YOMEDIA
ADSENSE
Kinh nghiệm từ website hướng dẫn du lịch tại Kumano
1
lượt xem 0
download
lượt xem 0
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết nghiên cứu những thành tựu mà công nghệ thông tin đóng góp cho sự phát triển du lịch; nghiên cứu Website hướng dẫn du lịch tại Kumano; điều kiện tài nguyên du lịch sẵn có để tỉnh Đắk Nông phát triển du lịch; bài học kinh nghiệm từ Kumano Nhật Bản cho tỉnh Đắk Nông trong quá trình nâng cao chất lượng bản đồ du lịch góp phần phát triển du lịch.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kinh nghiệm từ website hướng dẫn du lịch tại Kumano
- Kinh nghiệm từ website hướng dẫn du lịch tại Kumano - Nhật Bản và bài học kinh nghiệm để phát triển những ứng dụng công nghệ phục vụ du lịch tại công viên địa chất Đắk Nông Đặng Khánh Như, Nguyễn Thị Xuyên Thoại Tóm tắt: Khu vực Tây Nguyên hiện đang là một trong những điểm đến du lịch tiềm nang. Tuy nhiên, các điểm đến du lịch tại đây còn hạn chế về quy mô, mức độ thu hút vì thế bên cạnh việc thu hút đầu tư, những nổ lực về xúc tiến quảng bá cũng rất quan trọng. Trong khu vực Châu Á, Nhật Bản được đánh giá là một trong những quốc gia phát triển du lịch bền vững hiệu quả, trong đó có thể kể đến “Con đường hành hương Kumano Kodo” được UNESSCO công nhận là di sản thế giới là một trong những địa điểm du lịch áp dụng thành công những bước tiến của công nghệ thông tin vào quá trình xây dựng và duy trì du lịch bền vững tại đây, cụ thể là “Website Hướng dẫn du lịch tại Kumano” – một phần mềm ứng dụng Web hỗ trợ khách du lịch bằng cách cung cấp các thông tin, chỉ dẫn, hỗ trợ đặt dịch vụ du lịch, đặc biệt là việc cập nhật liên tục các hoạt động du lịch trong khu vực này làm tăng tính thu hút trong du lịch cũng như đa dạng trải nghiệm cho khách du lịch. Website chính là một bản đồ du lịch kết nổi các điểm đến với nội dung chi tiết, giao diện thân thiện, và có những ứng dụng giúp kết nối doanh nghiệp cung ứng dịch vụ với khách du lịch một cách an toàn và hiệu quả. Việc ứng dụng mô hình Website này có thể tạo nên cơ hội giúp kết nối các điểm đến, các giá trị văn hóa, các đơn vị cung cấp dịch vụ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông cụ thể là tại Công viên địa chất Đắk Nông tạo điều kiện thúc đẩy du lịch địa phương, nội dung bài viết sẽ mang đến những bài học kinh nghiệm thiết thực dựa trên mô hình Website Hướng dẫn du lịch tại Kumano. Từ khóa: Công viên địa chất Đắk Nông, Kumano, bản đồ du lịch , tb-kumano.jp… 1. Những thành tựu mà công nghệ thông tin đóng góp cho sự phát triển du lịch Du lịch đã và đang là một trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới cũng như nhiều địa phương tại Việt Nam. Phát triển du lịch không những mang đến những lợi ích về kinh tế mà còn góp phần nâng cao chất lượng đời sống của cộng đồng dân cư, góp phần bảo tồn và phát huy tài nguyên du lịch tại điểm đến. Ngày nay, công nghệ thông tin đã phát triển vượt bậc, mang đến rất nhiều sự thay đổi trong cuộc sống và đóng góp đáng kể cho sự phát triển du lịch, điển hình như những ứng dụng di động, ứng dụng Web hay ứng dụng thực tế ảo kết hợp các tính năng thu thập và phân tích dữ liệu thông qua hệ thống internet góp phần tạo nhiều thành tựu cho sự phát triển du lịch. Cụ thể như sau: - Ứng dụng di động và ứng dụng Web Ứng dụng di động và ứng dụng Web là phần mềm được thiết kế và phát triển để chạy trên các thiết bị di động như điện thoại di động và máy tính bảng, hay thông qua các trình duyệt Web. Những ứng dụng này đã tạo ra một sự thay đổi lớn trong việc truy cập thông tin du lịch và cung cấp các dịch vụ du lịch. Du khách có thể tìm kiếm thông tin điểm đến, đặt chỗ và quản lý các dịch vụ du lịch như đặt phòng khách sạn, vé máy bay, vé tham quan và các hoạt động giải trí trong du lịch khác. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và nỗ lực cho du khách, đồng thời tăng tính tiện lợi và linh hoạt. Hiện nay, trên thế giới nói chung có rất nhiều ứng dụng góp phần phát triển du lịch như: 1002
- + Các ứng dụng đặt chỗ: TripAdvisor là một ứng dụng di động hàng đầu cho du khách tìm kiếm và đánh giá các địa điểm du lịch trên toàn thế giới; Booking.com là một ứng dụng di động cho phép du khách tìm kiếm, so sánh và đặt chỗ ở, bao gồm khách sạn, nhà nghỉ, căn hộ và nhiều loại chỗ ở khác trên toàn thế giới; Google Trips là một ứng dụng di động cung cấp các công cụ và thông tin để du khách tổ chức và lập kế hoạch cho chuyến đi. + Các ứng dụng hướng dẫn du lịch: nhiều ứng dụng hỗ trợ phát triển du lịch bằng cách cung cấp thông tin điểm đến, lịch trình, địa điểm ẩm thực, và hoạt động giải trí tại các điểm đến, đồng thời khuyến nghị và khuyến khích các hoạt động du lịch có ý thức về môi trường và văn hóa như: Good Traveler là một ứng dụng di động nhằm hướng dẫn và khuyến khích du khách tham gia vào du lịch bền vững; Eco Companion là một ứng dụng di động giúp du khách khám phá các điểm đến du lịch bền vững trên khắp thế giới hay FairTrip là một ứng dụng di động giúp du khách tìm kiếm và khám phá các hoạt động du lịch bền vững… - Ứng dụng thực tế ảo Ứng dụng thực tế ảo (Virtual Reality, viết tắt là VR) đây là công nghệ liên quan đến việc tạo ra một môi trường hoặc trải nghiệm tương tác dành cho người dùng thường là trong một không gian 3D để người dùng có thể tương tác với thông qua một thiết bị VR hoặc cho phép chèn các phần tử ảo hoặc thông tin vào thế giới thực bằng cách sử dụng thiết bị kỹ thuật số như điện thoại di động, máy tính bảng hoặc thiết bị VR. Công nghệ này đã tạo nên sự thay đổi cho ngành du lịch, Thông qua những phương thức trải nghiệm mới mẻ và thú vị cho du khách, giúp họ tìm hiểu về văn hóa, lịch sử và địa danh của các điểm đến một cách tương tác và hấp dẫn hơn. Điều này giúp du khách có cái nhìn trước về địa điểm và cải thiện quyết định du lịch của họ, giảm thiểu khả năng đi sai địa điểm và tạo ra sự tiết kiệm tài nguyên du lịch. - Quản lý dữ liệu Hiện nay sự phát triển của công nghệ cho ra đời những thiết bị cảm biến thông minh và hệ thống Internet of Things (IoT), trong tiếng Việt còn gọi là “Mạng lưới của mọi vật” giúp người dùng internet kết nối và tương tác với nhau và với các thiết bị công nghệ khác. Điều này giúp thu thập, chia sẻ và xử lý dữ liệu một cách tự động và thông minh. Các tổ chức và chính quyền địa phương có thể thu thập và phân tích dữ liệu về lưu lượng khách du lịch; các hoạt động du lịch tại điểm đến; các chỉ số liên quan đến tiêu dùng, xu hướng; các thông tin về thời tiết, điều kiện tự nhiên…từ đó cung cấp thông tin cho những ứng dụng di động hoặc ứng dụng web giúp khách du lịch dễ dàng theo dõi, nắm bắt thông tin hoặc sử dụng ứng dụng GPS như Google Maps, Apple Maps hay MapQuest cung cấp thông tin vị trí chính xác và hướng dẫn đi lại. Đồng thời cung cấp dữ liệu cho các ứng dụng quản lý lưu lượng khách du lịch tại các điểm đến. Điển hình như Google Analytic là một công cụ phân tích dữ liệu web mạnh mẽ, cho phép các trang web du lịch thu thập và phân tích dữ liệu về lượt truy cập, hành vi người dùng, nguồn khách hàng và nhiều thông số khác. Công cụ này cung cấp thông tin chi tiết về các chỉ số truy cập trang web, tỷ lệ chuyển đổi, xu hướng người dùng và hiệu quả các chiến lược trong phát triển du lịch cho điểm đến. 2. Nghiên cứu Website hướng dẫn du lịch tại Kumano Bên cạnh những thành công khi ứng dụng công nghệ thông tin vào xây dựng Website hướng dẫn du lịch tại Kumano thì trước đó Nhật Bản đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong việc ứng dụng công nghệ để phục vụ cho hoạt động phát triển du lịch bền vững. Trong đó việc quản lý và bảo tồn di sản văn hóa và thiên nhiên của chính phủ Nhật được ghi nhận rất đáng kể, Nhật Bản đã thành công trong việc quản lý và bảo tồn các di sản văn hóa và thiên nhiên quan 1003
- trọng như: Hội quán Chônai và Koyasan; hai địa điểm được UNESCO công nhận là di sản thế giới, được bảo tồn một cách hiệu quả. Các công tác bảo tồn, khôi phục và quản lý môi trường đã giúp du lịch phát triển mà vẫn đảm bảo sự bền vững của các di sản này. Tại Hội quán Chônai: Shirakawa-go VR Experience - một ứng dụng thực tế ảo (VR) dành cho ngôi làng Shirakawa-go. Ứng dụng này cho phép du khách khám phá ngôi làng trong môi trường ảo, trải nghiệm văn hóa, kiến trúc và cảnh quan của nơi đây. Đây là một trong những ngôi làng cổ xưa nhất tại xứ sở phù tang, được công nhận di sản văn hóa thế giới Unessco vào năm 1995. Trong làng, các ngôi nhà cổ theo kiểu kiến trúc Gasho - Zukuri có lịch sử trên 300 năm, là nét đặc trưng và hiếm có. Tại Koyasan – Điểm du lịch với lịch sử hơn 1.200 năm. Khu phức hợp chùa trên Núi Koyasan được thành lập vào năm 816, do một vị sư là Hoằng Pháp Đại Sư. Đây cũng là người thành lập phái Chân Ngôn tông ở Nhật. Hiện nay, Hiệp hội Du lịch Wakayama đã cung cấp ứng dụng Koyasan World Heritage Navi - đây là ứng dụng chính thức của Koyasan cung cấp các bản đồ, hướng dẫn đi lại và lịch trình để giúp du khách khám phá Koyasan một cách thuận tiện. Tương tự như 2 mô hình ứng dụng công nghệ thông in vào việc phát triển du lịch bền vững. Tại Kumano Nhật Bản – Cung đường hành hương cổ xưa nhất Nhật Bản. Năm 2004, các tuyến đường hành hương Kumano Kodo đã được công nhận là Di sản Thế giới của UNESCO như một phần của tài sản “Các địa điểm linh thiêng và các tuyến đường hành hương trong dãy núi Kii”. Từ năm 2018, Kumano đã có một website du lịch “Kumano Travel” cung cấp các thông tin về điểm đến du lịch này. Để bắt kịp xu thế phát triển công nghệ, Hiệp hội du lịch thành phố Tanabe Kumando đã thực hiện đổi mới bằng việc cho ra đời Ứng dụng thông qua Website hướng dẫn du lịch “tp-Kumano.jp”, so với phiên bản ban đầu, ứng dụng mang đến cho người dùng nhiều tiện ích hơn, thông qua việc khai thác và ứng dụng những thành tựu công nghệ thông tin. Từ việc chỉ cung cấp những thông tin cho khách du lịch dưới dạng văn bản và hình ảnh về điểm đến, cung đường, các hướng dẫn cơ bản để đặt chỗ ở, ăn uống và các hoạt động du lịch. Thì website hướng dẫn du lịch Kumano đã bổ sung rất nhiều tiện ích và ứng dụng cho khách du lịch. Ứng dụng cho phép sử dụng đa dạng ngôn ngữ (Tiếng Nhật, tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Pháp và Tiếng Tây Ban Nha). Khi truy cập vào ứng dụng này, khách du lịch sẽ được hỗ trợ bởi thanh công cụ chỉ dẫn về: thông tin Kumano; các điểm đến; tài nguyên du lịch, văn hóa Osen; dịch vụ lưu trú và ăn uống; các hoạt động du khách có thể tham gia; và hệ thống hình ảnh, video về cung đường hành hương này. Khách du lịch sẽ được chỉ dẫn các điểm đến trên cung đường hành hương một cách trực tuyến, sử dụng định vị GPS giúp khách du lịch di chuyển chính xác, tiết kiệm thời gian và sức lực đáng kể (do hành trình hành hương chủ yếu là đi bộ); các ứng dụng về dự báo thời tiết cũng được cập nhật liên tục. Đồng thời các hình ảnh, thông tin, hoạt động được cập nhật và hiển thị, giúp du khách thuận tiện trong việc lên kế hoạch du lịch. Đặc biệt, những công cụ đặt chỗ được hỗ trợ trực tiếp tại từng vị trí điểm đến trong bản đồ du lịch trên website giúp khách du lịch thuận tiện hơn đồng thời giúp tạo cơ hội gia tăng doanh thu. Một trong những lợi ích lớn mà ứng dụng công nghệ này mang đến đó chính là bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống thông qua việc giáo dục và thay đổi nhận thức cho khách du lịch bằng các hoạt đồng truyền thông, quảng bá trên website hướng dẫn khách du lịch. Khách du lịch sẽ được cung cấp các thông tin về hoạt động tắm Onsen – một biểu tượng văn 1004
- hóa của Nhật Bản, kết hợp hỗ trợ tư vấn các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và đặt chỗ. Hay dịch vụ lưu trú tại các cơ sở truyền thống, ví dụ như Kamigoten Ryokan - một nhà trọ truyền thống của Nhật Bản với 100 năm lịch sử, khách du lịch đến đây sẽ được mặc trên người những bộ Kimono truyền thống, ở những căn phòng nơi lãnh chúa phong kiến từng ở và được trang trí bằng những tác phẩm nghệ thuật cổ tuyệt đẹp. Có bồn tắm riêng ngoài trời nhìn ra sông Hikigawa, và thưởng thức những bữa ăn ngon được chế biến từ nguồn nguyên liệu hữu cơ tại địa phương. Không chỉ thế, website còn cung cấp rất nhiều điểm lưu trú với những phong cách phục vụ khác nhau, phù hợp với nhiều đối tượng khách du lịch. Ứng dụng cũng cung cấp các hướng dẫn về hoạt động du lịch diễn ra theo từng thời điểm trong năm, bao gồm: đi bộ, thể thao dưới nước, tắm biển, mua sắm, tham quan bảo tàng, tìm hiểu và trải nghiệm Kimono, bộ môn võ thuật Aikido. Đặc biệt là các lễ hội, sự kiện đặc sắc tại Kumano như: lễ hội chào đón năm mới, lễ hội ngắm hoa anh đào – Sakura Hanami và hoa mơ – Ume Hanami, lễ thanh tẩy, lễ hội lửa - NachinoHi Matsuri Fire Festival, lễ hội dân gian mùa hè - Tanabe Festival…Những lễ hội này diễn ra quanh năm, việc tổng hợp đầy đủ các thông tin trên ứng dụng giúp khách du lịch không bỏ lỡ các dịp lễ, hiểu rõ hơn về các giá trị văn hóa truyền thống Nhật Bản và cũng là cách mà Hiệp hội du lịch thành phố Kumano truyền thông du lịch, thống kê số liệu, cân bằng được thời vụ du lịch. 3. Điều kiện tài nguyên du lịch sẵn có để tỉnh Đắk Nông phát triển du lịch Tỉnh Đắk Nông nằm trọn trên cao nguyên M'Nông, độ cao trung bình khoảng 600 m đến 700m so với mặt nước biển, có nơi lên đến 1.982m (Tà Đùng). Nhìn tổng thể, địa hình Đắk Nông như hai mái của một ngôi nhà mà đường nóc là dãy núi Nam Nung, chạy dài từ Đông sang Tây, có độ cao trung bình khoảng 800m, có nơi cao đến hơn 1.500m. Địa hình có hướng thấp dần từ Đông sang Tây. Các huyện Đăk Song, Đăk Mil, Cư Jut, Krông Nô thuộc lưu vực sông Krông Nô, sông Srêpốk nên thấp dần từ Nam xuống Bắc. Các huyện Tuy Đức, Đăk Rlâp, Đăk Glong và thị xã Gia Nghĩa thuộc thượng nguồn lưu vực sông Đồng Nai nên thấp dần từ Bắc xuống Nam. Vì vậy, Đắk Nông có địa hình đa dạng và phong phú, góp phần tạo ra những tài nguyên du lịch tự nhiên đặc sắc cho địa phương. Năm 2014, sau hơn 7 năm nghiên cứu, các nhà khoa học của Hiệp hội hang động núi lửa Nhật Bản đã khám phá ra quần thể hang động núi lửa lớn nhất Đông Nam Á tại tỉnh Đắk Nông. Năm 2020, Ủy ban chương trình và quan hệ quốc tế của Hội đồng Chấp hành Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã thông qua quyết định của Hội đồng Công viên địa chất toàn cầu công nhận Công viên địa chất Đắk Nông là Công viên địa chất toàn cầu và hiện là công viên địa chất toàn cầu thứ 3 tại Việt Nam. Với diện tích 4.760 km², trải dài trên địa bàn 5 huyện: Krông Nô, Cư Jút, Đắk Mil, Đắk Song, Đắk Glong và thành phố Gia Nghĩa tỉnh Đắk Nông. Với khoảng 65 điểm di sản địa chất, địa mạo, bao gồm hệ thống gần 50 hang động với tổng chiều dài hơn 10.000 m, các miệng núi lửa, thác nước...Công viên địa chất Đắk Nông được hình thành trên nền tảng siêu lục địa cổ Gondwana – với bề dày lịch sử hơn 16 triệu năm, là nơi lưu giữ các giá trị đặc trưng về đa dạng sinh học, giá trị về địa chất, văn hóa, lịch sử và truyền thống dân tộc ở vùng đất này. Bên cạnh các giá trị về tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch văn hóa của tỉnh cũng rất phong phú, lưu giữ nhiều giá trị được thế giới công nhận như: Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, Sử thi Ót N’drong, Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Nung, Vườn Quốc gia Tà Đùng, Rừng đặc dụng, cụm thác Đ’ray Sáp, Trinh Nữ, Gia Long và Vườn Quốc gia Yok 1005
- Đôn (Đắk Lắk). Vùng đất hội tụ của nền văn hoá 40 dân tộc anh em, nơi lưu giữ những tập quán sinh hoạt, văn hóa và ẩm thực truyền thống của đồng bào M’nông, Ê đê, Mạ, Mông… Trong dòng chảy văn hoá ấy, không thể không nhắc đến âm nhạc dân gian. Một trong những di sản nổi tiếng đã góp phần làm nên sự giàu có của vùng đất Tây Nguyên nói chung, cùng với cồng chiêng, đàn đá là loại nhạc cụ cổ xưa, đến nay vẫn còn gắn bó trong đời sống cộng đồng các dân tộc ở Đắk Nông. Công viên địa chất Đắk Nông là vùng đất còn lưu giữ khá nhiều bộ đàn đá có giá trị, đặc biệt là bộ đàn đá Đắk Kar (3 thanh) được phát hiện vào năm 1987 có niên đại khoảng 2.500 năm; và bộ đàn đá Đắk Sơn (6 thanh) có niên đại khoảng 3.500 - 3.000 năm. UBND tỉnh Đắk Nông đã bước đầu xây dựng 03 tuyến du lịch trải nghiệm địa chất cụ thể: “Trường ca của Lửa và Nước”, “Bản giao hưởng của Làn gió mới”, “Âm vang từ trái đất”. Nếu “Trường ca của Lửa và Nước” có điểm nổi bậc là hệ thống hang động núi lửa bazan hoang sơ, phân bố dọc sông Krông Nô được phát hiện từ năm 2007. Thì tuyến du lịch thứ hai có tên gọi “Bản giao hưởng của làn gió mới” lại là hành trình về nguồn, nơi chứa đựng các giá trị văn hóa bản địa của đồng bào dân tộc M’nông, Êđê như: Sử thi, nghệ thuật cồng chiêng, dệt thổ cẩm, đan lát truyền thống... và các di tích lịch sử thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ. Tuyến cuối cùng trong hành trình chinh phục công viên địa chất Đắk Nông là tuyến hành trình “Âm vang từ trái đất”, tuyến du lịch này mang đến những trải nghiệm về cảnh quan thiên nhiên như: Triển lãm các loại cà phê, Bảo tàng văn hóa Đắk Nông, Chùa Pháp Hoa, Điểm gỗ hóa thạch, Nhà trưng bày đàn đá, Nhà trưng bày cồng chiêng của người Mạ, Thác đá cột Liêng Nung, Cây thần linh, Trạm thủy điện, Điểm cảnh quan hồ Tà Đùng, Quán cà phê ngắm cảnh, Miếu thần đá, Cảnh quan thác nước granite, Vườn sầu riêng... và thưởng thức nhạc cụ truyền thống dân tộc tại nhà trưng bày các nhạc cụ cổ xưa, cồng chiêng người Mạ và nhà triển lãm. 4. Bài học kinh nghiệm từ Kumano Nhật Bản cho tỉnh Đắk Nông trong quá trình nâng cao chất lượng bản đồ du lịch góp phần phát triển du lịch. Nhìn lại các điều kiện phát triển du lịch tại tỉnh Đắk Nông có thể thấy được nét tương đồng về tuyến điểm so với con đường hành hương núi Kii tại Kumano Nhật Bản. Đặc biệt là sự phân bổ các điểm đến tạo thành những tuyến hành trình có sự kết nối đa dạng, điều này tạo điều kiện để thu hút khách du lịch, góp phần khắc phục nhược điểm về quy mô, chất lượng, điểm nổi bật của những điểm đến du lịch tại Đắk Nông. Tại Kumano, Quần thể kiến trúc “Các địa điểm linh thiêng và các tuyến đường hành hương trên núi Kii” bao gồm 41 hạng mục, trong đó có 4 bảo vật quốc gia; 23 tài sản văn hóa quan trọng; 7 di tích lịch sử; 4 di tích tự nhiên; 1 danh lam thắng cảnh; 1 di tích lịch sử - danh lam thắng cảnh và 1 di tích tự nhiên - danh lam thắng cảnh. Tổng chiều dài của các tuyến đường này bao gồm cả đường sông (sông Kumano) và đường bờ biển (Shichiri Mihama) lên tới 307,6km. Tại công viên địa chất Đắk Nông, các tuyến hành trình sẽ có số lượng hạng mục như sau: Di sản Di sản Di sản Di sản tự STT Tuyến địa chất vật thể Phi vật thể nhiên 1 “Trường ca của Lửa và Nước” 5 1 1 2 2 “Bản giao hưởng của Làn gió mới” 5 6 1 1 3 “Âm vang từ trái đất” 2 3 1 3 Tổng số 12 10 3 6 (Nguồn: Tác giả thống kê.) 1006
- Mặc dù về quy mô, số lượng các hạng mục tại công viên địa chất Đắk Nông chưa đa dạng như Kumano. Sự phân bổ rời rạc và quy mô nhỏ lẻ chưa đủ động lực để thu hút mạnh mẽ khách du lịch. Tuy nhiên, việc xây dựng một ứng dụng di động tương tự website hướng dẫn du lịch như mô hình tại Kumano Nhật Bản cũng là một trong những giải pháp, giúp kết nối các điểm đến du lịch nhỏ, lẻ, chưa đa dạng dịch vụ thành một cung đường du lịch đặc sắc. Có thể thấy, với cấu trúc một quần thể rộng lớn như Kumano, nếu không có sự hỗ trợ của Website hướng dẫn du lịch sẽ rất khó để khai thác hiệu quả một cách triệt để các tài nguyên du lịch sẵn có. Khách du lịch sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình tìm hiểu thông tin cũng như trải nghiệm du lịch tại đây, hoạt động tổ chức du lịch của những doanh nghiệp hay việc quản lý bảo tồn những tài nguyên du lịch cũng sẽ gặp nhiều khó khăn, từ đó có thể làm xuất hiện nhiều rủi ro tác động đến sự bền vững của ngành du lịch. Đối với Đắk Nông, những thành tựu từ công cuộc đổi mới, chuyển đổi số đã giúp tỉnh cơ bản xây dựng được những bản đồ du lịch thông qua website của Ban quản lý Công viên địa chất Đắk Nông – với các thông tin về những tuyến hành trình, bản đồ du lịch, các thông tin về văn hóa, địa chất, đa dạng sinh học và vài đối tác – đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu các tính năng hỗ trợ tương tác giữa các doanh nghiệp, điểm đến và khách du lịch. Vì thế, sau quá trình nghiên cứu, tác giả đề xuất Giải pháp cho tỉnh Đắk Nông cải tiến những kênh thông tin bằng ứng dụng di động hoặc ứng dụng web đã có hiện nay, cụ thể với website của ban quản lý công viên địa chất Đắk Nông: Giải pháp 1: Bổ sung các đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch trên bản đồ du lịch. Cần bổ sung thông tin của những đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch tại địa phương như: lữ hành, lưu trú, ăn uống, vận chuyển, vui chơi giải trí trên bản đồ du lịch; tăng cường các thông tin liên lạc, và những tính năng giúp kết nối ứng dụng di động giúp khách du lịch dễ dàng liên hệ với những điểm đến, những nhà cung ứng dịch vụ du lịch bằng nhiều phương thức như: liên lạc di động, liên lạc qua Email, liên lạc bằng những ứng dụng mạng xã hội... Hiện nay, các điều kiện cung ứng dịch vụ du lịch tại địa phương nhìn chung vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là những dịch vụ cơ bản như lưu trú và ăn uống. Để phát triển du lịch hiệu quả và bền vững, tỉnh cần tăng cường thu hút đầu tư, duy trì và nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở hiện có. Tuy nhiên, để góp phần thu hút khách du lịch, tạo đà phát triển thì giải pháp cấp bách hiện nay là cần bổ sung các thông tin về những đơn vị cung ứng dịch vụ, để tăng khả năng tiếp cận với khách du lịch. Việc bổ sung này cũng giúp địa phương thu thập số liệu về sự tương tác, lượt tìm kiếm của du khách trên website từ đó xác định được đối tượng khách hàng tiềm năng để có những hành động kịp thời thúc đẩy du lịch phát triển. Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động du lịch tại địa phương theo năm. Tương tự như tại website của Kumano Nhật Bản, Công viên địa chất Đắk Nông nên xây dựng một kế hoạch tổ chức hoạt động du lịch tại địa phương hằng năm với các thông tin về thời gian, địa điểm, quy mô và hình thức tổ chức hoạt động du lịch như các lễ hội, sự kiện mang tính lịch sử, sự kiện địa phương, hoặc các hội thảo, hội nghị về du lịch tại địa phương. Điều này giúp du khách có cái nhìn về sản phẩm du lịch tại địa phương đa dạng, phong phú hơn. Đặc biệt cần sử dụng những hình ảnh, video và những công cụ nhận dạng thương hiệu để tạo ấn tượng trong mắt du khách. Việc cập nhật liên tục các hoạt động du lịch cũng tăng tính cạnh tranh cho địa phương. Bên cạnh đó, loại hình du lịch khám phá, trải nghiệm tự nhiên, đặc biệt đối với 1007
- những điểm đến mang nhiều giá trị về khoa học như công viên địa chất tỉnh Đắk Nông hiện nay phần lớn thu hút khách quốc tế, những chuyên gia, nhà nghiên cứu… Vì thế việc xây dựng một kế hoạch cụ thể có thể giúp du khách linh động, thuận tiện khi lựa chọn thời điểm du lịch. Giải pháp 3: Ứng dụng GPS và khai thác dữ liệu từ những thiết bị cảm biến thông minh. Việc ứng dụng GPS trực tiếp trên bản đồ du lịch sẽ giúp cho khách du lịch chủ động, tiện lợi hơn khi tham quan những tuyến hành trình tại công viên địa chất Đắk Nông. Khách du lịch sẽ được chỉ dẫn những phương hướng, cách di chuyển nhanh nhất đến các điểm đến trên tuyến. Những thiết bị cảm biến thông minh hiện nay mang đến nguồn dữ liệu vô cùng đa dạng, và được kết hợp với những ứng dụng di động để mang đến các tính năng phục vụ khách du lịch như: dự báo thời tiết, chỉ số về không khí, nhiệt độ, độ ẩm; kết hợp mạng lưới giao thông để thông báo tình trạng giao thông hoặc các thiết bị công nghệ để theo dõi tình trạng sức khỏe cho khách du lịch khi di chuyển. Tính năng này không chỉ dành cho khách du lịch mà người dân địa phương cũng có thể khai thác và sử dụng phục vụ cho đời sống, nông nghiệp, góp phần tạo thêm giá trị cho cộng đồng. 5. Kết luận Trên đây là những nghiên cứu của nhóm tác giả, dựa trên những kinh nghiệm thực tiễn tại Kumano Nhật Bản để đưa ra những giải pháp giúp nâng cao hiệu quả hoạt động website hướng dẫn du lịch tại Công viên địa chất tỉnh Đắk Nông góp phần giúp địa phương đạt được những thành tựu trong xây dựng và phát triển du lịch một cách bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Thị Phương Anh – Bùi Thị Thu Vân (2018), Phát Triển Du Lịch Bền Vững, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội. 2. Nguyễn Đình Hòe (2003), Du lịch bền vững, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội. 3. Nguyễn Ngọc Sĩ (2015), Du lịch tỉnh Vĩnh Long: những giải pháp để phát triển bền vững, Tạp chí khoa học ĐHSP TP.HCM, Số 7(73). 4. Phạm Xuân Hậu (2018), đánh giá các điểm tài nguyên du lịch tỉnh Vĩnh Long và những định hướng khai thác, Tạp Chí Khoa Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn, Tập 15 số 5 12-23. 5. UNEP & UNWTO: Making Tourism More Sustainable - A Guide for Policy Makers, 2005, Page 11-12. 6. Website hướng dẫn du lịch Kumano: https://www.tb-kumano.jp/en/kumano-kodo THÔNG TIN TÁC GIẢ 1: Họ và tên: Đặng Khánh Như Học hàm, học vị: Thạc sĩ Đơn vị công tác: Giảng viên Khoa du lịch trường Đại học Văn hoá TPHCM THÔNG TIN TÁC GIẢ 2: Họ và tên: Nguyễn Thị Xuyên Thoại Học hàm, học vị: Thạc sĩ Đơn vị công tác: Giảng viên Khoa du lịch trường Đại học Văn hoá TPHCM 1008
- Phát triển du lịch thông minh tại tỉnh Đắk Nông từ bài học kinh nghiệm của thế giới Nguyễn Trung Nam Tóm tắt Trong vòng 5 năm gần đây, du lịch thông minh tại Việt Nam đã nhận được sự quan tâm và đầu tư mạnh mẽ. Du lịch thông minh đã góp phần cải thiện hiệu quả quảng bá thông qua marketing du lịch trực tuyến, tạo sự hấp dẫn cho sản phẩm du lịch, nâng cao trải nghiệm du khách, cải thiện dịch vụ tại điểm đến. Tỉnh Đắk Nông với tiềm năng du lịch rất lớn cũng đã quan tâm đến loại hình du lịch này trong thời gian gần đây. Thông qua phương pháp nghiên cứu tư liệu, nghiên cứu này đã tìm hiểu tầm một số khái niếm liên quan, tầm quan trọng của du lịch thông minh, đồng thời khảo sát sự phát triển của du lịch thông minh tại một số điểm trên thế giới. Dựa trên những kết quả thu được, bài báo đề xuất một số giải pháp cụ thể để đóng góp vào việc phát triển du lịch thông minh tại Dak Nông trong tương lai. Từ khóa: phát triển du lịch, du lịch thông minh, bài học kinh nghiệm. 1. Dẫn nhập Trong vòng sáu thập kỷ qua, Du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế lớn nhất và phát triển nhanh nhất trên thế giới, chiếm 10,2% của GDP toàn cầu và 30% của xuất khẩu dịch vụ thế giới (WEF, 2017). Du lịch đã trở thành một lĩnh vực ưu tiên phát triển ở nhiều quốc gia (UNWTO, 2015). Khi công nghệ thông tin và truyền thông đã trở thành những yếu tố quyết định ảnh hưởng trong phát triển kinh tế, xã hội và con người, công nghệ đã ngày càng đóng vai trò quan trọng như một công cụ mạnh mẽ để cải thiện sự cạnh tranh của các điểm đến du lịch (Xiang, Tussyadiah, & Buhalis, 2015). Trong những thập kỷ gần đây, du lịch thông minh đã thu hút sự chú ý từ các nhà nghiên cứu (Ye và cộng sự, 2020). Do đó, dựa trên khái niệm của thành phố thông minh, lĩnh vực học thuật về du lịch đã đề xuất khái niệm lý thuyết về loại hình du lịch này, tiêu biểu là những nghiên cứu của (Khan và cộng sự 2017), (Li và cộng sự, 2017), (Raheleh và cộng sự, 2019). Tại Việt Nam trong những năm gần đây, việc phát triển Du lịch thông minh cũng đã và đang nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và nhà quản lý. Điều này được cụ thể hóa bằng Quyết định 3570/QĐ-BVHTTDL ngày 21 Tháng 12 năm 2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt Đề án “Ứng dụng công nghệ Cách Mạng Công Nghiệp 4.0 phát triển du lịch thông minh, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” Đắk Nông, nằm ở cửa ngõ Tây Nguyên, có nhiều lợi thế về tài nguyên du lịch, bao gồm địa chất địa mạo, khảo cổ, văn hóa, và đa dạng sinh học có giá trị quốc tế và khu vực. Đặc biệt, với địa hình đa dạng và phong phú với thung lũng, cao nguyên, và núi cao xen kẽ nhau, Đắk Nông sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên độc đáo và hùng vĩ. Công viên địa chất toàn cầu của tỉnh, với hơn 100 hang động lớn và nhỏ, có quy mô lớn nhất Đông Nam Á, cùng với nhiều di tích lịch sử, là một điểm nổi bật (UBND thị trấn Ea T'Ling, 2023). Từ những lợi thế và tiềm năng này, du lịch được xem là một trong ba trụ cột phát triển kinh tế của Đắk Nông. Tỉnh đặt mục tiêu trở thành điểm du lịch hấp dẫn khu vực vào năm 2030 và trung tâm du lịch quốc gia vào năm 2050. Đồng thời, Đắk Nông đã bắt đầu quan tâm và phát triển du lịch thông minh. Từ đầu năm 2023, hệ thống du lịch thông minh đã được thử nghiệm, giúp du khách có trải nghiệm đầy đủ thông tin về các điểm đến, sản phẩm, và dịch vụ du lịch, tham quan thực tế ảo 3D, hỗ 1009
- trợ tạo chương trình tham quan và thanh toán trực tuyến theo nhu cầu cá nhân (Cổng thông tin điện tử Đắk Nông, 2023). Tuy nhiên, để phát triển loại hình du lịch này, cần có sự đầu tư và quan tâm đồng bộ từ các bên liên quan. Việc tìm hiểu kinh nghiệm phát triển du lịch thông minh từ các nơi trên thế giới là mục tiêu quan trọng của nghiên cứu này. 2. Tổng quan về du lịch thông minh 2.1. Du lịch thông minh: Cách mạng hóa ngành Du lịch thông qua Công nghệ Thông tin và Truyền thông Trong thời đại hiện nay, ngành du lịch đã trải qua những thay đổi sâu sắc, đặc biệt là nhờ sự phát triển nhanh chóng của Công nghệ Thông tin và Truyền thông. Sự biến đổi này đã tạo nên các khái niệm mới như du lịch thông minh, trở thành một động lực quan trọng đối với sự đổi mới, góp phần tăng tính cạnh tranh của điểm đến du lịch. Du lịch thông minh tận dụng công nghệ hiện đại để tạo ra các điểm đến du lịch bền vững, nâng cao trải nghiệm du lịch và cải thiện chất lượng cuộc sống cho cư dân địa phương. 2.2. Sự phát triển của Du lịch Thông minh: từ Du lịch Trực tuyến đến Du lịch Thông minh Khái niệm về Du lịch Thông minh đã được phát triển từ du lịch truyền thống và du lịch trực tuyến, cả hai khái niệm này đã tạo ra nền móng cho sự đổi mới dựa trên công nghệ trong ngành du lịch. Được truyền cảm hứng bởi ý tưởng về các thành phố thông minh, các điểm đến du lịch thông minh được đặc trưng bởi hạ tầng công nghệ hiện đại, đóng vai trò là nền tảng cho việc cải thiện các khía cạnh khác nhau của ngành du lịch. Các điểm đến này được thiết kế để cung cấp trải nghiệm du lịch tốt hơn và cải thiện chất lượng cuộc sống cho cư dân địa phương. Về bản chất, du lịch thông minh đại diện cho bước tiến tiếp theo trong sự phát triển của ngành du lịch, trong đó công nghệ đóng một vai trò trung tâm (Gretzel và cộng sự, 2015). 2.3. Du lịch Thông minh và các Thành phố Thông minh Khái niệm Du lịch Thông minh đã áp dụng nguyên tắc của các thành phố thông minh vào điểm đến du lịch. Các thành phố thông minh là các khu vực đô thị sử dụng công nghệ để cải thiện chất lượng cuộc sống cho cư dân và du khách thông qua tối ưu hóa quản lý tài nguyên, hạ tầng và dịch vụ. Một cách tương tự, các điểm đến du lịch thông minh sử dụng công nghệ để tạo ra môi trường sáng tạo và thúc đẩy phát triển bền vững, có lợi cho cả du khách và cộng đồng địa phương (Del Chiappa và Baggio, 2015). 2.4. Các nguyên tắc cốt lõi của du lịch thông minh Du lịch Thông minh nhằm mục tiêu vận hành toàn bộ hệ thống du lịch một cách hiệu quả thông qua việc sử dụng công nghệ để dự đoán và phục vụ nhu cầu của người du lịch trước, trong và sau các chuyến du lịch của họ. Tiếp cận này dựa trên một số nguyên tắc cốt lõi: Cá nhân hóa: Hệ thống thông minh được sử dụng để dự đoán sở thích của du khách và đề xuất các hoạt động, lựa chọn ẩm thực và giải trí phù hợp với từng đối tượng du khách. Nâng cao trải nghiệm: Trải nghiệm của người du khách được cải thiện thông qua việc cung cấp các dịch vụ tùy chỉnh dựa trên vị trí, đảm bảo rằng du khách có quyền truy cập thông tin với độ tin cậy cao. 1010
- Trao quyền cho du khách: Du lịch thông minh thúc đẩy việc trao quyền cho du khách để chia sẻ trải nghiệm và thông tin của họ, thúc đẩy hình thành một cộng đồng du khách năng động và tích cực (Gretzel và cộng sự, 2015). Cải thiện việc quản lý tài nguyên du lịch: chính quyền địa phương hưởng lợi từ du lịch thông minh bằng cách có thêm công cụ để cải thiện việc quản lý tài nguyên du lịch, giúp cơ quan quản lý về du lịch có thêm thông tin trước khi đưa ra quyết định về việc phân bố và phát triển tài nguyên du lịch (Wang và cộng sự, 2020). 2.5. Đặc trưng của du lịch thông minh Du lịch Thông minh được đặc trưng bởi sự tập trung vào hiệu quả, tiện lợi, tính hiệu quả về chi phí cho du khách và khả năng làm cho các doanh nghiệp du lịch trở nên hiệu quả, hiệu quả, năng suất và sáng tạo hơn. Nó hoạt động thông qua một mạng lưới các công ty hợp tác, chia sẻ dữ liệu và thông tin để đạt được mục tiêu chung. Mối kết nối này tạo ra một hệ sinh thái mạnh mẽ mang lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan trong ngành du lịch (Koo et al., 2017). Du lịch Thông minh đại diện cho một giai đoạn phát triển của việc kỹ thuật số hóa ngành du lịch. Nó bao gồm du lịch kỹ thuật số, thông minh và ảo, tất cả dựa trên công nghệ kỹ thuật số, thông minh và du lịch ảo. Những công nghệ này cho phép tích hợp tức thì thông tin liên quan đến hoạt động du lịch, tiêu thụ sản phẩm và tài nguyên du lịch và xã hội. Công nghệ này cũng được cung cấp cho người du khách, doanh nghiệp và tổ chức thông qua một loạt các thiết bị, tạo điều kiện thuận lợi cho sự tương tác và giao dịch liền mạch (Zhang et al., 2012). 2.6. Điểm Đến Du lịch Thông minh Một khía cạnh quan trọng của Du lịch Thông minh là khái niệm về các điểm đến du lịch thông minh. Những điểm đến này đặc biệt và được xây dựng trên hạ tầng công nghệ hiện đại. Chúng thúc đẩy sự phát triển bền vững trong các khu vực du lịch, tạo điều kiện cho cả du khách và cộng đồng địa phương có quyền truy cập. Hơn nữa, chúng tạo điều kiện cho sự tương tác và tích hợp giữa du khách và môi trường xung quanh, từ đó nâng cao chất lượng tổng thể của trải nghiệm du khách và cải thiện chất lượng cuộc sống của cư dân (Lopez de Avila, 2015). Nhìn chung, Du lịch Thông minh đại diện cho một biến đổi cơ bản trong ngành du lịch, dựa trên tích hợp công nghệ tiên tiến, phân tích dữ liệu và tập trung vào tính bền vững và trải nghiệm của du khách. Đây là kết quả của nhiều thập kỷ tiến bộ trong Công nghệ Thông tin và Truyền thông và mang lại tương lai hứa hẹn cho cả du khách và điểm đến du lịch. Khi công nghệ tiếp tục phát triển, du lịch thông minh được định vị để định hình lại cách chúng ta du lịch, trải nghiệm điểm đến và quản lý tài nguyên du lịch. 3. Kinh nghiệm phát triển du lịch thông minh tại ở một số quốc gia 3.1. Tại Trung Quốc Trung Quốc đã có những bước tiến đáng kể trong việc phát triển Du lịch Thông minh. Kinh nghiệm của họ mang lại những bài học quý giá cho các quốc gia khác đang tìm cách thực hiện các sáng kiến du lịch thông minh. Trung Quốc nhấn mạnh sự cần thiết phải có các quy định và tiêu chuẩn mạnh mẽ để ngăn chặn sự phát triển thiếu kiểm soát của du lịch thông minh. Họ cũng nhấn mạnh vào việc lập kế hoạch du lịch thông minh cho các điểm đến để đưa ra hướng dẫn rõ ràng. Ngoài ra, Trung Quốc coi du lịch thông minh là một quá trình diễn ra từ từ, tập trung vào các thành phố và điểm đến thông minh. 1011
- Tuy nhiên, Trung Quốc phải đối mặt với nhiều thách thức. Một thách thức là việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho Du lịch Thông minh chưa phù hợp với nhu cầu của khách du lịch. Sự chênh lệch giữa các vùng về trình độ du lịch thông minh cũng là một vấn đề đáng lo ngại, với sự khác biệt giữa các khu vực miền Đông, miền Trung và miền Tây cũng như giữa khu vực thành thị và nông thôn. Hơn nữa, các vấn đề liên quan đến khai thác tài nguyên dữ liệu và sự thiếu sáng tạo trong triển khai du lịch thông minh cũng đã được quan tâm. Những lo ngại về quyền riêng tư và bảo mật cũng nảy sinh do việc thu thập và xử lý dữ liệu du lịch trên diện rộng. (Wang và cộng sự, 2022) Để giải quyết những lo ngại về quyền riêng tư, Trung Quốc đã triển khai các quy định pháp lý như Bộ luật Dân sự năm 2020, bảo vệ quyền riêng tư cá nhân, bao gồm cả bảo mật thông tin của khách du lịch. Trung Quốc cũng đã xem xét các biện pháp bổ sung như kỹ thuật ẩn danh, tính minh bạch của thuật toán và chứng nhận quyền riêng tư để bảo vệ quyền riêng tư hơn nữa. 3.2. Tại Tây Ban Nha Các điểm đến ở Tây Ban Nha áp dụng kế hoạch Du lịch Thông minh thường tập trung vào việc cải thiện tính bền vững của đô thị, đặc biệt là chất lượng môi trường và chất lượng cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, những hành động này có thể không đủ mạnh. Ngoài ra còn có xu hướng coi các kế hoạch Du lịch Thông minh là cơ hội để nâng cao khả năng cạnh tranh hơn là các chiến lược tổng thể cho sự bền vững của đô thị. Một thách thức chính là thiếu cơ sở hạ tầng cơ bản, bao gồm nguồn tài chính và nhân lực cho du lịch thông minh cũng như khó khăn trong việc hợp tác với các bên liên quan. Để cải thiện, Tây Ban Nha nên nhấn mạnh tính bền vững từ góc độ tổng thể, tạo ra những hướng dẫn chung cho các điểm đến, đánh giá tác động của các hoạt động công nghệ đối với bản sắc và tiến hành nghiên cứu sâu hơn về mối quan hệ của khách Du lịch Thông minh đối với công nghệ. (González-Reverté, 2019) 3.3. Tại Romania Hạt Brașov ở Romania là một điểm đến du lịch quan trọng, với số lượng du khách đáng kể và nhiều điểm tham quan khác nhau. Tuy nhiên, việc áp dụng các công nghệ du lịch thông minh ở khu vực này vẫn còn hạn chế. Hầu hết các nhà cung cấp chỗ ở trong khu vực đều có sự hiện diện trực tuyến cơ bản, sử dụng tối thiểu các công nghệ thông minh ngoài việc đặt chỗ trực tuyến và mạng xã hội. Các điểm du lịch như Nhà thờ Đen và Lâu đài Bran cho thấy mức độ áp dụng công nghệ khác nhau. Trong khi Lâu đài Bran cung cấp các tính năng nâng cao như đặt vé điện tử, hiện diện trên mạng xã hội và chuyến tham quan ảo thì Nhà thờ Đen chỉ cung cấp thông tin cơ bản. Một cách tiếp cận sáng tạo ở Romania là ứng dụng khám phá thành phố Questo, cho phép người dùng tải xuống các chuyến tham quan khám phá đô thị kết hợp các điểm tham quan du lịch với các câu chuyện và hoạt động địa phương. Mặc dù có một số tiến bộ trong việc triển khai công nghệ thông minh cho các dịch vụ công cộng như giao thông công cộng và chiếu sáng thông minh, việc áp dụng các công nghệ thông minh dành riêng cho phát triển du lịch ở Quận Brașov vẫn còn hạn chế. Cần có những nỗ 1012
- lực hơn nữa để tích hợp công nghệ thông minh vào lĩnh vực du lịch nhằm nâng cao trải nghiệm du lịch một cách tổng thể và góp phần phát triển bền vững. (Băltescu, C. A. ,2018) Tóm lại, Trung Quốc, Tây Ban Nha và Romania có những nỗ lực để phát triển của Du lịch Thông minh. Trung Quốc nhấn mạnh đến quy định, lập kế hoạch và áp dụng dần dần, trong khi Tây Ban Nha phải đối mặt với những thách thức trong hoạch định chiến lược và hợp tác với các bên liên quan. Romania, đặc biệt là ở Quận Brașov, cho thấy tiềm năng đổi mới trong các ứng dụng khám phá thành phố nhưng vẫn còn dư địa để phát triển trong việc áp dụng công nghệ thông minh để phát triển du lịch. 4. Một số giải pháp phát triển Du lịch Thông minh tại Đắk Nông Dựa trên các kinh nghiệm của Trung Quốc, Tây Ban Nha và Romania trong việc phát triển Du lịch Thông minh, dưới đây là một số giải pháp cho việc phát triển du lịch thông minh tại tỉnh Đắk Nông: - Tiêu chuẩn hóa các quy định cho Du lịch Thông minh: tăng cường quy định và củng cố các tiêu chuẩn cho du lịch thông minh để đảm bảo sự phát triển có trật tự và bảo vệ quyền riêng tư và an ninh của du khách. Đồng thời, xây dựng khung pháp lý để bảo vệ dữ liệu cho du khách. - Nâng cao chất lượng quy hoạch Du lịch Thông minh: Phát triển một kế hoạch quy hoạch Du lịch Thông minh toàn diện cho tỉnh Đắk Nông, định rõ các mục tiêu và chiến lược cụ thể cho việc tích hợp công nghệ vào ngành du lịch. Song song đó, xác định các điểm đến và địa danh du lịch quan trọng trong tỉnh để phục vụ làm khu vực thử nghiệm cho các sáng kiến du lịch thông minh - Đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng: đầu tư vào hạ tầng cần thiết để hỗ trợ Du lịch Thông minh, bao gồm mạng Wi-Fi, hệ thống chiếu sáng thông minh; Đảm bảo rằng việc xây dựng hạ tầng phù hợp với nhu cầu thực tế và yêu cầu của du khách để tối ưu hóa tỷ lệ sử dụng. - Tăng cường hợp tác giữa các bên liên quan: khuyến khích sự hợp tác giữa chính quyền địa phương, doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục và cộng đồng để cùng phát triển và thực hiện các dự án Du lịch Thông minh. Đồng thời, khuyến khích các bên liên quan tại địa phương, bao gồm cơ quan quản lý, hướng dẫn viên, doanh nghiệp du lịch, cộng đồng địa phương và các tổ chức phi chính phủ tham gia tích cực vào việc tạo sản phẩm du lịch và quảng bá trải nghiệm du lịch thông minh. - Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương: Liên kết cộng đồng địa phương vào quá trình phát triển Du lịch Thông minh, đảm bảo rằng tiếng nói và lo ngại của người dân được lắng nghe. Khuyến khích sự tham gia của cư dân thông qua công nghệ bằng cách cung cấp các kiến thức và phương tiện công nghệ cơ bản như điện thoại thông minh cho người dân để có thể chia văn hóa, truyền thống bản địa và thông tin đến với du khách - Nâng cao trải nghiệm của du khách: phát triển ứng dụng di động hoặc các nền tảng cho phép du khách truy cập các chuyến tham quan trực tuyến. Từ đó du khách có thể dễ dàng trải nghiệm các thông tin về hướng dẫn du lịch, thông tin lịch sử và các câu chuyện văn hóa bản địa khi khám phá tỉnh Đắk Nông. - Chú trọng, quan tâm đến khía cạnh bền vững của Du lịch Thông minh: xem xét tác động lâu dài đối với môi trường, văn hóa địa phương và chất lượng cuộc sống của người dân địa phương, đảm bảo rằng các sáng kiến Du lịch Thông minh góp phần vào sự phát triển bền vững bằng cách tích hợp công nghệ một cách có hiệu quả. - Giáo dục và nâng cao ý thức của du khách: Giáo dục du khách về lợi ích của du lịch thông minh tại tỉnh Đắk Nông, thúc đẩy việc sử dụng công nghệ một cách có trách nhiệm. 1013
- Kết luận Phát triển Du lịch Thông minh và sử dụng dịch vụ trực tuyến để tra cứu thông tin về điểm đến và lưu trú không chỉ trở thành một xu hướng phổ biến mà còn là một xu thế tất yếu trong ngành du lịch toàn cầu, bao gồm cả ngành du lịch Việt Nam. Việc tìm hiểu các kinh nghiệm phát triển loại hình du lịch này tại nhiều quốc gia trên thế giới sẽ mang lại một góc nhìn khách quan và quý báu cho các bên liên quan tại tỉnh Đắk Nông, đặc biệt là trong việc xây dựng một chiến lược phát triển du lịch thông minh hiệu quả cho tương lai. Để đạt được những kết quả mong đợi, tỉnh Đắk Nông cần tiến hành sự chuyển đổi số toàn diện, xây dựng một hệ thống hạ tầng kỹ thuật số vững chắc và tạo sự kết nối chặt chẽ giữa các ngành và doanh nghiệp trong ngành du lịch. Đồng thời, cần triển khai nhiều giải pháp hiệu quả để cung cấp thông tin về điểm đến, văn hóa, ẩm thực và cộng đồng địa phương đến du khách, từ đó thu hút du khách, góp phần cho du lịch Đắk Nông phát triển. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bygstad, B. (2017). Generative innovation: A comparison of lightweight and heavyweight IT. Journal of Information Technology, 32(2), 180-193. 2. Femenia-Serra, F., Perles-Ribes, J. F., & Ivars-Baidal, J. A. (2019). Smart destinations and tech-savvy millennial tourists: Hype versus reality. Tourism Review, 74(1), 63-81. 3. Del Chiappa, G., & Baggio, R. (2015). Knowledge transfer in smart tourism destinations: Analyzing the effects of a network structure. Journal of Destination Marketing and Management, 4(3), 145-150. 4. Gretzel, U., Sigala, M., Xiang, Z., & Koo, C. (2015). Smart tourism: Foundations and developments. Electronic Markets, 25(3), 179–188. 5. Buhalis, D., & Amaranggana, A. (2013). Smart tourism destinations. In Information and Communication Technologies in Tourism 2014 (pp. 553–564). Cham: Springer. 6. Koo, C., Park, J., & Lee, J. N. (2017). Smart tourism: Traveler, business, and organizational perspectives. Information and Management, 54(6), 683–686. 7. Zhang, L., Li, N., & Liu, M. (2012). On the basic concept of smarter tourism and its theoretical system. Tourism Tribune, 27(5), 66-73. 8. Wang, W., Kumar, N., Chen, J., Gong, Z., Kong, X., Wei, W., & Gao, H. (2020). Realizing the potential of the Internet of Things for smart tourism with 5G and AI. IEEE Network, 34(6), 295-301. 9. Wang, X., Zhen, F., Tang, J., Shen, L., & Liu, D. (2022). Applications, experiences, and challenges of smart tourism development in China. Journal of Urban Technology, 29(4), 101-126. 10. González-Reverté, F. (2019). Building sustainable smart destinations: An approach based on the development of Spanish smart tourism plans. Sustainability, 11(23), 6874. 11. Bălţescu, C. A. (2018). Smart tourism technologies and sustainable tourism development: Evidence from Brașov County. Annals of Constantin Brancusi University of Targu-Jiu. Economy Series/Analele Universităţii 'Constantin Brâncuşi' din Târgu-Jiu Seria Economie, (3). 1014
- 12. Cổng thông tin điện tử tỉnh Đăk Nông (2023), Đăk Nông: quảng bá du lịch thông minh trên môi trường số-đột phá để phát triển, https://dakmil.daknong.gov.vn/chuyen-doi-so/dak-nong-quang-ba-du-lich-thong- minh-tren-moi-truong-so-dot-pha-de-phat-trien.html, truy cập ngày 11/9/2023 13. UBND thị trấn EaT'Ling (2023), Nâng tầm du lịch Ðắk Nông, https://eatling.cujut.daknong.gov.vn/diem-sang-du-lich/nang-tam-du-lich-dhak-nong- 192.html, truy cập ngày 11/9/2023 THÔNG TIN TÁC GIẢ Họ và tên: Nguyễn Trung Nam. Học hàm, học vị: Thạc sĩ. Cơ quan công tác: Khoa Du Lịch-Trường Đại Học Văn Hiến. Chức vụ: Giảng viên. Địa thoại: 0988591216. Email: namNT3@vhu.edu.vn Địa chỉ: HungHau Campus, Khu chức năng 13E, Nguyễn Văn Linh, Phong Phú, Nam Thành phố, TP. HCM. 1015
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn