intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vốn xã hội, thông tin phi cấu trúc và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp - Tổng quan và đề xuất mô hình nghiên cứu

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bài viết "Vốn xã hội, thông tin phi cấu trúc và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp - Tổng quan và đề xuất mô hình nghiên cứu", nhóm tác giả đã thực hiện tổng quan và đề xuất sử dụng phương pháp định lượng vi mô với thông tin của các doanh nghiệp niêm yết để phân tích ảnh hưởng của vốn xã hội và thông tin phi cấu trúc đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vốn xã hội, thông tin phi cấu trúc và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp - Tổng quan và đề xuất mô hình nghiên cứu

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 VỐN XÃ HỘI, THÔNG TIN PHI CẤU TRÚ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP - TỔNG QUAN VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU SOCIAL CAPITAL, UNSTRUCTURED INFORMATION AND BUSINESS PERFORMANCE - A LITERATURE REVIEW AND RESEARCH MODEL PROPOSAL PGS.TS. Mai Ngọc Anh Học viện Tài chính Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Các mạng lưới từ lâu đã được coi là một dạng vốn xã hội có thể giảm thiểu vấn đề khó khăn tín dụng, tăng cường chia sẻ thông tin, chuyển giao công nghệ, xây dựng uy tín, và giúp doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn lực. Bên cạnh đó, trong khi các thông tin cấu trúc tỏ ra có giới hạn trong khả năng giải thích và dự báo tài chính, phân tích các thông tin phi cấu trúc trên báo cáo thường niên sẽ tiết lộ nhiều thông điệp quan trọng để đánh giá và dự báo các động thái và kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Để triển khai hướng nghiên cứu, trong bài viết này, chúng tôi thực hiện tổng quan và đề xuất sử dụng phương pháp định lượng vi mô với thông tin của các doanh nghiệp niêm yết để phân tích ảnh hưởng của vốn xã hội và thông tin phi cấu trúc đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Từ khóa: vốn xã hội, thông tin phi cấu trúc, hiệu quả hoạt động doanh nghiệp ABSTRACT Networks have long been considered a form of social capital which can reduce credit problems, enhance information sharing, transfer technology, build credibility and help businesses access resources. In addition, while structured information appears to be limited to interpret and forecast financial status and performance, analysis of unstructured information in the annual report will reveal many important messages for analysis and forecast the results of businesses in the future. To implement the research idea, in this article, we make a literature review and propose to use micro-quantitative methods with information of listed companies to analyze the influence of social capital and unstructured information on business performance. Keywords: social capital, unstructured information, business performance 1. Giới thiệu nghiên cứu Sự bùng nổ của đại dịch Covid-19 đã gây ra mối lo ngại trên toàn thế giới về sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Mặc dù chính phủ đã thiết lập hỗ trợ tài chinh và các chương trình hỗ trợ khác dành cho doanh nghiệp, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê Việt Nam, gần 86% doanh nghiệp ở Việt Nam bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch, và hơn 6% các công ty bị ảnh hưởng đã rời khỏi thị trường. Các mạng lưới doanh nhân từ lâu đã được coi là một dạng vốn xã hội có thể giảm thiểu vấn đề tín dụng và khó khăn vì nó giúp giảm bất cân xứng thông tin có thể dẫn đến 1544
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 phân bổ tín dụng và cho vay dưới mức tối ưu (Öztürk & Mrkaic, 2014; Rand, 2017). Thêm nữa, các mạng lưới bên ngoài giúp doanh nghiệp tăng cường chia sẻ thông tin, chuyển giao công nghệ, xây dựng uy tín và danh tiếng, và giúp doanh nghiệp tiếp cận ưu đãi với các nguồn lực và thị trường (Biggs & Shah, 2006; Brunell, 2010; Donckels & Lambrecht, 1995). Theo Cox Pahnke, McDonald, Wang và Hallen (2015), không có các mạng lưới và mối quan hệ, các công ty mới khó có thể tồn tại, chứ chưa nói đến việc phát triển và thịnh vượng. Bên cạnh đó, trong bối cảnh gia tăng bất ổn kinh tế bởi đại dịch COVID-19, vấn đề phân tích và dự báo tình hình hoạt động doanh nghiệp đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết đối với các nhà hoạch định chính sách và những người tham gia thị trường tài chính. Trong khi các thông tin cấu trúc tỏ ra có giới hạn trong khả năng giải thích và dự báo tài chính doanh nghiệp bởi chưa phản ánh đầy đủ các khía cạnh về tình trạng của doanh nghiệp (Demers & Vega, 2008). Thông qua phân tích các nguồn thông tin phi cấu trúc trên báo cáo thường niên và phân tích các nguồn thông tin dựa trên cách thức truyền đạt của các nhà quản lý và chủ doanh nghiệp (những người am hiểu tình hình nội bộ công ty hơn bất kỳ ai) sẽ tiết lộ nhiều thông điệp quan trọng để phân tích đánh giá và dự báo các động thái và kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai (Yekini, Wisniewski, & Millo, 2016) Tuy nhiên, việc áp dụng khai phá văn bản trong lĩnh vực tài chính trên thế giới cũng như tại Việt Nam còn nhiều hạn chế do đây là một hướng tiếp cận mới trên nguồn dữ liệu phi cấu trúc và cần kết hợp giữa hai lĩnh lực tài chính và công nghệ thông tin (khai phá văn bản (text – mining), phân tích ngôn ngữ (linguistic analytics)). Bên cạnh đó, vai trò của mạng lưới liên kết hoặc vốn xã hội đến công bố thông tin của cũng như hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp vẫn còn là một vấn đề còn bỏ ngỏ tại Việt Nam. Nhận thức được các khoảng trống này, chúng tôi dự kiến thực hiện một nghiên cứu với mục tiêu chính là phân tích ảnh hưởng của vốn xã hội và thông tin phi cấu trúc trong báo cáo thường niên đến hiệu quả kinh doanh của các công ty niêm yết Việt Nam, trong đó tác động của vốn xã hội đến kết quả kinh doanh sẽ được xem xét trực tiếp và gián tiếp thông qua ảnh hưởng đến công bố thông tin phi cấu trúc của doanh nghiệp. 2. Tổng quan nghiên cứu 2.1. Các nghiên cứu ngoài nước 2.1.1. Vốn xã hội và thông tin phi cấu trúc Trong các nghiên cứu quốc tế về công bố thông tin của doanh nghiệp, thông tin phi cấu trúc được đề cập dưới dạng báo cáo tự nguyện, như báo cáo về trách nhiệm xã hội và dự báo kết quả kinh doanh. Vì báo cáo tự nguyện là thông tin doanh nghiệp công bố ra công chúng mà các cơ quan có thẩm quyền không yêu cầu, nên việc trình bày loại báo cáo này rất linh hoạt và chỉ phụ thuộc vào mục đích và định hướng cụ thể của từng doanh nghiệp. Do đó, có thể kỳ vọng rằng việc công bố thông tin này bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nội tại của doanh nghiệp và trong nghiên cứu này yếu tố nội tại được tập trung nghiên cứu là vốn xã hội. Vốn xã hội của doanh nghiệp nói chung có thể được phân thành hai nhánh, đó là cấp độ doanh nghiệp và cấp độ cá nhân. Mối quan hệ xã hội ở cấp độ doanh nghiệp đề cập đến mối quan hệ giữa một công ty với tư cách là một thực thể với những đối tượng bên ngoài như chính phủ, chính trị gia (kết nối chính trị), ngân hàng, kiểm toán viên. Ở cấp độ cá nhân, thuật ngữ này liên quan đến kết nối của các thành viên trong doanh nghiệp như nhà quản lý, nhân viên và chủ sở hữu. Phạm vi của nghiên cứu này chỉ giới hạn trong các vốn xã hội cấp doanh nghiệp và cấp quản lý. 1545
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Các nghiên cứu đi trước đã chỉ ra những quan điểm đối lập về các vốn xã hội của doanh nghiệp và thông tin phi cấu trúc. Một mặt, các công ty có nhiều kết nối xã hội có xu hướng công bố các thông tin tự nguyện phi cấu trúc nhằm tăng tính minh bạch, giảm thông tin bất cân xứng và từ đó giảm chi phí vốn và đạt được kỳ vọng của các bên liên quan như khách hàng, nhà cùng cấp, bên cho vay. Lý thuyết chi phí sở hữu (Verrecchia, 1983) cho rằng các doanh nghiệp có khả năng tiết lộ ít thông tin hơn khi họ phải đối mặt với chi phí sở hữu cao hơn. Trong trường hợp các doanh nghiệp có nhiều kết nối xã hội, họ có thể dễ tiếp cận các khoản vay của ngân hàng cũng như đạt được các hợp đồng của chính phủ hơn. Điều này giúp các doanh nghiệp giảm chi phí công bố báo cáo vì các thông tin tự nguyện không làm mất đi lợi thế cạnh tranh của các công ty có nhiều kết nối. Phù hợp với lý luận này, Guedhami, Pittman, và Saffar (2014) chỉ ra rằng các công ty có quan hệ chính trị có nhiều khả năng chỉ định kiểm toán viên từ bốn công ty kiểm toán lớn nhất trên thế giới để thuyết phục các đối tượng ngoài doanh nghiệp rằng họ kiềm chế khai thác các mối quan hệ của mình để chuyển hướng nguồn lực của doanh nghiệp. Mặt khác, các doanh nghiệp nhiều vốn xã hội có ít động cơ hơn về công bố thông tin do chịu ít áp lực hơn trong huy động vốn từ công chúng. Kết luận này xuất phát từ tư tưởng (bao gồm lý thuyết đại diện và lý thuyết hợp pháp) rằng các doanh nghiệp có nhiều liên kết có thể được hưởng ưu đãi tiếp cận tín dụng (Cull và Xu, 2005), các khoản vay ưu đãi từ các ngân hàng thuộc sở hữu của chính phủ (Dinç, 2005) các gói cứu trợ (Faccio, Masulis, và McConnell, 2006) và cơ hội nhận được các hợp đồng chính phủ cao hơn (Agrawal và Knoeber, 2001). Hơn nữa, liên kết chính trị - một hình thức của liên kết xã hội giúp các doanh nghiệp được bảo vệ bởi các chính trị gia, tránh bị phạt vì thông tin kế toán chất lượng thấp và dẫn đến sự xao lãng chất lượng của thông tin công bố (Leuz & Oberholzer-Gee, 2006). Trên thực tế, một số lượng lớn hơn các công trình thực nghiệm chỉ ra mối quan hệ tương quan ngược chiều giữa liên kết chính trị và công bố thông tin. Với mẫu nghiên cứu khoảng 4500 công ty ở 19 quốc gia, Chaney, Faccio, và Parsley (2010) cho thấy chất lượng báo cáo thu nhập bởi các công ty có liên hệ chính trị kém hơn đáng kể so với các công ty không có liên kết. Những phát hiện này được xác nhận bởi (Hung, Kim, và Li, 2018). Do đó, giả thuyết về các kết nối xã hội nói chung và thông tin phi cấu trúc có thể được đề xuất như sau: H1: các doanh nghiệp có vốn xã hội cao hơn có xu hướng ít báo cáo các thông tin phi cấu trúc hơn. Trong khi nhiều nghiên cứu đã phân tích mối quan hệ giữa kết nối cấp công ty và công bố thông tin, có rất ít bằng chứng về ảnh hưởng của mạng lưới của các nhà quản lý đối với thông tin phi cấu trúc. Động lực để nâng cao danh tiếng là một trong những mối liên hệ tiềm năng giữa vốn xã hội của nhà quản lý và việc công bố thông tin. Kết nối xã hội là một kênh truyền tải thông tin, trong đó các nhà quản lý có thể tiếp cận với các nguồn lực rộng lớn hơn với chi phí thấp hơn, chất lượng và sự phù hợp cao hơn, nhanh chóng và kịp thời hơn (Adler và Kwon, 2002). Do đó, các nhà quản lý có thể công bố thông tin có chọn lọc thu được từ mạng của họ mà không làm rò rỉ các chiến lược nội bộ của doanh nghiệp để kích thích danh tiếng cá nhân của họ. Lunawat (2013) lập luận rằng các nhà đầu tư lý trí có thể quyết định tiết lộ thông tin cá nhân của họ để thúc đẩy danh tiếng về sự đáng tin cậy. Nghiên cứu cũng ghi lại rằng việc chia sẻ thông tin cho phép các tổ chức nắm bắt cơ hội xây dựng danh tiếng và nâng cao lòng tin của nhà đầu tư. Ví dụ, tuân thủ quá mức trong việc công bố thông tin về trách nhiệm xã hội có thể đóng vai trò như một chiến lược tiếp thị giúp đánh bóng hình ảnh của công ty và các nhà quản lý của công ty trong nhận thức của công chúng, khiến họ trở thành những công dân “tốt” trong mắt công chúng (Mahoney, Thorne, Cecil, 1546
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 và LaGore, 2013). Mặt khác, mạng lưới kết nối một nhóm người tạo ra ảnh hưởng lẫn nhau, cho phép các thành viên học hỏi lẫn nhau, từ đó ảnh hưởng đến đóng góp của các nhà quản lý cho công ty của họ (Lu, Shailer, & Wilson, 2016). Vì vậy, nếu có những ví dụ thành công về việc công bố thông tin phi cấu trúc trong các mối quan hệ của một nhà quản lý, thì người này có thể bắt chước các đồng nghiệp của mình để đạt được những thành tích tương tự (Gulati, Nohria và Zaheer, 2000). Giả thuyết về mối quan hệ xã hội của các nhà quản lý và thông tin phi cấu trúc của doanh nghiệp có thể được thể hiện như sau: H2: Các nhà quản lý có vốn xã hội cao hơn có xu hướng công bố nhiều thông tin phi cấu trúc hơn. 2.1.2. Thông tin phi cấu trúc và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Lợi ích của công bố thông tin phi cấu trúc đã được nghiên cứu rộng rãi trong các nghiên cứu đi trước. Do việc công bố mang lại nhiều thông tin cho các bên liên quan của doanh nghiệp, sự bất cân xứng thông tin, lựa chọn bất lợi và chi phí vốn được giảm bớt (Leuz & Verrecchia, 2000; Lambert, Leuz, & Verrecchia, 2007). Một ví dụ điển hình về thông tin phi tài chính là các báo cáo về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - loại thông tin không bắt buộc tại nhiều quốc gia. Báo cáo về trách nhiệm xã hội được cho là nhằm đáp ứng lợi ích của các bên liên quan không phải là chủ sở hữu như người cho vay, nhân viên, khách hàng và cơ quan quản lý. Các nghiên cứu cho thấy rằng việc công bố báo cáo trách nhiệm xã hội tạo cơ hội cho doanh nghiệp ký hợp đồng hiệu quả hơn (Jones 1995), mở ra tiềm năng tăng trưởng và giảm rủi ro (Fatemi & Fooladi, 2013). Không có gì ngạc nhiên khi người ta lập luận rằng hành vi có trách nhiệm với xã hội có thể có tác động tích cực đến hoạt động của công ty (Fatemi, Fooladi, & Tehranian, 2015). Lý do cơ bản là việc công bố này có tác động tích cực đến các hoạt động phi tài chính, bao gồm hiệu quả quy trình, giảm tiêu thụ nguyên liệu và năng lượng (Aras & Crowther, 2009), tạo động lực cho nhân viên (Bhattacharya, Sen, & Korschun, 2013), nâng cao uy tín thương hiệu (Cahan, Chen, Chen, & Nguyen, 2015), giảm độ nhạy cảm về giá (Flammer, 2015) và sự hài lòng chung của khách hàng (Xie, 2014). Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy mối liên hệ tiêu cực (xem Brammer, Brooks, & Pavelin, 2008) hoặc không có mối liên hệ đáng kể giữa việc công bố thông tin với hiệu quả tài chính của doanh nghiệp (ví dụ Horváthová, 2010; Renneboog, Horst, & Zhang, 2008; Banghøj & Plenborg, 2008). Cơ sở cho hiện tượng này có thể là việc công bố ra công chúng tiết lộ một số thông tin quan trọng liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp cho các công ty đối thủ, do đó, làm tăng chi phí độc quyền, khiến chi phí công bố thông tin vượt quá lợi ích (Enache & Hussainey, 2020). Ngoài ra, kết quả này cũng có thể do các nhà đầu tư không có khả năng kết hợp thông tin thu được với việc định giá doanh nghiệp (Banghøj & Plenborg, 2008). Giả thuyết về mối quan hệ giữa thông tin phi cấu trúc và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể được phát biểu như sau: H3: Công bố thông tin phi cấu trúc tạo ra ảnh hưởng tích cực đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 2.1.3. Vốn xã hội, thông tin phi cấu trúc, và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Vốn xã hội có thể là con dao hai lưỡi đối với hoạt động của doanh nghiệp. Gulati, Nohria, & Zaheer (2000) cho rằng mạng lưới chiến lược truyền tải các cơ hội trong việc tiếp cận thông tin, tài nguyên, thị trường và công nghệ, cho phép các công ty theo đuổi các mục tiêu chiến lược và nắm bắt lợi thế từ quy mô và phạm vi. Đồng thời, họ cũng ghi lại rằng các mối liên kết của một 1547
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 công ty có thể gây hại cho hoạt động kinh doanh và hoạt động của công ty đó bằng cách khóa họ với những mối quan hệ không hiệu quả và ngăn họ hợp tác với doanh nghiệp tiềm năng khác. Ngoài ra, các kết nối bên ngoài có thể rất tốn kém để duy trì và phát triển, do đó có thể không tạo ra lợi ích tương xứng (Shipilov & Danis, 2006). Vì vậy các nghiên cứu trước đây đã tìm thấy bằng chứng không nhất quán về tác động của các mối quan hệ xã hội đối với hoạt động của doanh nghiệp, từ ảnh hưởng tích cực đến ảnh hưởng tiêu cực. Trong số các nghiên cứu như vậy, chỉ có một số bài báo nghiên cứu tác động trung gian giữa liên kết xã hội và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp như chia sẻ thông tin (Wu, 2008) và đồng liên kết (Shipilov & Danis, 2006). Theo hiểu biết của chúng tôi, không có nghiên cứu nào hiện có điều tra thông tin phi cấu trúc như một trung gian giữa vốn xã hội và hiệu quả kinh doanh. Dựa trên mối liên hệ giữa vốn xã hội và công bố thông tin của doanh nghiệp được đề cập ở trên, các mối quan hệ xã hội giảm bớt áp lực của doanh nghiệp trong việc huy động tài chính và các xử phạt về công bố thông tin, do đó giảm bớt gánh nặng rủi ro và giảm vai trò giám sát từ bên ngoài. Việc thiếu thông tin và giám sát có thể làm gia tăng các vấn đề về xung đột đại diện cũng như khiến các nhà đầu tư ngần ngại mua cổ phiếu của công ty và làm giảm tính thanh khoản của cổ phiếu. Ngược lại, khi một công ty quyết định công bố nhiều hơn ra công chúng do chi phí sở hữu giảm và động lực phát triển hình ảnh cá nhân của nhà quản lý, các nhà đầu tư có nhiều cơ sở hơn để giám sát công ty và các nhà quản lý, từ đó giảm chi phí đại diện và kích thích hiệu quả hoạt động của công ty. Đồng thời, với thông tin phong phú và chính xác, các bên liên quan có thể cảm thấy công ty đáng tin cậy, từ đó tạo ra những ảnh hưởng tích cực đến giá cổ phiếu. Do đó, giả thuyết được đề xuất là: H4: Công bố thông tin phi cấu trúc là trung gian của mối liên hệ giữa vốn xã hội và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 2.2. Các nghiên cứu trong nước Hiện nay, có rất ít các nghiên cứu về mối liên hệ giữa vốn xã hội, thông tin phi cấu trúc, và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tại Việt Nam. Trong các nghiên cứu này mối quan hệ được quan tâm phân tích chủ yếu là tác động của vốn xã hội hoặc công bố thông tin đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (e.g. Nguyen & Ha, 2020; Ngo, Nguyen, & Nguyen, 2020; Nguyen, et al., 2015). Trong các nghiên cứu về tác động của vốn xã hội đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các kết nối xã hội được đại diện bằng nhiều biến khác nhau như các liên hệ xã hội (social contacts - Van, Nguyen, Nguyen, & Simioni, 2018), liên kết chính trị (Ha & Frömmel, 2020), sự chặt chẽ, thời gian tồn tại và tần suất liên hệ (Nguyen & Ha, 2020). Do mục đích và mẫu nghiên cứu khác nhau, có sự khác biệt trong kết quả thu được về mối liên hệ giữa hai yếu tố trong các nghiên cứu. Nghiên cứu của Santarelli & Tran (2013) cho thấy doanh nghiệp mới thành lập hưởng lợi nhiều hơn từ các kết nối không mật thiết, trong khi đó Nguyen & Ha (2020) khẳng định vai trò của kết nối trong quá trình truyền tải kiến thức và đổi mới sáng tạo, từ đó tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với các liên hệ chính trị nói riêng, Dinh, Calabrò, Campopiano, & Basco (2021) chỉ ra rằng các công ty gia đình hoạt động tốt hơn các công ty không phải công ty gia đình và các doanh nghiệp nhà nước trước đây, trừ khi các công ty không do gia đình quản lý có liên kết chính trị của CEOs. Kết quả của Ha & Frömmel (2020) lại cho thấy rằng các doanh nghiệp nhà nước có giá trị doanh nghiệp thấp hơn các doanh nghiệp không có bất kỳ loại liên kết chính trị nào được liệt kê. Các nghiên cứu về tác động của thông tin phi cấu trúc đến kết quả kinh doanh tại Việt Nam 1548
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 còn nhiều hạn chế do sự khó khăn trong thu thập thông tin từ báo cáo cáo thường niên, cũng như không có các bộ chỉ số được xây dựng sẵn như các nước phát triển hiện có (e.g. CDP). Nghiên cứu của Tran, Tu, Nguyen, Nguyen, & Vo (2021) sử dụng học máy và mã hóa thủ công trong phân tích ký tự để phân tích giọng điệu trong các báo cáo thường niên của 375 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán. Kết quả cho thấy thái độ được thể hiện trong các báo cáo phản ánh được kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một năm tiếp theo và kết quả này càng chắc chắn trong trường hợp bất đối xứng thông tin cao. Tuy nhiên, các nghiên cứu về công bố thông tin phi cấu trúc tại Việt Nam thường được nghiên cứu dưới dạng báo cáo về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp niêm yết (e.g. Hoang, Abeysekera, & Ma, 2018). Nguyen và các đồng nghiệp (2015) sử dụng số liệu trong gian đoạn 2010-2013 của 50 công ty niêm yết cho thấy báo cáo về môi trường có tác động tích cực đến giá trị doanh nghiệp trong khi thông tin về trách nhiệm xã hội liên quan đến các nhân viên mang lại tín hiệu tiêu cực. Nghiên cứu về báo cáo trách nhiệm xã hội của Nguyen (2015) của 31 ngân hàng giai đoạn 2011-2015 cho thấy tác động ngược chiều giữa việc công bố thông tin và hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tóm lại: Đánh giá tổng quan của chúng tôi về tình hình nghiên cứu vốn xã hội, thông tin phi cấu trúc nói chung và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả chỉ ra rằng phần lớn các nghiên cứu trước đây chỉ tập trung vào xem xét tác động của thông tin phi cấu trúc tới hiệu quả tài chính của doanh nghiệp trong khi hầu như không có nghiên cứu nào về tác động của phi cấu trúc tới đổi mới sáng tạo, tăng trưởng năng suất và đóng góp ngân sách. Bên cạnh đó, chưa có nghiên cứu nào xem xét đồng thời ảnh hưởng của vốn xã hội, thông tin phi cấu trúc đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Việc đánh giá như vậy rõ ràng là chưa toàn diện vì ba yếu tố trên được nhìn nhận là những nguồn lực mang lại lợi thế cạnh tranh - yếu tố thúc đẩy tăng trưởng dài hạn của bất kỳ doanh nghiệp nào. 3. Mô hình nghiên cứu đề xuất 3.1. Xây dựng các biến của mô hình - Vốn xã hội doanh nghiệp Kết nối của doanh nghiệp phản ánh các liên kết của doanh nghiệp dưới tư cách là một chủ thể với các bên liên quan khác như nhà cung cấp, chính phủ, các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên gần như không thể xác định được các mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các chủ thể này dưới hợp đồng do nhiều hợp đồng là thông tin mật của doanh nghiệp, không bắt buộc công bố, và việc lộ ra chi tiết hợp đồng gây tác động tiêu cực đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Vì vậy kết nối ở mức độ doanh nghiệp được xác định thông qua các thông tin được công bố trên sàn chứng khoán (i.e. chủ sở hữu). Trong nghiên cứu này các công ty được xem xét trong mối quan hệ với các cơ quan của chính phủ và các tổ chức thông qua tỷ trọng vốn sở hữu của hai đối tượng này trong công ty niêm yết. - Vốn xã hội cá nhân Vốn xã hội cá nhân của công ty được xác định bằng các kết nối của các thành viên trong ban quản trị và ban giám đốc (gọi chung là ban) do họ là người đứng đầu và đại diện cho doanh nghiệp. Sự kết nối giữa các ban của các công ty được tính toán theo phương thước đo trung tâm (centrality measure) đề trong nghiên cứu của Amin, Chourou, Kamal, Malik, & Zhao (2020). Cụ thể, hai ban được gọi là có liên kết khi có chung ít nhất một nhà quản trị trong một năm. Để xác định mức độ vốn xã hội của các công ty, nghiên cứu xây dựng mạng lưới bao gồm tất cả các ban của công ty, 1549
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 trong đó các ban là các điểm nút và các nhà quản trị chung là các đường nối. Vốn xã hội được xác định thông qua ba chỉ số trung tâm như sau: - Mức độ trung tâm (Degree centrality): số các kết nối của một ban (v) với các ban khác. Ký hiệu là 𝐶 𝐷 (𝑣) - Độ trung tâm dựa trên véc tơ riêng (Eigenvector centrality): phản ánh vai trò của mỗi ban được kết nối. Một ban có chỉ số này cao nếu các ban được kết nối với ban đó cũng có giá trị trung tâm cao. Độ trung tâm dựa trên véc tơ riêng của ban v (𝐶 𝐸 (𝑣)) được xác định bằng tổng các véc tơ riêng của các ban kết nối j: 1 CE (v) = λ ∑N Av,j CE (j) j=1 (1) Quá trình tính toán được bắt đầu thông qua việc quy ước mỗi ban có giá trị bằng một trong hệ thống liên kết, và trong mỗi lần lặp, điểm số của ban v là tổng điểm số của các ban được liên kết trong lần lặp trước. Ma trận A là ma trận liền kề, cho thấy ban j có liền kề với đầu mối v hay không. λ là một hệ số sao cho độ trung tâm không tiến đến vô cùng. - Độ trung tâm ở giữa (Betweenness Centrality): phản ánh khả năng kết nối các ban với nhau của một ban trong hệ thống. Gọi σst là quãng đường ngắn nhất kết nối s và t và σst (v) là quãng đường ngắn nhất nhưng phải thông qua v. Độ trung tâm ở giữa của ban v được xác định như sau: σst (v) CB (v) = ∑s≠v≠t (2) σst Từ đó, mức độ kết nối của ban i tại thời điểm t được xác định: 1 D E B Network it = (C (v) + Cit (v) + Cit (v)) 3 it - Thông tin phi cấu trúc Thông tin phi cấu trúc trong nghiên cứu này được phân tích dưới hai góc độ: (1) Công bố về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; (2) Thái độ của nhà quản lý. + Công bố về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Nhằm đánh giá về mức công bố trách nhệm xã hội của doanh nghiệp, nghiên cứu sẽ xây dựng bộ chỉ số dựa theo nghiên cứu của Adnan, Hay, & Staden (2018) và Staden & Hooks (2007). Nghiên cứu đánh giá thông tin trách nhiệm xã hội dựa vào các mục của nhóm chỉ số GRI 200 (Kinh tế), 300 (Môi trường), và 400 (Xã hội) của Bộ tiêu chuẩn báo cáo phát triển bền vững GRI hợp nhất 2016 (Global Reporting Initiative GRI). Mỗi tiêu chuẩn được đề ra sẽ được xếp hạng theo 5 bậc từ 0 đến 4, trong đó “0” là không có báo cáo; “1” là tuyên bố chung chung hoặc chỉ nêu các chính sách; “2” là có nỗ lực cụ thể, thông tin mô tả về việc thực hiện và giám sát; “3” là có các tuyên bố định lượng; và “4” là việc sử dụng các mục tiêu đi kèm với các thông báo về kết quả định lượng. Bên cạnh chỉ số về chất lượng trên, nghiên cữu sẽ bao gồm các biến số về số lượng của công bố trách nhiệm xã hội thông qua số câu và số trang công ty đã báo cáo về chủ đề này. + Thái độ nhà quản lý Các báo cáo thường niên được chuyển đổi sang tệp Word, sau đó loại bỏ các dữ liệu số, tiêu đề, bảng biểu, báo cáo kiểm toán, và chỉ để lại các câu tường thuật. Việc phân tích thái độ dựa theo nghiên cứu của Sheng, Amankwah-Amoah, Wang, & Khan (2019). Để xác định mô hình phân loại, nhóm nghiên cứu tạo một bộ số liệu huấn luyện qua một với một số mẫu nhất định. Mỗi câu của văn các trong tài liệu của bộ số liệu này sẽ được ký hiệu là tích cực hoặc tiêu cực dựa vào nội 1550
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 dung của mà nhà quản lý muốn truyền tải. Từ bộ số liệu lựa chọn, các công cụ của học máy sẽ đánh giá các tài liệu khác trong mẫu nghiên cứu. Kết quả cuối cùng sẽ cho ra một số chỉ số, trong đó mỗi báo cáo thường niên sẽ được phân loại từ tiêu cực đến tích cực tương ứng với mức tự tin nằm trong khoảng từ 0 đến 1. Cụ thể, điểm càng cao cho thấy thái độ càng lạc quan của nhà quản lý và điểm càng thấp, càng gần đến 0 phản ánh sự tiêu cực của họ. Các công cụ máy học tiềm năng có thể sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm Máy Véc tơ hỗ trợ (Support Vector Machine - SVM), Transformer BERT, và PhoBERT. + Kết quả hoạt động kinh doanh Kết quả hoạt động kinh doanh có thể được đánh giá thông qua nhiều chỉ số tài chính như tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA), tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ (ROE), hệ số Tobin’s q và tổng số thuế doanh nghiệp phải nộp. Tuy nhiên, việc sử dụng các chỉ số tài chính để đo lường hiệu quả có thể dễ dàng bị thao túng cho mục đích thuế hoặc các mục đích khác, đặc biệt là ở các quốc gia nơi việc tuân thủ các quy định pháp luật còn yếu (Durand và Vargas, 2003; Schulze và cộng sự, 2001). Do đó, nghiên cứu cũng sử dụng đo lường hiệu quả theo khía cạnh sản xuất (năng suất tổng hợp) của doanh nghiệp bởi vì các chỉ số này khó thao túng hơn hoặc ít động lực cho các doanh nghiệp để làm như vậy (Hanousek, Kočenda & Shamshur, 2015). 3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất Chúng tôi xem xét liệu hoạt động trong tương lai của công ty có liên quan đến “âm báo” của báo cáo hàng năm (giai điệu bất thường) hay không, bằng cách ước tính mô hình (1) như sau: 𝑌𝑖𝑡 = 𝛽0 + 𝛽1 𝑆𝐶 𝑖𝑡 + 𝛽2 𝑇𝑜𝑛𝑒 𝑖𝑡 + 𝛽3 𝑆𝐶 ∗ 𝑇𝑜𝑛𝑒 𝑖𝑡 + 𝛽4 𝑋 𝑖𝑡 + 𝛽5 𝐼𝑛𝑑𝑢𝑠𝑡𝑟𝑦 𝑖𝑡 + 𝛽6 𝑌𝑒𝑎𝑟𝑖𝑡 + εit (𝟔) Trong đó: Yit (hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp) bao gồm hiệu quả tài chính, năng suất tổng hợp và mức độ nộp thuế của doanh nghiệp. SC là vốn xã hội của doanh nghiệp. Tone là sắc thái của thông tin phi cấu trúc. Xit là đặc điểm các yếu tố của doanh nghiệp. Để thực hiện phân tích đánh giá tác động, chúng tôi kết hợp sử dụng các kỹ thuật thống kê khác nhau dành cho dữ liệu bảng. Cụ thể, chúng tôi sử dụng phương pháp hồi quy mô men tổng quát (GMM), hồi quy 2 bước với biến công cụ (2SLS-IV) và phương pháp sai biệt kép (DID) để xử lý dữ liệu trong đề tài. Đây được đánh giá là các công cụ mạnh được sử dụng trong kỹ thuật phân tích định lượng nhằm thực hiện các suy đoán thống kê. Cuối cùng, trong một phân tích xa hơn chúng tôi cũng dự báo về hiệu quả hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp và đánh giá xem ảnh hưởng của chất lượng và sắc thái trong thông tin phi cấu trúc này sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai. 4. Kết luận Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu trước về vốn xã hội, thông tin phi cấu trúc và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, chúng tôi nhận thấy rằng, đây là một hướng nghiên cứu có nhiều dư địa trên bình diện quốc tế và đặc biệt là Việt Nam. Với việc ứng dụng mô hình kinh tế lượng vi mô để xem xét tác động của vốn xã hội, thông tin phi cấu trúc tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam, chúng tôi hy vọng sẽ đóng góp vào học thuật thêm những bằng chứng đáng tin cậy từ Việt nam về vấn đề này. 1551
  9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Adler, P. S., & Kwon, S.-W. (2002). Social Capital: Prospects for a New Concept. The Academy of Management Review, 17-40. [2] Adnan, S. M., Hay, D., & Staden, C. J. (2018). The influence of culture and corporate governance on corporate social responsibility disclosure: A cross country analysis. Journal of Cleaner Production, 198, 820-832. [3] Agrawal, A., & Knoeber, C. R. (2001). Do Some Outside Directors Play a Political Role? Journal of Law and Economics, 179-198. [4] Banghøj, J., & Plenborg, T. (2008). Value relevance of voluntary disclosure in the annual report. Accounting and Finance, 48, 159–180. [5] Bhattacharya, C., Sen, S., & Korschun, D. (2013). Using Corporate Social Responsibility to Win the War for Talent. MIT Sloan Management Review. [6] Biggs, T., & Shah, M. K. (2006). African SMES, networks, and manufacturing performance. Journal of banking & Finance, 30(11), 3043-3066 [7] Brammer, S., Brooks, C., & Pavelin, S. (2008). Corporate Social Performance and Stock Returns: UK Evidence from Disaggregate Measure. Financial Management, 97-116. [8] Brunell, D. D. (2010). Do Political Connections Help Firms Gain Access to Bank Credit in Viet nam? Duke University Durham [9] Cahan, S. F., Chen, C., Chen, L., & Nguyen, N. H. (2015). Corporate social responsibility and media coverage. Journal of Banking & Finance, 409-422. [10] Chaney, P., Faccio, M., & Parsley, D. (2010). The Quality of Accounting Information in Politically Connected Firms. MPRA. [11] Cox Pahnke, E., McDonald, R., Wang, D., & Hallen, B. (2015). Exposed: Venture capital, competitor ties, and entrepreneurial innovation. Academy of Management Journal, 58(5), 1334-1360. [12] Cull, R., & Xu, L. C. (2005). Institutions, ownership, and finance: the determinants of profit reinvestment among Chinese firms. Journal of Financial Economics, 117-146. [13] Demers, E. and Vega, C. (2008). Soft information in earnings announcements: news or noise? US: Board of Governors of the Federal Reserve System. [14] Dinh, T. Q., Calabrò, A., Campopiano, G., & Basco, R. (2021). The Impact of Politically Connected CEOs and Boards of Directors on Firm Performance: A Study of Vietnamese Family and Nonfamily Firms. Entrepreneurship Theory and Practice. [15] Enache, L., & Hussainey, K. (2020). The substitutive relation between voluntary disclosure and corporate governance in their effects on firm performance. Review of Quantitative Finance and Accounting, 413-445. [16] Faccio, M., Masulis, R., & McConnell, J. (2006). Political connections and corporate bailouts. The journal of Finance, 2597-2635. [17] Fatemi, A. M., & Fooladi, I. J. (2013). Sustainable finance: A new paradigm. Global Finance Journal, 101-113. 1552
  10. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 [18] Fatemi, A., Fooladi, I., & Tehranian, H. (2015). Valuation effects of corporate social responsibility. Journal of Banking & Finance, 182-192. [19] Flammer, C. (2015). Does Corporate Social Responsibility Lead to Superior Financial Performance? A Regression Discontinuity Approach. Management Science, 2549-2568. [20] Guedhami, O., Pittman, J. A., & Saffar, W. (2014). Auditor Choice in Politically Connected Firms. Journal of Accounting Research. [21] Gulati, R., Nohria, N., & Zaheer, A. (2000). Strategic networks. Strategic Management Journal, 203-215. [22] Ha, P. V., & Frömmel, M. (2020). Political connection heterogeneity and firm value in Vietnam. Cogent Business & Management. [23] Hoang, T. C., Abeysekera, I., & Ma, S. (2018). Board Diversity and Corporate Social Disclosure: Evidence from Vietnam. Journal of Business Ethics, 833-852. [24] Hung, M., Kim, Y., & Li, S. (2018). Political connections and voluntary disclosure: Evidence from around the world. Journal of International Business Studies, 272–302. [25] Lambert, R. A., Leuz, C., & Verrecchia, R. E. (2007). Accounting Information, Disclosure, and the Cost of Capital. Journal of Accounting Research, 45(2), 385-342. [26] Leuz, C., & Oberholzer-Gee, F. (2006). Political relationships, global financing, and corporate transparency: Evidence from Indonesia. Journal of Financial Economics, 411- 439. [27] Leuz, C., & Verrecchia, R. E. (2000). The Economic Consequences of Increased Disclosure. Journal of Accounting Research, 38, 91-124. [28] Lu, Y., Shailer, G., & Wilson, M. (2016). Corporate Political Donations: Influences from Directors’ Networks. Journal of Business Ethics, 135(3), 461-481. [29] Ngo, C., Nguyen, Q. L., & Nguyen, P. T. (2020). Social Capital and Corporate Performance: Evidence from State Capital Enterprises in Vietnam. Journal of Asian Finance, Economics and Business, 409-416. [30] Nguyen, B. T., Tran, H. T., Le, O. H., Nguyen, P. T., Trinh, T. H., & Le, V. (2015). Association between Corporate Social Responsibility Disclosures and Firm Value – Empirical Evidence from Vietnam. International Journal of Accounting and Financial Reporting. [31] Nguyen, H. T., & Ha, T. M. (2020). Social capital and firm performance: A study on manufacturing and services firms in Vietnam. Management Science Letters, 2571-2582. [32] Nguyen, N. B. (2005). The effect of corporate social responsibility disclosure on financial performance: Evidence from credit institutions in Vietnam. Asian Social Science. [33] O'Donnell, C. J. (2018). Productivity and Efficiency Analysis. Springer Singapore. [34] Öztürk, B., & Mrkaic, M. M. (2014). SMEs’ access to finance in the euro area: what helps or hampers? : International Monetary Fund. [35] Rand, J. (2017). Are politically connected firms less constrained in credit markets? World Institute for Development Economics Research Working Paper, 200. 1553
  11. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 [36] Santarelli, E., & Tran, H. T. (2013). The interplay of human and social capital in shaping entrepreneurial performance: the case of Vietnam. Small Business Economics, 435-458. [37] Schulze, W.S., Lubatkin, M.H., Dino, R.N., Buchholtz, A.K., 2001. Agency relationships in family firms: theory and evidence. Organ. Sci. 12 (2), 99–116 [38] Sheng, J., Amankwah-Amoah, J., Wang, X., & Khan, Z. (2019). Managerial Responses to Online Reviews: A Text Analytics Approach. British Journal of Management, 30, 315– 327. [39] Tran, L. T., Tu, T. T., Nguyen, T. T., Nguyen, H. T., & Vo, X. V. (2021). Annual report narrative disclosures, information asymmetry and future firm performance: evidence from Vietnam. International Journal of Emerging Markets. [40] Van, C. L., Nguyen, A. N., Nguyen, N.-M., & Simioni, M. (2018). Growth strategy with social capital, human capital and physical capital—Theory and evidence: The case of Vietnam. Journal of Public Economic Theory, 758-787. 1554
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2