đâu cũng được, có thể là trước sân, sau hè, mương vườn, thậm chí tận dụng chuồng heo, chuồng bò... miễn là nơi đó phải tương đối yên tĩnh. Bồn nuôi có chiều cao khoảng 1 m. Nếu điều kiện cho phép thì đào sâu 0,4 m, đắp bờ cao 0,6 m. Điều kiện khó khăn thì mua bạt nilông về lót đáy, kéo cao 4 góc, cố định bằng cọc gỗ. Chiều cao bồn từ 8 tấc đến 1 mét. Đáy bồn tạo một lớp bùn cao khoảng 30 - 40 cm, trong đó độn thêm rơm, cỏ, cây chuối mục để tạo môi trường cho lươn trú ẩn, có thể độn thêm vào dây nilông bó thành chùm dưới lớp bùn vì dây nilông không thối mục gây ô nhiễm môi trường. Lớp bùn phải không pha cát và không lẫn vật sắc nhọn làm sây sát lươn. Giữa bồn tạo một gò đất sét cao khoảng 60 - 80 cm, rộng 50 - 60 cm cho lươn làm hang. Trước khi thả lươn giống phải cải tạo bồn nuôi: cho nước vào vừa ướt đất, rải vôi với liều lượng 100 - 150 g/m2. Ba ngày sau tháo nước, phơi khô 1 - 2 ngày.
- Sau đó cấp nước trở lại, giữ cho môi trường nước ổn định khoảng 2 - 3 ngày mới thả giống. Mực nước trong bồn chỉ cao khoảng 20 - 30 cm, nếu nước sâu quá lươn vận động nhiều tiêu hao năng lượng, cơ thể sẽ chậm lớn và hao thức ăn. Ngang mực nước bên trên có lỗ thông để thoát tràn, phòng khi mưa nhiều nước dâng cao lươn ra ngoài. Lươn không ưa ánh sáng mạnh, đồng thời ánh sáng làm nóng nước. Trong bồn thả lục bình, rau muống, rong khoảng 2/3 diện tích mặt bồn, ở thành thị có thể tạo sinh cảnh bằng các loài hoa cỏ thủy sinh đẹp mắt. Các loài rau cỏ thủy sinh còn có tác dụng lọc nước, đồng thời làm cho môi trường sống của lươn gần với tự nhiên hơn. Tại gò đất giữa bồn có thể trồng khoai môn, cỏ, thủy trúc. Phía trên mặt bồn làm giàn hoa hoặc bầu bí che máát nơi nuôi lươn. Giữa giàn gắn vài bóng đèn “cà na” dụ côn trùng đến làm thức ăn “dặm” cho lươn. Khi trời mưa, nếu là hồ đất, lươn hay tìm cách trốn đi, do đó phải rào lưới xung quanh, đồng thời ngăn chặn mèo chuột bắt lươn ăn thịt. Đã có nhiều hộ nuôi lươn thất thoát kiểu này mà không biết, cứ tưởng lươn chết trong bồn vùi mất xác. Để tiện kiểm tra trong quá trình nuôi cũng như thu hoạch, đồng thời hạn chế việc lươn đào hang trú ẩn dễ sây sát, hai anh Lý Lâm Vũ và Nguyễn Văn Phích ở xã Bình Thạnh, huyện Châu Thành (An Giang) còn có sáng kiến đặt những ống trúm (ống tre khoét ruột) trong bồn nuôi cho lươn trú ẩn. Mỗi ống 2 - 3 con chui vào, muốn bắt lươn chỉ cần nhấc ống trúm lên. Anh Vũ cho biết, sống trong ống tre lươn cực kỳ thích và mau lớn lại ít bệnh hơn khi vùi trong bùn. THẢ GIỐNG Lươn giống có thể là lươn sinh sản ở trại giống hoặc săn bắt tự nhiên. Ở vùng lũ, bà con thường tự săn bắt như đặt dớn, trúm, ủ mô cỏ trong nước dụ lươn vào hay mua của những người làm nghề này về nuôi. Tuy nhiên cần chú ý không
- nuôi lươn bị “xuyệt điện”, thân cứng đờ, ít hoạt động vì hầu hết sẽ chết sau vài ngày. Chọn lươn cùng kích cỡ thả nuôi chung. Trước khi thả giống, pha nước muối tỷ lệ 3% tắm lươn 15 phút để sát trùng diệt nấm và ký sinh. Nếu thấy lươn lao lên mặt nước thì thay nước sạch hoặc vớt lươn ra. Mật độ thích hợp thả giống là 80 - 120 con/m2. Sau khi thả thấy con nào nằm trên mặt bùn thì vớt lên bỏ vì lươn sắp chết thường trồi lên bên trên. CHO ĂN Không nên nóng lòng cho lươn ăn ngay khi vừa thả nuôi, mà phải bỏ đói lươn 2 - 3 ngày và cho ăn liều lượng ít (khoảng 1 - 2% trọng lượng cơ thể), sau đó tăng dần. Thức ăn cho lươn có thể là cua, ốc, cá tạp, tép các loại hay nhộng tằm, trùn quế, phế phẩm lò mổ... Nên thay đổi thức ăn thường xuyên cho lươn quen nhiều khẩu vị. Tạo thức ăn thành viên vừa miệng lươn, nếu to quá có khi lươn chết do thức ăn không tiêu hóa được. Lươn tham ăn nhưng không nên cho ăn nhiều quá vì có thể dẫn đến bội thực, lươn chết. Khẩu phần thích hợp trong ngày không quá 8% trọng lượng cơ thể lươn. Thời gian cho ăn thích hợp là lúc chiều tối. Trước khi cho ăn cữ đầu tiên phải thay nước mới. Sau 10 tiếng cho ăn loại bỏ thức ăn thừa. Muốn thay đổi thức ăn bỏ đói lươn một ngày. Những ngày nhiệt độ hạ như mưa bão, giảm lượng thức ăn xuống còn 3 - 4%. PHÒNG TRỊ BỆNH Cứ 3 ngày phải thay nước một lần. Nếu thấy lươn dựng đầu khỏi mặt nước thì phải thay ngay vì nước đã ô nhiễm. Nếu vẫn còn tình trạng trên mà bồn nuôi bốc mùi hôi thối thì phải thay lớp bùn mới, nhất là nơi cho ăn vì thức ăn phân hủy hoặc lươn chết vùi thân trong bùn phân hủy xác.
- Định kỳ 7 ngày trộn vitamin C vào thức ăn để tăng đề kháng cho lươn, đồng thời sử dụng chế phẩm sinh học Zeolite, bột Yucca... rải vào nước để hạn chế ô nhiễm môi trường nuôi. Sau 3 - 4 tháng thả nuôi, lọc lươn nhỏ nuôi nơi khác, thay bùn mới, đệm cỏ, rơm, cây chuối mới. DỰ TRỮ LƯƠN THỊT ĐỂ BÁN Sau khi thu hoạch nếu không bán kịp hoặc bán không hết có thể dự trữ lươn lại trong thời gian ngắn. Có thể nuôi trong bồn cũ nhưng đã dẹp bớt các thứ cho môi trường thông thoáng hơn hoặc làm bồn mới với diện tích nhỏ và chỉ rải lớp bùn mỏng. Tỷ lệ nước: 1 kg lươn = 1 lít nước. Che mát bồn lươn, trang bị hệ thống sục khí hoặc 3 - 4 giờ khuấy nước một lần để tăng cường oxy và hạn chế việc lươn cuốn vào nhau thành chùm. Có thể bỏ vào bồn vài con cá trê nhỏ đã cắt ngạnh để “quậy” lươn không cuốn vào nhau. Thời gian nuôi tạm không quá 2 ngày và không nên cho ăn. Sau 6 - 8 giờ phải thay nước. Khi bán, số lươn nhỏ loại 3 nên để lại nuôi tiếp vì bán không có giá mà nuôi thì rất tốt bởi chúng đã lớn, quen với môi trường nuôi.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kỹ thuật nuôi lươn không bùn
12 p | 838 | 130
-
Kinh nghiệm nuôi lươn trong bồn nylon
3 p | 337 | 122
-
Kinh nghiệm nuôi lươn đồng(Monopterus albus))
9 p | 215 | 74
-
Góp ý thêm về kỹ thuật nuôi lươn trong bể đất lót ni lon
6 p | 233 | 52
-
Một số biện pháp kỹ thuật cần lưu ý khi nuôi lươn trong bể đất lót ny lon
11 p | 215 | 52
-
Kỹ thuật cho Lươn sinh sản
5 p | 254 | 48
-
Những chú ý cần biết để nuôi Lươn thành công - Kỹ Thuật Nuôi Lươn Hiệu Quả Cao
8 p | 206 | 44
-
Kỹ thuật nuôi lươn trên bể lót bạt
8 p | 148 | 23
-
Cách phòng và trị một số bệnh thường gặp ở lươn đồng
5 p | 165 | 21
-
Một Số Kinh Nghiệm Nuôi Lươn Thịt Đạt Chất Lượng Cao
4 p | 119 | 16
-
Các kỹ thuật nuôi lươn
8 p | 147 | 14
-
Một số lưu ý nuôi tôm càng xanh trong vườn dừa
3 p | 140 | 14
-
Để Nuôi Lươn Thịt Đạt Chất Lượng Cao
4 p | 105 | 13
-
Làm thế nào để nuôi lươn trên cạn
5 p | 99 | 13
-
Kinh nghiệm ương Lươn Đồng
5 p | 101 | 13
-
Từ Sự Hiếu Kỳ Trở Thành Ông Chủ Trại Lươn Giống.
4 p | 66 | 4
-
Nuôi Lươn Trong Ruộng Lúa
3 p | 82 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn