Đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
lượt xem 5
download
Bài viết tổng hợp lý thuyết, những nghiên cứu trước đã thực hiện để đề xuất mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTTKT tại các doanh nghiệp du lịch, từ đó có cơ sở cho những nghiên cứu thực nghiệm nhằm đánh giá các nhân tố tác động đến chất lượng HTTTKT tại các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 695 ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA Bùi Mạnh Cường Khoa Kế toán Tài chính, ĐH Nha Trang Email: cuongbm@ntu.edu.vn Đậu Minh Đức Khoa Du lịch, ĐH Khánh Hòa Email: dauminhduc@ukh.edu.vn Tóm tắt: Hệ thống thông tin kế toán (HTTTKT) là hệ thống thu thập, xử lý, lưu trữ, cung cấp thông tin kế toán cho các đối tượng bên trong sử dụng để điều hành, quản lý các hoạt động trong doanh nghiệp và cung cấp thông tin hỗ trợ các quyết định kinh tế đối với các đối tượng bên ngoài. Do đó, việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của HTTTKT là vấn đề cần thiết để từ đó có những chính sách phù hợp nhằm hoàn thiện HTTTKT, giúp nâng cao vai trò, chất lượng thông tin của HTTTKT trong doanh nghiệp. Các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh khi đóng góp ngày càng tăng vào ngân sách, thu hút vốn đầu tư và tiêu dùng hàng hóa tại chỗ, tác động tích cực đối với các ngành kinh tế liên quan, tăng thu nhập và tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. Vì vậy, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán, để từ đó hoàn thiện HTTTKT, góp phần cho sự phát triển ổn định và nâng cao hiệu quả trong hoạt động của DN du lịch là cần thiết. Kết quả nghiên cứu đã tổng hợp, kiểm tra và đánh giá sơ bộ mô hình để từ đó đề xuất mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT tại các DN du lịch trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa làm cơ sở cho các bước nghiên cứu thực nghiệm tiếp theo. Từ khóa: Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán, HTTTKT, doanh nghiệp du lịch Abstract: Accounting Information System (Accounting Informationg System) is a system that collects, processes, stores and provides accounting information for internal objects to use to operate and manage activities in the enterprise and provide supporting information. support economic decisions for external parties. Therefore, determining the factors affecting the quality of the accounting information system is a necessary issue in order to have appropriate policies to perfect the accounting information system, helping to improve the role and quality of information of the accounting information system in enterprises. Tourism businesses in Khanh Hoa province have an important position for the province's socio-economic development as they make increasing contributions to the budget, attract investment capital and consume local goods, positive impact on related economic sectors, increase income and create more jobs for workers. Therefore, it is necessary to study the factors affecting the quality of accounting information, thereby perfecting the economic information system, contributing to the stable development and improving the efficiency in the operation of tourism enterprises. The research results have synthesized, tested and preliminarily evaluated the model to @ Trường Đại học Đà Lạt
- 696 propose a model of factors affecting the quality of economic information systems in tourism enterprises in Khanh Hoa province as a basis for the steps to be taken. further experimental study. Keywords: Factors affecting the quality of accounting information, accounting information system, tourism enterprises 1. Giới thiệu Khánh Hòa là một tỉnh nằm vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ, với nhiều tiềm năng để phát triển du lịch như tài nguyên du lịch tự nhiên đa dạng phong phú, tài nguyên văn hóa đặc sắc về danh lam thắng cảnh, nhiều di tích lịch sử, tôn giáo, công trình kiến trúc, nghệ thuật độc đáo… Theo Chương trình hành động số 14-CTr/TU, ngày 24/7/2017 của Tỉnh ủy Khánh Hòa tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm trong đó xây dựng chiến lược phát triển du lịch Khánh Hòa đến năm 2030 và định hướng 2050 với 03 mục tiêu chính là phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển bền vững gắn với tăng trưởng xanh và khai thác kinh doanh du lịch có trọng tâm, trọng điểm, chất lượng và chuyên nghiệp. Từ những định hướng trên, tỉnh Khánh Hòa tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch được phát triển mạnh theo xu hướng có chiều sâu và quy mô lớn. Tính đến năm 2021 toàn tỉnh có 1.113 cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch, trong đó có 125 cơ sở lưu trú quy mô 4-5 sao; có 138 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, trong đó có 118 doanh nghiệp lữ hành quốc tế với hơn 380 tuyến xe cố định, 1.300 xe hợp đồng các loại và hơn 700 phương tiện thủy nội địa phục vụ khách du lịch, đáp ứng cơ bản nhu cầu đi lại của du khách…cùng với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu sắc, toàn diện, các doanh nghiệp du lịch hiện đang phải đối mặt với rất nhiều những thách thức, trong đó sự cạnh tranh không chỉ đến từ các doanh nghiệp trong tỉnh mà còn đến từ các doanh nghiệp, tập đoàn lớn của khu vực và trên thế giới. Để có thể vượt qua các thách thức, đòi hỏi doanh nghiệp phải nỗ lực cải tiến mọi mặt của hoạt động kinh doanh, trong đó việc hoàn thiện tổ chức Hệ thống thông tin kế toán (HTTTKT) là cần thiết, đơn vị sẽ mất đi cơ hội để đạt được lợi thế cạnh tranh khi họ cung cấp HTTTKT kém chất lượng, điều này dẫn đến hệ lụy là sẽ làm cho những người sử dụng đưa ra những phán đoán hoặc dự báo thông tin bị sai lệch (Baltzan, 2012). HTTTKT đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp, Nhiều quyết định được dựa trên thông tin thu được từ HTTTKT và chúng được sử dụng làm cơ sở cho các quyết định phân bổ nguồn vốn sao cho hiệu quả, hợp lý, đem lại lợi ích hài hòa lớn nhất cho các cổ đông và vai trò của báo cáo tài chính là kênh chuyển thông tin hiệu quả cho những người bên ngoài cũng như bên trong tổ chức một cách đáng tin cậy và kịp thời (Noravesh, H 2009). Thực tế cho thấy, HTTTKT trong các doanh nghiệp du lịch tại tỉnh Khánh Hòa vẫn còn một số hạn chế, đặc biệt là các doanh nghiệp du lịch có vốn đầu tư trong nước. Việc tổ chức HTTTKT vẫn chỉ tập trung vào cung cấp thông tin kế toán tài chính và kế toán thuế mà chưa chú trọng đến vai trò phân tích, tư vấn thông tin cũng như hỗ trợ kiểm soát trong hoạt động của doanh nghiệp đến các cấp quản trị. Nguyên nhân của tình trạng này là một phần từ phía nhà quản trị khi chưa đánh giá cao vai trò của hệ thống kế toán, sự hạn chế kinh phí trong việc phân bổ cho hệ thống kế toán và từ phía bộ máy kế toán khi cung cấp thông tin cho các đối tượng sự dụng chưa đầy đủ, kịp thời và phù hợp, do đó không đáp ứng tốt vai trò cung cấp thông tin của mình. Để đánh giá nhân tố tác động và làm cơ sở nghiên cứu thực trạng cũng như giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng HTTTKT trong doanh nghiệp du lịch tại tỉnh Khánh Hòa, Bài viết tổng hợp lý thuyết, những nghiên cứu trước đã thực hiện để đề xuất mô hình các nhân tố ảnh @ Trường Đại học Đà Lạt
- 697 hưởng đến tổ chức HTTTKT tại các doanh nghiệp du lịch, từ đó có cơ sở cho những nghiên cứu thực nghiệm nhằm đánh giá các nhân tố tác động đến chất lượng HTTTKT tại các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. 2. Cơ sở lý thuyết 2.1. Hệ thống thông tin kế toán Hệ thống thông tin kế toán là hệ thống thông tin, thu thập, ghi nhận, xử lý dữ liệu và cung cấp thông tin tài chính, kế toán và thông tin phi tài chính cho các đối tượng sử dụng thông tin cho việc ra quyết định, cũng như các bên liên quan khác (Romney và Steinbart, 2015). HTTTKT là một tập hợp các nguồn lực bao gồm: con người và thiết bị, được thiết kế để chuyển đổi dữ liệu tài chính và dữ liệu khác thành thông tin. Một hệ thống thông tin phụ thuộc vào nguồn lực của con người phần cứng, phần mềm, dữ liệu và mạng (O’Brien và Marakas, 2008). Từ các quan điểm trên cho thấy HTTTKT là sự kết hợp giữa con người, trang thiết bị phần cứng, phần mềm, hệ thống mạng để có thể thu thập, xử lý, lưu trữ và cung cấp thông tin cả tài chính và phi tài chính cho các đối tượng sử dụng mà không phân biệt bên trong hay bên ngoài doanh nghiệp. HTTKT bao gồm các thành phần: người vận hành hệ thống; quy trình, thủ tục trong thu thập, xử lý, lưu trữ thông tin; dữ liệu về tổ chức và quá trình xử lý; Phần mềm xử lý dữ liệu; trang thiết bị công nghệ; và kiểm soát nội bộ và an toàn tài liệu (Bodnar và Hopwood, 2001). 2.2. Chất lượng hệ thống thông tin kế toán Theo Grande và cộng sự (2011), HTTTKT được định nghĩa là công cụ ứng dụng công nghệ thông tin để giúp đỡ việc quản lý và kiểm soát các vấn đề liên quan đến kinh tế - tài chính của doanh nghiệp. HTTTKT là thành phần chính của hệ thống thông tin DN, vì nó là hệ thống duy nhất có thể cung cấp thông tin tổng thể của DN cho cả người dùng nội bộ và bên ngoài (Mihalache, 2011). Hall (2011) cho rằng, mục đích cơ bản của HTTTKT là cung cấp thông tin kế toán cho các bên có liên quan, HTTTKT hiệu quả sẽ nâng cao chất lượng báo cáo tài chính kế toán (Sajady và cộng sự, 2008) và chất lượng thông tin nghèo nàn có thể có tác động xấu đến việc ra quyết định (Huang, Lee và Wang 1999). Thông tin được định nghĩa là một tập hợp các dữ kiện đã được sắp xếp và xử lý để cung cấp ý nghĩa cho một người dùng. Thông tin hữu ích trong hoạt động ra quyết định (Gelinas và Dull, 2008). Theo Romney và Steinbart (2006) lợi ích của thông tin có thể bao gồm: giảm sự không chắc chắn, cải thiện các quyết định và cải thiện khả năng lập kế hoạch và lịch trình các hoạt động. Thông tin kế toán là thông tin kinh tế; nó liên quan đến các hoạt động kinh tế tài chính của tổ chức kinh doanh. Các đặc điểm làm cho thông tin hữu ích: mức độ liên quan, độ tin cậy, tính đầy đủ, kịp thời, dễ hiểu và khả năng kiểm chứng (Romney và Steinbart, 2006). Theo Hall (2008) thì thông tin hữu ích có các đặc điểm sau: tính liên quan, tính kịp thời, tính chính xác, tính đầy đủ và tính tóm tắt. Theo FASB chất lượng thông tin kế toán bao gồm: thích hợp và đáng tin cậy; nhất quán và có thể so sánh được, Theo IASB chất lượng thông tin kế toán được thể hiện qua: có thể hiểu được, thích hợp, đáng tin cậy và có thể so sánh được. Dự án hội tụ IASB và FASB đã xác định chất lượng thông tin kế toán gồm có các đặc điểm: thích hợp, trung thực, có thể so sánh, có thể kiểm chứng, kịp thời và có thể hiểu được. Theo luật kế toán số 88/2015/QH13 và chuẩn mực kế toán số 1, những thuộc tính của chất lượng thông tin kế toán là trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời, có thể so sánh và kiểm chứng được. @ Trường Đại học Đà Lạt
- 698 Từ những nghiên cứu trên có thể thấy rằng chất lượng của HTTTKT được thể hiện qua chất lượng thông tin kế toán được cung cấp từ hệ thống và thông tin này phải đảm bảo được các đặc điểm như: thích hợp, chính xác, trung thực, có thể so sánh, có thể kiểm chứng, kịp thời và có thể hiểu được. Ngoài ra một chất lượng của hệ thống thông tin kế toán còn được đánh giá qua các tiêu chí như: hệ thống linh hoạt, hữu hiệu, dễ truy cập và kịp thời Romney và các cộng sự (2012). Nghiên cứu của Anggadini (2015) cho rằng, chất lượng HTTTKT dựa trên tính linh hoạt; hiệu quả và khả năng tiếp cận. Ngoài ra các thủ thục kiểm soát của hệ thống kiểm soát nội bộ đảm bảo chất lượng dữ liệu đầu vào; nâng cao tính chính xác của quá trình xử lý dữ liệu; đảm bảo trang thiết bị phù hợp của quá trình phát triển hệ thống, qua đó đảm bảo chất lượng HTTTKT (Saer va¸ Olui, 2013). 3. Tổng quan nghiên cứu Khi xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của HTTTKT tại các doanh nghiệp, các nghiên cứu đã thực hiện bằng cả phương pháp định tính và định lượng, những nghiên cứu này đã xem xét và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới HTTT KT trên các cạnh như: Sự hỗ trợ của nhà quản lý, Kiến thức kế toán của nhà quản trị, trình độ nhân viên kế toán, mức độ áp dụng công nghệ thông tin, hệ thống kiểm soát nội bộ, nhà tư vấn bên ngoài. Tác giả tổng hợp những nhân tố này để có tìm hiểu, đánh giá những nhân tố tác động đến chất lượng HTTTKT tại các doanh nghiệp du lịch tại tỉnh Khánh Hòa, thông qua trao đổi, thảo luận với chuyên gia, từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến chất lượng HTTTKT tại các doanh nghiệp du lịch tỉnh Khánh Hòa, một số nghiên cứu đã thực hiện như sau: - Phạm Quốc Thuần (2016), nghiên cứu các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin trong báo cáo tài chính các doanh nghiệp Việt Nam, Kết quả kiểm định cho thấy có 8 nhân tố tác động đến CLTT BCTC gồm: Hành vi quản trị lợi nhuận; Áp lực về thuế; Hỗ trợ từ phía nhà quản trị; Đào tạo và bồi dưỡng nhân viên; chất lượng phần mềm kế toán; Hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ; Năng lực nhân viên kế toán; Kiểm toán độc lập. Phân tích sự ảnh hưởng của các biến điều tiết cho thấy niêm yết và quy mô DN đóng vai trò là biến điều tiết của mô hình hồi qui và thực sự làm thay đổi mối quan hệ của các biến độc lập đến CLTT BCTC - Nguyễn Thành Hưng (2017) nghiên cứu về Tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp Viễn thông Việt Nam đã đưa ra mô hình với 5 nhân tố ảnh hưởng tới tổ chức HTTT KTQT chi phí, kết quả sau nghiên cứu loại 1 nhân tố và còn lại 4 nhân tố tác động đến tổ chức HTTT KTQT là: Tầm nhìn và cam kết của nhà quản trị; Nguồn nhân lực kế toán; Chất lượng dữ liệu đầu vào của hệ thống. - Nguyễn Thị Thanh Thùy và cộng sự (2018) trong nghiên cứu nhằm xác định và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến tổ chức công tác kế toán tại các DNNVV khu vực Đồng bằng sông cửu long, đã chỉ ra có 8 nhân tố tác động đến tổ chức công tác kế toán tại các DNNVV tại khu vực ĐBSCL bao gồm: Khung pháp lý về kế toán; đối tượng sử dụng thông tin kế toán; quan tâm của chủ doanh nghiệp; hệ thống kiểm soát nội bộ; năng lực nhân viên kế toán; ứng dụng công nghệ thông tin; quy mô doanh nghiệp; các dịch vụ tài chính kế toán. - Nguyễn Phước Bảo Ấn (2018), trong nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp Việt Nam, Kết quả nghiên cứu cho thấy Sự thành công của hệ thống thông tin kế toán chịu ảnh lớn từ nhận thức của người kế toán về tính hữu ích, tính dễ sử dụng của hệ thống thông tin và việc sử dụng thực tế hệ thống thông tin kế toán. Tính chất người dùng, tính chất dự án và sự hỗ trợ của nhà quản lý tác động đến sự thành công của hệ thống thông tin kế toán thông qua vai trò truyền dẫn của nhận thức và sử dụng thực tế. @ Trường Đại học Đà Lạt
- 699 - Đoàn Thị Chuyên (2020) Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập khu vực Đông Nam Bộ, Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng: Cam kết quản lý, trình độ nhân viên kế toán, kiểm soát nội bộ, chất lượng dữ liệu, văn hóa tổ chức có mối quan hệ cùng chiều đến chất lượng HTTTKT - Đồng Quang Chung và cộng sự (2020), nghiên cứu Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Bình Dương, nghiên cứu đã xác định và cho thấy có 5 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Bình Dương, gồm: Sự hỗ trợ của nhà quản lý; Mục tiêu hoạt động; Mục tiêu báo cáo; Mục tiêu tuân thủ; và Hiệu quả phần mềm và các trình ứng dụng kế toán. Trong đó, nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đó là Hiệu quả phần mềm và các trình ứng dụng kế toán. - Wang và Strong (1996) đã đưa ra khuôn mẫu khái niệm về chất lượng của dữ liệu với 4 loại và 16 thuộc tính bao gồm: Chính xác, khách quan, đáng tin cậy, uy tín, khả năng truy cập, bảo mật, thuận tiện, sự thíchhợp, giá trị gia tăng, kịp thời, đầy đủ, số lượng thông tin, có thể hiểu được, dễ hiểu, trình bày súc tích, trình bày nhất quán - Jong-Min Choe (1996) đã tiến hành một nghiên cứu nhằm xem xét mối quan hệ giữa những nhân tố ảnh hưởng và hiệu quả của HTTTKT, nghiên cứu thực hiện khảo sát tại các DN có sử dụng hệ thống máy tính tiên tiến tại Hàn Quốc, kết quả như sau: Các nhân tố sự tham gia của người sử dụng, trình độ công nghệ của nhân viên HTTT, quy mô doanh nghiệp, sự hỗ trợ của nhà quản trị cấp cao, chuẩn hóa việc phát triển hệ thống, trình độ học vấn của người sử dụng có ảnh hưởng thuận chiều với hiệu quả HTTT KT. Nhân tố những cam kết trong điều hành có ảnh hưởng ngược chiều với hiệu quả HTTT KT. Nhân tố bố trí phòng HTTT không ảnh hưởng tới hiệu quả HTTT KT. - Xu (2003), Chất lượng của thông tin kế toán có thể được đánh giá bởi 4 thuộc tính là chính xác, kịp thời, đầy đủ và nhất quán - Noor Azizi Ismail và cộng sự (2007) đã đưa ra cách nhìn nhận về sự phù hợp của HTTT KT và gợi ý một số các nhân tố ảnh hưởng tới sự phù hợp của hệ thống này. Kết quả nghiên cứu đã phát hiện ra sự phù hợp của HTTT KT có liên quan tới mức độ phức tạp của CNTT, mức độ kiến thức của nhà quản trị về CNTT và kế toán, sử dụng sự tư vấn từ những cơ quan chính phủ, các doanh nghiệp kế toán và nhân viên CNTT tại doanh nghiệp. - Sri Dewi Anggadini (2014) đã nghiên cứu để đánh giá ảnh hưởng của nhân tố Sự hỗ trợ của nhà quản trị cấp cao và Kiểm soát nội bộ tới Chất lượng HTTT KT và tiếp tục tác động tới chất lượng thông tin kế toán, tác giả tiến hành khảo sát tại 47 doanh nghiệp ở West Java Indonesia, kết quả cho thấy sự ảnh hưởng mạnh mẽ của 2 nhân tố tới chất lượng HTTT KT cũng như là chất lượng thông tin kế toán. - Rapina (2014) cho thấy những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của HTTTKT bao gồm: hệ thống kỹ thuật (phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu và các thủ tục) và các hệ thống, quy trình bao gồm con người và sự quan tâm của nhà quản lý đối với HTTTKT - Al-Ibbini (2017) đưa ra quan điểm của mình về các biến đo lường chất lượng HTTTKT có 7 thang đo bao gồm: Sự chính xác, Khả năng kiểm toán, Sự phù hợp, Tính bảo mật, Tính kịp thời, Tính linh hoạt và Sự hài lòng của người sử dụng. - Zulaikha (2019), trong nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai hệ thống thông tin kế toán và kết quả của nó đối với chất lượng thông tin cho người sử dụng sử dụng tại các @ Trường Đại học Đà Lạt
- 700 MSME ở Thành phố Semarang. Kết quả cho thấy có ảnh hưởng tích cực và đáng kể giữa kiến thức của người quản lý và cam kết của người quản lý đối với việc triển khai hệ thống thông tin kế toán. Do đó, việc triển khai ảnh hưởng đến chất lượng của thông tin kế toán cho các MSME 3. Đề xuất mô hình nghiên cứu 3.1. Đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT trong doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Trên cơ sở các nghiên cứu liên quan đã thực hiện và kết quả nghiên cứu định tính, mô hình chính thức được đưa ra như Hình 1 như sau: Sự hỗ trợ của nhà quản trị cấp cao Kiến thức của nhà quản trị Chất lượng Mức độ trang bị CNTT hệ thống thông tin kế toán Trình độ nhân viên kế toán Đơn vị tư vấn bên ngoài Hình 1: Mô hình nghiên cứu Nghiên cứu định tính được tiến hành thông qua việc thảo luận ý kiến chuyên gia theo nội dung chuẩn bị trước và thực hiện khảo sát lấy ý kiến về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng HTTTKT tại các DN Du lịch tỉnh Khánh Hòa, bảng bảng trả lời câu hỏi được thiết kế dựa trên thang đo Likert 5 mức độ. Nội dung thảo luận được ghi nhận, tổng hợp làm cơ sở cho việc điều chỉnh và bổ sung các nhân tố. Nghiên cứu sử dụng phương trình hồi quy đa biến để thể hiện mối quan hệ tương quan giữa các biến trong đề xuất mô hình của mình. Phương trình được thiết lập như sau: CLi = α + β1HTi + β2KTi + β3CNi + β4TĐi + β5 CGi + ε Trong đó: CLi là chất lượng HTTTKT; HT là sự hỗ trợ của nhà quản trị cấp cao; KT là kiến thức nhà quản trị; TĐ là trình độ nhân viên kế toán; CN là mức độ trang bị công nghệ thông tin; CG chuyên gia bên ngoài; α là hằng số; β là hệ số biến giải thích và ε là phần dư 3.2. Đo lường các biến Biến độc lập 1: Sự hỗ trợ của nhà quản trị cấp cao Nghiên cứu của O’brien (2009) đề cập rằng, một trong những yếu tố quyết định sự thành công của việc triển khai HTTTKT là cam kết của ban giám đốc. Cam kết quản lý là một yếu tố quan trọng trong việc thực hiện hệ thống thông tin và tính nhất quán của hỗ trợ sẽ tạo điều kiện cho việc sử dụng các nguồn lực cần thiết cho các hoạt động kết nối (Watson et al, 2001). Sự hỗ trợ của nhà quản trị cấp cao là sự tham gia của nhà quản trị vào hệ thống với chức năng là cung cấp những điều kiện cần thiết, bao gồm: Các chính sách, sự hướng dẫn cho việc tổ chức HTTTKT, Sự cam kết cung cấp nguồn lực con người, nguồn lực vật chất để đạt được mục tiêu của hệ thống. Giả thiết H1: Sự hỗ trợ của nhà quản trị cấp cao tác động tích cực đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán. @ Trường Đại học Đà Lạt
- 701 Biến độc lập 2: Kiến thức nhà quản trị Nhà quản trị đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng, vận hành và phát triển hệ thống thông tin kế toán. Kiến thức của nguồn nhân lực, đặc biệt là nhà quản trị, là rất quan trọng trong việc đạt được thành công của việc trang bị hệ thống thông tin trong doanh nghiệp (Daoud, H & Triki, M, 2013). Sự kết hợp giữa kiến thức của người dùng và kiến thức chuyên môn của người quản lý dẫn đến các giải pháp tốt hơn, Những nhà quản lý biết cách làm việc với tình hình của hệ thống thông tin tổ chức sẽ thành công hơn những nhà quản lý ít kỹ năng hơn trong việc triển khai hệ thống thông tin (Laudon, K.C. & Laudon, J.P, 2012). Kiến thức nhà quản trị là sự hiểu biết của nhà quản trị về các lĩnh vực kế toán, CNTT, vận hành và phát triển HTTTKT nhằm cung cấp các thông tin hữu ích cho các đối tượng sử dụng. Giả thuyết H2: Kiến thức nhà quản trị có tác động tích cực đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán. Biến độc lập 3: Mức độ trang bị CNTT Mức độ trang bị CNTT được xem là nhân tố đặc thù trong nghiên cứu, hiện tại khi tổ chức HTTTKT các DN luôn chú trọng công tác trang bị CNTT gồm cả hệ thống máy tính, mạng, an ninh và các phần mềm xử lý kế toán nhằm đáp ứng nhu cầu xử lý dữ liệu ngày càng tăng, đảm bảo tính chính xác kịp thời cho việc ra quyết định của các đối tượng sử dụng. phần mềm kế toán được xem là đảm bảo chất lượng khi nó thỏa mãn những quy định về tiêu chuẩn của một phần mềm kế toán (ICAEW, 2011). Tại Việt Nam, tiêu chuẩn về phần mềm kế toán được Bộ Tài chính quy định tại Thông tư 103/2005 (PL 3.10) và cũng là căn cứ giúp tác giả xây dựng thang đo cho biến mức độ trang bị CNTT Giả thuyết H3: mức độ trang bị CNTT có tác động tích cực đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán. Biến độc lập 4: Trình độ nhân viên kế toán Trình độ nhân viên kế toán theo Hongjiang Xu (2003b) là một nhóm các yếu tố có liên quan đến kỹ năng, kiến thức của nhân viên trong lĩnh vực kỹ thuật và kinh doanh cho phép họ hoàn thành trách nhiệm về công việc Kế toán của mình. Theo Barney và Wright (1998), nguồn nhân lực có nhiều khả năng là nguồn gốc duy trì lợi thế cạnh tranh của tổ chức. Nhân viên kế toán là những người thu thập, kiểm tra; ghi chép, xử lý các dữ liệu kế toán; phân tích và cung cấp thông tin hữu ích cho người sử dụng. Do vậy, nhân viên kê toán cần phải đảm bảo về kiến thức, kỹ năng, thái độ phù hợp để đảm bảo thực hiện tốt nhất công việc đảm nhận. Giả thiết H4: Trình độ nhân viên kế toán tác động tích cực đến chất lượng HTTTKT. Biến độc lập 5: Chuyên gia bên ngoài Các chuyên gia bên ngoài bao gồm: chuyên gia kế toán, kiểm toán, thuế; chuyên gia về phân tích, thiết kế hệ thống; chuyên gia giải pháp công nghệ thông tin; cơ quan quản lý nhà nước về kế toán ... đây là những người có hiểu biết chuyên sâu về lĩnh vực kế toán, kiểm toán, thuế, hệ thống thông tin, học có thể cung cấp những giải pháp, sự tư vấn để có thể giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình vận hành, phát triển HTTTKT để từ đó nâng cao chất lượng HTTTKT trong doanh nghiệp. Giả thuyết H5: Chuyên gia bên ngoài có tác động đến chất lượng HTTTKT Biến phụ thuộc: Chất lượng HTTTKT Mục đích của HTTTKT là thu thập, xử lý, lưu trữ và cung cấp thông tin kế toán cho các đối tượng sử dụng, chất lượng của hệ thống thông tin được thể hiện qua chất lượng của thông tin kế @ Trường Đại học Đà Lạt
- 702 toán cung cấp, vì vậy tác giả đề xuất các tiêu chuẩn chất lượng thông tin do HTTTKT cung cấp sẽ là tiêu chuẩn để đo lường chất lượng của HTTTKT. Do đó, những tiêu chí để đo lường chất lượng HTTTKT bao gồm: Tính thích hợp, Tính kịp thời, Tính đầy đủ, Có thể so sánh, có thể hiểu được của thông tin cung cấp. 3.3 Thang đo nghiên cứu đề xuất: Nguyễn Đình Thọ (2011) cho rằng có ba cách thức để có thang đo: sử dụng các thang đo sẵn có; sử dụng thang đo đã có nhưng điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu; xây dựng thang đo mới. Trong nghiên cứu này, dựa trên những nghiên cứu trước đây, tác giả tổng hợp và sử dụng thang đo đã có và được hiệu chỉnh cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu của các doanh nghiệp du lịch tại tỉnh Khánh Hòa, tác giả xây dựng thang đo dựa trên ý kiến thu thập từ nghiên cứu định tính. Bảng tổng hợp thang đo các biến trong mô hình nghiên cứu Mã Nhân tố Tên thang đo Nghiên cứu liên quan hóa Nhà QT luôn đánh giá cao tầm quan trọng HT1 Armstrong (2006); của chất lượng của HTTTKT Nguyễn Phước Bảo Ấn Nhà QT tham gia vào quá trình thiết lập HT2 (2018); Zulaikha (2019) chính sách và hướng dẫn cho việc vận hành Rapina (2014); Sri Dewi Sự hỗ trợ HTTTKT của nhà Anggadini (2014); Jong- Nhà QT luôn hỗ trợ đào tạo nhân viên kế HT3 Min Choe (1996); Đồng quản trị toán phát triển năng lực toàn diện Quang Chung và cộng sự Nhà quản trị đảm bảo ngân sách cho đáp ứng HT4 (2020); Đoàn Thị yêu cầu của HTTTKT Chuyên (2020); Nguyễn Thành Hưng (2017) Nhà QT am hiểu kiến thức về kế toán, thuếKT1 Noor Azizi Ismail và cộng Nhà QT am hiểu kiến kiến thức về công nghệ KT2 sự (2007); Daoud, H & thông tin Triki, M (2013); Laudon, Kiến thức K.C. & Laudon, J.P nhà quản trị Nhà QT am hiểu kiến thức về các phần mềm KT3 (2012); Zulaikha (2019); và ứng dụng trong hoạt động của doanh nghiệp Nhà QT am hiểu kiến thức phân tích, phát KT4 Phạm Quốc Thuần triển HTTTKT (2016) PM kế toán tin cậy, đảm bảo sự chính xác và CN1 an toàn trong xử lý, cung cấp TT Mức độ Rapina (2014); Đồng trang bị PM kế toán có thể cập nhật những quy định CN2 Quang Chung và cộng sự phần mềm, mới và yêu cầu của người sử dụng (2020); Đoàn Thị phần cứng Phần mềm kế toán có thể tích hợp, liên kết CN3 Chuyên (2020); Nguyễn trong hệ dữ liệu với các phần mềm chức năng khác Thị Thanh Thùy và cộng thống trong doanh nghiệp sự (2018); Phạm Quốc Hệ thống phần cứng, trang thiết bị hỗ trợ, CN4 Thuần (2016) mạng Internet ổn định, đáp ứng yêu cầu vận hành hệ thống @ Trường Đại học Đà Lạt
- 703 Nhân viên kế toán am hiểu luật, chuận mực TĐ1 và chế độ kế toán Jong-Min Choe (1996); Nhân viên kế toán có thể vận dụng kiến thức TĐ2 Noor Azizi Ismail và kế toán để giải quyết các tình huống trong thực tế tại doanh nghiệp cộng sự (2007);Đoàn Thị Trình độ Chuyên (2020); Nguyễn Nhân viên kế toán am hiểu phần mềm kế TĐ3 nhân viên kế Thị Thanh Thùy và cộng toán toán sự (2018); Nguyễn Nhân viên kế toán có khả năng tổng hợp, TĐ4 Thành Hưng (2017); phân tích và tư vấn TT cho người sử dụng Phạm Quốc Thuần Nhân viên kế toán có thể vận dụng các ứng TĐ5 (2016) dụng CNTT hiện đại trong việc thu thập, xử lý và cung cấp TT cho các đối tượng sử dụng Công ty kế toán – kiểm toán hỗ trợ tốt cho CG1 HTTTKT tại đơn vị Các nhà cung cấp giải pháp phần mềm, phát CG2 Noor Azizi Ismail và triển HTTTKT tại đơn vị cộng sự (2007); Nguyễn Chuyên gia Các nhà cung cấp giải pháp phần cứng, hệ CG3 Thị Thanh Thùy và cộng bên ngoài thống mạng đáp ứng nhu cầu cho vận hành sự (2018); Phạm Quốc của HTTTKT tại đơn vị Thuần (2016) Các đơn vị đào tạo hỗ trợ nâng cao năng lực CG4 của HTTTKT tại đơn vị Thông tin từ hệ thống thông tin kế toán luôn CL1 có sẵn Nội dung thông tin từ hệ thống thông tin kế CL2 toán rõ ràng, dễ hiểu và định dạng tốt Al-Ibbini (2017); Xu Chất lượng Thông tin từ hệ thống thông tin kế toán đầy CL3 (2003); Wang và Strong hệ thống đủ, chính xác (1996); Nguyễn Phước tông tin Hệ thống thông tin kế toán cung thông tin CL4 Bảo Ấn (2018) thích hợp cho người sử dụng. Thông tin từ hệ thống thông tin kế toán có CL5 thể so sánh và kiểm chứng được Nguồn: Tác giả tổng hợp 4. Kết luận Trong bài viết này, tác giả sử dụng phương pháp định tính, dựa trên tổng quan tài liệu nghiên cứu để xác định mô hình nghiên cứu chính thức gồm 1 biến phụ thuộc, 5 biến độc lập và 26 biến quan sát và sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đo lường cho các biến quan sát. Trong đó các biến độc lập bao gồm: Sự hỗ trợ của nhà quản trị, kiến thức nhà quản trị, trang bị công nghệ thông tin, trình độ nhân viên kế toán, chuyên gia bên ngoài, và biến phụ thuộc là: chất lượng hệ thống thông tin kế toán. Trên cơ sở mô hình nghiên cứu đề xuất để thực hiện các bước nghiên cứu thực nghiệm tiếp theo giúp đánh giá nhân tố và mức độ tác động đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, giúp các doanh nghiệp có cơ sở cần thiết để đánh giá, hoàn thiện HTTTKT tại đơn vị mình. @ Trường Đại học Đà Lạt
- 704 Tài liệu tham khảo: 1. Alshbiel, S. O., & Al-Awaqleh, Q. A. (2011). Factors affecting the applicability of the computerized accounting system. International Research Journal of Finance and Economics, 64, 36-53. 2. Barney, J.B., Wright, P. M., (1998). On becoming a strategic partner: The role of human resources in gaining competitive advantage. Human Resource management, 37(1), 31–46. 3. Bodnar, G. H., & Hopwood, W. S. (2001). Accounting lnformation Systems. 4. Chalk, David N (2008). Management by Commitment. Indiana: AuthorHouse. 5. Daoud, H & Triki, M. (2013). Accounting Information Systems in an ERP Environment and Tunisian Firm Performance. The International Journal of Digital Accounting Research. Volume 13. pp. 1–35 6. Delone, W. H., & McLean, E. R. (2003). The DeLone and McLean model of information systems success: A ten-year update. Journal of management information systems, 19(4), 9- 30. 7. Đoàn Thị Chuyên (2020) Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập khu vực Đông Nam Bộ, Tạp chí công thương 8. Đồng Quang Chung và cộng sự (2020), Nghiên cứu Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Bình Dương, Tạp chí công thương 9. Ismail, N. A. (2009). Factors influencing AIS effectiveness among manufacturing SMEs: Evidence from Malaysia. The Electronic Journal of Information Systems in Developing Countries, 38(1), 1-19. 10. Jong-Min Choe (1996), “The relationships among performance of accounting information systems, influence factors, and evolution level of information systems”, Journal of Management information systems, Spring (1996), Vol.12, No.4, pp.215-239. 11. Laudon, K. C., & Laudon, J. P. (2012). Sistemas de información gerencial. Decimosegunda edición. Editorial Pearson, México. 12. Moeller, R.R. (2011). COSO enterprise risk management: establishing effective governance, risk, and compliance processes. 2nd Edition. John Wiley & Sons, Inc 13. Nguyễn Đình Thọ (2011). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. NXB Lao động- Xã hội. 14. Nguyễn Hoàng Dũng (2017), Hoàn thiện tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng Bắc miền Trung, Luận án tiến sỹ, Học viện Tài chính. 15. Nguyễn Phước Bảo Ấn (2018), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp Việt Nam, Luận án Tiến sỹ, ĐH Kinh tế Tp Hồ Chí Minh 16. Nguyễn Thành Hưng (2017), “Tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp Viễn thông Việt Nam”, Luận án tiến sỹ, Đại học Thương mại. 17. Nguyễn Thị Thanh Thùy và cộng sự (2018), Nghiên cứu nhằm xác định và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến tổ chức công tác kế toán tại các DNNVV khu vực Đồng bằng sông cửu long, Tạp chí công thương. @ Trường Đại học Đà Lạt
