intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh nghiệm trong công tác quy hoạch và quản lý xây dựng theo quy hoạch tại TP. Quy Nhơn

Chia sẻ: Lan Qi Ren | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

55
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng với quá trình phát triển các đô thị mới, khu vực đô thị hiện hữu của thành phố cũng đã được lãnh đạo tỉnh quan tâm đến công tác chỉnh trang, nâng cấp đô thị. Công tác quy hoạch, chỉnh trang đô thị được đẩy mạnh đã làm thay đổi đáng kể không gian kiến trúc, cảnh quan thành phố Quy Nhơn: Xây dựng mới không gian Quảng trường Nguyễn Tất Thành; nâng cấp hệ thống công viên biển dọc đường An Dương Vương, Xuân Diệu tạo nên cảnh quan đẹp, hấp dẫn cho khu vực biển Quy Nhơn; cải tạo không gian khu hồ sinh thái Đống Đa… đã tạo lập các không gian sinh hoạt cộng đồng hiệu quả, phục vụ cho người dân đô thị và du khách, góp phần nâng cao chất lượng sống của đô thị.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh nghiệm trong công tác quy hoạch và quản lý xây dựng theo quy hoạch tại TP. Quy Nhơn

  1. KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC QUY HOẠCH VÀ  QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH TẠI TP. QUY NHƠN I. Quá trình quy hoạch xây dựng TP. Quy Nhơn trong thời kỳ đổi mới Đồ  án quy hoạch chung Quy Nhơn được lập năm 1991, điều chỉnh lần thứ  nhất năm 1997,  điều chỉnh lần thứ 2 vào năm 2004, điều chỉnh lần thứ  3 vào năm 2015 và được Thủ  tướng   Chính phủ  phê duyệt tại Quyết định số  495/QĐ­TTg ngày 14/4/2015. Là đô thị  loại I được  Thủ  tướng Chính phủ  công nhận tại Quyết định số  159/QĐ­TTg ngày 25/01/2010, hiện nay  thành phố Quy Nhơn có diện tích tự nhiên khoảng 284,28km2, dân số khoảng 311.133 người;  là đầu mối giao thông quan trọng có QL1A, 1D, QL 19, cảng biển Quy Nhơn, Thị Nại, đường   sắt Bắc – Nam kết nối Quy Nhơn với khu vực miền Trung – Tây Nguyên với cả  nước và  quốc tế; có điều kiện tự  nhiên thuận lợi phát triển các ngành kinh tế  công nghiệp, thương  mại, xuất nhập khẩu, dịch vụ cảng biển, nuôi và khai thác thủy hải sản, du lịch; là một trong  những đô thị  hạt nhân của vùng kinh tế  trọng điểm miền Trung; là khu vực kinh tế  biển –   dịch vụ cảng biển – du lịch. Thành phố Quy Nhơn là đô thị phát triển theo mô hình cực phát   triển kinh tế  – đô thị   ở  phía Nam vùng kinh tế  trọng điểm, có khả  năng thu hút các nguồn  vốn, cơ hội đầu tư trong nước và quốc tế. Quy Nhơn là đô thị  biển, là một trong những đầu mối giao thông quốc gia, có vị  trí địa lý  thuận lợi về  giao thương quốc tế. Đô thị  có hình thái tự  nhiên đa dạng, phong phú (biển,  vịnh, núi, đầm, sông, suối, hồ…) tạo nên hình thái đô thị  rất riêng biệt. Bên cạnh những   thuận lợi đó, thành phố  cũng có không ít những khó khăn nhất định như: Quỹ  đất xây dựng   hạn chế do bị chia cắt bởi địa hình, tác động lũ lụt của lưu vực sông Kôn và sông Hà Thanh   hai trong ba dòng sông lớn của tỉnh… một số khu vực có điều kiện khí hậu cục bộ  bất lợi   như  Phường Bùi Thị  Xuân – Trần Quang Diệu – Long Mỹ. Hệ thống giao thông đường bộ  của đô thị chưa được tách biệt rõ ràng giữa giao thông đối nội và đối ngoại.
  2. Qua hai lần đồ  án điều chỉnh quy hoạch chung được Thủ  tướng Chính phủ  phê duyệt đến  nay, công tác xây dựng và chỉnh trang đô thị đạt được những kết quả như sau: Về quy hoạch các khu dân cư và đô thị mới Song song với quá trình nâng cấp đô thị  hiện có, trên địa bàn tỉnh Bình Định cũng đang mọc  lên hàng loạt đô thị điển hình Khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội là một trong những dự án  trọng điểm của tỉnh Bình Định, do tập đoàn FLC đầu tư xây dựng tại Khu kinh tế Nhơn Hội   sẽ  góp phần hoàn thiện không gian đô thị  Quy Nhơn, làm phong phú thêm hạ  tầng cao cấp   phục vụ nhu cầu phát triển du lịch của địa phương, đưa Quy Nhơn trở  thành điểm đến mới   hấp dẫn, giúp khai thác hiệu quả, tiềm năng du lịch biển với các loại hình sản phẩm đa dạng   như: khu khách sạn, nhà hàng, biệt thự nghỉ dưỡng, khu vui chơi cho trẻ em, câu lạc bộ biển   và các công trình phụ trợ… phục vụ nhu cầu của du khách và cư  dân khu đô thị. Đồng thời,   trước yêu cầu phát triển đô thị, nhiều dự  án đầu tư  xây dựng tại thành phố  Quy Nhơn đã   từng bước triển khai, cùng góp phần tạo nên diện mạo mới của đô thị  như: Khu đô thị  Đại   Phú Gia, Khu đô thị An Phú Thịnh, Khu đô thị hồ Phú Hòa… Quy hoạch chỉnh trang đô thị Cùng với quá trình phát triển các đô thị mới, khu vực đô thị hiện hữu của thành phố  cũng đã  được lãnh đạo tỉnh quan tâm đến công tác chỉnh trang, nâng cấp đô thị. Công tác quy hoạch,  chỉnh trang đô thị  được đẩy mạnh đã làm thay đổi đáng kể  không gian kiến trúc, cảnh quan  thành phố Quy Nhơn: Xây dựng mới không gian Quảng trường Nguyễn Tất Thành; nâng cấp  hệ  thống công viên biển dọc đường An Dương Vương, Xuân Diệu tạo nên cảnh quan đẹp,   hấp dẫn cho khu vực biển Quy Nhơn; cải tạo không gian khu hồ sinh thái Đống Đa… đã tạo   lập các không gian sinh hoạt cộng đồng hiệu quả, phục vụ cho người dân đô thị và du khách,   góp phần nâng cao chất lượng sống của đô thị. Đồng thời, để trả  lại vẻ đẹp tự  nhiên cho không gian biển Quy Nhơn, chính quyền các cấp  liên tục vận động người dân di dời hơn 300 tàu thuyền, lồng bè nuôi thủy sản và xử  lý môi  
  3. trường tại các bãi tắm của thành phố Quy Nhơn. Không gian biển thành phố  Quy Nhơn tiếp   tục được hoàn thiện với các dự  án Quảng trường Nguyễn Tất Thành, các khách sạn 5 sao   thuộc khu vực Trung đoàn vận tải 655, phường Nguyễn Văn Cừ, các khu đất dịch vụ  nằm   dọc đường Nguyễn Huệ khu vực Mũi Tấn. Về các công trình hạ tầng xã hội Xây dựng mới bệnh viện Đa khoa tỉnh mở rộng, Trung tâm Hội nghị tỉnh, Tổ hợp không gian  khoa học… nâng cấp các cơ sở giáo dục đào tạo khác và các công trình hạ tầng xã hội cấp đô  thị. Về Quy hoạch Du lịch Nhiều dự án thương mại, dịch vụ và du lịch đã và đang triển khai đã tạo bước đột phá cho sự  phát triển của thành phố. Quần thể  du lịch nghỉ  dưỡng sinh thái FLC Quy Nhơn đã tạo cú   hích quan trọng, thúc đẩy phát triển du lịch và thu hút đầu tư cho Bình Định. Nhiều công trình   cao tầng ven biển Quy Nhơn đang triển khai như  Tổ  hợp khách sạn FLC SeaTower Quy  Nhơn, các dự  án: TMS Luxury Hotel Quy Nhơn Beach, Khu phức hợp Kim Cúc, Khu phức  hợp BMC, Hoa Sen Tower, Khách sạn L’AVENIR… làm điểm nhấn quan trọng cho không   gian kiến trúc cảnh quan đô thị Quy Nhơn văn minh, hiện đại. Cùng với quần thể  Trung tâm Khoa học quốc tế  và Giáo dục liên ngành (ICISE), tổ  hợp  không gian khoa học và các dự  án du lịch dọc tuyến Quy Nhơn – Sông Cầu, đã hình thành  một tuyến du lịch trải nghiệm về khoa học, không gian, kiến trúc, cảnh quan thiên nhiên đặc  sắc, độc đáo, mới lạ. Về kết cấu hạ tầng giao thông đô thị Thời gian qua, kết cấu hạ  tầng chủ  yếu về  giao thông đô thị  của thành phố  Quy Nhơn đã  được đầu tư nâng cấp đáng kể. Tình hình về chất lượng, năng lực giao thông phát triển, góp  phần đáng kể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh nhà. Các dự án mở rộng, kết nối giao thông đã   tạo được sự  gắn kết về  không gian và mang lại nhiều giá trị  cảnh quan. QL 1D từ  bến xe  
  4. khách liên tỉnh đến ngã ba Phú Tài đã tạo trục đường cảnh quan và giao thông quan trọng, cửa   ngõ thành phố khang trang, hiện đại. Các dự án đầu tư nâng cấp, xây dựng mới tuyến QL 19,   tuyến sân bay Phù Cát – Khu kinh tế  Nhơn Hội, tuyến ngã ba Long Vân – Canh Vinh hình   thành các trục giao thông gắn kết các khu chức năng và mở rộng không gian phát triển đô thị. Quy hoạch cấp nước Nhà máy nước Quy Nhơn có tổng công suất 45.000 m3 ngày/đêm thực hiện cấp nước sạch   cho hơn 95% dân số và các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Quy Nhơn   và một phần Khu kinh tế  Nhơn Hội. Tại xã đảo Nhơn Châu, UBND thành phố  đang triển  khai đầu tư xây dựng công trình hồ chứa nước ngọt Nhơn Châu (kể cả đường ống cấp nước  đến nhà từng hộ dân) để cung cấp nước sinh hoạt cho người dân sinh sống trên đảo. Xử lý nước thải Hiện tại TP. Quy Nhơn đã đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải với tổng công suất thiết  kế 28.000m3/ngày đêm và xây dựng 2 nhà máy để đáp ứng xử lý các khu vực còn lại. Riêng  KCN Phú Tài, Long Mỹ đã xây dựng nhà máy xử lý nước thải công nghiệp riêng. Qua quá trình cải tạo, chỉnh trang xây dựng và phát triển đô thị thành phố  Quy Nhơn, không   gian, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và bộ mặt kiến trúc đô thị đạt được những thành tựu   đáng kể  đặc biệt là khu vực dọc vịnh Quy Nhơn. Thành phố  đã mở  rộng về  quy mô, phát  triển thêm và hoàn chỉnh nhiều khu chức năng mới: Khu vực phía Tây đường An Dương  Vương, khu vực ngã 5 bến xe Trung tâm…; cải tạo chỉnh trang nhiều khu đô thị  hiện hữu   của đô thị tạo được diện mạo mới cho thành phố. Tuy nhiên, thành phố cũng còn nhiều vấn   đề tồn tại như: không gian cảnh quan đô thị còn đơn sơ, kiến trúc đô thị chưa hiện đại, chưa   có bản sắc riêng, chưa phát huy được cảnh quan thiên nhiên đa dạng, phong phú để tạo dựng  bản sắc riêng của đô thị; hệ thống hạ tầng kỹ thuật và vệ sinh môi trường đô thị đã được chú  trọng đầu tư tại khu vực trung tâm tuy nhiên vẫn còn chưa đồng bộ và thiếu bền vững… II. Kinh nghiệm và bài học thực tiễn
  5. 1. Về công tác tổ chức lập quy hoạch: Quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị, quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô  thị… là những bước đi quan trọng cho việc xây dựng đô thị, thể hiện tầm nhìn, ý chí của các   nhà lãnh đạo, các nhà quản lý; tổng hợp nghiên cứu nhiều lĩnh vực của các nhà khoa học, ý  kiến đóng góp từ thực tế của cộng đồng. Đà Nẵng, Nha Trang và nhiều thành phố trong khu   vực đã thực hiện được quy trình trên nên có bước đi vững chắc, tự tin trong xây dựng đô thị.   Quy hoạch chung thành phố  Quy Nhơn được duyệt năm 2015, nhưng đến nay chưa có quy   hoạch phân khu 1/2000 phường khu vực trung tâm hiện hữu nào được phê duyệt. Mặc khác,   cơ quan quản lý quy hoạch cấp tỉnh và cấp thành phố chưa có tính phối hợp nhịp nhàng đồng   bộ  trong công tác quản lý đô thị. Việc điều chỉnh quy hoạch ít được cân nhắc… Từ  các   nguyên nhân nêu trên, làm cho tình hình xây dựng không đồng bộ  về  kết nối hạ  tầng kỹ  thuật; hạ tầng xã hội và không gian kiến trúc. Việc xây dựng phát triển đô thị không thể hiện  được tính thống nhất, khoa học mà mang nhiều tính chắp vá. Một số dự án quy hoạch mới thực hiện xong đã lạc hậu, không thể hiện được tầm nhìn, khả  năng dự  báo của các nhà làm quy hoạch. Cụ  thể  Khu dân cư  Đông bến xe trung tâm Quy  Nhơn, khu dân cư đảo 1B Bắc sông Hà Thanh, khu dân cư phía Đông đường Điện Biên Phủ  (đầu tiên quy hoạch công trình quy mô lớn để  khai thác giá trị  địa điểm và tầm quan trọng   của cảnh quan đô thị, tuy nhiên do tiến độ chuyển nhượng quyền sử dụng đất chậm dẫn đến   phải chia lô nhỏ, thực tế sau đó các chủ đầu tư mua nhiều lô đất nhỏ  để  nhập lại xây dựng   công trình quy mô lớn… nhưng tổng thể không đồng bộ), tương tự như  vậy có khu vực hồ  sinh thái Đống Đa, khu vực phía Tây đường An Dương Vương… 2. Quản lý kiến trúc đô thị Hiện nay công tác quản lý kiến trúc đô thị gặp rất nhiều khó khăn, gần như các cơ quan quản  lý Nhà nước không kiểm soát tổng thể  trong mảng công tác này vì các nguyên nhân cơ  bản  như sau:
  6. – Đặc điểm về quản lý kiến trúc trên địa bàn thành phố là không liên quan nhiều đến công tác  bảo tồn kiến trúc đô thị như Hội An, Phố cổ Hà Nội. Các công trình kiến trúc và nhà ở  hầu   hết là xây mới và sửa chữa cải tạo; theo đó, việc xây dựng công trình, nhà ở diễn ra chủ yếu   tại các đô thị có quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh đặc biệt là thành phố Quy Nhơn. – Trong một vài năm gần đây, tình hình đầu tư xây dựng diễn ra nhiều tại các khu vực đô thị  hiện hữu, đặc biệt là khu vực ven biển thành phố Quy Nhơn, các trục phố  chính của các đô  thị. Cùng với xu hướng hiện nay, du lịch tại thành phố  Quy Nhơn đang phát triển tốt, xu  hướng chuyển đổi công năng nhà  ở  sang công trình dịch vụ  du lịch đang tăng nhanh tại khu  vực ven biển thành phố Quy Nhơn. Nếu không có quy chế để quản lý, sẽ không có cơ sở để  kiểm soát không gian kiến trúc, sẽ tạo ra bộ mặt kiến trúc trung, cao tầng lộn xộn, tạo ra các   bức tường bê tông khô cứng phá vỡ cảnh quan biển. – Qua mấy thập kỷ xây dựng, chỉnh trang đô thị, bộ mặt kiến trúc tại các đô thị đã thay đổi rõ   nét, tạo lập diện mạo mới theo hướng hiện đại, tuy nhiên nhìn chung vẫn chưa tạo được đặc   trưng, chưa có sự đồng bộ, hài hòa trong tổng thể các dãy phố. – Việc quản lý kiến trúc đối với các dự  án của các tổ  chức thực hiện tốt thể hiện qua việc   chấp hành của các chủ  đầu tư  xây dựng cơ  bản đúng theo giấy phép xây dựng. Riêng việc  quản lý kiến trúc đối với nhà ở riêng lẻ tự xây (kể cả khu quy hoạch mới và khu đô thị hiện   hữu) rất khó khắn, hiệu quả  thấp, không tạo được bộ  mặt kiến trúc đô thị. Việc quản lý   kiến trúc nhà  ở  đô thị  yêu cầu thể  hiện qua các chỉ  tiêu về: khoảng lùi, mật độ  xây dựng,  chiều cao xây dựng, các tầng và chiều cao tổng thể, độ vương ban công,… chưa đạt yêu cầu,   thực tế diễn ra tình trạng rất phổ  biến, chủ hộ xin phép xây dựng như  là một thủ  tục hành   chính để khởi công xây dựng, riêng việc xây dựng không đúng theo GPXD đối với các chỉ tiêu  về  kiến trúc nêu trên. Tình trạng phổ  biến diễn ra chủ hộ xin phép xây dựng nhà ở, nhưng  xây dựng thành nhà kho, thậm chí là sản xuất nhỏ  trong khu dân cư  gây  ảnh hưởng về  môi   trường, làm hư đường sá,… gây bức xúc trong xã hội.
  7. 3. Quy hoạch cây xanh và cảnh quan đô thị Cây xanh là thành phần quan trọng, tạo thêm sức sống, vẻ đẹp tươi trẻ, sức hấp dẫn của đô  thị. Việc quy hoạch cây xanh cảnh quan của Quy Nhơn chưa phát huy được cảnh quan thiên   nhiên đa dạng trên địa bàn thành phố: núi, đầm, sông, hồ, biển… chưa đáp  ứng được mục  tiêu là thành phố du lịch sinh thái. Cụ thể, các khu vực cây xanh ven đầm, sông, núi, hồ trong  thành phố  Quy Nhơn vẫn để  tự  nhiên hoặc trồng rừng kinh tế, việc đầu tư  phát triển rừng   cảnh quan, công viên lâm viên,… chưa được quan tâm đúng mức để tạo môi trường nền cho   việc xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch sinh thái cho đô thị. Việc quy hoạch cây xanh  đường phố  vẫn thiếu sự tham gia của các nhà kiến trúc, quy hoạch, các không gian mở  của  đô thị  chưa được đầu tư  theo chiều sâu, đô thị  còn thiếu nhiều tượng đài, điêu khắc công   cộng… làm các điểm nhấn cho đô thị. 4. Chính sách của Nhà nước về nhà ở tác động đến công tác quản lý quy hoạch Hiện nay, thành phố  Quy Nhơn đang tập trung giải quyết việc lấn chiếm, xây dựng nhà  ở  trái phép chủ  yếu tại các khu vực nội thị  (núi Một, núi bà Hỏa, núi Vũng Chua…) tình hình   diễn biến rất phức tạp đã tạo thành các khu ổ chuột mới trong đô thị sau khi đã nỗ lực di dời  2.500 hộ dân dự án đường Xuân Diệu hoặc các khu vực chỉnh trang đô thị khác. Hậu quả các  khu ổ chuột mới hình thành làm phá vỡ  quy hoạch xây dựng, tác động xấu đến môi trường,  chất lượng  ở quá thấp, hạ tầng kỹ thuật và hạ  tầng xã hội không đảm bảo, không đồng bộ  tại các khu vực giáp ranh nội thành. Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó có   nguyên nhân quan trọng là chính sách về nhà ở đối với người nghèo, trong đó có người nghèo  tại đô thị  và người nghèo dịch cư từ nông thôn vào đô thị  với ước vọng thay đổi cuộc sống.  Tuy nhiên, trong một thời gian dài Nhà nước không có chính sách nhà ở cho người nghèo dẫn  đến vì miếng cơm manh áo họ không còn sự lựa chọn nào khác đành phải “tham gia” vào quá  trình phá vỡ quy hoạch xây dựng. 5. Sự phối hợp giữa các cấp các ngành và nguồn lực xây dựng đô thị
  8. Tham gia vào công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch một cách trực tiếp và gián tiếp,   ngoài ngành xây dựng còn có các ngành khác như quản lý đất đai, phát triển quỹ đất… Thực   tế hiện nay việc quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng chưa khớp nhau. Nguồn lực   để  xây dựng phát triển đô thị  phần lớn từ  nguồn chuyển quyền sử  dụng đất. Các nguyên  nhân nêu trên đôi khi có ảnh hưởng đến công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch. Sự phối   hợp các cấp chính quyền chưa đồng bộ trong quá trình tổ chức lập và quản lý xây dựng theo   quy hoạch. 6. Vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch – Về quản lý quy hoạch xây dựng: Quá trình tổ chức lập quy hoạch, các đơn vị tư vấn và  chính quyền địa phương đa phần như  bỏ  qua bước lấy ý kiến nhân dân và các tổ  chức liên  quan. Do đó, vai trò về thực tiễn và tri thức của cộng đồng không được phát huy một cách có  hiệu quả. Cộng đồng là đối tượng trực tiếp sử dụng sản phẩm quy hoạch xây dựng, do đó ý  kiến của họ rất có ý nghĩa để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của phương án quy hoạch. – Về quản lý kiến trúc: Các chủ đầu tư vẫn có thói quen xin phép xây dựng chỉ có tính đối  phó, đối với nhà ở riêng lẻ tự xây vẫn còn tâm lý xem nhẹ giấy phép xây dựng, xem việc xin   cấp phép xây dựng chỉ  đơn thuần là một thủ  tục hành chính. Do đó, sau khi có giấy phép,   nhiều chủ  nhà xây dựng rất tùy tiện theo chủ  ý riêng của mình, không tôn trọng tổng thể  chung của khu phố dẫn đến kết quả đô thị không đồng bộ về kiến trúc, các cơ quan quản lý   đô thị  không thể  xử  lý triệt để. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của   người dân vì trách nhiệm chung trong công tác quản lý quy hoạch và kiến trúc đô thị cũng còn  bỏ ngỏ. Sở Xây dựng tỉnh Bình Định (Đô thị & Phát triển số 73 / 2018)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2