Kinh nghiệm trồng cây lạc
lượt xem 42
download
Cây lạc là cây ra hoa trên mặt đất nhưng lại đâm tia xuống đất để hình thành quả̉ (mà ta thường gọi là củ lạc) nên cây cần có́ đất tơi, xốp, thành phần cơ giới nhẹ̣, thoát nước tốt để việc đâm tia được thuận lợi, và thu hoạch dược dễ dàng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kinh nghiệm trồng cây lạc
- Kỹ thuật trồng lạc
- Cây lạc là cây ra hoa trên mặt đất nhưng lại đâm tia xuống đất để hình thành quả̉ (mà ta thường gọi là củ lạc) nên cây cần có́ đất tơi, xốp, thành phần cơ giới nhẹ̣, thoát nước tốt để việc đâm tia được thuận lợi, và thu hoạch dược dễ dàng. I. Giống lạc: I.1. Giống lạc truyền thống: Đỏ Bắc Giang; Sen Nghệ An. 1.2. Giống lạc mới có triển vọng: Áp dụng cho vùng Giống lạc mới Vùng Đông Bắc, Tây Bắc, L14, MĐ7, MĐ9, L18, TQ6,
- Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung SD1, L20, Shán dầu 30, TB 25, Bộ BVTV-1, LTD II. Thời vụ: Thời vụ trồng lạc ở các vùng chính như sau: Vùng Xuân, Hè - Thu Thu - Đông Đông - Xuân Vùng Đông Bắc, Tây 25/1- 30/6- 15/8- Bắc, Đồng bằng Sông Hồng, 28/2 15/7 10/10 Bắc Trung Bộ
- III. Làm đất, bón phân: III.1. Làm đất: - Lạc ưa đất cát pha, đất thịt nhẹ, độ pH trung tính, chủ động tưới tiêu và dễ thoát nước. Trên đất chua phen lạc kém phát triển. - Đất được cày bừa kỹ, sạch cỏ dại, tỷ lệ đất có đường kính nhỏ hơn 1cm chiếm 70%, độ ẩm đất khi gieo hạt đạt 75%. - Lên luống và rạch hàng có thể thực hiện 1 trong 2 cách sau đây: + Luống rộng 1,2m, rãnh luống 0,3m, chiều cao luống 15-20cm. Trên luống rạch 4 hàng cách nhau 30cm, dọc theo luống, 2 hàng ngoài cách mép luống 15cm. + Luống rộng 0,6m, rãnh luống 0,3m, chiều cao luống 15-20cm. Trên luống rạch 2 hàng cách nhau 30cm dọc theo luống, 2 hàng ngoài cách mép 15cm.
- III.2. Bón phân: Lạc rất cần lân và vôi nhằm giúp cho nốt sần cố định, đạm phát triển. Nông dân đã tổng kết "Không lân, không vôi thì thôi trồng lạc". Urê 100-110kg, Super lân 500-550kg, clorua kali 145-150kg, vôi 500- 550kg. Cách bón: + Vôi bột chia làm 2 lần bón: lần đầu bón 1/2 lượng vôi trước khi bừa phẳng ruộng. Lần thứ 2 bón 1/2 lượng vôi khi lạc đã ra hoa xong. + Đối với lạc che phủ nilông thì toàn bộ phân chuồng, phân lân, phân đạm, phân kali trộn đều rồi bón trực tiếp vào rãnh trồng lạc sâu 10cm. Dùng đất phủ kín phân trước khi gieo hạt. Đối với lạc không che phủ nilông thì để lại 60kg clorua kali và 60kg urê để bón thúc đợt 1. - Sau khi bón phân nếu có điều kiện dùng thuốc Aliette-80WP nồng độ 0,2% phun đều lên mặt luống để phòng bệnh héo xanh, bệnh lở cổ rễ.
- IV. Mật độ, khoảng cách: - Mật độ đảm bảo khoảng 33-35 cây/m2. - Khoảng cách 30cm x 10cm, mỗi hốc 1 đến 2 hạt lạc giống. Lượng giống khoảng 170 - 220kg lạc vỏ/ha tuỳ theo từng loại giống. - Độ sâu lấp hạt 3 - 4cm. V. Che phủ ni lông: - Dùng nilông mỏng trong suốt chuyên dùng cho lạc. Độ dày nilông từ 0,007-0,01mm (1kg nilông phủ được 100m2 lạc). - Cách phủ nilông: Sau khi gieo xong căng phẳng nilông trên mặt luống, mép nilông được phủ chùm xuống 2 bên rãnh, mỗi bên 10cm. Sau khi phủ xong nilông dùng đất phủ lên hai bên mép luống để cố định nilông. Sau gieo 7-10 ngày (vụ Xuân), nhìn qua nilông, thấy lạc nhú mầm dùng tay xé thủng nilông hoặc dùng ống sắt đục lỗ (đường kính rộng 7-8cm). Có thể dùng ống sữa bò, miệng cắt thành răng cưa để làm dụng cụ đục lỗ. - Vụ Thu Đông: Đục lỗ theo mật độ trước khi gieo hạt. - Vụ Xuân: Khi lạc có 1 lá thật thì tiến hành đục lỗ.
- VI. Chăm sóc: VI.1. Xới xáo: Khi lạc nhú mầm nhất thiết phải dùng tay bới nhẹ gốc lạc để giúp lá mầm thoát lên mặt đất, lạc sẽ phân cành cấp 1 và ra hoa nhiều hơn. - Nếu không che phủ nilông sau 5-7 ngày lạc nẩy mầm, sau 15 ngày gieo lạc sẽ có 3-4 lá thật. Xới nhẹ kết hợp với bón thúc đợt 1: 60kg clorua kali +60kg urê/1ha. - Lạc có che phủ nilông nhìn chung không cần xới xáo, vun gốc chỉ cần nhặt cỏ quanh gốc. VI.2. Phun thuốc trừ cỏ: Dùng các loại thuốc thông dụng như: Achetochlor hoặc Ronsta 50% (0,75-1,0kg/ha) phun đều lên mặt luống ngay sau khi gieo hạt, trong trường hợp đất khô thì phun nước lã trước rồi phun thuốc trừ cỏ sau (theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì).
- VI.3. Tưới nước: Phải đảm bảo đủ ẩm 70% vào 2 giai đoạn quan trọng: khi cây có 3-4 lá thật và khi ra hoa. VI.4. Phun các loại phân vi lượng: Bổ sung phân vi lượng (Mo, B, Zn, Cu, Mg) vào thời kỳ thích hợp theo hướng dẫn trên bao bì. VI. Phòng trừ sâu bệnh: Áp dụng triệt để biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) lưu ý một số đối tượng sau: * Bệnh chết cây con: - Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng thuốc trừ nấm Thiram 80WP boặc Benlat 50WP lượng dùng 0,3kg/ha. - Phun 1 trong các loại thuốc: Carbedazin lượng thuốc 0,5-0,7 lít/ha. Topan 70WP lượng thuốc 0,3-0,5kg/ha khi xuất hiện bệnh hoặc dùng Anvil, Starner để phun.
- * Bệnh gỉ sắt: Khi lạc xuất hiện bệnh gỉ sắt thì phun 1 trong các loại thuốc: Boóc-đô nồng độ 1%, Zineb nồng độ 0,3%, Daconil nồng độ 0,2%. * Bệnh hại quả và hạt (Mốc vàng, đốm xám vỏ hạt, đốm đen quả): - Xủ lý hạt, đất trước khi gieo, tránh làm tổn thương cho cây và quả trong quá trình chăm sóc. - Thu hoạch đúng độ chín vào ngày nắng ráo, phơi ngay sau thu hoạch, phơi khô đạt độ ẩm 9%. * Sâu hại chủ yếu (Sâu khoang, sâu xanh, sâu cuốn lá, sâu xám, sâu trích hút): Sử dụng cây hướng dương gieo cùng với lạc mật độ 1-2 cây/10m2 làm cây dẫn dụ để thu hút các loài sâu khoang, sâu xanh đến đẻ trứng. Định kỳ kiểm tra để tiêu diệt các ổ trứng và sâu non trên lá hướng dương. Phun thuốc phòng trừ khi đến ngưỡng:
- + Bọ trĩ: 5 con/búp ở giai đoạn 30-40 ngày sau mọc. + Rầy xanh: 5-10 con/cây ở giai đoạn 30 ngày sau mọc. + Sâu khoang: 5-10% diện tích lá bị hại ở 30-40 ngày sau mọc. * Thuốc phòng trừ: Có thể dùng thuốc sâu sinh học NPV, Bt để phòng trừ sâu khoang, sâu xanh, sâu cuốn lá và một trong số thuốc hoá học thông dụng như sau: Sumicidin, Alphan 5EC, Basudin 40EC-50EC, Supracide 40NP, Ofatox, Beettox, Padan 95SP... theo hướng dẫn trên nhãn thuốc. VII. Thu hoạch: - Thu hoạch lạc đúng độ chín (số quả già đạt 80-85%) để hạn chế bệnh hại quả và Aflatoxin làm giảm chất lượng hạt. - Đối với lạc giống cần thu hoạch sớm hơn lạc thương phẩm 5 - 7 ngày (khi quả già đạt 70-75%).
- Sau khi nhổ lạc, thu dọn sạch nilông phủ luống để tránh ô nhiễm môi trường.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
CÂY LẠC
25 p | 335 | 89
-
Giáo trình đặc điểm sinh học cây ngô
45 p | 421 | 81
-
Kỹ thuật trồng chanh dây (cây lạc tiên, cây mác mác...)
3 p | 276 | 62
-
Chú ý về dinh dưỡng cây lạc
3 p | 156 | 50
-
Kĩ thuật trồng cây lạc
6 p | 221 | 43
-
Kỹ thuật trồng cây lạc tiên
2 p | 213 | 36
-
Kỹ thuật trồng lạc (đậu phộng) vụ xuân
3 p | 285 | 36
-
Phân bón cho cây lạc ( đậu phộng)
4 p | 223 | 31
-
Kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây chanh dây
5 p | 159 | 31
-
Kỹ thuật gây trồng cây Trúc sào
4 p | 214 | 30
-
Kinh nghiệm trồng đậu phộng (lạc)
11 p | 148 | 23
-
Kỹ thuật bảo quản đậu - lạc giống
3 p | 120 | 16
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc lạc đông
2 p | 112 | 13
-
Kinh nghiệm trồng lạc đông trên đất hai lúa
4 p | 112 | 11
-
Trồng Cây Linh Sam
3 p | 149 | 8
-
Trồng Cây Lạc Dại Trong Vườn Thanh Long
4 p | 90 | 6
-
Kỹ thuật trồng giống Lạc LTD
4 p | 63 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn