intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh nghiệm trồng cây khoai Lang

Chia sẻ: Lotus_8 Lotus_8 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

159
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khoai lang là một trong những cây lương thực quan trọng, được dùng làm nhiều loại thức ăn quen thuộc như bánh, cháo, chè, mứt… Lá khoai lang là loại rau dân dã vừa ngon, vừa mát và bổ. Củ và rau khoai lang là vị thuốc phòng chữa bệnh đã được dùng từ lâu trong dân gian, có nơi gọi nó là “Sâm Nam”. I. Giống khoai lang: Phần lớn các giống khoai lang nổi tiếng, có chất lượng hiện nay là các giống khoai lang cổ truyền ở các vùng, miền. Giống khoai này là thời gian sinh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh nghiệm trồng cây khoai Lang

  1. Kỹ Thuật Trồng Khoai Lang Khoai lang là một trong những cây lương thực quan trọng, được dùng làm nhiều loại thức ăn quen thuộc như bánh, cháo, chè, mứt… Lá khoai lang là loại rau dân dã vừa ngon, vừa mát và bổ. Củ và rau khoai lang là vị thuốc phòng chữa bệnh đã được dùng từ lâu trong dân gian, có nơi gọi nó là “Sâm Nam”. I. Giống khoai lang: Phần lớn các giống khoai lang nổi tiếng, có chất lượng hiện nay là các giống khoai lang cổ truyền ở các vùng, miền. Giống khoai này là thời gian sinh trưởng dài (khoảng 4,5-5 tháng), năng suất không cao như khoai Nghệ, khoai Lim... Dựa theo thời gian sinh trưởng, các giống khoai lang được phân ra như sau: * Giống ngắn ngày:
  2. Thời gian sinh trưởng 75-80 ngày như: Khoai Hồng Quảng, Bất Luận Xuân... Năng suất cao nhưng hàm lượng nước nhiều, tỷ lệ tinh bột thấp, phẩm chất kém, do đó ngày nay không còn được sử dụng. * Giống trung ngày: Thời gian sinh trưởng 100-110 ngày có các giống khoai 3 tháng ở Đồng bằng sông Cửu Long, khoai Chiêm Dâu ở các tỉnh miền Trung, khoai Yên Thuỷ còn gọi là Hoàng Long (nhập nội từ Hồ Nam - Trung Quốc), và một số giống khoai mới như: K51, VT1, H-1-2, KL5, KB-1, VĐ1, KB4. * Giống dài ngày: Thời gian sinh trưởng trên 120 ngày như: Khoai Lim, Khoai Thuyền, Khoai Nghệ, Khoai ruột tím... Ở một số nơi đã đưa vào sử dụng một số giống mới như VĐ1 (Đồng bằng sông Hồng), KB1 (Bắc Trung Bộ), H-1-2, TV1, TB1, KB1, K15, K51, P1, DT2, VA5, VA6, J1, DJF, Elina, Kuma... (Quảng Trị, Thừa Thiên Huế).
  3. II. Thời vụ trồng khoai: Khoai lang có thể trồng được quanh năm, trừ các tỉnh từ Bắc Trung Bộ trở ra phải tránh trồng trong các tháng mùa đông lạnh. Vùng Vụ Đông - Xuân, Vụ Hè - Thu Vụ Thu - Đông Vụ Xuân - Đồng bằng sông Tháng 1 - 2 Tháng 4 - 5 Tháng 9 - 10 Hồng III. Làm đất: - Cày bừa đất kỹ, sạch cỏ dại và trang cho mặt ruộng bằng phẳng.
  4. - Lên luống rộng 0,9 - 1,1m, cao 35 - 40cm, rãnh luống rộng 30cm. - Rạch hàng dọc luống sâu 10 - 15cm để bỏ phân lót chuẩn bị cho đặt dây. IV. Phân bón: IV.1. Số lượng phân bón cho 1 ha. Tuỳ theo giống, thời vụ, đất đai và điều kiện thâm canh có thể bón theo các mức: - Mức thâm canh trung bình: 10 tấn phân chuồng + 250kg super lân + 130kg urê + 120kg clorua kali. - Mức thâm canh cao: 15 tấn phân chuồng + 400kg super lân + 250kg urê + 200 kg clorua kali. IV.2. Cách bón: - Bón lót theo rạch trên luống: toàn bộ phân chuồng + toàn bộ phân lân + 1/3 lượng phân đạm + 1/3 lượng phân kali.
  5. - Bón thúc sau khi trồng 30 - 40 ngày, dùng cày hoặc cuốc xả luống bón 2/3 lượng phân đạm + 2/3 lượng phân kali kết hợp bón tro bếp, sau đó vun lại vồng khoai. V. Đặt dây: - Dây giống dùng đoạn 1 và đoạn 2 (dây bánh tẻ). Mỗi dây dài khoảng 25 cm. Số lượng dây cho 1 ha khoảng 33.000 - 42.000 dây. Dặt dây nông, nối duôi nhau dọc theo rạch hàng giữa luống hoặc có nơi đặt dây kiểu áp tường hoặc đặt dây cong. Dùng tay lấy đất và ấn nhẹ (đất cát, đất thịt nhẹ lấp sâu 5 - 7cm. Đất thịt nặng lấp sâu 4 - 5cm). VI. Chăm sóc: - Sau khi trồng 30 - 40 ngày, xới xào, cày (hoặc cuốc) xả hông luống. - Bón thúc sớm kết hợp cày xả hông luống. Sau đó lấp kỹ và vun vồng cao tạo điều kiện để củ phát triển.
  6. - Nhắc dây, vén dây: Thân lá phát triển thường có nhiều rễ phụ (nông dân gọi là rễ đực) bám trên mặt luống làm tiêu hao dinh dưỡng. Do vậy, sau trồng, 45-50 ngày phải nhấc dây để đứt dễ phụ và vén dây gọn trên mặt luống nhằm tập trung dinh dưỡng cho khoai phình củ. - Trong điều kiện gặp hạn, đặc biệt là vụ Thu - Đông, Đông Xuân cần có biện pháp tưới ẩm thích hợp để kích thích quá trình phình to củ. Tưới ngập 2/3 luống khoai, khi đã ngấm vào giữa luống cần phải tháo nước ngay, không để đất quá sũng nước. VII. Thu hoạch, bảo quản: - Nếu các vụ khoai cần phải cắt dây để chăn nuôi thì nên cắt sau khi thân lá đã phủ luống. Chỉ cắt tỉa những nhánh dây ra trước và mặt sát mặt đất, không tỉa dây chính. Mỗi gốc khoai lang chỉ tỉa 1 -2 dây nhánh. - Sau khi trồng 74 - 80 ngày đã có thể thu hoạch sớm (vụ Thu Đông khảng 85 - 90 ngày). Nếu để quá thời gian thu hoạch thu củ sẽ bị già, dễ nảy mầm trên củ.
  7. - Dùng cát hoặc tro bếp rải đều, sau đó xếp củ (chủ ý đừng để thành đống cao). Sau đó phủ lá xoan lên bên trên lớp củ để phòng bọ hà và bệnh thối đen phá hại củ trong thời gian bảo quản.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2