- 705 18. Noor Azizi Ismail và cộng sự (2007), “Factors influencing the alignment of accounting information systems in small and medium sized Malaysian manufacturing firms”, Journal of information Systems and Smaill Bussiness, 2007, volume 1, no.1-2, pp 1-20. 19. Orran Ahmad Mohammad Al-Ibbini (2017), “The critical success factors influencing the quality of accounting information systems and the expected performance”, International Journal of Economics and Finance, Vol. 9, No. 12, 2017. 20. Phạm Quốc Thuần (2016), nghiên cứu các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin trong báo cáo tài chính các doanh nghiệp Việt Nam, Luận án tiến sỹ, ĐH Kinh tế Tp Hồ Chí Minh 21. Rapina, R. (2014). Factors Influencing The Quality of Accounting Information System And Its Implications on The Quality of Accounting Information. Research Journal of Finance and Accounting, 5(2). 22. Romney M. B & Steinbart P. J. (2015). Accounting Information System, 13th Edition. UK: Pearson Education, Inc. 23. Romney, M., Steinbart, P., Mula, J., McNamara, R., & Tonkin, T. (2012). Accounting Information Systems Australasian Edition. Pearson Higher Education AU. 24. Sri Dewi Anggadini (2014), “The effect of top management support and internal control of the accounting information systems quality and its implications on the accounting information quality”, Proceedings of 2nd International Conference on Economics and Social Sceinces (ICESS-2014). 25. Stewart, G.L. & Brown, K.G. (2011). Human Resource Management - Linking Strategy to Practice. John Wiley & Sons, Inc. 26. Yukl, G. (2010). Leadership in Organizations. New Jersey-USA: Pearson Prentice Hal 27. Zulaikha (2019), The Antecedents and Consequences of Accounting Information System Implementation: An Empirical Study on MSMEs in Semarang City, Advances in Economics, Business and Management Research, volume 102 @ Trường Đại học Đà Lạt
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kiểm toán môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất
5 p | 26 | 13
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên - đề xuất mô hình nghiên cứu cho Việt Nam
11 p | 150 | 10
-
Ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ và hình ảnh tổ chức đến sự hài lòng của khách hàng: Nghiên cứu thực nghiệm tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng
15 p | 23 | 5
-
Đề xuất mô hình nghiên cứu nhân tố tác động tới hoạt động quản trị tri thức và tác động của quản trị tri thức tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại
13 p | 27 | 4
-
Mô hình nghiên cứu chấp nhận E-banking tại Việt Nam
8 p | 57 | 3
-
Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn dịch vụ ngân hàng trực tuyến của khách hàng cá nhân
10 p | 104 | 3
-
Ảnh hưởng của vận dụng kế toán quản trị đến thành quả doanh nghiệp: Đề xuất mô hình khái niệm dựa trên Balanced Scorecard
14 p | 3 | 2
-
Ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định - Mô hình nghiên cứu đề xuất và thang đo các biến
15 p | 3 | 2
-
Khả năng hiện hữu cùa kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam - Mô hình nghiên cứu đề xuất
11 p | 6 | 2
-
Mô hình đánh giá rủi ro kiểm toán dự án đầu tư
10 p | 10 | 1
-
Mô hình nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
5 p | 6 | 1
-
Tác động của chất lượng dịch vụ chung cư thương mại đến sự hài lòng của khách hàng - nghiên cứu điển hình trên địa bàn thành phố Hà Nội
6 p | 7 | 1
-
Đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp
9 p | 31 | 1
-
Đề xuất mô hình phát hiện gian lận tài chính: Áp dụng cho các công ty bất động sản niêm yết tại Việt Nam
15 p | 4 | 1
-
Mối quan hệ giữa ảnh hưởng xã hội, niềm tin và hành vi sử dụng thanh toán di động: Cách tiếp cận lý thuyết
6 p | 3 | 1
-
Xây dựng danh mục các chỉ tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp kiểm toán trong việc tự đánh giá mức độ bảo đảm chất lượng kiểm toán theo quy định của VSQC1 và đề xuất mô hình nghiên cứu
11 p | 8 | 0
-
Vốn xã hội, thông tin phi cấu trúc và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp - Tổng quan và đề xuất mô hình nghiên cứu
11 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn