intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh nghiệm quốc tế về bồi thường thiệt hại hạt nhân

Chia sẻ: Cao Quốc Trí | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

42
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phát triển nguồn năng lượng điện hạt nhân là sự lựa chọn cần thiết đem lại nhiều lợi ích cho tiến trình phát triển kinh tế xã hội Việt Nam và phù hợp với xu hướng chung của thế giới. Các cường quốc kinh tế như Hoa Kỳ, Pháp, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc đều là những quốc gia có điện hạt nhân chiếm tỉ trọng lớn trên tổng sản lượng điện quốc gia. Theo chủ trương, chính sách phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử của Đảng và Nhà nước ta, đến năm 2030 Việt Nam sẽ có 10 tổ máy vận hành với tổng công suất điện hạt nhân đạt 10.700 MW, chiếm 10% tổng sản lượng điện quốc gia.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh nghiệm quốc tế về bồi thường thiệt hại hạt nhân

  1. Kinh nghiệm quốc tế KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI HẠT NHÂN Đặng Anh Thư Phòng Hợp tác quốc tế, Cục ATBXHN Phát triển nguồn năng lượng điện hạt nhân là sự lựa chọn cần thiết đem lại nhiều lợi ích cho tiến trình phát triển kinh tế xã hội Việt Nam và phù hợp với xu hướng chung của thế giới. Các cường quốc kinh tế như Hoa Kỳ, Pháp, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc đều là những quốc gia có điện hạt nhân chiếm tỉ trọng lớn trên tổng sản lượng điện quốc gia. Theo chủ trương, chính sách phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử của Đảng và Nhà nước ta, đến năm 2030 Việt Nam sẽ có 10 tổ máy vận hành với tổng công suất điện hạt nhân đạt 10.700 MW, chiếm 10% tổng sản lượng điện quốc gia3. Tuy nhiên, điện hạt nhân cũng tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro nhất định có thể dẫn đến các thảm họa khôn lường. Các sự cố hạt nhân lớn từng xảy ra trên thế giới như sự cố Kystym 1957 (Nga), Three Mile 1979 (Hoa Kỳ), Goiania 1987 (Bra-xin), Chernobyl 1986 (U-crai-na) và gần đây nhất là sự cố Fukushima 2011 tại Nhật Bản đã gây ra những thiệt hại nặng nề và có tác động to lớn đối với chính sách phát triển điện hạt nhân của nhiều quốc gia trên thế giới. Sau Fukushima, nhiều quốc gia đã có những cải cách mạnh mẽ về cơ cấu tổ chức cũng như quy trình thủ tục đảm bảo an toàn cho các nhà máy điện hạt nhân. Một số quốc gia khác xem xét trì hoãn việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân mới. Tuy nhiên, các quốc gia này đều có mối quan tâm chung về an toàn hạt nhân và bồi thường thiệt hại đối với các sự cố hạt nhân có tầm ảnh hưởng xuyên biên giới. Có thể nói, chưa bao giờ trên thế giới vấn đề bồi thường thiệt hại hạt nhân lại trở thành chủ đề nóng được bàn thảo với tần suất cao như hiện nay. Bồi thường bao nhiêu và quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại hạt nhân như thế nào cho phù hợp là những câu hỏi được nhiều quốc gia quan tâm đặt ra. Cơ chế pháp lý quốc tế về bồi thường thiệt hại hạt nhân Trước năm 1997, trên thế giới tồn tại hai cơ chế quốc tế về trách nhiệm bồi thường thiệt hại hạt nhân. Thứ nhất, dưới sự bảo trợ của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), Công ước Viên về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại hạt nhân 1963 (Công ước Viên) được mở ký cho mọi quốc gia, chính thức có hiệu lực từ năm 1977 và được sửa đổi năm 19974. Thứ hai, dưới sự bảo trợ của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Công ước Paris về trách nhiệm của bên thứ ba trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân 1960 (Công ước Paris) mở ký cho các quốc gia thành viên OECD và các quốc gia khác khi được sự đồng thuận của các quốc gia thành viên, chính thức có hiệu lực từ năm 1968 và được bổ sung bởi Công ước bổ sung Brussels 1963. Công ước Paris đã được sửa đổi ba lần vào các năm 1964, 1982 và 2004. Hai cơ chế quốc tế này đều có chung các nguyên tắc cơ bản về trách nhiệm bồi thường đối với sự cố hạt nhân, gồm: (i) trách nhiệm bồi thường đối với sự cố hạt nhân thuộc về chủ thể vận hành cơ sở hạt nhân; (ii) trách nhiệm của chủ thể vận hành cơ sở hạt nhân là tuyệt đối; (iii) trách nhiệm bồi thường của chủ thể vận hành cơ sở hạt nhân có giới hạn về định mức5; iv) trách nhiệm bồi thường có giới hạn về mặt thời gian6; v) chủ thể vận hành cơ sở hạt 3 Quyết định số 906/QĐ-TTg ngày 17/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng quy hoạch phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam giai đoạn đến năm 2030. 4 Nghị định thư sửa đổi Công ước Viên về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại hạt nhân 1997 (Công ước Viên 1997). 5 Công ước Viên quy định trách nhiệm tối thiểu của chủ thể vận hành là 5 triệu SDR và không quy định trách nhiệm tối đa; Công ước Viên 1997 quy định trách nhiệm của chủ thể vận hành không dưới 300 triệu SDR; với Công ước Paris 1960, trách nhiệm này được quy định không quá 15 triệu SDR và không dưới 5 triệu SDR; Công ước Brussels 1963 quy định tổng mức trách nhiệm của chủ thể vận hành cơ sở hạt nhân là 300 triệu SDR; Công ước Paris 2004 quy định mức 62 Tập san Thông tin pháp quy hạt nhân số 3/2014| VARANS
  2. nhân phải mua bảo hiểm hoặc có hình thức bảo đảm tài chính khác để thực hiện trách nhiệm bồi thường trong trường hợp có thiệt hại hạt nhân; (vi) quyền tài phán đối với các yêu cầu đòi bồi thường thuộc về tòa án có thẩm quyền của quốc gia xảy ra sự cố hạt nhân; (vii) Công ước được áp dụng không phân biệt quốc tịch, dân tộc hay nơi cư trú. Với vai trò là cầu nối giữa Công ước Viên và Công ước Paris, Nghị định thư chung về việc áp dụng Công ước Viên và Công ước Paris ra đời năm 1988 đã xóa đi ranh giới địa lý giữa hai Công ước. Năm 1997, bên cạnh việc thông qua Nghị định thư sửa đổi Công ước Viên, tăng mức trách nhiệm của chủ thể vận hành cơ sở hạt nhân từ 5 triệu SDR7 lên 300 triệu SDR (khoảng 450 triệu USD), IAEA đã thông qua Công ước Bồi thường bổ sung đối với thiệt hại hạt nhân (CSC). Công ước này được mở ký cho mọi quốc gia, thành viên của Công ước Viên, Công ước Paris hay chưa là thành viên của công ước nào đều có thể ký hoặc phê chuẩn Công ước nếu nội luật có quy định phù hợp về bồi thường thiệt hại hạt nhân. Mục đích của CSC nhằm tạo ra cơ chế toàn cầu về trách nhiệm hạt nhân và đóng vai trò là “chiếc ô” về cơ chế bồi thường thiệt hại hạt nhân cho mọi quốc gia. Điểm khác biệt của CSC đối với Công ước Viên và Công ước Paris là quy định về quỹ quốc tế về bồi thường thiệt hại hạt nhân. Theo đó, các quốc gia thành viên của CSC ngoài việc đảm bảo trách nhiệm tài chính đối với thiệt hại hạt nhân xảy ra do sự cố hạt nhân ở mức không dưới 300 triệu SDR, có nghĩa vụ đóng góp cho Quỹ bồi thường thiệt hại hạt nhân quốc tế. Quỹ bồi thường được hình thành khi xảy ra sự cố hạt nhân tại các quốc gia thành viên với mức bồi thường từ trên 300 triệu SDR trở lên. Tỉ lệ đóng góp của các quốc gia thành viên CSC cho Quỹ bồi thường 90% dựa trên tổng công suất của các nhà máy điện hạt nhân đang vận hành tại mỗi quốc gia và 10% dựa trên tỉ lệ đánh giá của Liên Hiệp Quốc (UN). Như vậy, đối với quốc gia thành viên chưa có nhà máy điện hạt nhân và có tỉ lệ đánh giá của UN thấp, tỉ lệ đóng góp bằng 0. Tháng 9/2003, IAEA đã thành lập Nhóm Chuyên gia quốc tế về trách nhiệm bồi thường hạt nhân (INLEX) phục vụ 03 chức năng chính: cung cấp tư vấn chuyên gia về trách nhiệm bồi thường hạt nhân; thúc đẩy sự tham gia toàn cầu vào cơ chế trách nhiệm bồi thường hạt nhân; hỗ trợ các nước thành viên xây dựng khung pháp luật quốc gia. Việc thành lập INLEX nhằm thúc đẩy mạnh mẽ cơ chế trách nhiệm hạt nhân quốc tế, góp phần thực hiện Kế hoạch hành động năm 2011 của IAEA, trong đó nhấn mạnh rằng các điều ước quốc tế liên quan đến an toàn, an ninh, bồi thường thiệt hại hạt nhân thuộc trách nhiệm của IAEA cần phải được thông qua, thực thi và xem xét lại ở phạm vi toàn cầu nhằm tăng cường an toàn hạt nhân, ứng phó khẩn cấp và bảo vệ an toàn bức xạ cho con người và môi trường. Quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại hạt nhân của một số quốc gia Nhật Bản Đến nay Nhật Bản chưa tham gia bất kỳ công ước quốc tế nào về bồi thường thiệt hại hạt nhân nhưng Nhật Bản là một trong số ít quốc gia có hệ thống pháp lý quy định chặt chẽ và chi tiết về vấn đề này. Nội dung bồi thường thiệt hạt nhân được Nhật Bản quy định tại Luật Bồi thường thiệt hại hạt nhân 1961 (sửa đổi ngày 17/4/2009), Luật Thỏa thuận bồi thường đối với việc bồi thường thiệt hại hạt nhân 1962 (sửa đổi ngày 17/4/2009), Chỉ thị thực hiện Luật bồi thường thiệt hại hạt nhân 1962 (sửa đổi ngày 7/8/2009), Chỉ thị thỏa thuận bồi thường đối với việc bồi thường thiệt hại trách nhiệm của chủ thể vận hành là 700 triệu Euro, quỹ hỗ trợ của chính phủ là 500 triệu Euro và quỹ hỗ trợ của tập thể các quốc gia thành viên là 300 triệu Euro, nâng tổng mức bồi thường cho sự cố hạt nhân có thể lên tới 1,5 tỉ Euro. 6 Thời hiệu khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại hạt nhân là 30 năm đối với thiệt hại về con người và 10 năm đối với thiệt hại về tài sản và môi trường. 7 SDR là quyền rút vốn đặc biệt - đơn vị tiền tệ do Quỹ tiền tệ quốc tế xác định và được sử dụng cho các hoạt động và giao dịch của Quỹ tiền tệ quốc tế. 63 Tập san Thông tin pháp quy hạt nhân số 3/2014| VARANS
  3. hạt nhân 1962 (sửa đổi ngày 07/8/2009). Về cơ bản, các quy định của Nhật Bản phù hợp với các nguyên tắc chung của cơ chế pháp lý quốc tế về bồi thường hạt nhân như: chủ thể vận hành cơ sở hạt nhân phải chịu trách nhiệm tuyệt đối đối với thiệt hại hạt nhân, chủ thể vận hành phải mua bảo hiểm tài chính để đảm bảo trách nhiệm bồi thường trong trường hợp xảy ra sự cố. Bên cạnh đó, quy định của Nhật Bản có những quy định riêng rất ưu việt trên quan điểm bảo vệ người bị hại tối đa. Một trong những quy định được cộng đồng quốc tế đánh giá cao là nguyên tắc trách nhiệm không giới hạn của chủ thể vận hành nhà máy điện hạt nhân đối với thiệt hại hạt nhân - thiệt hại bao nhiêu bối thường bấy nhiêu. Theo Luật Nhật Bản, chủ thể vận hành phải mua bảo hiểm tối thiểu đến mức 120 tỉ yên (khoảng 1,2 tỉ USD), gấp trên 2,5 lần mức tối thiểu quy định tại Công ước Viên 1997 và CSC. Trường hợp thiệt hại hạt nhân gây ra bởi sự cố hạt nhân xảy ra do bạo loạn hoặc thiên tai khủng khiếp bất thường, Chính phủ Nhật chịu trách nhiệm bồi thường. Trên mức 120 tỉ yên, chính phủ sẽ hỗ trợ bồi thường nếu được yêu cầu nhưng trách nhiệm bồi thường khi đó vẫn thuộc về chủ thể vận hành cơ sở hạt nhân. Đối với trường hợp sự cố xảy ra do động đất, núi lửa phun trào, bão lũ v.v (thuộc vào danh mục các trường hợp công ty bảo hiểm không bán bảo hiểm cho chủ thể vận hành), chủ thể vận hành phải mua bảo hiểm từ Chính phủ Nhật Bản. Mặc dù quy định về bồi thường thiệt hại hạt nhân của Nhật Bản đã rất chi tiết, tuy nhiên vấn đề bồi thường thiệt hại hạt nhân khi xảy ra sự cố Fukushima vẫn gây ra không ít tranh cãi. Thực tế cho thấy, chi phí cho việc khắc phục hậu quả sau sự cố gồm bồi thường các thiệt hại về người, các tổn hại về vật chất, tinh thần, chi phí tháo dỡ nhà máy và tẩy xạ môi trường phải lên đến hàng trăm tỉ đô la và chủ thể vận hành là Công ty điện lực TEPCO đã không có khả năng chi trả, phải đề nghị Chính phủ hỗ trợ bồi thường cho khoản chi phí khổng lồ này. Theo công bố của công ty TEPCO8, tổng số tiền bồi thường cho sự cố Fukushima đến ngày 7/3/2014 là 34,5 tỉ USD, trong đó phần lớn 33 tỉ USD do Chính phủ Nhật chi trả theo hợp đồng bồi thường với công ty TEPCO. Sau sự cố Fukushima, nhận ra tầm quan trọng của việc tham gia vào cơ chế pháp lý quốc tế về bồi thường thiệt hại hạt nhân, tháng 11/2013, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản đã cho biết Nhật Bản đang xem xét khả năng gia nhập CSC và sẽ tiến hành các thủ tục cần thiết để trình Nội Các thông qua CSC vào tháng 11/20149. Nga Nga là quốc gia đầu tiên trên thế giới vận hành nhà máy điện hạt nhân phục vụ mục đích dân dụng vào năm 1954 tại Obninsk với công suất 5MWe10. Đến nay, với 33 lò phản ứng đang vận hành với tổng công suất 24,253 Mwe11, Nga là quốc gia đứng thứ tư trên thế giới về điện hạt nhân. Quy định về bồi thường thiệt hại hạt nhân của Nga được quy định tại Chương XII, Luật Liên bang số 170-FZ ban hành ngày 21/11/1995 về việc sử dụng năng lượng hạt nhân. Tuy nhiên, ngày 13/5/2005 Nga phê chuẩn Công ước Viên và áp dụng các quy định về bồi thường thiệt hại hạt nhân theo Công ước Viên. Sự cố Chernobyl (1986) tại Ukraine được xem là một trong những sự cố hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại. Khoảng 30 người thiệt mạng trong sự cố, 4000 người chết vì ung thư do nhiễm xạ quá giới hạn liều cho phép, 350.000 người bị sơ tán khỏi Bê-la-rút, Úc-crai-na và Nga, tổng thiệt hại về tài sản vào khoảng 7 tỉ USD12. Chính sự cố Chernobyl đã dấy lên những tranh luận và quan ngại về việc bồi thường thiệt hại hạt nhân cho các sự cố hạt nhân có tầm ảnh hưởng xuyên 8 Trên trang web chính thức của TEPCO: http://www.tepco.co.jp/comp/jisseki/index-j.html 9 http://www.world-nuclear.org/info/Safety-and-Security/Safety-of-Plants/Liability-for-Nuclear-Damage/ 10 http://www.world-nuclear.org/info/Country-Profiles/Countries-O-S/Russia--Nuclear-Power/ 11 http://www.world-nuclear.org/info/Country-Profiles/Countries-O-S/Russia--Nuclear-Power/ 12 https://en.wikipedia.org/wiki/Nuclear_and_radiation_accidents#Nuclear_power_plant_accidents 64 Tập san Thông tin pháp quy hạt nhân số 3/2014| VARANS
  4. biên giới và động thái gia nhập Công ước Viên của Nga cũng được xem như là một trong những biện pháp của Chính phủ Nga nhằm giải quyết những quan ngại này. Hàn Quốc Hàn Quốc – một trong những quốc gia có hoạt động ứng dụng năng lượng hạt nhân an toàn nhất nửa thế kỷ qua, đã xây dựng và ban hành các quy định về bồi thường thiệt hại hạt nhân lần đầu tiên vào năm 1969. Trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại hạt nhân ở Hàn Quốc được quy định tại 02 luật cơ bản: Luật số 2094 ngày 24/1/1969 về bồi thường thiệt hạt hạt nhân và luật số 2764 ngày 7/4/1975 về thỏa thuận bồi thường đối với thiệt hại hạt nhân. Các luật này đã được sửa đổi nhiều lần vào các năm 1975, 1982, 1986, 2001 và 2008. Ngoài ra, các điều khoản chi tiết hơn về quy định bồi thường thiệt hại hạt nhân được quy định chi tiết tại Nghị định số 5396 ngày 3/12/1970 (đã được sửa đổi bởi Nghị định số 21214 vào năm 2008). Mặc dù Hàn Quốc chưa tham gia bất kỳ công ước quốc tế nào về bồi thường thiệt hại hạt nhân, quốc gia này đã tiến hành sửa đổi các quy định về bồi thường thiệt hại hạt nhân phù hợp với công ước quốc tế. Việc sửa đổi quan trọng nhất của luật này được thực hiện năm 2001 bằng việc nội luật hóa các quy định tại Nghị định thư sửa đổi Công ước Viên về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại hạt nhân năm 1997 (Công ước viên 1997). Hàn Quốc áp dụng tất cả các điều khoản chính của Công ước Viên 1997 bao gồm: quy định chủ thể vận hành phải chịu trách nhiệm tuyệt đối và nghiêm ngặt đối với thiệt hại hạt nhân; mức trách nhiệm tối thiểu của chủ thể vận hành là 300 triệu SDR; áp dụng định nghĩa về thiệt hại hạt nhân theo Công ước; đơn vị vận chuyển phải chịu trách bồi thường thiệt hại hạt nhân trong trường hợp vật liệu hạt nhân được vận chuyển giữa các đơn vị vận hành trừ trường hợp có thỏa thuận khác; chủ thể vận hành được miễn trách nhiệm trong trường hợp sự cố hạt nhân xảy ra do hành động xung đột vũ trang, thù địch, nội chiến và bạo loạn. Cũng giống như Nhật Bản, để đảm bảo thực hiện trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại hạt nhân, Luật Hàn Quốc quy định chủ thể vận hành phải đảm bảo một trong các hình thức: i) tự duy trì quỹ để phục vụ cho việc bồi thường thiệt hại hạt nhân; ii) mua bảo hiểm tài chính với các công ty bảo hiểm; iii) duy trì các hình thức an ninh tài chính khác tùy thuộc vào loại hình và quy mô của cơ sở hạt nhân. Bên cạnh đó, chủ thể vận hành phải ký kết thỏa thuận bồi thường với Chính phủ Hàn Quốc, qua đó Chính phủ có thể đồng ý bồi thường tới mức an ninh tài chính tối đa đối với các trường hợp nằm ngoài diện được bảo hiểm như trong trường hợp động đất, thảm thọa thiên nhiên bao gồm thủy triều, lụt lội, bão lũ, sấm sét hay các trường hợp bất khả kháng khác. Trung Quốc Từ năm 1991, nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc đã chính thức đi vào hoạt động. Đến tháng 4/2014, Trung Quốc có tổng số 20 lò phản ứng hạt nhân đang vận hành và 28 lò phản ứng đang trong quá trình xây dựng, nâng tổng số công suất điện hạt nhân hiện nay lên 17.055 Mwe13. Theo kế hoạch, đến năm 2020 Trung Quốc sẽ có ít nhất 58 Gwe và 150 Gwe vào năm 203014 . Tuy nhiên, không giống như các quốc gia nêu trên, Trung Quốc không có luật về bồi thường thiệt hại hạt nhân. Từ năm 1984, Trung Quốc đã xây dựng Luật Năng lượng hạt nhân trong đó có các quy định về bồi thường thiệt hại hạt nhân, tuy nhiên cho đến nay luật này vẫn chưa được ban hành. Vấn đề bồi thường thiệt hại hạt nhân ở Trung Quốc được đề cập trong 02 quy định nội bộ do Hội đồng Quốc gia ban hành năm 1986 (1986 State Council Reply) và năm 2007 (2007 State Council). Các quy định này mặc dù chưa đủ chi tiết nhưng cũng đề cập đến hầu hết các nguyên tắc cơ bản của cơ chế bồi thường thiệt hại hạt nhân quốc tế. Theo nguyên tắc đề ra tại các văn bản này, 13 http://www.world-nuclear.org/info/Country-Profiles/Countries-A-F/China--Nuclear-Power/ 14 http://www.world-nuclear.org/info/Country-Profiles/Countries-A-F/China--Nuclear-Power/ 65 Tập san Thông tin pháp quy hạt nhân số 3/2014| VARANS
  5. chủ thể vận hành cơ sở hạt nhân là đối tượng duy nhất chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp xảy ra sự cố hạt nhân và có trách nhiệm bồi thường tới mức tương đương 5,2 triệu USD. Mức trách nhiệm tài chính của chủ thể vận hành theo quy định này thấp hơn nhiều so với quy định quốc tế (tối thiểu 450 triệu USD theo Công ước Viên 1997). Tuy nhiên, theo quy định tại văn bản 2007, chính phủ Trung Quốc có trách nhiệm bồi thường bổ sung tới 125,68 triệu USD và Hội đồng Quốc gia có thể ra quyết định gia tăng hạn mức bồi thường bổ sung đối với các sự cố hạt nhân đặc biệt nghiêm trọng. Tình hình sửa đổi quy định về bồi thường thiệt hại hạt nhân của Việt Nam Nội dung bồi thường thiệt hại hạt nhân ở Việt Nam được quy định tại Luật Năng lượng nguyên tử 2008. Tuy nhiên, các quy định này còn có nhiều điều khoản chưa phù hợp hoặc còn thiếu so với quy định quốc tế. Cụ thể, quy định về đối tượng chịu trách nhiệm bồi thường, định mức bồi thường, định nghĩa về thiệt hại hạt nhân, thời hạn khởi kiện đòi bồi thường và quy định về bảo hiểm trách nhiệm hạt nhân chưa hoàn toàn phù hợp; thiếu các quy định về trách nhiệm bồi thường trong trường hợp vận chuyển, quyền tài phán và phán quyết đối với các khiếu nại về bồi thường thiệt hại hạt nhân. Do vậy, Việt Nam đã xác định bồi thường thiệt hại hạt nhân là một trong những nội dung chính cần sửa đổi trong đề án sửa Luật Năng lượng nguyên tử. Thời gian qua, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN) đã tích cực hợp tác với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), Nhật Bản và Hoa Kỳ trong việc xây dựng dự thảo sửa đổi các quy định về bồi thường thiệt hại hạt nhân của Việt Nam. Dưới sự hỗ trợ của IAEA và Nhật Bản thông qua hình thức tư vấn chuyên gia, tổ chức hội thảo cung cấp thông tin và chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng các quy định về bồi thường thiệt hại hạt nhân, đến nay nội dung về bồi thường thiệt hại hạt nhân trong dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử sửa đổi được định hướng sửa đổi, bổ sung phù hợp với thông lệ quốc tế và khuyến cáo của IAEA. Kết luận Việt Nam đã ký Hiệp định liên Chính phủ với Liên bang Nga về hợp tác xây dựng nhà máy điện hạt nhân, Hiệp định hợp tác về vận chuyển vào Nga các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng của lò phản ứng nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt và Hiệp định Hợp tác xây dựng Trung tâm Khoa học và Công nghệ hạt nhân. Trong các hiệp định này, phía Nga đều có yêu cầu Việt Nam có trách nhiệm bồi thường thiệt hại hạt nhân như là thành viên của Công ước Viên dù Việt Nam chưa là thành viên của công ước này. Nhật Bản – đối tác thứ hai trong chương trình phát triển điện hạt nhân của Việt Nam cũng đã bày tỏ nhiều quan ngại đối với quy định hiện hành của Việt Nam về bồi thường thiệt hại hạt nhân mà theo đó các nhà cung cấp nhiên liệu, công nghệ và thiết bị hạt nhân có thể liên đới trong việc bồi thường thiệt hại hạt nhân. Nhật Bản đã tích cực hỗ trợ Việt Nam trong việc sửa đổi các quy định hiện hành và khuyến nghị Việt Nam sớm tham gia công ước quốc tế về bồi thường thiệt hại hạt nhân theo xu hướng của Nhật Bản – tham gia CSC. Từ năm 2009, trong báo cáo kết quả dịch vụ đánh giá pháp quy tích hợp (IRRS mission) gửi Chính phủ Việt Nam, IAEA đã khuyến cáo Việt Nam nên xem xét tham gia Công ước quốc tế về bồi thường thiệt hại hạt nhân. Tháng 9/2013, lần đầu tiên trong lịch sử kể từ khi trở thành thành viên chính thức của IAEA, Việt Nam được đề cử giữ vai trò chủ tịch Hội đồng thống đốc IAEA và ta đã cam kết ủng hộ mạnh mẽ việc thực hiện các công ước quốc tế liên quan đến hạt nhân. Đến nay, Việt Nam đã tham gia đủ các công ước quốc tế về an toàn, an ninh và không phổ biến vũ khí hạt nhân. Công ước quốc tế về bồi thường thiệt hại hạt nhân là một trong số rất ít công ước, điều ước quốc tế trong lĩnh vực hạt nhân Việt Nam chưa tham gia. Do vậy, Việt Nam cần xem xét khả năng sớm tham gia cơ chế quốc tế về bồi thường thiệt hại hạt nhân. Theo xu thế chung hiện nay, Công ước Viên 1997 và CSC là hai công ước phù hợp được IAEA khuyến cáo cho các quốc gia thành viên. Với tình hình hiện nay, Việt Nam nên sớm xem xét tham gia Công ước Viên 1997 và nghiên cứu khả năng tham gia CSC vào thời điểm phù hợp sau đó. 66 Tập san Thông tin pháp quy hạt nhân số 3/2014| VARANS
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2