Tổng quan nghiên cứu thực nghiệm về chất lượng kiểm toán và nhân tố ảnh hưởng của kiểm toán viên đến chất lượng kiểm toán
lượt xem 1
download
Bài viết nghiên cứu tổng quan về chất lượng kiểm toán là cần thiết để xác định các thước đo đánh giá chất lượng kiểm toán. Bên cạnh đó, quá trình kiểm toán được thực hiện bởi các KTV ảnh hưởng rất mạnh tới chất lượng kiểm toán. Nhóm các nhân tố ảnh hưởng của KTV đến chất lượng kiểm toán được tổng hợp: năng lực chuyên môn, kinh nghiệm, áp lực quỹ thời gian kiểm toán, thái độ làm việc chuyên nghiệp, trách nhiệm giải trình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tổng quan nghiên cứu thực nghiệm về chất lượng kiểm toán và nhân tố ảnh hưởng của kiểm toán viên đến chất lượng kiểm toán
- TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN VÀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG CỦA KIỂM TOÁN VIÊN ĐẾN CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN TS.Trần Phương Thùy – Học viện Ngân hàng LITERATURE REVIEW OF EXPERIMENTAL RESEARCH ON AUDITING QUALITY AND THE INFLUENCE OF AUDITOR'S FACTORS ON THE AUDITING QUALITY Auditing is the field of providing assurance and confirmation of the truthfulness and reasonableness of information before it reaches the user. Therefore, audit quality affects information users such as shareholders, investors, customers, banks, state management agencies, the audited entity itself... Unreliable audit quality will lead to risky decisions that damage information users and the economy as a whole. Therefore, an overview study of audit quality is necessary to determine audit quality assessment measures. Besides, the audit process performed by the auditors strongly influences the audit quality. The group of factors affecting the audit quality is summarized: professional capacity, experience, pressure of audit time, professional working attitude, accountability. Keywords: audit quality, influencing factors, auditors 1. Tóm tắt Kiểm toán là lĩnh vực cung cấp dịch vụ đảm bảo và xác nhận về tính trung thực và hợp lý của thông tin trước khi đến tay người sử dụng. Chính vì vậy chất lượng kiểm toán có ảnh hưởng tới những người sử dụng thông tin như cổ đông, nhà đầu tư, khách hàng, ngân hàng, cơ quan quản lý nhà nước, bản thân đơn vị được kiểm toán...Nếu chất lượng kiểm toán không tin cậy sẽ dẫn tới các quyết định rủi ro gây thiệt hại cho người sử dụng thông tin và cả nền kinh tế nói chung. Do đó, việc nghiên cứu tổng quan về chất lượng kiểm toán là cần thiết để xác định các thước đo đánh giá chất lượng kiểm toán. Bên cạnh đó, quá trình kiểm toán được thực hiện bởi các KTV ảnh hưởng rất mạnh tới chất lượng kiểm toán. Nhóm các nhân tố ảnh hưởng của KTV đến chất lượng kiểm toán được tổng hợp: năng lực chuyên môn, kinh nghiệm, áp lực quỹ thời gian kiểm toán, thái độ làm việc chuyên nghiệp, trách nhiệm giải trình. Từ khóa: chất lượng kiểm toán, nhân tố ảnh hưởng, kiểm toán viên JEL Classifications: M40, M49, M00 2. Tổng quan nghiên cứu về chất lượng kiểm toán Kiểm toán là quá trình các kiểm toán viên có năng lực và độc lập tiến hành nhằm thu thập bằng chứng về những thông tin được kiểm toán của một tổ chức và đánh giá
- chúng nhằm thẩm định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa những thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập. Với từng loại hình kiểm toán, sản phẩm của quá trình kiểm toán có sự khác nhau. Với kiểm toán Báo cáo tài chính sản phẩm của quá trình kiểm toán là báo cáo kiểm toán trên đó bày tỏ ý kiến của KTV về tính trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính đơn vị được kiểm toán và thư quản lý (là văn bản thể hiện những điểm yếu trong kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán và hướng khắc phục) . Với kiểm toán Báo cáo tuân thủ sản phẩm của quá trình kiểm toán là báo cáo kiểm toán trên đó bày tỏ ý kiến của KTV về mức độ chấp hành luật pháp, các quy định hiện hành về ngành nghề kinh doanh và các nội quy của đơn vị được kiểm toán. Với kiểm toán hoạt động sản phẩm của quá trình kiểm toán là các giải pháp, kiến nghị để cải thiện tình hình của đơn vị được kiểm toán về tính kinh tế trong sử dụng nguồn lực, hiệu quả các hoạt động, bộ phận phòng ban và tính hiệu lực trong việc thực hiện các mục tiêu và sử dụng tối ưu các nguồn lực. Như vậy, chất lượng kiểm toán sẽ được đánh giá thông qua các sản phẩm mà quá trình kiểm toán tạo ra. Theo DeAngelo (1981), chất lượng kiểm toán là khả năng phát hiện và báo cáo các sai phạm trong báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán, trong đó khả năng phát hiện các sai phạm và khả năng báo cáo sai phạm liên quan. Tác giả mới tập trung vào chất lượng của kiểm toán báo cáo tài chính dựa trên quan điểm của người sử dụng thông tin kiểm toán là đối tượng liên quan ở bên ngoài đơn vị được kiểm toán như cơ quan quản lý nhà nước, nhà đầu tư. Nghiên cứu của Cu (2016) cho rằng chất lượng kiểm toán phản ánh mức độ thực hiện mục tiêu kiểm toán, mức độ tuân thủ pháp luật, tuân thủ chuẩn mực, thủ tục kiểm toán, tuân thủ kế hoạch kiểm toán đã được phê duyệt và vận dụng phù hợp các phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán, nhằm đáp ứng yêu cầu về tính tin cậy, trung thực, khách quan, kịp thời của kết quả, kết luận kiểm toán, bảo đảm căn cứ pháp lý, tính khả thi của kiến nghị kiểm toán. Nghiên cứu này đề cập tới chất lượng kiểm toán chung cho các cuộc kiểm toán. Behn và cộng sự (1997) nõi rõ hơn chất lượng kiểm toán được đánh giá thông qua sự hài lòng đối với việc đề xuất ý kiến nâng cao hiệu quả hoạt động của chương trình/dự án. Mở rộng đánh giá chất lượng kiểm toán thông qua phương pháp gián tiếp, Takiah Iskandar và cộng sự (2010) khẳng định sự hài lòng của khách hàng về độ tin cậy, khách quan của kết quả kiểm toán có ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng kiểm toán. Như vậy, các nghiên cứu chỉ ra các thước đo chất lượng kiểm toán: Khả năng phát hiện và báo cáo sai sót; Mức độ hài lòng về độ tin cậy, khách quan của kết quả kiểm toán với những người sử dụng kết quả kiểm toán; Sự hài lòng đối với việc đề xuất ý kiến nâng cao hiệu quả hoạt động của chương trình/dự án. 3. Tổng quan nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng của kiểm toán viên đến chất lượng kiểm toán
- Quá trình kiểm toán chịu sự tác động và chi phối của nhiều nhân tố: từ phía KTV, từ các yếu tố khách quan như khuôn khổ pháp lý và đơn vị được kiểm toán…Trong đó, nhóm nhân tố từ phía kiểm toán viên là một trong những nhóm nhân tố có khả năng ảnh hưởng lớn tới chất lượng kiểm toán. Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan, tác giả tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng của KTV như sau: 3.1. Năng lực chuyên môn của kiểm toán viên Eko Suyeno (2012) khẳng định, KTV có năng lực chuyên môn đồng nghĩa với KTV chất lượng và gia tăng chất lượng kiểm toán. Rất nhiều các nghiên cứu cho rằng năng lực chuyên môn của KTV ảnh hưởng tích cực tới chất lượng kiểm toán như Carcello, Hermanson & McGrath (1992), Wright (1997). Các thước đo về năng lực chuyên môn của KTV ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán được các tác giả đề cập cụ thể. Một là, khả năng xét đoán và phát hiện sai sót: Carcello, Hermanson & McGrath (1992) cho rằng khả năng phát hiện và nhận ra các sai sót lớn ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán. Hai là, thành viên nhóm kiểm toán am hiểu về đơn vị được kiểm toán: Theo Craswell và cộng sự (1995), Wright (1997) cho rằng, mỗi ngành nghề kinh doanh của đơn vị được kiểm toán đều gặp phải các loại rủi ro kiểm toán đặc trưng, vì vậy KTV cần phải hiểu sâu về lĩnh vực chuyên môn của đơn vị được kiểm toán để đưa ra những đánh giá phù hợp về các loại rủi ro này. Đồng quan điểm Craswell và cộng sự (2002), KTV phải có những hiểu biết sâu sắc về rủi ro, cơ hội và hoạt động thực tế của dự án, chương trình của đơn vị được kiểm toán. 3.2. Kinh nghiệm của kiểm toán viên Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, kinh nghiệm kiểm toán của KTV sẽ tác động tới khả năng phát hiện các sai phạm, các gian lận, biến động bất thường và tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ trong quá trình kiểm toán. Libby & Frederick (1990) cho rằng, KTV càng có nhiều kinh nghiệm thì KTV càng có thể tìm thấy nhiều nguyên nhân khác nhau trong việc giải thích các phát hiện kiểm toán. Nghiên cứu được thực hiện bởi Choo & Trotman (1991) cho thấy KTV có kinh nghiệm sẽ đưa ra các kết quả đáng tin cậy hơn trong việc phát hiện các khoản mục bất thường so với KTV ít kinh nghiệm hơn. Điều này cho thấy KTV càng có nhiều kinh nghiệm thực hiện cuộc kiểm toán thì KTV sẽ thực hiện kiểm toán tốt hơn và có khả năng tiếp cận nhanh hơn các vấn đề của đơn vị được kiểm toán. Các nghiên cứu trên đã chỉ ra kinh nghiệm kiểm toán tác động tới quá trình kiểm toán mà chưa thể hiện rõ kinh nghiệm kiểm toán ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán như thế nào. Mở rộng các quan điểm trên, nhiều nghiên cứu đã khẳng định kinh nghiệm của KTV ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng kiểm toán. Nghiên cứu của Carcello, Hermanson & McGrath (1992) cho thấy kinh nghiệm kiểm toán có mối quan hệ tích cực với chất lượng kiểm toán và là một trong năm yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng
- kiểm toán. Theo Masrizal (2010), các KTV bên ngoài có kinh nghiệm có thể giảm thiểu các lỗi hoặc ngăn chặn các thất bại trong quá trình kiểm toán. Trên cơ sở đó, tác giả khuyến nghị rằng kinh nghiệm làm việc của KTV bên ngoài càng lâu thì càng ảnh hưởng đến chất lượng của kết quả kiểm tra. Mulyadi (2013) cho rằng kinh nghiệm của KTVcó tác động tích cực và đáng kể đến chất lượng kiểm toán. Dựa trên kết quả nghiên cứu của Ishak (2019), KTV càng có nhiều kinh nghiệm thì KTV càng có thể đưa ra các quyết định đúng đắn để kết quả kiểm toán có chất lượng cao. Để có thể đi tới các kết luận trên, các thước đo về kinh nghiệm của KTV ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán được các tác giả đề cập cụ thể. Một là, số lần thực hiện các cuộc kiểm toán của KTV: Ishak (2019), số lần tham gia làm việc với tư cách là một KTV là một phần quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán, khi thực hiện kiểm toán nhiều lần, KTV sẽ có được kinh nghiệm mới qua từng lần kiểm toán. Tuy nhiên, việc nhiều lần tham gia kiểm toán với tổng thời gian kiểm toán bao nhiêu cần được quan tâm. Kartini và cộng sự (2021) đã mở rộng hơn thước đo kinh nghiệm của KTV là khoảng thời gian KTV tham gia kiểm toán càng dài sẽ nâng cao khả năng của KTV trong việc liên tục phát hiện những vấn đề cần điều chỉnh/cải thiện (đặc biệt trong cùng một nội dung kiểm toán) từ đó quá trình hoàn thành sẽ tốt hơn. 3.3. Thái độ làm việc chuyên nghiệp Theo Boon và cộng sự (2008), họ kết luận rằng các KTV cần có tính chuyên nghiệp, nghiêm túc, thận trọng và hoài nghi nghề nghiệp từ đó thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toán và do đó sẽ nâng cao chất lượng kiểm toán và sự hài lòng của người sử dụng kết quả kiểm toán. Tính thận trọng và thái độ hoài nghi nghề nghiệp là hai yếu tố cơ bản cần có đối với KTV khi thực hiện kiểm toán. Trên cơ sở đó, Boon và cộng sự (2008) đưa ra các thang đo về thái độ làm việc chuyên nghiệp của KTV: (i) Thực hiện kiểm toán với thái độ hoài nghi nghề nghiệp và luôn tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp trong cuộc kiểm toán; (ii) Đánh giá độ tin cậy của các tài liệu do đơn vị quản lý dự án/chương trình cung cấp; (iii) Tập trung cao độ và tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp trong cuộc kiểm toán; (iv) Cân nhắc thận trọng, có tính đến tất cả các khía cạnh của cuộc kiểm toán trước khi đưa ra ý kiến kết luận kiểm toán.
- Theo Kymboon và cộng sự (2008), thái độ làm việc chuyên nghiệp của KTV được thể hiện qua việc tích cực trong đổi mới ý tưởng để cải thiện khả năng phát hiện các sai sót bất thường thông qua quan điểm khác biệt và hiện đại. 3.4. Trách nhiệm giải trình Khi KTV gia tăng trách nhiệm trong công việc sẽ có thái độ làm việc chuyên nghiệp, tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp. Trách nhiệm giải trình đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển niềm tin trong quá trình tương tác giữa con người với nhau. Do đó, trách nhiệm giải trình được xem vừa là một công cụ để đạt được mục tiêu bảo mật thông tin, vừa là mục tiêu quan trọng hàng đầu trong các tổ chức cung cấp dịch vụ với hệ thống phân tán. Cloyd (1997) tìm thấy bằng chứng thực nghiệm rằng trách nhiệm giải trình của KTV trong quá trình hoàn thành công việc kiểm toán làm tăng chất lượng kiểm toán. Do đó, KTV được khuyến khích giữ lòng tin của khách hàng và người sử dụng thông tin được kiểm toán. KTV phải liên tục theo dõi, tìm hiểu và thực hiện các quy định và tiêu chuẩn mới để thực hiện kiểm toán chất lượng nhất. Jagadeesan và cộng sự (2009), thực hiện mô tả một mô hình hoạt động của các hệ thống phân tán dựa trên trách nhiệm giải trình. Tác giả mô tả các phân tích hỗ trợ của việc thiết kế các hệ thống trách nhiệm giải trình và xác nhận của KTV với các báo cáo tài chính. Theo đó khi thiết kế hệ thống trách nhiệm giải trình cần sự cân bằng bao gồm: quyền và nghĩa vụ của KTV, hiệu quả của quá trình kiểm toán, và các yêu cầu đặt ra cho cơ sở hạ tầng truyền thông. Các tác giả khám phá sự cân bằng trong việc thiết kế chính sách của hệ thống đối với các nhân tố ảnh hưởng tới tính trung thực, tin cậy của thông tin kiểm toán và chất lượng quá trình kiểm toán. Trách nhiệm giải trình trong lĩnh vực kiểm toán đưa ra các yêu cầu về nguyên tắc trung thực của KTV, sự đảm bảo do mạng truyền thông cung cấp thông tin và độ tin cậy được yêu cầu của quá trình kiểm toán. Các cơ chế chịu trách nhiệm, dựa trên xác minh sau thực tế, là một phương tiện hấp dẫn để thực thi các chính sách và đánh giá chất lượng kiểm toán. Từ đó, các tác giả khẳng định trách nhiệm giải trình ảnh hưởng tới chất lượng, hiệu quả của quá trình kiểm toán. Theo Eko Suyono (2012), trách nhiệm giải trình được định nghĩa là sự kích thích xã hội và tâm lý được thực hiện để hoàn thành nghĩa vụ của một người. Tác giả cũng khẳng định trách nhiệm giải trình là yếu tố chi phối ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán. Các chỉ số đánh giá về trách nhiệm giải trình được sử dụng bao gồm ba khía cạnh: động lực, tâm huyết với nghề và nghĩa vụ xã hội có thể nâng cao chất lượng công việc kiểm toán đối với một chủ thể là những người có chuyên môn cao, Trách nhiệm công bố kết quả kiểm toán kịp thời tới Quốc hội, Chính phủ và các bên liên quan theo Eko Suyono (2012).
- Như vậy, các nghiên cứu khẳng định trách nhiệm giải trình là nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán. 3.5. Áp lực về quỹ thời gian cho quá trình kiểm toán Thời gian kiểm toán rất quan trọng trong việc thu thập bằng chứng kiểm toán và tìm ra những sai phạm liên quan tới thông tin được kiểm toán đối với các KTV thực hiện ngoại kiểm. Áp lực về thời gian càng cao thì căng thẳng càng cao khiến KTV buộc phải giảm các thủ tục kiểm toán. Nếu các thủ tục kiểm toán không theo kế hoạch, chương trình kiểm toán đã lập sẽ dẫn đến chất lượng kiểm toán kém. KTV chịu trách nhiệm về lợi ích của các bên liên quan, đặc biệt là các nhà đầu tư và niềm tin của công chúng, dẫn đến chất lượng kiểm toán độc lập, khách quan và phù hợp. Nirmala và cộng sự (2013) cho rằng áp lực quỹ thời gian có tác động tiêu cực đáng kể đến chất lượng kiểm toán có nghĩa là áp lực ngân sách thời gian có tác động ngược lại, cụ thể là áp lực ngân sách thời gian càng cao thì chất lượng kiểm toán sẽ giảm Các thang đo được sử dụng để đánh giá sự ảnh hưởng của áp lực quỹ thời gian kiểm toán tới chất lượng kiểm toán như sau: (i) Số h (ngày) thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ kiểm toán của KTV: áp lực quỹ thời gian là áp lực phát sinh khi nguồn nhân sự lực kiểm toán hạn chế; (ii) Số lượng các giao dịch/ nội dung trong kế hoạch cần phải kiểm toán: thời gian được cung cấp càng ít (áp lực ngân sách thời gian càng cao), số lượng giao dịch, nội dung công việc không được KTV kiểm tra càng nhiều. (iii) Lập kế hoạch và phân bổ thời gian kiểm toán: lập kế hoạch thời gian kiểm toán hợp lý là rất quan trọng. Phân bổ thời gian tốt sẽ dẫn đến hiệu quả tốt hơn, kết quả tốt hơn và ngược lại. 4. Kết luận Nghiên cứu tổng quan nghiên cứu về chất lượng kiểm toán và nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán nói chung trên quan điểm của KTV thực hiện kiểm toán. Các nghiên cứu tiếp tục sẽ được mở rộng và chi tiết cho từng loại hình kiểm toán như kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động. Trên cơ sở đó còn các khoảng trống nghiên cứu về chất lượng kiểm toán và nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán đứng trên quan điểm của người thực hiện kiểm toán (kiểm toán viên nhà nước, kiểm toán viên nội bộ, kiểm toán viên độc lập) và quan điểm của những người sử dụng thông tin (Chính phủ, quốc hội, nhà đầu tư….) để xây dựng các thang đo phù hợp với từng đối tượng từng loại hình kiểm toán. Việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới chất
- lượng kiểm toán nhằm xác định nhân tố tác động tích cực để đưa ra các khuyến nghị phù hợp cho các đơn vị được kiểm toán, các cơ quan quản lý nhà nước cũng như tăng cường quy trình kiểm soát chất lượng kiểm toán trong tổ chức kiểm toán. Tài liệu tham khảo: 1. Behn, BK, Carvello, JV, Hermanson, DR & Hermanson, RH 1997, ‘The determinants of audit client satisfaction among client of big 6 firms’, Accounting Horizon, vol. 28, pp. 44-52. 2. Boon, K., McKinnon, J. & Ross (2008), ‘Audit service quality in compulsory audit tendering: Preparer perceptions and Satisfaction’, Accounting research Journal, Volume 21, Number 2, pp.93-122 3. Carcello, Joseph V., Roger H. Hermanson, Neal T. McGrath (1992), Audit Quality Attributes: The Perceptions of Audit Partners, Preparers and Financial Statement Users’Auditing, A Journal of Practice & Theory, Vol.11 No.1 4. Choo, F., & Trotman, K. T. (1991). The Relationship between Knowledge Structure and Judgments for Experienced and Inexperienced Auditors. The Accounting Review, 66(3), 464–485. 5. Cloyd, CB 1997, ‘Performance in tax reseach tasks : the joint effect of knowledge and accountability’, Journal of Accounting Review, vol. 72, no. 1, pp. 111-30. 6. Craswell, A.T., Francis, J.R. and Taylor, S.L. (1995), ‘Auditor Brand Name Reputations and Industry Specialisations’, Journal of Accounting and Economics, 20 (3): 297–322. 7. Cu,H.D (2016), Finishing the process of controlling the auditing quality of invested projects by Vietnam National Audit, Ph.D. Thesis, Academy of Finance 8. DeAngelo, LE 1981, ‘Auditor size and audit quality’, Journal of Accounting and Economics, vol. 3, no. 3, pp. 183-99 9. Eko Suyeno (2012), Determinant Factors Affecting the Audit Quality: An Indonesian Perspective, Global Review of Accounting and Finance, Vol.3.No3. 10. Ishak, M. (2019). The Effect of Auditor Experience, Workload and Motivation Auditor on Audit Quality in Financial and Development Supervisory Board South of Sulawesi. International Journal of Economics Management and Social Science, 1(2), 85–95. 11. Jagadeesan và cộng sự (2009), Towards a theory of accountability and audit, Esorics 12. Kartini1, Grace T. Pontoh2, Audrey Michelle Wenny Yolanda (2021), Determinants of Audit Quality at Public Accounting Firms, GATR Journal of Finance and Banking Review 6(3), pp 134–143, 13. Kym Boon, Jill McKinnon, Philip Ross, (2008), Audit service quality in compulsory audit tendering: Preparer perceptions and satisfaction, Accounting Research Journal, Vol. 21 Issue: 2, pp.93-122, 14. Libby, R., & Frederick, D. M. (1990). Experience and the Ability to Explain Audit Findings. Journal of Accounting Research, 28(2), 348–367.
- 15. Mulyani, I. (2020). The Effect of Auditor Ethics, Auditor Experience, Audit Fees, and Auditor’s Motivation on Audit Quality (Case study of a Public Accounting Firm in Semarang). MALIA: Journal of Islamic Banking and Finance, 3(2), 139. 16. Nirmala, A., Putri, R., & Cahyonowati, N. (2013). Pengaruh independensi, pengalaman, due professional care, akuntabilitas, kompleksitas audit, dan time budget pressure terhadap kualitas audit (studi empiris pada auditor KAP di Jawa Tengah dan DIY). Diponegoro Journal of Accounting, 2(3), 786–798. 17. Takiah Iskandar và cộng sự (2010), The Relationship Between Audit Client Satisfaction and Audit Quality Attributes: Case of Malaysian Listed Companies, Journal of Economics and Management 4(1): 155 – 180 (2010), ISSN 1823 - 836X 18. Wright, A., Wright, S. (1997). ‘An examination of factors affecting the decision to waive audit adjustments’, Journal of Accounting, Auditing & Finance, 12, 15-36.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Pháp luật về gọi vốn cộng đồng (crowdfunding): Kinh nghiệm quốc tế và một số lưu ý đối với Việt Nam
15 p | 123 | 18
-
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ 2
5 p | 65 | 9
-
Tổng quan nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp kế toán - kiểm toán
11 p | 97 | 9
-
Tác động của quản trị công ty đến cấu trúc vốn: Nghiên cứu thực nghiệm từ các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
12 p | 65 | 7
-
Bài giảng Lý thuyết kế toán - Chương 3: Nghiên cứu thực nghiệm trong kế toán
59 p | 27 | 7
-
Quản trị công ty và hiệu quả tài chính: Bằng chứng thực nghiệm từ ngành Sản xuất thực phẩm ở Việt Nam
11 p | 11 | 6
-
Xây dựng khung phân tích vốn xã hội trong doanh nghiệp cho điều kiện Việt Nam, tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm
7 p | 60 | 5
-
Ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ và hình ảnh tổ chức đến sự hài lòng của khách hàng: Nghiên cứu thực nghiệm tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng
15 p | 23 | 5
-
Đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
11 p | 11 | 5
-
Tổng thuật nghiên cứu thực nghiệm về sự ổn định tài chính và dòng vốn quốc tế
10 p | 13 | 4
-
Ảnh hưởng của tỷ lệ nắm giữ tiền mặt tới hiệu quả hoạt động: Bằng chứng thực nghiệm từ các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
9 p | 8 | 2
-
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán: Từ nghiên cứu thực nghiệm đến thực tiễn đào tạo kế toán - kiểm toán tại Việt Nam
11 p | 29 | 2
-
Đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp
9 p | 29 | 1
-
Thẩm định dự án không hủy ngang trong điều kiện bất định: Trường hợp bất định về thuế carbon
12 p | 13 | 1
-
Kinh nghiệm cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước của các quốc gia trên thế giới và bài học cho Việt Nam
5 p | 16 | 1
-
Kinh nghiệm nghiên cứu thông tin bộ phận trên báo cáo tài chính: Thế giới và Việt Nam
12 p | 1 | 1
-
Mô hình lý thuyết nghiên cứu tác động của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động và rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
19 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn