intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh nghiệm thực hiện chuyển đổi số ngành ngân hàng tại một số quốc gia châu Á và bài học cho Việt Nam

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Kinh nghiệm thực hiện chuyển đổi số ngành ngân hàng tại một số quốc gia châu Á và bài học cho Việt Nam" nghiên cứu kinh nghiệm quản lý chuyển đổi số ngành tài chính, ngân hàng của bốn quốc gia châu Á: Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc và Thái Lan, từ đó đưa ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh nghiệm thực hiện chuyển đổi số ngành ngân hàng tại một số quốc gia châu Á và bài học cho Việt Nam

  1. KINH NGHIỆM THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH NGÂN HÀNG TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA CHÂU Á VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Nguyễn Thanh Thảo1 Tóm tắt: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và chuyển đổi số đang góp phần không nhỏ đưa kinh tế - xã hội các quốc gia phát triển theo hướng tích cực hơn. Ngân hàng là một trong những lĩnh vực then chốt của mỗi quốc gia, là lĩnh vực đi đầu trong chuyển đổi số, là cơ sở nền tảng cho các ngành nghề khác tiến tới công cuộc chuyển đổi số. Sự phát triển của công nghệ số khiến các Ngân hàng thương mại có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ mô hình kinh doanh truyền thống sang mô hình ngân hàng số. Với xu thế tất yếu của quá trình chuyển đổi số của ngành Ngân hàng tại Việt Nam cũng như để đảm bảo thành công hoạt động chuyển đổi số cho ngành Ngân hàng, việc nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia điển hình trên thế giới để giúp hoàn thiện cho công tác chuyển đổi trong nước là vấn đề quan trọng, cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Bài viết nghiên cứu kinh nghiệm quản lý chuyển đổi số ngành tài chính, ngân hàng của bốn quốc gia châu Á: Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc và Thái Lan, từ đó đưa ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Từ khóa: Chuyển đổi số, ngân hàng số, NHTM, CMCN 4.0. 1. KHÁI NIỆM CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ NGÂN HÀNG SỐ Thuật ngữ Chuyển đổi số (Digital transformation) nói đến việc xây dựng lại các quy trình quản trị và kinh doanh bằng việc áp dụng các công nghệ số nhằm tăng hiệu quả quản trị và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ giá trị gia tăng tốt hơn (Bank of Japan, 2021). Trên góc nhìn tổng quát nền kinh tế (Bộ Thông tin Truyền thông) thì “Chuyển đổi số (Digital Transformation) là việc sử dụng dữ liệu và công nghệ số để thay đổi một cách tổng thể và toàn diện tất cả các khía cạnh của đờisống kinh tế - xã hội, tái định hình cách chúng ta sống, làm việc và liên hệ với nhau”. Chuyển đổi số được định nghĩa là “một quá trình nhằm mục đích cải thiện một thực thể bằng cách tạo ra những thay đổi đáng kể đối với các thuộc tính của nó thông qua sự kết hợp của công nghệ thông tin, máy tính, truyền thông và kết nối” (Vial, Gregory, 2019). Từ định nghĩa này, có thể thấy, quá trình chuyển đổi số là sự kết hợp của nhiều yếu tố công nghệ để hỗ trợ con người đưa ra quyết định đúng đắn, nhằm đem lại lợi ích cho một tổ chức. Chuyển đổi số là cần thiết đối với tất cả các doanh nghiệp bất kế quy mô và ngành nghề. Chuyển đổi số mô tả hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp sử dụng công nghệ để tối ưu quy trình hiện tại của họ và tăng trải nghiệm của khách hàng nhằm duy trì tính cạnh tranh và phù hợp trong nền kinh tế mới lấy khách hàng làm trung tâm. Lĩnh vực tài chính nói chung đang ở giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ với việc công nghệ số đang định hình lại các sản phẩm và dịch vụ tài chính như thanh toán, bảo hiểm hay quản lý tài sản. Bên cạnh đó, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và tỷ lệ gia nhập ngành 1 Học viện Tài chính
  2. 264 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM cao của các công ty tài chính công nghệ, chuyển đổi số là bắt buộc đối với các ngân hàng, nhu cầu khách hàng thay đổi nhanh chóng cùng với áp lực từ việc giảm chi phí hoạt động tăng hiệu quả kinh doanh khiến các ngân hàng không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải chuyển đổi số (European Centre Bank, 2022). Như vậy, chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng được hiểu là tích hợp số hóa và công nghệ số vào trong các hoạt động của ngân hàng (Lê Cẩm Tú, 2021) nhằm sửa đổi hoặc tạo mới các quy trình quản trị và kinh doanh để đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng và bắt kịp xu thế của thị trường. Theo Sharma (2017), ngân hàng số là một hình thức ngân hàng số hoá tất cả những hoạt động và dịch vụ ngân hàng truyền thống. Ngân hàng số là một khái niệm rộng hơn nhiều so với khái niệm ngân hàng điện tử, là giai đoạn phát triển cao hơn của ngân hàng điện tử. Ngân hàng số là đòi hỏi cao về công nghệ bao gồm sự đổi mới trong dịch vụ tài chính cho khách hàng xung quanh các chiến lược về ứng dụng kỹ thuật số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, thanh toán, RegTech, dữ liệu lớn, blockchain, API, kênh phân phối và công nghệ (American Banker, 2018).   Trong công cuộc chuyển đổi số ngành Ngân hàng, các nhà hoạch định chính sách đóng vai trò như là kim chỉ nam đối với hệ thống các tổ chức tín dụng. Với tư cách là những nhà quản lý, ngoài việc ổn định nền kinh tế - xã hội, những thách thức như đảm bảo tính cạnh tranh, cơ chế quản lý điều hành, tạo sân chơi cho các chủ thể tham gia trong công cuộc chuyển đổi số ngành Ngân hàng cũng như thúc đẩy cải tiến công nghệ... là những vấn đề cần phải giải quyết Với xu thế tất yếu của quá trình chuyển đổi số của ngành Ngân hàng tại Việt Nam cũng như những thách thức mà các nhà hoạch định chính sách trong nước phải đối mặt, để thực hiện được việc chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng đạt được tính hiệu quả tối ưu thì không phải là điều dễ dàng, vì vậy, việc nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia điển hình trên thế giới để giúp hoàn thiện cho công tác chuyển đổi trong nước là vấn đề quan trọng, cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Bài viết nghiên cứu kinh nghiệm quản lý chuyển đổi số ngành tài chính, ngân hàng của bốn quốc gia châu Á: Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc và Thái Lan, từ đó đưa ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. 2. KINH NGHIỆM CHUYỂN ĐỔI NGÂN HÀNG SỐ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA CHÂU Á Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan và Trung Quốc là các quốc gia châu Á có khá nhiều tương đồng với Việt Nam về chính trị và văn hóa. Bên cạnh đó, bốn quốc gia này đang trong quá trình số hóa nhanh chóng hoặc có mức độ số hóa cao, có nhiều động lực để tiếp tục số hóa nền kinh tế trong những năm qua. Việc nghiên cứu kinh nghiệm quản lý chuyển đổi ngân hàng số của các quốc gia này sẽ giúp đưa ra những gợi ý chính sách phù hợp và hiệu quả đối với Việt Nam. 2.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc Hàn Quốc xác định phát triển kinh tế số phải là sự phát triển tổng hợp, liên ngành của các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế, đặc biệt là ngành, lĩnh vực công nghiệp, khoa học và công nghệ, nghiên cứu và phát triển và thông tin truyền thông. Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế thực hiện việc chuyển đổi số theo các nhóm: nhóm thương mại hóa sớm, nhóm
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 265 công nghệ nguồn, nhóm do Nhà nước trực tiếp đầu tư, nhóm do Nhà nước hợp tác với doanh nghiệp, nhà nghiên cứu... Tại Hàn Quốc, chuyển đổi ngân hàng số được thực hiện từng bước một và song song với sự hoàn thiện khung chính sách pháp luật về ngân hàng số. Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hàn Quốc và Dịch vụ Giám sát Tài chính Hàn Quốc, năm 2015, thông báo thực hiện kế hoạch toàn diện nhằm hỗ trợ tích hợp tài chính và công nghệ để thúc đẩy chuyển đổi ngân hàng số tại quốc gia này. Chính phủ Hàn Quốc thực hiện hướng tiếp cận 02 giai đoạn trong quá trình chuyển đổi ngân hàng số. Theo đó, giai đoạn 1 tlựa chọn Kakao Bank và K Bank là hai ngân hàng đầu tiên ở Hàn Quốc được thí điểm triển khai ngân hàng số từ năm 2016. Sau hai năm triển khai, hai ngân hàng đã có kết quả nổi bật trong việc gia tăng khách hàng, thị phần. Đồng thời, năm 2017, cả hai ngân hàng này được bình chọn thuộc “Top 50 Digital Banks in 2017” do Financial IT bình chọn. Kết quả này là do ngân hàng đã có sự chủ động trong triển khai ngân hàng số; Giai đoạn 2 cấp phép cho các loại ngân hàng số khác nhau sau khi sửa đổi Đạo luật Ngân hàng (Bank Act). Hệ thống chính sách tổng quát để điều hành chuyển đổi ngân hàng số ở Hàn Quốc được chia thành bốn nhóm, cụ thể như sau: Thứ nhất, về dịch chuyển mô hình quản lý, Chính phủ Hàn Quốc khuyến khích các doanh nghiệp tài chính tự chịu trách nhiệm về việc thẩm định khách hàng và tự phát triển quy trình hoặc cơ chế kiểm tra nội bộ của mình; khuyến khích các doanh nghiệp phi tài chính tham gia vào thị trường và hợp tác với các doanh nghiệp tài chính để phục vụ tốt hơn cho khách hàng.  Thứ hai, về các giao dịch tài chính trực tiếp, Chính phủ Hàn Quốc khuyến khích gọi vốn cộng đồng, xây dựng môi trường để các doanh nghiệp tài chính đặc biệt là các doanh nghiệp phát hành thẻ sử dụng dữ liệu lớn, đặc biệt phát hành thẻ di động cho khách hàng thay vì phát hành thẻ nhựa như hiện nay. Thứ ba, về hỗ trợ ngành tài chính công nghệ, Chính phủ Hàn Quốc chỉ đạo các bộ, ngành liên quan thành lập Trung tâm Hỗ trợ Tài chính công nghệ (Fintech Support Center) nhằm tư vấn và tài trợ vốn cho các công ty thuộc lĩnh vực Fintech. Các doanh nghiệp khởi nghiệp Fintech cũng được nhận vốn tài trợ từ Chính phủ Hàn Quốc thông qua các ngân hàng chính sách với tổng ngân sách 200 nghìn tỷ won. Những doanh nghiệp tài chính điện tử khi gia nhập vào thị trường sẽ được giảm 50% vốn yêu cầu tối thiểu, những doanh nghiệp có quy mô nhỏ còn nhận được nhiều hỗ trợ từ Chính phủ khi gia nhập. Thứ tư, về an ninh tài chính bảo vệ khách hàng, Chính phủ Hàn Quốc phát triển hệ thống an ninh dữ liệu, ban hành các đạo luật về an ninh và bảo vệ dữ liệu, tăng cường giám sát các giao dịch tài chính trực tuyến. Nhằm khuyến khích các ngân hàng thực hiện chuyển đổi số, Chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện việc nới lỏng những yêu cầu trong hoạt động của ngân hàng số. Bên cạnh đó, Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hàn Quốc cũng ban hành Đạo luật đặc biệt về ngân hàng số, trong đó nêu rõ những ưu tiên cho ngân hàng số, như: Các cổ đông là các doanh nghiệp phi tài chính được phép nắm giữ tối đa 34% cổ phần của các ngân hàng số (tỷ lệ này chỉ là 4% đối với các ngân hàng thông thường); được cung cấp các sản phẩm dịch vụ giống như các ngân hàng thương mại thông thường; được phép thuê ngoài về lĩnh vực công nghệ thông tin; được phép ấn định giá cho các sản phẩm dịch vụ của mình.
  4. 266 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 2.2. Kinh nghiệm của Singapore  Singapore là một quốc gia phát triển ở khu vực Đông Nam Á đã mở cửa hệ thống ngân hàng cho các công ty thuần công nghệ nhằm đổi mới và kích thích sự cạnh tranh trên thị trường tài chính, nơi vốn hoàn toàn thuộc về các ngân hàng truyền thống. Để có cơ sở hạ tầng số phục vụ cho chuyển đổi ngân hàng số, Cơ quan Tiền tệ Singapore, Văn phòng Quốc gia thông minh và Chính phủ điện tử (Smart Nation and Digital Government Group) đã thành lập Sàn giao dịch Dữ liệu tài chính Singapore (Singapore Financial Data Exchange) năm 2020. Sàn giao dịch này là cơ sở hạ tầng số công cộng đầu tiên trên thế giới, cho phép người dân Singapore tích hợp thông tin tài chính của họ nhằm có những kế hoạch tài chính hiệu quả hơn. Thông qua Sàn giao dịch, các cá nhân có thể sử dụng SingPass (Singapore Personal Access) để trích xuất những thông tin tài chính như các khoản tiền gửi, thẻ tín dụng, các khoản vay và các khoản đầu tư từ các định chế tài chính trên thị trường. Bên cạnh đó, các định chế tài chính cũng có thể cung cấp sản phẩm dịch vụ cho khách hàng thông qua Sàn giao dịch Dữ liệu tài chính này. Toàn bộ những thông tin khi đi qua Sàn sẽ được mã hóa để đảm bảo an ninh dữ liệu cho các bên liên quan. Cơ quan Tiền tệ Singapore cũng kết hợp với các ngân hàng lớn cho ra mắt nền tảng số Hợp tác chia sẻ thông tin về các vụ việc rửa tiền và tài trợ khủng bố (Collaborative Sharing of Money Laundering/Terrorism Financing Information and Cases - COSMIC). Nền tảng COSMIC hoạt động dưới sự quản lý của Cơ quan Tiền tệ Singapore nhằm cảnh báo những giao dịch tài chính vượt ngưỡng quy định, ngăn chặn việc truy cập dữ liệu tài chính trái phép với mục tiêu chính là ngăn chặn rửa tiền và tài trợ khủng bố. Bên cạnh đó, Cơ quan Tiền tệ Singapore kết hợp với các Bộ để thí điểm bốn nền tảng số phục vụ dữ liệu cho phát triển tài chính xanh, bao gồm:  (i) Greenprint Common Disclosure Portal, liên kết với Sàn giao dịch Singapore giúp các nhà đầu tư quốc tế và các định chế tài chính sử dụng như là một cơ chế giám sát và quản trị nội bộ về môi trường, xã hội và quản trị (Environment, Social and Governance - ESG) (ii) Greenprint Data Orchestrator, tổng hợp dữ liệu bền vững từ nhiều nguồn khác nhau phục vụ cho việc đưa ra các quyết định đầu tư và tài trợ của khách hàng (iii) Greenprint ESG Registry, cung cấp dữ liệu đã được kiểm định bởi các công ty kiểm toán thứ ba giúp các định chế tài chính, doanh nghiệp và cơ quan quản lý truy cập vào nguồn dữ liệu có mức độ tin cậy cao. (iv) Greenprint Marketplace, liên kết với Sàn giao dịch Giao diện lập trình ứng dụng (Application Programming Interface - API), kết nối những nhà cung cấp công nghệ xanh ở Singapore với cộng đồng các nhà đầu tư, các định chế tài chính để thúc đẩy hợp tác, cải tiến và đầu tư vào công nghệ xanh. Cơ quan Tiền tệ Singapore còn có những chính sách tài trợ nhằm khuyến khích chuyển đổi ngân hàng số, như: Chương trình Tài trợ tăng tốc số áp dụng cho các định chế tài chính quy mô nhỏ và các công ty tài chính công nghệ có áp dụng giải pháp số để tăng năng suất, tăng cường hoạt động và quản trị rủi ro, phục vụ khách hàng tốt hơn; Chương trình tài trợ vốn tối đa 70% chi phí hoạt động cần thiết cho chuyển đổi số của các chủ thể với thời gian tối đa là 02 năm. 
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 267 Tại Singapore có hai loại hình ngân hàng số là Ngân hàng số toàn bộ (Digital Full Bank) và Ngân hàng số bán buôn (Digital Wholesale Bank). Các ngân hàng số khi thành lập cần trải qua những thử thách về hoạt động mà Cơ quan Tiền tệ Singapore đưa ra như yêu cầu về vốn, quản trị rủi ro, xử lý sự cố... Sau một thời gian, Cơ quan Tiền tệ Singapore sẽ thực hiện đánh giá và cho phép cung cấp đầy đủ các giao dịch của một ngân hàng số theo quy định của tổ chức này. Hiệp hội Ngân hàng Singapore (ABS) và Ngân hàng Trung ương Singapore (MAS) đã phê duyệt giấy phép ngân hàng kỹ thuật số đầu tiên của đất nước, điều này sẽ giúp các dịch vụ tài chính dễ tiếp cận hơn đối với các phân khúc chưa được phục vụ, chẳng hạn như các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các ngân hàng số ở Singapore cung cấp các dịch vụ ngân hàng tương tự như các đối tác truyền thống của họ, với sự khác biệt chính là các dịch vụ này được cung cấp trực tuyến thay vì tại một chi nhánh thực. Các ngân hàng kỹ thuật số ở Singapore cũng tìm cách cung cấp các dịch vụ tài chính sáng tạo và được cá nhân hóa, có thể thực hiện được với việc sử dụng công nghệ và dữ liệu. Về pháp lý, Singapore đã bắt đầu cho phép mở rộng ngân hàng số và thúc đẩy phát triển. MAS trước đó đã thông báo rằng họ sẽ trao giấy phép ngân hàng cho tối đa 02 DFB và tối đa 03 DWB, tuy nhiên, có tổng cộng 14 đơn đăng ký đủ điều kiện. Các ứng dụng được đánh giá trên các tiêu chí nhất định. 2.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc Trung Quốc là một trong những quốc gia có nền kinh tế năng động bậc nhất thế giới. Trong 10 năm trở lại đây, các công ty tài chính ứng dụng công nghệ ở Trung Quốc có sự phát triển vượt bậc chưa từng thấy. Tiền mặt gần như biến mất mà thay thế bằng các loại hình thanh toán di động, QR Code. Về cơ sở hạ tầng số, Trung Quốc đặt kế hoạch thực hiện chuyển đổi số ngành Ngân hàng và bảo hiểm theo giai đoạn 03 năm một, gần nhất là giai đoạn 2022 - 2025 và chú trọng gắn liền chuyển đổi tài chính số với phát triển bền vững. Cụ thể, mục tiêu về cơ sở hạ tầng số của Trung Quốc đến năm 2025 là xây dựng được các trung tâm và hệ thống dữ liệu xanh để cung cấp nền tảng số mạnh mẽ cho cải tiến và phát triển tài chính số; xây dựng mạng lưới tài chính bảo mật và rộng rãi áp dụng 5G, công nghệ NarrowBand - IoT và nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến để phục vụ cho các dịch vụ tài chính. Tại Trung Quốc, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc đã triển khai thành công ngân hàng tự động hóa hoàn toàn cùng với Robot Tiểu Long (Xiao Long) để phục vụ khách hàng, ATM có khả năng mở tài khoản mới cho khách hàng và giao dịch ngoại hối. Ngân hàng cho biết việc đưa Robot vào quản lý có thể xử lý được 90% nhu cầu về tiền mặt và phi tiền mặt của một điểm giao dịch ngân hàng truyền thống. Cách này đã giúp tiết kiệm chi phí, thời gian và công sức rất nhiều. Để phục vụ chuyển đổi số ngành Ngân hàng, Chính phủ Trung Quốc xây dựng hệ thống dịch vụ vận hành số, chú trọng cơ chế quản trị vận hành trực tuyến, tăng cường khả năng kiểm soát rủi ro số và xây dựng hệ thống quản trị rủi ro phù hợp với việc chuyển đổi số cũng như phát triển các nền tảng quản trị rủi ro ở cấp độ doanh nghiệp với nhau. Bên cạnh đó, việc xây dựng cơ sở dữ liệu cũng được chú trọng phát triển, cụ thể, Chính phủ Trung Quốc đã xây dựng hệ thống quản trị dữ liệu, trong đó tối đa hóa kiến trúc dữ liệu và khả năng tích lũy tài sản dữ
  6. 268 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM liệu; xây dựng các nền tảng dữ liệu lớn ở mức độ doanh nghiệp có tích hợp dữ liệu nội bộ và dữ liệu bên ngoài, đồng thời có thể chia sẻ được dữ liệu toàn cầu.  Ngoài ra, Chính phủ Trung Quốc còn ban hành chính sách điều hành và hỗ trợ đối với chuyển đổi số ngành Ngân hàng nhằm khuyến khích các định chế tài chính sử dụng công nghệ số để chuyển đổi và nâng cấp các dịch vụ tài chính, ngân hàng truyền thống; thành lập các công ty công nghệ số để đáp ứng nhu cầu tài chính và đầu tư của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khuyến khích thành lập các viện nghiên cứu chuyên về tài chính số để xây dựng nền tảng trao đổi thông tin tài chính số… Thêm vào đó, Chính phủ Trung Quốc cũng áp dụng các chính sách ưu đãi về thuế và tài trợ cho những dự án trọng điểm liên quan đến chuyển đổi tài chính số. Trong việc giám sát quản lý các hoạt động của chuyển đổi ngân hàng số, Chính phủ Trung Quốc xác định, tài chính số về bản chất vẫn là tài chính nên không tránh khỏi những hạn chế như việc che giấu rủi ro tài chính hay ảnh hưởng lẫn nhau trong hệ thống tài chính. Do đó, cần chú trọng tăng cường kiểm soát tài chính số thông qua việc xây dựng các cơ chế sàng lọc rủi ro thanh toán trực tuyến; yêu cầu các hoạt động tài trợ vốn phải được thực hiện thông qua các nền tảng nhất định và chỉ áp dụng với quy mô nhỏ cũng như phải thông qua các trung gian tài trợ vốn. Tuy nhiên, vì hiện tại Trung Quốc vẫn đang khuyến khích sự phát triển của chuyển đổi tài chính số nên cũng có quan điểm cho rằng các chính sách kiểm soát cần ở mức độ ôn hòa, có phân loại rõ ràng, có tính hợp tác và cải tiến. Trên phương diện là nhà quản lý, Chính phủ Trung Quốc xác định những khía cạnh cần can thiệp sâu trong việc quản lý chuyển đổi tài chính số đó là bảo toàn vốn và bảo vệ khách hàng, bảo vệ an toàn thông tin và ngăn chặn các hoạt động rửa tiền và tội phạm tài chính. Chính phủ Trung Quốc đã có nhiều chính sách tạo điều kiện phát triển minh bạch cho các ngân hàng số; đẩy mạnh các giao dịch số thông qua các chính sách khuyến khích tài chính tiêu dùng, bảo vệ người dùng dịch vụ ngân hàng số, thúc đẩy sự phát triển của Internet và công nghệ thông tin... Về khuôn khổ pháp lý, Trung Quốc hình thành khung pháp lý về tài chính kỹ thuật số với nguyên tắc tối ưu hóa hiệu quả dịch vụ tài chính, hạn chế những biến động về giá/chi phí tài chính, đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, cạnh tranh công bằng và có sự giám sát của cơ quan quản lý. Trong đó, khung pháp lý chú trọng quan tâm đến công tác quản trị rủi ro và bảo mật của hoạt động kinh doanh ngân hàng điện tử dựa trên nguyên tắc Basel; bảo vệ người tiêu dùng. Trên nguyên tắc nhà cung cấp dịch vụ tài chính phải tham gia cạnh tranh công bằng và tuân thủ các yêu cầu pháp lý, tháng 4/2021, Chính phủ Trung Quốc đã có những chế tài đối với công ty Fintech, chẳng hạn: Trung Quốc phạt đế chế thương mại điện tử Alibaba 18 tỷ RMB (khoảng 2,75 tỷ USD) vì bị cáo buộc vi phạm Luật Chống độc quyền, lạm dụng vị thế thống lĩnh thị trường.  2.4. Kinh nghiệm của Thái Lan Thái Lan được xem như là một trong những hình mẫu chuyển đổi số trong khu vực Đông Nam Á. Với sự nhận thức rõ ràng của các nhà lãnh đạo Thái Lan về tầm quan trọng của chuyển đổi số, bắt đầu từ năm 2017 với tham vọng là chuyển đổi số cho toàn bộ hệ thống công quyền,
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 269 từ quản lý công cho đến hỗ trợ du lịch, cảnh báo thảm họa thiên nhiên và nâng cao hiệu quả của lĩnh vực ngân hàng. Ngân hàng Trung ương Thái Lan (Bank of Thailand - BoT) đã đưa ra sáng kiến như kế hoạch tổng thể về thanh toán điện tử quốc gia (National e-Payments Master Plan). Theo đó, các tổ chức tài chính ở Thái Lan đã giảm tốc độ mở rộng mạng lưới chi nhánh và đang tập trung nhiều hơn vào việc cung cấp dịch vụ trực tuyến nhằm mục đích giảm chi phí hoạt động của chi nhánh. Các ngân hàng đã đầu tư nhiều hơn vào công nghệ, tuyển dụng thêm nhân viên công nghệ thông tin và phát triển các dịch vụ sáng tạo mới, sẵn sàng mở ra kỷ nguyên tài chính số hoàn toàn tại tổ chức của mình. Về mặt quy định, BoT tiếp tục ban hành các quy định mới và linh hoạt để bắt kịp tiến bộ công nghệ và hỗ trợ các tổ chức tài chính tối đa hóa lợi ích của công nghệ để phát triển các dịch vụ mới. BoT ban hành hướng dẫn sử dụng công nghệ sinh trắc học và Blockchain trong các dịch vụ tài chính. Ngoài ra, BoT cũng hợp tác chặt chẽ với các tổ chức nhà nước và tư nhân để tạo nền tảng cho các dịch vụ tài chính số. Cũng như tại các quốc gia khác, để thích ứng với bối cảnh mới và để định vị lại khu vực tài chính ngân hàng của Thái Lan trong một nền kinh tế số bền vững, Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BOT) đã đặt ra định hướng chính trong tiến trình chuyển đổi số hoạt động ngân hàng với hướng trọng điểm là tận dụng các thành tựu công nghệ mới và dữ liệu để thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển các dịch vụ tốt hơn, nhấn mạnh đến sự cân bằng hợp lý giữa thúc đẩy đổi mới sáng tạo và quản lý rủi ro. Trong thời gian gần đây, nhiều tổ chức tài chính, ngân hàng và tổ chức tài chính phi ngân hàng tại quốc gia này đã tiến hành chuyển đổi mô hình kinh doanh sang hướng áp dụng công nghệ và số hóa. Nhờ đó, trải nghiệm của phân khúc khách hàng, những người đã tiếp cận các dịch vụ tài chính thông qua kênh kỹ thuật số, đã có nhiều cải thiện khi được cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng thuận tiện và liền mạch hơn. Tuy nhiên, trên thị trường Thái Lan vẫn còn một bộ phận doanh nghiệp bán lẻ và doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) hay nhóm khách hàng cá nhân có thu nhập thấp vẫn chưa thể hoặc ít được tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng phù hợp. Với mục tiêu tái định vị khu vực tài chính ngân hàng Thái Lan phù hợp với môi trường kinh tế đang thay đổi nhanh chóng và tạo điều kiện thuận lợi cho ngành ngân hàng nước này tiến hành chuyển đổi số bền vững hơn, mới đây, Ngân hàng Trung ương Thái Lan (Bank of Thailand - BOT) đã công bố “Tài liệu tham vấn về ngân hàng ảo” (Consultation Paper on Virtual Bank), trong đó dự kiến chính sách cấp phép cho mô hình ngân hàng ảo với tư cách là người chơi mới trên thị trường ngân hàng của quốc gia này. Để cân bằng được giữa thúc đẩy đổi mới sáng tạo và quản lý rủi ro, BOT chủ trương ba chính sách then chốt: (i) Dữ liệu Mở: cho phép sử dụng dữ liệu tốt hơn như thúc đẩy cơ chế cho phép khách hàng có thể chuyển dữ liệu của chính họ từ một nhà cung cấp dịch vụ này sang nhà cung cấp khác thuận tiện hơn. (ii) Cơ sở hạ tầng mở: đảm bảo cho các nhà cung cấp dịch vụ được tiếp cận một cách công bằng đối với các cơ sở hạ tầng tài chính quốc gia quan trọng, chẳng hạn như cơ sở hạ tầng thanh toán. (iii) Cạnh tranh mở: tạo sự cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động ngân hàng, theo đó những người chơi trên thị trường có thể mở rộng phạm vi hoạt động hoặc tăng sự linh hoạt và những người chơi mới được giới thiệu ra thị trường.
  8. 270 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM Với những thế mạnh này, các ngân hàng ảo được mong đợi sẽ cung cấp các dịch vụ tài chính có nhiều giá trị mới để đáp ứng nhu cầu từng phân khúc khách hàng một cách hiệu quả với giá cả hợp lý. Đồng thời, mô hình ngân hàng ảo kỳ vọng sẽ cải thiện khả năng tiếp cận dịch vụ đối với bộ phận khách hàng chưa hoặc ít được tiếp cận dịch vụ tài chính ngân hàng, đồng thời nâng cao trải nghiệm đối với những người đã được tiếp cận các dịch vụ ngân hàng số. BOT và Bộ Tài chính Thái Lan sẽ giám sát và đánh giá hoạt động của các ngân hàng ảo một cách liên tục và chặt chẽ. Sự ra đời của mô hình ngân hàng ảo với tư cách là tổ chức tài chính mới tại Thái Lan cũng tương tự như chính sách đang áp dụng tại nhiều quốc gia khác trên toàn cầu như Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore, Malaysia, Vương quốc Anh, Úc mặc dù thuật ngữ sử dụng có thể là khác nhau, có thể là ngân hàng ảo - virtual bank, ngân hàng số - digital bank, ngân hàng trên kênh internet – internet only bank, ngân hàng thế hệ mới – neobank, với mục tiêu hướng tới thúc đẩy đổi mới sáng tạo thông qua việc thúc đẩy phát triển các dịch vụ ngân hàng mới phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng, khuyến khích cạnh tranh trên thị trường và thúc đẩy tài chính toàn diện. 3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM  Lợi ích của việc chuyển đổi số mang lại là rất lớn kết hợp với quan điểm chuyển đổi số là xu thế tất yếu trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là đối với ngành tài chính, ngân hàng, chính phủ và các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã và đang đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng cũng như hoàn thiện quy định, quy trình nhằm xây dựng và phát triển việc chuyển đổi số. Theo số liệu thống kê của NHNN (2022), hiện nay có khoảng 95% tổ chức tín dụng đã, đang hoặc dự tính sẽ xây dựng chiến lược chuyển đổi số; có 39% tổ chức tín dụng phê duyệt chiến lược chuyển đổi số riêng biệt hoặc tích hợp trong chiến lược phát triển công nghệ thông tin; 42% các tổ chức tín dụng đang hoàn thiện chiến lược chuyển đổi số. Dự kiến trong vòng 3-5 năm tới, các ngân hàng số sẽ có mức tăng trưởng doanh thu tối thiểu là 10%, và có 58,1% tổ chức tín dụng đặt kỳ vọng thu hút hơn 60% khách hàng sử dụng kênh giao dịch số, kỳ vọng tỷ lệ tăng trưởng khách hàng đạt trên 50%. Từ kinh nghiệm chuyển đổi số của một số quốc gia khu vực Châu Á, tựu trung lại, nổi lên một số giá trị tham khảo đối với chiến lược chuyển đổi số của ngành ngân hàng Việt Nam như sau: Thứ nhất, các cơ quan quản lý có vai trò vô cùng quan trọng trong việc định hướng, tổ chức, đầu tư, triển khai ngân hàng số, đặc biệt là Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Cần phải xây dựng bộ tiêu chí để đánh giá, nhận định tiềm năng phát triển ngân hàng số tại Việt Nam, từ đó xây dựng chiến lược và kế hoạch cụ thể. Chính phủ cần kết hợp với các Bộ ngành để thí điểm các nền tảng số phục vụ dữ liệu cho phát triển tài chính xanh. Chẳng hạn như mục tiêu về cơ sở hạ tầng số của Trung Quốc đến năm 2025 là xây dựng được các trung tâm và hệ thống dữ liệu xanh để cung cấp nền tảng số mạnh mẽ cho cải tiến và phát triển tài chính số, hoặc Cơ quan Tiền tệ Singapore đã kết hợp với các Bộ để thí điểm bốn nền tảng số phục vụ dữ liệu cho phát triển tài chính xanh, bao gồm: Greenprint Common Disclosure Portal, Greenprint Data Orchestrator, Greenprint ESG Registry, Greenprint Marketplace.
  9. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 271 Bài học của Hàn Quốc khi thực hiện quá trình chuyển đổi ngân hàng số từng bước một và song song với sự hoàn thiện khung chính sách về ngân hàng số cho thấy, để có thể thực hiện hiệu quả chiến lược chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng, các NHTM rất cần sự hậu thuẫn mạnh mẽ, hỗ trợ và đầu tư của cơ quan quản lý nhà nước. Nhận diện tính tất yếu cũng như cơ hội lớn từ chuyển đổi số, đồng thời hưởng ứng Nghị quyết số 100/NQ-CP ngày 06/9/2021 của Chính phủ về việc thông qua đề nghị xây dựng Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính, Quyết định số 810/QĐ-NHNN phê duyệt “Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” của Thống đốc NHNN ban hành ngày 11/5/2021, các ngân hàng đã có những bước đi mạnh mẽ trong thúc đẩy chuyển đổi số, đến nay những bước đi này đã phần nào mang lại những kết quả tích cực. Giống như Singapore và Hàn Quốc, nhằm khuyến khích các ngân hàng thực hiện chuyển đổi số, các cơ quan quản lý Việt Nam có thể thực hiện việc nới lỏng những yêu cầu trong hoạt động của ngân hàng số, đồng thời kết hợp quản lý một cách phù hợp và có hiệu quả với các hình thức ngân hàng số mới như cách Thái Lan hay Trung Quốc đã triển khai. Hơn nữa, việc triển khai ngân hàng số tại NHTM cần có sự đồng ý của cơ quan quản lý Nhà nước. Mục đích của việc kiểm soát này nhằm đảm bảo rằng NHTM đã có nền tảng vững chắc và sẵn sàng triển khai ngân hàng số bao gồm các nội dung: Con người, công nghệ, định giá. Ví dụ như chính phủ Hàn Quốc nâng cao vị thế và quyền hạn của Cơ quan đổi mới khoa học và công nghệ (STI), tăng đầu tư ngân sách cho nghiên cứu và phát triển; thành lập Ủy ban cách mạng công nghiệp lần thứ tư trực thuộc Tổng thống. Thứ hai, củng cố lòng tin của người sử dụng thông qua bảo đảm các vấn đề liên quan đến bảo mật dữ liệu, an ninh mạng và hệ thống luật pháp công khai, minh bạch đối với hệ thống ngân hàng. Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước cần nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến quá trình hoạt động, vận hành và phát triển chiến lược chuyển đổi số của ngành Ngân hàng. Điều này sẽ góp phần giải quyết được thực trạng hành lang pháp lý cho chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ hiện đại chưa đầy đủ như hiện nay. Hành lang pháp lý phải đảm bảo cho cả một hệ sinh thái (Cơ quan quản lý nhà nước - ngân hàng - khách hàng - bên thứ ba có liên quan). Trong đó, bên thứ ba có liên quan đặc biệt là các công ty Fintech; Chính phủ Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm từ Hàn Quốc, Singapore và Trung Quốc trong việc hợp tác và xây dựng môi trường hoạt động vừa an toàn, vừa hiệu quả cho các công ty Fintech, đồng thời tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa Fintech với các NHTM Việt Nam. Trường hợp của Trung Quốc đã áp dụng khung pháp lý chú trọng quan tâm đến công tác quản trị rủi ro và bảo mật của hoạt động kinh doanh ngân hàng điện tử dựa trên nguyên tắc Basel; bảo vệ người tiêu dùng. Trên nguyên tắc nhà cung cấp dịch vụ tài chính phải tham gia cạnh tranh công bằng và tuân thủ các yêu cầu pháp lý. Tại Việt Nam, Quyết định số 810/QĐ-NHNN ngày 11/5/2021 cũng đã nêu giải pháp “nghiên cứu, rà soát và đề xuất sửa đổi, bổ sung các vấn đề cần được Luật hóa để phù hợp với thực tiễn và xu hướng ứng dụng công nghệ số trong hoạt động ngân hàng, từng bước tạo lập nền tảng pháp lý vững chắc cho việc hình thành và phát triển các mô hình ngân hàng số”. Những kinh nghiệm từ Thái Lan và các quốc gia đã triển khai thành công mô hình ngân hàng ảo sẽ giúp ngành ngân hàng Việt Nam có những lựa chọn phù hợp trong bối cảnh mới.
  10. 272 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM Một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của chiến lược chuyển đổi số ngành Ngân hàng đó là khách hàng hay người sử dụng. Bởi lẽ, các sản phẩm và dịch vụ được ngân hàng triển khai trên các kênh số phải được khách hàng tương tác tích cực thì hoạt động chuyển đổi số mới trở nên hiệu quả. Tuy nhiên, các dịch vụ tài chính - ngân hàng sẽ trở nên phức tạp hơn khi các giao dịch được thực hiện trên kênh số, do đó, khách hàng rất cần sự hỗ trợ của ngân hàng, bằng việc cho lời khuyên, cố vấn và lập kế hoạch. Hầu hết, các ngân hàng đạt được những thành công trong hoạt động chuyển đổi số ở Singapore và Trung Quốc đều đặc biệt quan tâm đến hành vi và nhu cầu của khách hàng, nhằm bảo vệ lợi ích cho khách hàng, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm hiện đại khi sử dụng dịch vụ tài chính, đồng thời gia tăng lòng tin của khách hàng khi thực hiện các giao dịch tài chính số với ngân hàng. Việt Nam cũng cần quan tâm vấn đề bảo mật dữ liệu thông tin cá nhân người dùng trong chuyển đổi ngân hàng số là vô cùng quan trọng. Do đó, cần sớm ban hành Nghị định về định danh và xác thực điện tử và xây dựng hành lang pháp lý về bảo vệ dữ liệu, bảo vệ quyền riêng tư dữ liệu người dùng trên môi trường mạng. Đồng thời, cần sớm hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư như cách Singapore đã làm; có cơ chế cho phép ngành Ngân hàng được kết nối và khai thác, chia sẻ thông tin trực tuyến từ cơ sở dữ liệu này để phục vụ việc đối chiếu, xác minh thông tin nhận biết khách hàng bằng phương thức điện tử. Thứ ba, Việt Nam cần tận dụng các thành tựu công nghệ mới và dữ liệu để thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển các dịch vụ tốt hơn, nhấn mạnh đến sự cân bằng hợp lý giữa thúc đẩy đổi mới sáng tạo và quản lý rủi ro. Phần lớn các ngân hàng thành công trong chiến lược chuyển đổi số đều sớm nghiên cứu và tích cực ứng dụng những thành tựu của CMCN 4.0 vào hoạt động kinh doanh ngân hàng như AI, Big Data, Cloud Computing, IoT… Hàn Quốc là quốc gia sớm tiếp cận và mạnh dạn đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu, AI trong mọi lĩnh vực, trong đó có ngành ngân hàng. Trung Quốc đã xây dựng được các trung tâm và hệ thống dữ liệu để cung cấp nền tảng số mạnh mẽ cho cải tiến và phát triển tài chính số; xây dựng mạng lưới tài chính bảo mật và rộng rãi áp dụng 5G, công nghệ NarrowBand - IoT và nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến. Trong mảng thanh toán, ứng dụng Wechat của Tencent cũng sở hữu hơn 1 tỷ người dùng mỗi tháng. Người dùng Wechat có thể thanh toán tiêu dùng cá nhân, đặt vé máy bay, mua sắm trực tuyến thông qua Wechatpay. Ngoài ra, ngân hàng ảo đầu tiên của Trung Quốc, AiBank, một liên doanh giữa Ngân hàng CITIC Trung Quốc và công ty công nghệ Baidu6, cung cấp các giải pháp tài chính cho các khách hàng trẻ tuổi vốn là đối tượng các ngân hàng truyền thống chưa tiếp cận và cung cấp các khoản vay cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ ở các vùng sâu, vùng xa. Với những thế mạnh của công nghệ, các ngân hàng ảo được Chính phủ Thái Lan mong đợi sẽ cung cấp các dịch vụ tài chính có nhiều giá trị mới để đáp ứng nhu cầu từng phân khúc khách hàng một cách hiệu quả với giá cả hợp lý, đồng thời, cải thiện khả năng tiếp cận dịch vụ đối với bộ phận khách hàng chưa hoặc ít được tiếp cận dịch vụ tài chính ngân hàng, nâng cao trải nghiệm đối với những người đã được tiếp cận các dịch vụ ngân hàng số. Chính phủ và khu vực tư nhân cần nồ lực đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật số, cũng như công nghệ số hiện đại đê triển khai ứng dụng số kết nối thông minh, đặc biệt là các ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt, hiệu quả hóa chính phủ điện tử. Đây là nền tảng
  11. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 273 quan trọng cần triến khai để tạo điều kiện cho các hoạt động trực tuyến. Trên cơ sở nền tảng viễn thông mạnh, Việt Nam tập trung xây dựng các cơ sở dừ liệu quốc gia và các cơ sờ dừ liệu khác, song song với phát triển các yếu tố công nghệ bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trên không gian mạng. Để nâng cấp hạ tầng số, Chính phủ và các doanh nghiệp cần thực hiện các phương án triển khai dịch vụ 5G để theo kịp xu hướng thế giới. Công nghệ 5G sẽ tạo kết cấu hạ tầng tốt cho việc kết nổi theo xu hướng in-tơ-nét kết nối vạn vật (loT), mớ ra nhiều cơ hội kinh doanh lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Về phát triển dữ liệu số và ứng dụng công nghệ mới, Việt Nam và các quốc gia trong khu vực có thể trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, trong đó xây dựng kiến trúc dữ liệu, quản trị dữ liệu, bảo vệ dữ liệu là nhân tố quan trọng. Việt Nam đang đi đúng hướng trong xây dựng nền kinh tế số để tăng mức đóng góp của kinh tế số vào GDP trong thập kỷ tới, học hỏi theo kinh nghiệm của Trung Quốc, và các nước nêu trên. Để đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số về cơ sở dữ liệu, vấn đề an ninh thông tin và rủi ro giao dịch, Ngân hàng Nhà nước cần: Liên kết với các cơ quan quản lý nhà nước để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia; nhanh chóng tích hợp các thông tin tài chính và thông tin cá nhân của công dân, thành lập sàn giao dịch dữ liệu tài chính như quốc gia Singapore đã áp dụng để có thể có được nguồn Big Data, có khả năng kết nối và chia sẻ rộng rãi mà vẫn đảm bảo tính bảo mật an toàn thông tin để phục vụ cho việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng số. Hệ thống hóa các cơ chế sàng lọc rủi ro, xây dựng cơ chế sàng lọc rủi ro chuyên biệt cho ngân hàng số, tham khảo kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc chú trọng tăng cường kiểm soát tài chính số thông qua việc xây dựng các cơ chế sàng lọc rủi ro thanh toán trực tuyến; yêu cầu các hoạt động tài trợ vốn phải được thực hiện thông qua các nền tảng nhất định và chỉ áp dụng với quy mô nhỏ cũng như phải thông qua các trung gian tài trợ vốn, chú trọng cơ chế quản trị vận hành trực tuyến, tăng cường khả năng kiểm soát rủi ro số và xây dựng hệ thống quản trị rủi ro phù hợp với việc chuyển đổi số. Hoặc nền tảng số về chia sẻ thông tin phòng chống rửa tiền của Singapore để cảnh báo các giao dịch tài chính vượt ngưỡng quy định, ngăn chặn việc truy cập dữ liệu công dân trái phép Thứ tư, Các NHTM cần tích cực thay đổi mô hình kinh doanh theo hướng tích hợp đa kênh, đổi mới công nghệ tài chính, hướng đến xây dựng hệ sinh thái toàn diện cho ngân hàng, đồng thời quan tâm đến hành vi và nhu cầu của khách hàng. Dựa theo kinh nghiệm của các ngân hàng tại khu vực Đông Nam Á thì một trong những yếu tố thúc đẩy nhanh thành công chuyển đổi số đó là sự chuyển đổi các kênh của ngân hàng truyền thống, tăng cường hợp tác với các công ty Fintech, nhằm áp dụng mô hình kinh doanh hiện đại, rút ngắn các quy trình tác nghiệp, tinh gọn nhân sự. Qua đó, giúp ngân hàng tiết kiệm chi phí, gia tăng tiện ích trong hoạt động ngân hàng và hướng đến sự đổi mới trong trải nghiệm của khách hàng Trong lĩnh vực ngân hàng, chuyển đổi số vừa mang đến cơ hội lớn cho các ngân hàng thương mại (NHTM) trong việc tạo ra những mô hình kinh doanh mới, giá trị mới; vừa đặt ra những thách thức trọng yếu trong đảm bảo an ninh, an toàn dữ liệu
  12. 274 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM Bên cạnh việc chú trọng nâng cấp hạ tầng kỳ thuật số, nguồn nhân lực công nghệ thông tin cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Chương trình đào tạo nhân lực công nghệ thông tin cần hướng đến đẩy nhanh xã hội hóa giáo dục công nghệ thông tin, nhất là cập nhật giáo trình đào tạo công nghệ thông tin gắn với các xu thế công nghệ mới, như in-tơ-nét kết nối vạn vật, trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ rô-bốt, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên tiếp cận công nghệ thông tin càng sớm càng tốt, đẩy mạnh liên kết đào tạo và thực hành giữa các trường và khu vực doanh nghiệp trong ứng dụng công nghệ thông tin. Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của nền kinh tế số. Hiện Việt Nam có gần 900.000 nhân lực công nghệ thông tin, trong đó có số lượng lớn kỳ sư về AI, IoT, khoa học dữ liệu, số lượng người được cấp chứng chỉ nhiều. Tuy nhiên, mặc dù có những cải thiện nhưng nguồn nhân lực về công nghệ thông tin cua Việt Nam vẫn chỉ xếp hạng trung bình khá về chất lượng, về lao động có chuyên môn cao và năng lực sáng tạo trong kinh tế số. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tay nghề chỉ đạt 60%, vần còn có khoảng cách xa so với yêu cầu chuyển đổi số. Sự thiếu hụt nguồn nhân lực công nghệ thông tin về cà số lượng và chất lượng được xem là một trong những thách thức lớn đối với sự phát then kinh tế số của Việt Nam. Việc tích hợp chuyển đổi số vừa phù hợp với bối cảnh tình hình xã hội vừa mang lại rất nhiều tiện ích khác như thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành tài chính, ngân hàng đến mục tiêu toàn diện, cũng như cấu trúc hoạt động và vận hành của các ngân hàng. Ngoài ra, chuyển đổi số cũng giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, quản lý tài khoản, chuyển khoản nhanh chóng, thanh toán hóa đơn, nâng cao chất lượng dịch vụ của ngân hàng và tăng cường tính bảo mật. Chính vì vậy, việc đẩy nhanh và thực hiện hiệu quả việc chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới là vấn đề rất quan trọng và cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Đặng Hoài Linh, (2021), Triển khai ngân hàng số - Kinh nghiệm quốc tế và bài học thực tiễn Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng.  2. Hoàng Thị Lê Hà (2023), Chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng và một số giải pháp, Tạp chí Ngân Hàng, Chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng và một số giải pháp (tapchinganhang.gov.vn) 3. Ngân hàng Nhà nước (2020), “Chuyển đổi số cơ hội cho các ngân hàng vượt qua khủng hoảng”, Cổng Thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước. 4. Ngân hàng Nhà nước (2021), Quyết định số 810/QĐ-NHNN ngày 11/5/2021 của Thống đốc NHNN phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. 5. Nguyễn Thị Kiều Oanh, Đoàn Thị Thu Hiền (2002); Chuyển đổi ngân hàng số trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và một số khuyến nghị, Tạp chí Ngân hàng 6. https://tapchinganhang.gov.vn/chuyen-doi-ngan-hang-so-trong-boi-canh-cuoc-cach-mang-cong- nghiep-lan-thu-tu-va-mot-so-khuyen-nghi.htm 7. Lê Cẩm Tú, (2021), Chuyển đổi số trong ngân hàng: Cơ hội và thách thức, Tạp chí Ngân hàng.  8. Phạm Thị Thanh Bình, Vũ Thị Phương Dung (2021), Phát triển kinh tế số ở Hàn Quốc: Thành tựu và một số gợi ý đối với Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, Số 968.
  13. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 275 Tài liệu tiếng Anh 9. Baskerville, R., Capriglione, F., & Casalino, N. (2020). Impacts, challenges and trends of digital transformation in the banking sector. Law and Economics Yearly Review Journal-LEYR, Queen Mary University, London, UK, 9(part 2), 341-362. 10. Diener, F., & Špaček, M. (2021). Digital transformation in banking: A managerial perspective on barriers to change. Sustainability, 13(4), 2032. 11. Jyoti Prakash Gadia (2020); “MD, Resurgent India, the time of India, Establishment of digital banking units: Adoption of digital strategy to boost the Indian banking industry and economy”. 12. Kitsios, F., Giatsidis, I., & Kamariotou, M. (2021). Digital transformation and strategy in the banking sector: Evaluating the acceptance rate of e-services. Journal of Open Innovation: Technology, Market, and Complexity, 7(3), 204. 13. Korea’s Financial Services Commission, (2015), Plan to Support Convergence of Finance and Technology. 14. Monetary Authority of Singapore, (2021), Monetary Authority of Singapore and Industry to Pilot Digital Platforms for Better Data to Support Green Finance. 15. Ziyun Shu, Shuk-Yu Tsang, Taoxuan Zhao (2020), “Digital Transformation of Traditional Chinese Banks”, Open Journal of Business and Management, Vol.8 No.1, January 2020, , https://www.scirp. org/journal/paperinformation.aspx?paperid=96964
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2