Kinh nghiệm trồng điều cho năng suất cao
lượt xem 20
download
Phần I:Sơ lược I.Tổng quan Tên khoa học:Anacardium ocidentale Cây điều thuộc họ xoài, thuộc lớp cây hai lá mầm, có nguồn gốc từ Brazil, cây điều có tên tiếng anh là: cashew, cashew nut, cashew apple, cashewkernel. Theo số liệu của hiệp hội cây điều Việt Nam, sản xuất hạt điều của thế giới niên vụ 2000-2001 thì Ấn Độ là nước có sản lượng cao nhất 425.000 tấn, Brazil là 200.000 tấn, trong đó Việt Nam đạt 140.000 tấn. Hiện nay sản lượng hạt điều trên thế giới đạt 1 triệu tấn/năm. Nhân hạt điều chủ yếu dùng...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kinh nghiệm trồng điều cho năng suất cao
- Kỹ thuật trồng điều cho năng suất cao Phần I:Sơ lược I.Tổng quan Tên khoa học:Anacardium ocidentale Cây điều thuộc họ xoài, thuộc lớp cây hai lá mầm, có nguồn gốc từ Brazil, cây điều có tên tiếng anh là: cashew, cashew nut, cashew apple, cashewkernel. Theo số liệu của hiệp hội cây điều Việt Nam, sản xuất hạt điều của thế giới niên vụ 2000-2001 thì Ấn Độ là nước có sản lượng cao nhất 425.000 tấn, Brazil là 200.000 tấn, trong đó Việt Nam đạt 140.000 tấn. Hiện nay sản lượng hạt điều trên thế giới đạt >1 triệu tấn/năm. Nhân hạt điều chủ yếu dùng để sản xuất snach(60%), số còn lại phần lớn dùng để sản xuất bánh kẹo. Dầu vỏ hạt điều CNSL (cashew nut shell liquid), vỏ hạt điều d ùng làm bố thắng, lớp phủ cho bộ phận ly hợp, xử lý hóa học để tạo ra các loại sơn, vecni, các loại nhựa, chất dẻo. Ở Việt Nam, cây điều được đưa vào trồng ở miền Nam Việt Nam từ thế kỷ 18, mãi đến 1975 khi cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước thắng lợi. Cây điều chính thức là cây trồng trong danh mục được trồng lại trong các khu rừng bị phá hoại bởi bơm đạn. Cuối thập niên 90 diện tích ở Việt Nam là 250.000 ha. Đông Nam bộ
- năm 1997 là 149.000 ha, trong đó Đồng Nai là 35.000 ha, Bình Dương-Bình Phước là 82.000 ha, Tây Ninh là 10.000 ha, Bà Rịa-Vũng Tàu là 20.000 ha. Hiện nay thị trường hạt điều của Việt Nam là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Úc, Anh, và Hà Lan. II. Đặc điểm thực vật của cây điều (đào lộn hột) Cây điều thuộc loại cây gỗ thường xanh, cao 8 – 12 m, đất xấu cây cao không quá 6m, khi chínquả có màu đỏ hoặc vàng. + Thân: mọc tốt ở những nơi có ánh sáng mạnh, đầy đủ ánh sáng cành sẽ phát triển đều đặn và tạo thành một tán hình ô. + Rễ: rễ cọc vừa có hệ rễ ngang, rễ cọc có thể đâm sâu xuống đất xuống đất để hút nước ngay cả khi mùa khô kéo dài 5-6 tháng. + Lá: lá thường tập trung ở đầu cành, lá đơn, nguyên, mọc so le, gân lá hình mạng, khi non lá màu xanh nhạt hoặc đỏ, già có màu xanh đậm. + Hoa: Thường kết thúc mùa mưa bước sang mùa khô là lúc cây điều bắt đầu trổ hoa, cùng lúc ra cả hoa đực và hoa lưỡng tính, có từ 200- 1600 hoa. Thời gian trổ hoa thường kéo dài khoảng 85 ngày qua 3 pha rõ rệt: - Pha đực thứ nhất kéo dài 2,4 ngày (19-100% là hoa đực) - Pha hỗn hợp kéo dài 69,4 ngày (0 – 60% là hoa đực,0 – 20% là lưỡng tính). - Pha đực thứ hai kéo dài 13 ngày (0-67% là hoa đực). Nhìn chung trong một chùm hoa, hoa đực chiếm tới 96%, hoa lưỡng tính thay đổi từ 0,45- 24,9%.
- Tỉ lệ hoa lưỡng tính và hoa đực là 1:6, hoa lưỡng tính đậu quả đến chín là 10,2%. Mỗi loại hoa chỉ có một nhị lớn là có thể thụ phấn, còn tất cả còn lại là bất thụ (nhị giả). Vòi nhụy có chiều dài khoảng 1cm thường cao hơn nhị lớn. Thụ phấn và đậu quả: hoa đực nở trước hoa lưỡng tính, phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, thời gian từ 9 – 11h xem như là cao điểm của nở hoa và thu phấn. Trời nóng nhất trong ngày, hoa nở nhanh và có cơ may tự thụ cao, mưa rào xem như thất bại. Noãn sẽ tạo thành nhân hạt, bầu nhụy tạo thành vỏ bao nhân, cuống, đế hoa tạo thành quả giả. Thời gian phát triển trung bình đối với hạt và trái điều Thời gian Trái điều Hạt điều Lũy tiến Khoảng (ngày) (ngày) - Sự thụ phấn - Sự thụ phấn 0 0 - Thấy được bằng mắt thường - Hình thành và 5 5 phát triển - Hồngà xanh lá cây (độ đặc mềm) // 20 15
- - Hạt phát triển hoàn toàn bên trong đế // 35 15 hoa - Phát triển cực đại (độ đặc mềm) // 40 5 - các kích thước 45 hầu hết giống hạt - Phát triển cực - Phát triển cực đại (độ đặc cứng) 60 20 đại - Chín hoàn 65 5 toàn Quá trình từ thụ phấn đến chín hoàn toàn của điều thường khoảng 65 ngày. Trong điều kiện tự nhiên mỗi chùm hoa có khoảng 7,97 -26,59% số hoa lưỡng tính tạo thành quả. Quả đã đậu thì số bị rụng non ở giai đoạn đầu chiếm rất lớn 34,05 – 84,5%. Hạt điều: vỏ có ba lớp lớp 1:nhẵn bóng xám - lớp 2:dày nhất, xốp, chứatinh dầu, chống côn trùng - lớp 3: cứng như đá -
- Nhân: lipid chiếm hơn 4o% trọng lượng và prôtêin khoảng 20% + nhân:20-25% + vỏ lụa:2-5% + dầu vỏ 18-23% + vỏ:45-50% Một tấn hạt điều thường sản xuất được trung bình 220kg nhân hạt điều và từ 80- 200kg dầu vỏ tùy dung môi để ly trích. III. Yêu cầu sinh thái Cây điều phát triển tốt ở nhiệt độ cao, ưa độ cao 0-600m so với mặt biển. Nhìn chung độ cao nơi trồng điều so với mặt biển càng lớn thì cây sinh trưởng càng chậm, năng suất càng giảm. Lượng mưa: 800-1500 mm/năm, trãi đều trong 6-7 tháng và một mùa khô kéo dài từ 5-6 tháng trùng vào mùa cây đều ra hoa kết quả. Cây điều rất thích hợp với kiểu khí hậu hai mùa mưa, khô rõ rệt. Mưa nhiều hay ít cũng đều ảnh hưởng đếncây điều. Mưa nhiều làm cây chậm sinh trưởng và sản phẩm kém chất lượng, bị ký sinh trùng tấn công nhiều. Mưa ít làm cho cây ra trái bất thường. Lượng mưa các tháng 10, 11 và 12 ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hoạch sớm, trung bình hay thu hoạch muộn. Nếu lượng mưa trung bình mỗi tháng 220 mm sẽ cho năng suất cao, ngược lại nếu lượng mưa trung bình tháng 11 nhiều hơn sẽ cho kếtquả ngược lại ở những cây ra hoa sớm vào tháng 11. Cây đòi hỏi mùa khô kéo dài ít nhất 4-5 tháng.
- Nhiệt độ: Cây điều phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ 24-280C, nhiệt độ tối đa trung bình cây còn khả năng chống chịu là 380C. Trong giai đoạn sản xuất của cây nhiệt độ thấp ảnh hưởng đến sự ra hoa. Thời kỳ quả phát triển, nhiệt độ lớn hơn 400C sẽ gây rụng hoa, quả. Cây điều non thường rất mẫn cảm với nhiệt độ thấp, cây trưởng thành thì có thể chịu được nhiệt độ ở 00C. Ánh sáng: Điều là cây ưa sáng, thường sản xuất trong mùa khô, khoảng 2000 giờ nắng/ năm. Ẩm độ tương đối: Cây thích hợp với ẩm độ tương đối của không khí 665-80%, trong mùa ra hoa của cây độ ẩm nàythấp sẽ thuận lợi cho cây. Gió: Các nước trồng điều nhiều, khu vưc trồng điều chủ yếu của họ nằm gần biển, phơi ra gió. Cây điều phần lớn thụ phấn chéo và được phát tán nhờ gió, tốc độ gió thích hợp 2-25 km/h. Gió mạnh sẽ làm rụng hoa, tăng bốc thoát hơi nước làm mất cân bằng sinh lý. Gió mặn (có chứa muối) dẫn đến các mầm và lá non bị cháy nắng. Khô trong suốt thời kỳ ra hoa thì sự kết quả rất tốt - Nhiều mây trong suốt đợt ra hoa làm cho hoa bị khô héo do nhiễm bọ xít - chè. Mưa nặng hạt trong lúc ra hoa gây hại cho sản xuất - Nhiệt độ cao ở giai đoạn quả non (hòn bi) sẽ gây rụng quả. - Điều phát triển tốt hơn khi thời gian khô hạn ngắn hơn. -
- Đất: Cây điều có thể phát triển được trên các loại đất cát rời, đất bồi, đất có chứa sắt, đất feralit. Cây chỉ sinh trưởng tốt trên đất xốp, sâu, thoát nước tốt pH từ 4,5 – 6,5. Cây điều thường bị ảnh hưởng bởi các tác nhân về lý tính hơn là hóa tính. Ở Việt Nam rất nhiều vùng đất có thể thích hợp cho việc phát triển của cây điều như: - Đất cát đỏ ở ven biển Bình Thuận. - Đất cát trắng bờ biển duyên hải Nam Trung bộ. - Đất xám phù sa cổ (Đông Nam bộ chiếm diện tích lớn nhất) - Đất badan thoái hóa (Các tỉnh ở Tây Nguyên). Tất cả những loại đất này phần lớn là đất trống, đồi núi trọc cần phải được phủ xanh nên rất thuận lợi cho các kế hoạch mở rộng diện tích trồng điều.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kinh nghiệm nuôi cá lóc trong bể
11 p | 188 | 45
-
Một vài kinh nghiệm uốn sửa mai cho người mới chơi
4 p | 179 | 33
-
Kỹ Thuật Cho Cam Sành Ra Trái Nghịch Mùa
3 p | 289 | 30
-
Cách làm cho đu đủ thấp cây
2 p | 151 | 27
-
Kinh nghiệm trồng Bonsai trên sân thượng
6 p | 114 | 22
-
Cách xử lý để bưởi da xanh cho trái quanh năm
4 p | 152 | 21
-
Kinh nghiệm trồng cây đu đủ
8 p | 112 | 18
-
Kinh nghiệm cho cây ra trái nghịch mùa
3 p | 118 | 15
-
BẢO QUẢN KHOAI TÂY GIỐNG TRONG ĐIỀU KIỆN NÔNG HỘ
2 p | 136 | 14
-
Một số kinh nghiệm nhân giống dừa sáp của một nông dân Khmer
3 p | 119 | 14
-
Kinh Nghiệm Cho Cam Sành Ra Quả Trái Vụ
4 p | 134 | 14
-
Kinh nghiệm trừ bệnh bạc lá lúa
4 p | 136 | 13
-
Kinh nghiệm trồng bắp lai
9 p | 101 | 11
-
Kinh nghiệm khi trồng lan hồ điệp
4 p | 97 | 10
-
Phòng và trị bệnh thường gặp cho cá điêu hồng
2 p | 90 | 9
-
Kinh nghiệm trồng đậu Hà Lan theo hướng sản xuất rau an toàn
7 p | 100 | 7
-
Kinh nghiệm trồng điều tại phú yên
9 p | 95 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn