intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh nghiệm Trồng Chanh

Chia sẻ: Luân Lê | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

274
lượt xem
65
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chọn giống Một số giống chanh và kỹ thuật chọn Hiện nay bà con vẫn còn trồng Chanh chủ yếu bằng cành chiết. Cây giống cần đủ tiêu chuẩn sinh trưởng, đúng giống và sạch bệnh. 1. Nhóm con tép màu xanh nhạt: (Citrus aurantifolia). Đặc điểm chung: Tán cây dày đặc, cành có gai (khó chăm sóc). Năng suất cao, lá hình elip. Trái đa số hình cầu (trừ chanh côn hình elip), vỏ mỏng, bóng và láng. Con tép nhỏ, màu xanh nhạt, nhiều nước, mùi vị rất chua và thơm, khá nhiều hạt. Bước đầu ghi nhận...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh nghiệm Trồng Chanh

  1. Kỹ Thuật Trồng Chanh Chọn giống Một số giống chanh và kỹ thuật chọn Hiện nay bà con vẫn còn trồng Chanh chủ yếu bằng cành chiết. Cây giống cần đủ tiêu chuẩn sinh trưởng, đúng giống và sạch bệnh. 1. Nhóm con tép màu xanh nhạt: (Citrus aurantifolia). Đặc điểm chung: Tán cây dày đặc, cành có gai (khó chăm sóc). Năng suất cao, lá hình elip. Trái đa số hình cầu (trừ chanh côn hình elip), vỏ mỏng, bóng và láng. Con tép nhỏ, màu xanh nhạt, nhiều nước, mùi vị rất chua và thơm, khá nhiều hạt. Bước đầu ghi nhận có 5 giống/dòng chanh trong đó có 2 giống phổ biến: · Chanh chùm: Trái mọc thành chùm (có 3-5 trái), vỏ mỏng (1,5mm), nước nhiều (>45%), vị rất chua. Hiện nay, giống này đang được trồng phổ biến (Bến Tre, Vĩnh Long, Tiền Giang). · Chanh lá xoắn: trái khá giống Chanh chùm nhưng dạng trái hơi dẹp hơn và có chóp lá xoắn (Bến Tre). 2. Nhóm con tép màu vàng: (Cirus spp) Chanh tàu: Cây ít gai, tán dày đặc. Trái hình cầu, to, vỏ trái xanh đậm và hơi sần hơn Chanh chùm, con tép vàng nhạt, to, nhiều nước (>45%). Hiện nay, giống này cũng được trồng khá nhiều do ưu điểm cây ít gai dễ chăm sóc, trái to và dễ bán ép bởi có nhiều nước khi da vừa bóng hơn Chanh chùm dù phẩm chất kém hơn. Bước đầu ghi nhận có 2 dòng, khác nhau về màu sắc bông và đặc tính ra hoa, đậu trái: · Chanh tàu bông tím đậm (Citrus spp): hoa thường ra chùm (2-9 hoa) và có nụ màu tím đậm, trái chùm (3-7 trái) (Cần Thơ, Tiền Giang, Đồng tháp). · Chanh tàu bông tím lợt (Citrus limon): hoa ra thường rời (1-5 hoa) và có nụ màu tím lợt hơn, trái rời 2-3 trái/chùm (cần Thơ). Chuẩn bị
  2. Chuẩn bị đất và thời vụ trồng 1. Xây dựng bờ bao: Đồng Bằng Sông Cửu Long thường có cơn lũ vào tháng 9 -11 dl từ thượng nguồn đổ về, nên vườn cần có bờ bao với hệ thống cống để tưới và tiêu nước. Vườn phải có trồng cây chắn gió để bảo vệ cho cây Chanh. (Tre, bạch đàn, tràm, bình linh … thường được trồng trên bờ bao). 2. Đào mương liếp: Để tăng hệ số sử dụng đất thì đào mương rộng trung bình là 1,8m - 2m. Tuy nhiên kích thước mương còn tùy thuộc vào tầng canh tác sâu hay cạn. Khi đất ruộng lên vườn hoặc vườn tạp cải tạo thường áp dụng kỹ thuật lên liếp dạng cuốn chiếu hoặc kiểu mô. Để cho cây Chanh phát triển tốt, năm đầu khi lập vườn, chúng ta nên trồng những cây chịu được pH thấp: mía, khóm...sau đó mới trồng Chanh. 3. Trồng cây che mát: Vườn cần trồng cây để che mát cho cây Chanh đồng thời tăng hệ số sử dụng đất (Cây nhãn, mận, cóc …thường được trồng nhất). 4. Khoảng cách trồng: Do trồng xen nên mật độ cây rất biến động, trong khoảng 40-100 cây/công (1.000m2), trung bình là 70 cây/công. Khoảng cách trồng của Chanh là (4m x 4m) hoặc (5m x 5m). Khoảng cách này thay đổi tuỳ thuộc có trồng xen hay không. Riêng vùng Miền Đông không bị ảnh hường của tầng phèn cũng như lũ lụt nên khoảng cách trồng có thể rộng hơn miền Tây. 5. Thời điểm trồng: thường là tháng 4 - 6 dl (đầu mùa mưa). Kỹ thuật chăm sóc Kỹ thuật trồng và chăm sóc Cây chanh 1. Chuẩn bị hố trồng và cách trồng:
  3. Tuỳ theo vùng đất mà kích thước mô cao hay thấp, lớn hoặc nhỏ. Nói chung, vùng ĐBSCL mô trồng cao hơn vùng Miền Đông. Mô trồng cần phải chuẩn bị trước ít nhất là 2 tuần. Đất làm mô trồng thường là đất mặt hoặc đất bãi bồi ven sông phơi khô. Mô nên cao 30-40cm và đường kính mô khoảng 80-100cm. Giữa mô, đào một hố nhưng có kích thước nhỏ hơn và trộn 20-40kg phân chuồng, 1kg phân super lân và 0,5 kg vôi trộn đều với đất. Khi trồng, cho một lớp phân đã trộn với đất vào hố sao cho khi đặt bầu cây thì mặt bầu ngang bằng mặt mô, dùng dao cắt đáy bầu, sau đó rạch theo chiều dọc của bầu để kéo bao nilon l ên và lấp đất lại, tưới nước. Để đủ đất cho bộ rễ phát triển, hàng năm chúng ta cần phải đắp đất thêm cho mô. Khi đặt cây phải để xoay mắt ghép (nếu là cây ghép) hướng về chiều gió để tránh gãy nhánh. Sau trồng nên cắm cọc giữ chặt cây con nhằm tránh gió, mưa lung lay bộ rễ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Chú ý không được lấp đất đến vị trí mắt ghép. 2. Tủ gốc giữ ẩm: Đa số rễ Chanh mọc cạn, nhiệt độ của đất cao trong mùa hè ảnh hưởng đến bộ rễ cây có múi, cần phải tủ gốc giữ ẩm bằng rơm rạ khô và cách gốc khoảng 20cm. Biện pháp này cũng tránh được cỏ dại phát triển, đồng thời khi rơm rạ bị phân hủy sẽ cung cấp cho đất một lượng mùn đáng kể. Có thể trồng xen hoa màu (Bắp, đậu, khoai…) khi cây còn tơ. 3. Mực nước trong mương: Chanh rất mẫn cảm với nước, nếu mực nước trong mương quá cao có thể gây úng và thối rễ cây. Vì vậy, cần để mực nước trong vườn cách mặt liếp 40-60cm. Trong mùa nắng nên để nước vô ra tự nhiên để rửa phèn, vào mùa mưa mực nước trong vườn thấp nhất và cách mặt liếp 70-90cm. 4. Vét sình: Là đưa lớp bùn non dưới mương lên mặt liếp dày khoảng 2cm. Ưu điểm: Cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây; nâng cao dần tầng canh tác; vét
  4. sình có thể kết hợp với việc xiết nước xử lý ra hoa. Nhược điểm: Xác bả thực vật chưa kịp phân hủy hoàn toàn sẽ bị đưa lên liếp; thông qua vét sình vô tình đưa tầng phèn tiềm tàng lên liếp gây ngộ độc; để khắc phục những nhược điểm này, chúng ta có thể vét sình hai năm /lần hoặc sình được đưa lên liếp và tập trung một chỗ cho khô hoàn toàn mới bón cho cây. 5. Neo trái: Khi đến mùa thu hoạch, nhưng giá cả thấp thì có thể neo trái trên cây bằng cách dùng các loại phân bón lá trong thành phần có các kích thích tố thuộc nhóm Auxin, gibberellin…phun lên cây. Biện pháp này có thể neo trái được 15-30 ngày. Song neo trái quá mức có ảnh hưởng không tốt đến sinh trưởng và tuổi thọ của cây. 6. Xử lý ra hoa: Cây Chanh thường phân hóa mầm hoa trong điều kiện khô hạn, vì vậy, khi cây thiếu nước trong một thời gian (nhất là mùa nắng) rồi tưới thì cây có khuynh hướng ra hoa. Do đó, có thể tạo sự khô hạn cho cây Chanh ra hoa đồng loạt bằng biện pháp bà con hay gọi là “ xiết nước”. Xiết nước ra hoa có ưu điểm: Cây ra hoa đồng loạt; tổng thu nhập kinh tế một lần cao, thuận lợi trong việc chăm sóc, bón phân, thu hoạch. Nhưng có các nhược điểm là: Bộ rễ có khuynh hướng ăn sâu trong thời gian không tưới nứơc, cây mau già cỗi. Quy trình xử lý ra hoa: * Tạo sự khô hạn để xử lý ra hoa: Chanh có thể ra hoa quanh năm, nhưng tập trung nhiều vào mùa xuân, tức trổ hoa tháng 2,3,4,5 dương lịch (nông dân còn gọi là mùa thuận). Muốn có quả mùa nghịch thì phải tiến hành chăm sóc bón phân để cây trổ hoa tháng 9,10 dl và thu hoạch tháng 12,1 dl. Tóm tắt quy trình như sau: - Đầu tháng 7 dl bón phân: 0,5 – 1kg (urê + DAP + kali)/gốc (tuỳ theo tuổi và tình
  5. trạng sinh tưởng) theo tỷ lệ: 1 urê + 2 DAP + 2 kali, sau khi tưới nước khoảng 2 ngày cho phân tan, thì tiến hành xiết nước kéo dài khoảng 15-20 ngày. - Đến cuối tháng 7 dl, tiến hành tưới nước trở lại, hai ngày đầu tưới 2-3 lần/ngày sau đó giảm dần. - Những ngày đầu tháng 8dl cây sẽ trổ hoa. - Khi trái lớn, đường kính khoảng 0,5-1cm thì bón phân và liều lượng cho mỗi gốc 0,2-0,5 kg (urê + DAP + kali) theo tỷ lệ 1:1:1. - Sau đó mỗi tháng bón 2 lần vào ngày 15 và 30, bón liên tục 2 tháng như vậy. * Sử dụng hóa chất để xử lý ra hoa: - Sử dụng urê phun lên lá: ban đầu cũng chăm sóc như cách một, tuy nhiên có sử dụng 1kg ure pha trong bình 8 lít nước xịt thẳng lên lá, sau vài ngày lá sẽ rụng, khoảng 30 -50% tổng số lá trên cây, sau đó cũng ngưng tưới như cách trên. - Khoảng cuối tháng 7 dl, xịt các loại phân bón kích thích qua lá (liều l ượng theo hướng dẫn trên bao bì). Khi vừa đậu quả cũng có thể xịt các loại phân bón qua lá để bồi dưỡng thêm dưỡng chất cho quả phát triển tốt. * Ngoài ra còn có các kỹ thuật khác để kích thích cây chanh ra hoa như: - Dùng bừa cào xúp nhẹ trên lớp đất mặt để kích thích bộ rễ, làm cây mất cân đối dinh dưỡng đột ngột đưa đến hiện tượng cây Chanh rụng lá và sau đó sẽ ra hoa. - Hoặc dùng cây chống nhánh, tàn cây Chanh lên, sau đó hạ xuống gây ức chế sinh trưởng của cây, làm cây Chanh có thể rụng lá, sau đó tưới nước, cây có thể ra hoa. Tuy nhiên, các biện pháp này có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và tuổi thọ của cây. - Để biện pháp xử lý ra hoa không bị ảnh hưởng của thời tiết (vì tháng 7dl ở trong mùa mưa), có thể lợi dụng hạn Bà Chằn (tháng7 âl) để xiết nước hoặc dùng vải nylon phủ chung quanh gốc để hạn chế nước mưa. Áp dụng phương pháp này thì bắt đầu thu hoạch quả từ tháng 1- 3 năm sau. * Phân bón: Cây Chanh cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng như những loại cây trồng khác.
  6. Tuy nhiên tùy theo đất, giống, giai đoạn sinh trưởng mà tính toán lượng phân cung cấp hàng năm cho cây thích hợp. - Khi cây còn tơ năm 1, có thể dùng Phân Hữu Cơ Sinh Học HUMIX (Chuyên Cho Cây Có Múi) bón hai lần/năm, mỗi lần từ 1,5-2kg/cây. - Đối với cây Chanh ở giai đoạn kinh doanh cần chú ý bón phân vào các thời kỳ sau: Trên cây Chanh ở vào thời kỳ kinh doanh (đã cho trái ổn định) có thể sử dụng 2- 3kg phân HUMIX cho mỗi cây một lần, bón từ 3-4 lần vào các thời điểm: Trước khi trổ hoa, sau khi đậu trái và thời kỳ nuôi trái phát triển, và lần bón dưỡng lại cây sau khi thu hoạch, cắt tỉa cành... . Số lần bón có thể thay đổi từ 4-6 lần/năm, chủ yếu tập trung vào giai đoạn kích thích ra hoa và nuôi trái của cây. Chú ý phòng ngừa sâu bệnh gây hại trái ở giai đoạn này. - Việc sử dụng phân hữu cơ cần chú ý là phân phải được ủ đúng cách nhằm hạn chế tối mầm bệnh trong phân. Vì vậy, nên sử dụng các loại phân bón hữu cơ vi sinh, sinh học để bón cho Chanh như bón thúc bằng Phân Hữu Cơ Sinh Học HUMIX Chuyên dùng cho Cây Có Múi vừa nói ở trên, bón lót trước khi trồng hoặc bón xả sau thu hoạch bằng Phân Vi Sinh HUMIX thay cho các loại phân khác (quy trình xử lý các nguyên liệu hữu cơ bằng vi sinh vật an toàn cho cây trồng và đảm bảo hiệu quả về mặt dưỡng chất). * Phương pháp bón: - Vùng Đồng Bằng sông Cửu Long: Cuốc rãnh xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây, rãnh sâu 10-15cm, rộng 10-20cm cho phânvào, lấp đất và tưới nước. Khi cây giao tán có thể dùng cuốc súp nhẹ lớp đất chung quanh tán cây, bón phân và lấp đất lại, tưới nước. - Miền Đông, Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên: Dựa theo hình chiếu tán cây đào những hố xung quanh gốc, sâu 20-30 cm, rộng 20-30cm, cho phân vào lấp đất lại và tưới nước hoặc áp dụng bón rãnh như vùng ĐBSCL.
  7. - Có thể sử dụng phân tôm, phân cá ủ hoặc phân dơi để tưới hoặc bón cho Cây chanh. Phân bón lá nên phun 4-5 lần/vụ quả ở giai đoạn sau khi quả đậu và giai đoạn quả bắt đầu phát triển nhanh, mỗi lần cách nhau 15 ngày. * Tỉa cành và tạo tán: Trong đó, công tác tạo tán là cần thiết nhằm tạo cho cây có bộ khung cơ bản, vững chắc, từ đó phát triển các cành nhánh thứ cấp. Các bước như sau: - Từ vị trí mắt ghép (trên gốc ghép) trở lên khoảng 50-60cm thì bấm bỏ phần đọt, mục đích để các mầm ngủ phát triển, sau đó chỉ chọn 3-5 cành phát triển theo các hướng đồng đều. Từ cành này sẽ hình thành các cành cấp 2, cấp 3…cây sẽ có bộ tán tròn, đều và cân đối, khi vào thời kỳ kinh doanh sẽ cho năng suất cao, thuận lợi trong chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh cũng như thu hoạch. - Tỉa cành: Hàng năm, sau khi thu hoạch cần phải loại bỏ những đoạn cành đã mang quả (thường rất ngắn, khoảng 10-15cm), cành bị sâu bệnh, cành ốm yếu, cành nằm bên trong tán không có khả năng mang quả, các cành đan chéo nhau, đồng thời cũng cần loại bỏ những cành vượt trong thời cây đang mang quả nhằm hạn chế việc cạnh tranh dinh dưỡng với quả. Thu hoạch Thu hoạch Chanh Cây Chanh từ khi ra hoa đến thu hoạch khoảng 3-4 tháng, tùy theo giống, tuổi cây, tình trạng sinh trưởng…,nên thu hoạch vào lúc trời mát, không nên thu quả sau cơn mưa hoặc có sương mù nhiều vì quả dễ bị ẩm thối khi tồn trữ./.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2