intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh nghiệm tổ chức kiểm soát nhà nước về chất lượng thông tin tài chính trên thị trường chứng khoán

Chia sẻ: Tưởng Bách Xuyên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Kinh nghiệm tổ chức kiểm soát nhà nước về chất lượng thông tin tài chính trên thị trường chứng khoán" đề cập kinh nghiệm về tổ chức kiểm soát nhà nước tới chất lượng thông tin tài chính các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. Kiểm soát Nhà nước được đề cập về tổ chức bộ máy quản lý và các thủ tục kiểm soát. Bài viết luận bàn mô hình nào hay thủ tục kiểm soát nào là cần thiết cho kiểm soát chất lượng thông tin tài chính các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh nghiệm tổ chức kiểm soát nhà nước về chất lượng thông tin tài chính trên thị trường chứng khoán

  1. KINH NGHIỆM TỔ CHỨC KIỂM SOÁT NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN TÀI CHÍNH TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TS. Nguyễn Tố Tâm Khoa Tài chính Kế toán, Trường Đại học Điện lực ThS.NCS. Nguyễn Thị Thanh Diệp Viện Kế toán Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Bài viết đề cập kinh nghiệm về tổ chức kiểm soát nhà nước tới chất lượng thông tin tài chính các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. Kiểm soát Nhà nước được đề cập về tổ chức bộ máy quản lý và các thủ tục kiểm soát. Bài viết luận bàn mô hình nào hay thủ tục kiểm soát nào là cần thiết cho kiểm soát chất lượng thông tin tài chính các công ty niêm yết trên thị trường chướng khoán. Từ khoá: Kiểm soát Nhà nước, chất lượng thông tin tài chính, công ty niêm yết, thị trường chứng khoán. Abstract This paper studies the experience of State control on the quality of financial information of listed companies in the stock exchange. State control includes organization management s and control procedures. The paper discusses these models and control procedures which are needed to control the quality of the financial information of the lissted companies in the Vietnam stock exchange. Key words: State control, quality of financial information, listed companies, stock exchange 1. Giới thiệu Sự phát triển thị trường vốn và những yêu cầu về chất lượng thông tin tài chính của các công ty niêm yết được rất nhiều người quan tâm. Việc kiểm soát Nhà nước (KSNN) về thông tin tài chính là yêu cầu của bất kỳ quốc gia nào. Về bản chất, KSNN là hành lang pháp lý, những quy định của Nhà nước với vấn đề kiểm soát và công bố thông tin. Những quy định của Nhà nước tạo dựng sự tin tưởng cho các nhà đầu tư và là những chỉ dẫn tầm vĩ mô cho các doanh nghiệp. Với những hệ lụy từ việc gian lận trong công bố thông tin ảnh hưởng đến các nhà đầu tư nói riêng và ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia nói chung, một yêu cầu kết nối 469
  2. giữa vấn đề kiểm soát với chất lượng thông tin tài chính công bố trên thị trường chứng khoán (TTCK). KSNN được coi là bàn tay vô hình trong kiểm soát thị trường. Với thị trường vốn, những thông tin tài chính của các công ty niêm yết (CTNY) khi công bố cần kiểm soát chặt chẽ xong vẫn đảm bảo linh hoạt. Những bài học từ sự đổ vỡ của các tập đoàn lớn tại Mỹ như Enron, WorldCom và sự ra đời của Đạo luật Sarbanes-Oxley đã cho thấy sự cần thiết của Nhà nước về các thông tin tài chính công bố trên TTCK. Bài viết thực hiện tìm hiểu về KSNN đối với chất lượng thông tin tài chính của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam và những mô hình KSNN hiện nay đối với một số quốc gia có TTCK phát triển. Những bài học trên sẽ là bài học kinh nghiệm cho Việt Nam thực hiện các kiểm soát phù hợp về quản lý chất lượng thông tin tài chính trên TTCK. 2. Tổ chức bộ máy kiểm soát Nhà nước chất lượng thông tin tài chính 2.1. Quản lý nhà nước về thị trường chứng khoán Quản lý kinh tế là nội dung cốt lõi của quản lý xã hội nói chung và nó phải gắn chặt với các hoạt động quản lý khác của xã hội. Quản lý TTCK là nội dung quan trọng trong quản lý kinh tế của Nhà nước. Theo TS. Bùi Kim Yến (2005) tác động của TTCK đối với nền kinh tế đươc ví như con dao hai lưỡi [2]. Một mặt, TTCK có vai trò vô cùng quan trọng và thiết yếu cho sự phát triển của nền kinh tế. Mặt khác, nếu TTCK không được vận hành đúng quy luật và không có sự giám sát chặt chẽ của luật pháp vì mục đích lợi nhuận sẽ có nhiều đối tượng có những hành động tiêu cực gây tác hại cho TTCK và nền kinh tế. Người có nghĩa vụ bảo đảm cho TTCK hoạt động theo đúng các quy định của pháp luật, nhằm bảo đảm việc mua bán chứng khoán trên thị trường diễn ra một cách công khai, công bằng, tránh những yếu tố tiêu cực có thể xảy ra, từ đó bảo vệ lợi ích cho những người đầu tư – đó chính là Nhà nước, theo GS.TS Lê Văn Tư (2005) [5]. Kiểm soát nhà nước ảnh hưởng tới chất lượng thông tin kế toán tài chính của các công ty niêm yết trên TTCK. TTCK ban đầu phát triển một cách rất tự phát và sơ khai, từ nhu cầu đơn lẻ ở buổi ban đầu với sự tham gia của các nhà đầu tư, theo GS.TS Lê Văn Tư (2005) [5]. Khi phát triển lên đến mức độ nhất định, thị trường bắt đầu phát sinh trục trặc dẫn đến phải thành lập cơ quan quản lý nhà nước và hình thành hệ thống pháp lý để điều chỉnh hoạt động của TTCK. Theo nghiên cứu của N.Klai (2011), kiểm soát của nhà nước và các tổ chức tài chính tăng cường tính minh bạch và sự phù hợp trong việc lập báo cáo tài chính (BCTC) (áp dụng đối với các công ty có vốn Nhà nước) [6]. Trên thế giới, các cơ quan quản lý về chứng khoán và TTCK đều có chức năng phát triển và giám sát thị 470
  3. trường. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào từng bối cảnh và đặc điểm kinh tế xã hội của mỗi quốc gia mà việc cách thức tổ chức kiểm soát này có những nét khác biệt nhất định. Hầu hết các quốc gia đều có hệ thống giám sát cụ thể thông qua Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), Uỷ ban Giám sát Quốc gia và các Sở Giao dịch chứng khoán (SGDCK). Theo Alvin A.Arens (2012) ý kiến của kiểm toán độc lập về BCTC là phần không thể thiếu theo yêu cầu của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đối với các CTNY [1]. Chính phủ kiểm soát thông tin tài chính các CTNY thông qua “bàn tay” của kiểm toán độc lập. Đạo luật Sarbanes – Oxley cho phép thiết lập Ban giám sát kiểm toán công ty đại chúng (PCAOB) trực thuộc SEC. PCAOB giám sát chất lượng kiểm toán các công ty đại chúng và chất lượng kiểm soát của các công ty kiểm toán độc lập đối với cuộc kiểm toán công ty đại chúng. Như vậy, KSNN đối với thông tin tài chính qua các bộ phận chức năng, qua việc xây dựng hành lang pháp lý và sử dụng kiểm toán độc lập để gián tiếp kiểm soát thông tin tài chính của các CTNY. 2.2. Kiểm soát Nhà nước đối với thị trường chứng khoán Bên cạnh các chức năng như hoạch định phát triển kinh tế, tổ chức và điều hành nền kinh tế, kiểm soát là chức năng không thể thiếu trong quản lý nhà nước về kinh tế. Vai trò của kiểm soát trong quản lý nhà nước về kinh tế rất quan trọng, được thể hiện trên những phương diện sau đây: (1) kiểm soát nhằm phát hiện và ngăn ngừa các vi phạm pháp luật, các sai phạm về chính sách trong quá trình hoạt động kinh tế của các ngành, các địa phương và các đơn vị kinh tế cơ sở; (2) kiểm soát góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, các tổ chức và công dân; (3) kiểm soát góp phần tăng cường hiệu lực và hiệu quả của quản lý nhà nước; (4) kiểm soát góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức bộ máy của các cơ quan nhà nước. Hình thức biểu hiện của kiểm soát trong quản lý nhà nước về kinh tế được thực hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau: giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm sát và kiểm toán nhà nước. Cách thức kiểm soát nhà nước đối với TTCK thường thông qua chủ yếu dưới hình thức giám sát, bên cạnh đó có kiểm tra, kiểm toán nhà nước (trong trường hợp CTNY có vốn nhà nước). Giám sát TTCK được thực hiện bởi UBCKNN. Qua bài học từ những vụ bê bối kế toán như Enron, Worldcom,.. dẫn đến nước Mỹ phải đưa ra Đạo luật Sarbarnes – Oxley để kiểm soát tính minh bạch tình hình tài chính của CTNY thông qua những quy định về quản trị công ty và kiểm toán độc lập đối với các CTNY [7]. 471
  4. 2.3. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của nhà nước về thị trường chứng khoán Theo TS.Bùi Kim Yến (2005) các tổ chức quản lý điều hành TTCK gồm: UBCK, SGDCK và Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán [2]. Việc tổ chức các cơ quan chức năng điều hành, giám sát TTCK và thông tin trên TTCK tuỳ thuộc vào từng quốc gia, từng thời kỳ phát triển. Tổ chức KSNN đối với chất lượng thông tin tài chính của các CTNY trên TTCK bao gồm mô hình tổ chức bộ máy quản lý và các thủ tục kiểm soát của Nhà nước (thông qua các văn bản quy phạm pháp luật, các chế tài xử phạt). Trên thế giới, các nước có TTCK đều chú trọng công tác quản lý nhà nước đối với TTCK, tuy nhiên mỗi nước lại tổ chức hoạt động quản lý này theo một cách riêng. Theo kinh nghiệm quản lý hiện nay có thể chia thành: Mô hình 1 –Bộ Tài chính đảm nhiệm chức năng quản lý nhà nước đối với TTCK, UBCK quốc gia trực thuộc Bộ Tài chính (Kinh nghiệm của Nhật Bản) Tại Nhật Bản, Ủy ban Chứng khoán (Securities and Exchange Surveillance Commission - SESC) trực thuộc Bộ Tài chính Nhật (FSA – Financial Services Agency) có trách nhiệm theo dõi và giám sát các hoạt động giao dịch trên TTCK, giám sát hoạt động của các thành viên trên thị trường, giám sát các hoạt động vi phạm Luật Chứng khoán, giao dịch chứng khoán và theo dõi hoạt động của các tổ chức tự quản [9,10]. Theo mô hình quản lý của Nhật Bản, UBCK có sáu vụ, trong đó những vụ giám sát trực tiếp thông tin tài chính của CTNY gồm: Vụ điều tra (Inspection Division) thực hiện điều tra các vụ án hình sự trên TTCK Vụ điều tra công bố thông tin (Disclosure Statement Inspection Division). Bên cạnh đó, Ban Giám sát kiểm toán và Kiểm toán viên (CPAAOB – Certified Public Accountants and Auditing Oversight Board) trực thuộc UBCK thực hiện kiểm soát chất lượng kiểm toán các CTNY (tương tự PCAOB của Mỹ) [9,10]. Bộ Tài chính là cơ quan thực hiện các chức năng quản lý nhà nước đối với các hoạt động tài chính, kế toán và liên quan mật thiết đến hoạt động của TTCK. Việc giao cho Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với TTCK sẽ góp phần đảm bảo điều hành tập trung, thống nhất nền tài chính quốc gia, thực hiện sự phối hợp đồng bộ giữa hoạt động quản lý TTCK và việc thực thi các chính sách tài chí có liên quan đến TTCK như kế toán, kiểm toán, quản trị doanh nghiệp, quản lý thuế,…, theo GS.TS Lê Văn Tư (2005) [5]. 472
  5. Mô hình 2 – UBCK quốc gia là cơ quan độc lập trực thuộc Quốc hội hoặc Chính phủ (Kinh nghiệm của Mỹ, Trung Quốc và Malaysia) Mỹ có UBCKNN Mỹ (U.S Securities and Exchange Commission) được thành lập bởi Quốc hội Mỹ năm 1934 với mục tiêu điều tiết TTCK, ngăn chặn sự lạm dụng của các công ty liên quan đến việc chào bán, chuyển nhượng chứng khoán và BCTC. SEC gồm 22 vụ gồm đủ các chức năng giám sát, hành chính khác nhau. SEC có quyền thực thi dân sự bởi Vụ giám sát thực thi (Enforcement) đối với cá nhân hoặc công ty bị cáo buộc đã có gian lận kế toán, cung cấp thông tin sai lệch hoặc tham gia các giao dịch nội gián hoặc vi phạm khác của Luật Chứng khoán. SEC kết hợp với cơ quan thực thi pháp luật hình sự để truy tố các cá nhân cũng như tội phạm, trong đó có vi phạm hình sự. PCAOB trực thuộc SEC thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chất lượng công ty kiểm toán tham gia kiểm toán các công ty đại chúng trên TTCK [15,16]. Tại Trung Quốc, Uỷ ban quản lý chứng khoán (CSRC – China Securities Regulatory Commission) thành lập năm 1992 là cơ quan thuộc Quốc Vụ Viện Trung Quốc, thực hiện chức năng quản lý thị trường chứng khoán với 23 vụ. Vụ giám sát thực thi (Enforcement Contingent), Vụ giám sát CTNY (Department of Listed company supervision) thực hiện chức năng liên quan đến những vấn đề vi phạm công bố thông tin CTNY [3,4]. UBCK Malaysia (Securities Commission Malaysia – SCM) thành lập 1993, trực thuộc Chính phủ, được tổ chức theo ba khối: Khối đăng ký và niêm yết; khối kiểm tra; khối thực thi nhằm bảo đảm chất lượng và quy định. Bên cạnh đó, Ban kiểm toán (Audit Oversight Board – AOB) giúp việc cho Chủ tịch điều hành UBCK trong việc giám sát kiểm toán, kế toán. Những nguyên tắc điều hành TTCK của UBCK Malaysia là: Nhà điều hành thị trường phải hoạt động độc lập, chịu trách nhiệm trong việc thực thi chức năng và quyền lực; nhà điều hành thị trường phải có quyền thanh tra, kiểm tra, giám sát toàn diện; nhà điều hành thị trường có quyền thực thi pháp luật toàn diện; tiêu chuẩn kế toán và kiểm toán phải cao và được quốc tế chấp nhận [11,12]. Mô hình UBCK quốc gia độc lập nâng cao thẩm quyền quản lý nhà nước đối với TTCK, tăng cường khả năng giám sát do Quốc hội (Mỹ), Chính phủ (Trung quốc, Malaysia) ban hành. Tuy nhiên, số lượng vụ và nhân viên theo mô hình này lớn hơn nhiều so với mô hình UBCK quốc gia trực thuộc Bộ Tài chính. Mô hình 3 – UBCK quốc gia là một tổ chức độc lập (Kinh nghiệm của Thái Lan) UBCK quốc gia Thái Lan (The Securities and Exchange Commission) được thành lập năm 1992 là một cơ quan độc lập, không trực thuộc chính phủ. Trong mô hình này, Bộ trưởng Bộ Tài chính làm Chủ tịch, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước làm 473
  6. Phó chủ tịch, các thành viên của UBCK Thái Lan làm việc theo chế độ chuyên nhiệm, trừ Tổng Thư ký UBCK. UBCK Thái Lan gồm có các khối: Văn phòng, giám sát thị trường vốn, phát triển thị trường, kiểm toán [13,14]. Việc thiết lập mô hình như Thái Lan giúp tăng cường tính độc lập trong quá trình thực thi. Tuy nhiên, việc kiêm nhiệm của các thành viên trong UBCK ảnh hưởng đến việc ra quyết định cũng như tính chuyên môn hóa trong công việc quản lý TTCK. 2.4. Các cơ quan giám sát, quản lý chính thông tin tài chính công bố trên thị trường chứng khoán Qua các mô hình quản lý nhà nước khác nhau về TTCK trên thế giới, các cơ quan giám sát thông tin tài chính thường được tổ chức bao gồm: (1) Chính phủ có vai trò quản lý chất lượng và công bố thông tin tài chính của các CTNY trên TTCK. (2) Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước trên TTCK, trong đó có hoạt động quản lý chất lượng và công bố thông tin tài chính của các CTNY. (3) Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nước trên TTCK, bao gồm hoạt động quản lý chất lượng và công bố thông tin tài chính của các CTNY trên TTCK. Đây là cơ quan quản lý trực tiếp. (4) Sở Giao dịch chứng khoán: Là một pháp nhân được thành lập theo quy định của pháp luật thực hiện việc tổ chức giao dịch chứng khoán cho các chứng khoán của tổ chức phát hành đủ điều kiện niêm yết tại SGDCK, có chức năng quản lý và giám sát chất lượng thông tin tài chính của các CTNY trên TTCK. Như vậy, mô hình tổ chức bộ máy nhà nước thực hiện quản lý và giám sát chất lượng và công bố thông tin tài chính của các CTNY trên TTCK tuỳ thuộc vào quy định luật pháp của mỗi quốc gia và trình độ phát triển TTCK của mỗi quốc gia. Nhưng về cơ bản, Chính phủ là cơ quan quản lý hoạt động của UBCKNN và UBCKNN triển khai hoạt động quản lý và giám sát chất lượng và công bố thông tin tài chính của các CTNY trên TTCK. Các tổ chức quản lý nhà nước sau có mối liên hệ với thông tin tài chính của các CTNY như: Chính phủ, Bộ Tài chính, UBCKNN, SGDCK. Đối với các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật Bản, TTCK tồn tại trong một thời gian dài và chính phủ đã có nhiều bài học từ sự đổ vỡ thị trường, các bước điều chỉnh của các cơ quan quản lý giúp TTCK phát triển. Nền kinh tế hiện đại, ý thức tuân thủ pháp luật cao của các quốc gia giúp công chúng, các công ty cổ phần hiểu biết về đầu tư, tham gia TTCK một cách dễ dàng và theo luật định. 474
  7. Tại các nước có TTCK mới phát triển như Việt Nam, việc điều hành TTCK còn nhiều bất cập, bản thân nhà đầu tư không nắm bắt được đầy đủ thông tin, các CTNY chưa hiểu và thực hiện đầy đủ các quy định khi tham gia TTCK có tổ chức. Do đó, các chức năng hỗ trợ như tư vấn pháp lý, tư vấn chuyên môn, đào tạo cho các CTNY trong quản lý chất lượng thông tin tài chính cần được các tổ chức quản lý nhà nước triển khai. 3. Thủ tục kiểm soát nhà nước về chất lượng thông tin tài chính trên thị trường chứng khoán 3.1. Kiểm soát công bố thông tin tài chính của Mỹ Hiện nay, SEC có trách nhiệm quản lý Luật chính chi phối TTCK của Mỹ: Luật Chứng khoán (năm 1933), Luật Giao dịch Chứng khoán (năm 1934), Luật các công cụ nợ (năm 1939); Luật Công ty đầu tư (năm 1940); Luật Tư vấn đầu tư (năm 1940); Đạo luật Sarbanes - Oxley (năm 2002) và Đạo luật cải cách (năm 2006), Đạo luật cải cách và bảo vệ người tiêu dùng - Đạo luật Dodd - Frank ( (năm 2010) thành lập Ủy ban giám sát ổn định tài chính [16]. Để thực hiện được vai trò của mình, SEC yêu cầu các công ty đại chúng phải công khai minh bạch BCTC định kỳ. Thông qua cơ sở dữ liệu trực tuyến Edgar, các BCTC của các công ty đại chúng tại Mỹ luôn thường trực và sẵn sàng cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư và những người quan tâm khác. Hệ thống trực tuyến này có khả năng tiếp nhận mọi khiếu nại cuả nhà đầu tư, giúp SEC theo dõi hành vi vi phạm Luật Chứng khoán. Sau khi các vụ gian lận tại Enron, Tycon và WorldCom bị vỡ lở, năm 2002 Chính phủ Mỹ đã ban hành Đạo luật Sarbanes-Oxley (SOX). Đạo luật SOX có hiệu lực từ ngày 30 tháng 7 năm 2002, đã đưa ra những thay đổi chủ yếu đối với quy định về quản trị công ty và trách nhiệm công khai minh bạch tình hình tài chính của CTNY trong tình hình nền kinh tế toàn cầu có nhiều bất ổn tài chính. Đạo luật này đã tiến bước dài trong việc nâng cao các tiêu chuẩn hướng tới mục tiêu minh bạch, công khai nhằm đảm bảo yêu cầu niêm yết, giảm thiểu gian lận và bảo vệ lợi ích của cổ đông công ty đối với các cổ phiếu niêm yết tại tại hai sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq và NYSE. Đạo luật SOX có 11 chương, trong đó những mục đề cập về vấn đề kiểm soát thông tin, trách nhiệm công khai minh bạch thông tin tài chính [7]: Mục 302 - Trách nhiệm công ty đối với BCTC Theo mục này, SEC yêu cầu các công ty lập báo cáo định kỳ theo quy định tại Luật Chứng khoán, trong đó: người lãnh đạo cao nhất, lãnh đạo phụ trách tài chính hoặc người thực hiện chức năng tương tự ký xác nhận BCTC thường niên và định kỳ; 475
  8. người ký BCTC đã kiểm tra, rà soát kỹ dựa vào sự hiểu biết của bản thân, BCTC không chứa đựng những thông tin sai sự thật, thông tin bỏ sót hoặc trình bày nhầm lẫn và BCTC trình bày được tình hình tài chính xét trên mọi khía cạnh trọng yếu. Những người có trách nhiệm ký BCTC phải: Chịu trách nhiệm thành lập và duy trì kiểm soát nội bộ (KSNB); đánh giá KSNB trong vòng 90 ngày trước khi lập BCTC; báo cáo về hiệu lực của hệ thống KSNB. Những người có trách nhiệm ký BCTC công bố cho kiểm toán viên độc lập và Ủy ban kiểm toán công ty: Những khiếm khuyết trong việc thiết lập, điều hành hệ thống KSNB mà có thể ảnh hưởng bất lợi đến quá trình phát hành báo cáo từ việc ghi chép, xử lý, tổng hợp và trình bày BCTC; xác nhận đối với kiểm toán viên những yếu kém trong KSNB của công ty; và bất kỳ sự gian lận nào có liên quan đến cá nhân hoặc nhà quản trị có vai trò trong KSNB của công ty. Những người có trách nhiệm ký BCTC chỉ ra trong báo cáo có hay không những sự thay đổi đáng kể trong KSNB hoặc các nhân tố liên quan có thể có tác động lớn đến KSNB trước ngày đánh giá, bao gồm bất kỳ điều chỉnh liên quan đến những khiếm khuyết và yếu kém của hệ thống KSNB. Mục 401 – Công bố thông tin định kỳ (a) Yêu cầu cung cấp thông tin: Sự chính xác của BCTC: BCTC phản ánh được toàn bộ các điều chỉnh của kiểm toán viên theo những nguyên tắc kế toán và các quy định của SEC; Các nghiệp vụ khai báo khác: BCTC phải công bố các thông tin trọng yếu khác không được phản ánh trong Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, các thỏa thuận, nghĩa vụ và các mối quan hệ khác giữa công ty với các đơn vị, cá nhân khác có ảnh hưởng đến tình hình tài chính, thay đổi tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, khả năng thanh khoản, chi phí vốn, nguồn vốn hoặc các khoản doanh thu, chi phí trọng yếu của hiện tại và tương lai. (b) Quy định của SEC về số liệu trình bày trên BCTC: Thông tin trong BCTC hàng năm và định kỳ theo Luật Chứng khoán hoặc theo văn bản pháp luật khác không được chứa đựng thông tin không chính xác, hoặc bỏ sót thông tin dẫn đến sự nhầm lẫn cho người đọc BCTC. Mục 404- Đánh giá hệ thống KSNB (a) Báo cáo KSNB phải: Nêu được trách nhiệm quản lý của hoạt động thiết lập và duy trì cơ cấu và thủ tục KSNB phù hợp đối với việc lập BCTC; đánh giá hiệu quả cơ cấu và thủ tục KSNB vào cuối năm tài chính. (b) Báo cáo và đánh giá KSNB: Công ty kiểm toán phải chứng thực hoặc báo cáo về đánh giá của ban quản trị công ty về cơ cấu và thủ tục KSNB lập BCTC. 476
  9. Mục 409 – Thời gian công bố thông tin Công ty phải công bố thông tin nhanh những thông tin bổ sung có liên quan đến những thay đổi trọng yếu về hoạt động và tình hình tài chính (như xu hướng, thông tin định lượng và bảng biểu theo yêu cầu của SEC, Luật) để bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư và quyền lợi của công chúng. Mục 802 – Xử lý hình sự đối với thay đổi tài liệu Bất kỳ cá nhân nào khi thay đổi, phá hủy, dấu giếm, làm giả tài liệu với mục đích nhằm cản trở hoặc ảnh hưởng đến việc điều tra hoặc thi hành luật pháp Mỹ sẽ bị phạt tù tối đa 20 năm. Công ty kiểm toán độc lập phải lưu trữ giấy tờ làm việc trong thời gian 5 năm kể từ khi kết thúc năm tài chính và có ý kiến của kiểm toán về BCTC. Cá nhân vi phạm điều khoản của Đạo Luật và những quy định của SEC sẽ bị phạt tù tối đa 10 năm. 3.2. Kiểm soát công bố thông tin tài chính của Nhật Hệ thống quản trị công ty của Nhật trên cơ sở luật và các quy định. SGDCK Tokyo ban hành các nguyên tắc quản trị công ty đối với các CTNY và Luật Công ty. Từ năm 2007, Nhật ban hành Luật Chứng khoán Nhật Bản (Japan’s Financial Instrument and Exchange Law - J-SOX) với những nguyên tắc chính liên quan đến công bố thông tin tài chính của các CTNY. Các CTNY phải tuân thủ các quy định về công bố thông tin bổ sung và lập BCTC hợp nhất. Các CTNY trên SGDCK Nhật Bản phải liên tục công bố thông tin theo Luật Chứng khoán Nhật Bản. Nếu khai báo thông tin sai, các CTNY sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Tương tự như SOX của Mỹ, J-SOX yêu cầu các CNNY phải đánh giá và báo cáo hệ thống KSNB [10]. 3.3. Kiểm soát công bố thông tin tài chính của Thái Lan Thái Lan điều tiết TTCK thông qua Luật Chứng khoán. Về kiểm soát thông tin tài chính được đề cập trong Chương 2, Điều 56 yêu cầu các CTNY lập BCTC và báo cáo về tình hình tài chính cho Vụ Chứng khoán sau khi được kiểm toán hoặc kiểm toán soát xét. Các BCTC phải tuân thủ quy định của Ban giám sát thị trường vốn, Ban kiểm toán. Quy định xử phạt hành chính do vi phạm công bố thông tin tài chính được quy định tại Chương 12, khoản 274 [14]. Để phát huy vai trò kiểm soát, các tổ chức quản lý thực hiện các thủ tục kiểm soát như giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử phạt. Tất cả những thủ tục kiểm soát này được pháp luật hoá bằng luật định, các văn bản quy phạm pháp luật. KSNN có ảnh hưởng mạnh thông qua hệ thống Luật Chứng khoán của các quốc gia. CTNY vi phạm về công bố thông tin có thể bị xử phạt hành chính hoặc hình sự. 477
  10. 4. Kết luận Với các kinh nghiệm từ các quốc gia phát triển trên thế giới và những quốc gia có điểm tương đồng trong khối ASEAN, sự kiểm soát của Nhà nước là điều không thể thiếu đối với sự phát triển TTCK. Mục đích chính của các cơ quan quản lý TTCK trên các quốc gia khác nhau là bảo vệ nhà đầu tư, minh bạch hóa thị trường vốn. Việc đảm bảo chất lượng thông tin (trong đó có thông tin tài chính) tới các nhà đầu tư và các bên liên quan cần có KSNN. Như vậy, KSNN đối với chất lượng thông tin tài chính của các CTNY trên TTCK bao gồm các tổ chức chuyên trách, bộ máy quản lý giám sát thông tin tài chính CTNY và các thủ tục kiểm soát của các cơ quan quản lý thông qua hệ thống cơ sở pháp lý về điều tiết, xử lý hành vi vi phạm trong công bố thông tin tài chính. Tài liệu tham khảo 1. Alvin A.Arens, Randal J.Elder, Mark S. Beasley (2012), Auditing & assurance services - An intergrated approach, Prentice Hall, Chương 2,3, 10. 2. Bùi Kim Yến (2005), Giáo trình Thị trường chứng khoán, NXB Lao động, tr.20 -26. 3. China Securities Regulatory Commission - CSRS, Organization, www.csrs.gov.cn. 4. China Securities Regulatory Commission - CSRS, Annual Report 2012, www.csrs.gov.cn. 5. Lê Văn Tư (2005), Thị trường chứng khoán, NXB Thống kê, tr.9-11. 6. N.Klai, A. O. (2011), Corporate Governance and Financial Reporting Quality: The Case of Tunisian Firms, International Business Research, Vol.4, No.1, pp.158-66, www.ccsenet.org/ibr. 7. Quốc hội Hoa Kỳ (2002), Đạo luật SOX - Sarbanes- Oxley Act. 8. Quốc hội Việt Nam (2006), Luật chứng khoán, www.mof.gov.vn. 9. Securities and Exchange Surveillance Commission - SESC, Organization, www.fsa.go.jp. 10. Securities and Exchange Surveillance Commission - SESC, Annual Report 2014. www.fsa.go.jp. 11. Securities Regulatory Commission Malaysia - SCM, Organization., www.sc.com.my. 12. Securities Regulatory Commission Malaysia - SCM, Annual Report 2014, www.sc.com.my. 13. The Securities and Exchange Commission, Organization,www.sec.or.th. 14. The Securities and Exchange Commission, Annual Report 2014,www.sec.or.th. 15. U.S Securities and Exchange Commission - SEC, Organization, www.sec.gov. 16. U.S Securities and Exchange Commission - SEC, Annual Report 2014, www.sec.gov. 478
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2