intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kính ngữ và hình thức tôn xưng trong giao tiếp tiếng Trung Quốc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

9
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết sẽ tiến hành khảo sát, hệ thống và miêu tả ngôn ngữ lịch sự trong tiếng Trung Quốc. Trong bài viết này, tác giả giới thiệu, khảo sát và hệ thống những kính ngữ được dùng với tư cách là các phương tiện ngôn ngữ để xưng hô chỉ được nghiên cứu trong giao tiếp trực diện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kính ngữ và hình thức tôn xưng trong giao tiếp tiếng Trung Quốc

  1. KÍNH NGỮ VÀ HÌNH THỨC TÔN XƯNG TRONG GIAO TIẾP TIẾNG TRUNG QUỐC Phan Thị Thanh Thủy 1 1. Khoa Sư phạm, Trường Đại học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Kính ngữ xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử hàng nghìn năm tồn tại và phát triển của dân tộc Trung Quốc. Xét từ góc độ lịch đại, hệ thống kính ngữ trong tiếng Trung Quốc qua các thời kỳ lịch sử có xu hướng phát triển, hoàn thiện và đơn giản dần. Tuy vậy, kính ngữ vẫn giữ một vai trò đặc biệt khi giao tiếp trong xã hội hiện đại. Có thể nói, bàn đến giao tiếp, bàn đến lịch sự / bất lịch sự không thể không nói đến kính ngữ. Bởi chúng không những là những biểu hiện cụ thể của ứng xử ngôn ngữ gắn liền với từng vai giao tiếp cụ thể, quan hệ liên nhân cụ thể mà còn là những nguyên tắc hữu hiệu để điều hòa các quan hệ trong gia đình cũng như xã hội Trung Quốc. Để cụ thể hóa một số vấn đề lý thuyết đã được trình bày ở chương trước, bài viết sẽ tiến hành khảo sát, hệ thống và miêu tả ngôn ngữ lịch sự trong tiếng Trung Quốc. Trong bài viết này, chúng tôi giới thiệu, khảo sát và hệ thống những kính ngữ được dùng với tư cách là các phương tiện ngôn ngữ để xưng hô chỉ được nghiên cứu trong giao tiếp trực diện. Từ khóa: giao tếp, kính ngữ, tiếng Trung Quốc, văn hóa, xưng hô. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Có thể nói, quan hệ xã hội giữa con người với con người là vô cùng phức tạp, thể hiện trong những hoàn cảnh giao tiếp nhất định với những vai giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, tâm lý giao tiếp cụ thể. Đây chính là lý do làm cho ngôn ngữ lịch sự trở nên phong phú, sắc thái biểu cảm muôn màu muôn vẻ. Việc phân loại ngôn ngữ lịch sự cũng vì thế mà đa dạng hơn. Bên cạnh những từ ngữ thuộc kính ngữ và khiêm ngữ, còn có các từ ngữ khách sáo, uyển ngữ v.v. Tác giả Điền Huệ Cương trong công trình nghiên cứu của mình đã khẳng định: "Lịch sự là sự thể hiện cái văn minh tiến bộ của loài người. Không có người nào lại thích những lời lẽ và cử chỉ thiếu lịch sự. Lịch sự bao gồm hai phương diện kính và khiêm. Trên thực tế, hai phương diện này luôn hỗ trợ cho nhau. Người biết kính trọng người khác thì tất phải biết hạ mình. Người biết hạ mình tức là biết tôn trọng người khác." [1, tr. 470]. Tác giả Mã Khánh Châu (1997), trong bài viết 指人参与者角色关系取向与汉语动词 的一些小类 (Quan hệ vai giao tiếp và một số tiểu loại của động từ ngữ vi tiếng Trung Quốc), trên cơ sở kế thừa và phát triển các thành tựu của các tác giả đi trước, theo quan điểm của lý thuyết ngữ dụng học, đã chia các động từ ngữ vi trong tiếng Trung Quốc thành hai loại: động từ đối thượng (ví dụ: 拜(bái),报(báo),报答(báo đáp),朝见 (triều kiến),崇拜 (sùng bái, 412
  2. kính phục) v.v. ) và động từ đối hạ (ví dụ: 赐 (ban thưởng), 雇 (thuê),爱护 (ái hộ) (yêu quý) v.v.). Hai loại động từ này còn được chia thành các tiểu loại dựa trên cách nhìn khách quan và chủ quan của người sử dụng. Sự phân loại như thế phụ thuộc vào những người tham thoại và các giá trị mang tính tập quán, truyền thống, theo quan niệm và đức tin của người Trung Quốc. Trong đó, động từ đối thượng thuộc nhóm kính ngữ. Từ quan niệm lễ giáo phong kiến về vũ trụ: "thiên tôn địa ti, càn khôn định hĩ" (trời cao, đất thấp, đạo trời đất đã định sẵn rồi), trong quan hệ gia đình và quan hệ xã hội, vấn đề tôn ti trật tự được quy định rất rõ ràng và nghiêm ngặt. Chính vì thế, người Trung Quốc trong giao tiếp gia đình hay xã hội đều rất chú ý đến cách hô gọi đối phương sao cho hợp lễ và lịch sự. Việc lựa chọn kính ngữ dùng để tôn xưng phải theo đúng quy tắc chiếu vật, đảm bảo sự tương ứng với quan hệ vị thế giữa người nói và người nghe. Nghiên cứu nội dung ngữ nghĩa và sự phát triển, bảo lưu của kính ngữ trong xã hội hiện đại, có thể thấy được chế độ xã hội trong tiến trình lịch sử, diện mạo văn hóa, tâm lý dân tộc của một xã hội nhất định; đồng thời có thể khảo sát cấu trúc của các kính ngữ với tư cách là những ký hiệu thuần túy ngôn ngữ mà mang đậm hàm ý văn hóa truyền thống. Việc sử dụng kính ngữ trong giao tiếp không chỉ là những biểu hiện cụ thể của ứng xử ngôn ngữ gắn liền với từng vai giao tiếp cụ thể, quan hệ liên nhân cụ thể mà còn là những nguyên tắc hữu hiệu để điều hòa các quan hệ trong gia đình cũng như xã hội Trung Quốc. Xuất phát từ nguyên tắc "khiêm tốn với mình và tôn kính với người", một nguyên tắc luôn được đề cao trong quan niệm về lịch sự của người Trung Quốc, bài viết sẽ làm rõ vai trò của kính ngữ và hình thức tôn xưng trong tiếng Trung Quốc. Dựa vào nguồn ngữ liệu có tính chất quy nạp, đặc biệt chú ý đến quan niệm, nhận thức và cách ứng xử của người bản ngữ, bài viết tiến hành phân tích hệ thống kính ngữ trong tiếng Trung Quốc. Từ đó, bài viết đúc kết thành những đặc điểm lịch sự chung nhất trong giao tiếp tiếng Trung Quốc. Có thể nói, thành tựu so sánh đối chiếu ngôn ngữ Trung - Việt hiện nay chưa nhiều, không ít vấn đề còn chưa được khảo sát. Do vậy, hy vọng cách tiếp cận này cho phép bài viết góp một phần nhỏ nhằm có thể lấp đầy phần nào một số ô trống mà các công trình đi trước còn để lại. Về mặt thực tiễn, trong việc dạy và học tiếng Trung Quốc với tư cách là ngoại ngữ, sự hiểu biết của người học đối với các quy tắc ứng xử lời nói không kém phần quan trọng so với việc nắm vững các quy luật ngôn ngữ. Bởi lẽ, chúng gắn liền với phong tục tập quán, với văn hóa của dân tộc đó. Hệ thống kính ngữ phong phú và cách xưng hô thường được thực hiện dựa trên một sự giả định của người Trung Quốc đã gây ra những khó khăn không nhỏ đối với những người nước ngoài khi học tiếng Trung Quốc. Hy vọng, bài viết có thể là những tham khảo bổ ích trong việc dạy tiếng Trung Quốc cho người Việt, cũng như việc đối dịch từ tiếng Việt sang tiếng Trung Quốc và ngược lại. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp miêu tả Phương pháp này nhằm giúp chúng tôi đưa ra những đặc điểm ngôn ngữ trong một giai đoạn phát triển nào đó. Các thủ pháp phân tích và tổng hợp cũng được vận dụng để tìm ra các biểu thức lựa chọn được xem là phù hợp với ngữ cảnh và đạt được một mức độ lịch sự nhất định. 413
  3. 2.2. Phương pháp phân tích diễn ngôn Phương pháp chung thường được sử dụng của phân tích diễn ngôn là phân tích ngữ liệu trong mối quan hệ chặt chẽ với các tham thể gắn với ngữ cảnh tình huống (contextual situation) và ngữ cảnh văn hóa (cultural situation). 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Kính ngữ (敬语) (honorific expressions) được hiểu là những hình thức ngôn ngữ lịch sự dùng để thể hiện sự tôn trọng đối với đối tượng có vị thế cao hơn mình hay đối với người lớn tuổi. Nói cách khác, kính ngữ là cách nói đẩy đối tác lên cao hơn mình. Kính ngữ xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử hàng nghìn năm tồn tại và phát triển của dân tộc Trung Quốc. Theo thống kê của một số nhà nghiên cứu, trong 28 chương của quyển Thượng thư (còn gọi là Kinh thư, một bộ phận trong bộ sách Ngũ kinh của Trung Quốc, chủ yếu ghi chép lại lời nói của vua tôi thời thượng cổ - Nghiêu, Thuấn - cho đến đời nhà Hạ, nhà Thương và thời Tây Chu) đã xuất hiện đến 389 kính ngữ. Dưới đây là kết quả khảo sát các biểu thức kính ngữ dùng để tôn xưng trong tiếng Trung Quốc: (a)慈 (từ) + X: 慈 (từ) nghĩa là hiền; hiền lành; hiền hậu, kết hợp với yếu tố X tạo thành từ kính xưng như: 慈母 (từ mẫu, mẹ), 慈父 (từ phụ, cha), 慈亲 (từ thân, mẹ), 慈闱 (từ vi, mẹ) v.v. (b) 大 (đại) + X: 大 (đại) nghĩa là lớn; quý; kết hợp với yếu tố X tạo thành từ kính xưng như: 大父 (đại phụ)(ông nội/ ngoại), 大母 (đại mẫu)(bà nội), 大伯 (đại bá) (bác), 大嫂(đại tẩu)( chị dâu),大 官人 (đại quan nhân)( ông lớn), 大妈 (đại ma)( bà bác; bác), 大娘子 (đại nương tử)(bác gái), 大叔 (đại thúc)( chú)v.v. c) 贵(quý) + X: 贵(quý) nghĩa là quý, sang trọng, kết hợp với yếu tố X tạo thành từ kính xưng như: 贵 客 (quý khách), 贵同宗 (quý đồng tông), 贵公子(quý công tử) v.v. d) 老(lão)+ X: 老(lão) nghĩa là cụ già; cụ; lão; ông cụ; kết hợp với yếu tố X tạo thành từ kính xưng như: 老贤甥 (lão hiền sanh)(cháu -con traicủa chị/em gái),老伯(lão bá)( bác), 老大娘 (lão đại nương)( cụ bà; bác),老大叔 (lão đại thúc)(chú),老大爷 (lão đại gia) (bác, ông), 老弟 (lão đệ)(chú em), 老爹 (lão ta)(ông, ông chủ),老父 (lão phụ)(ông)v.v 414
  4. (e) 太 (thái) + X: 太(thái) nghĩa là bề trên; bậc cao nhất, kết hợp với yếu tố X tạo thành từ kính xưng như: 太翁 (thái ông)(ông cố), 太爷(thái gia)(ông nội, ông lớn) v.v. (f) 先 (tiên)+ X: 先(tiên) nghĩa là người quá cố, dùng để tôn xưng người đã chết, kết hợp với yếu tố X tạo thành từ kính xưng, ví dụ: 先妣 (tiên tỉ/ người mẹ đã khuất), 先父(tiên phụ/ người cha đã khuất), 先公 (tiên công/người cha đã khuất ), 先君(tiên quân/ người cha đã khuất), 先兄 (tiên huynh/ người anh đã mất) v.v. Biểu thức tôn xưng 先(tiên) + X thường được dùng khi người ở vị thế thấp gọi người ở vị thế cao đã mất. Trong ví dụ trên, bình thường quan hệ vợ chồng có thể coi là quan hệ bình đẳng, nhưng khi đã mất, thường người sống nâng bậc giá trị của người đã khuất là việc hết sức bình thường, bởi lẽ "nghĩa tử là nghĩa tận": 先夫 (tiên phu/ người chồng đã mất), 先妻 (tiên thê/ người vợ đã mất). (g) 贤(hiền)+ X: 贤(hiền) nghĩa là hiền từ , là kính từ chỉ người bằng vai hay dưới vai, kết hợp với yếu tố X tạo thành từ kính xưng như: 贤辈(hiền bối)(em), 贤弟 (hiền đệ)( em ),贤徒 (hiền đồ)(học trò),贤妹 (hiền muội)(em gái), 贤侄女(hiền điệt nữ)(cháu gái), 贤东(hiền đông)( ông/ bà chủ ) v.v. (h) 尊 (tôn) + X: 尊(tôn) nghĩa là bề trên, bậc đàn anh, kính trọng, tôn sùng, kết hợp với yếu tố X tạo thành từ kính xưng như: 尊婶(tôn thẩm) (thím),尊叔(tôn thúc)(chú),尊兄(tôn huynh)(anh),尊伯 (tôn bá)( bác), 尊驾(tôn giá) (ngài), 尊客 (tôn khách)(khách quý), 尊兄 (tôn huynh)( anh)v.v. i) 恩 (ân)+ X: 恩 (ân) nghĩa là ân huệ; ân, kết hợp với yếu tố X tạo thành từ kính xưng như: 恩公 (ân công)(người ban ơn), 恩官 (ân quan)(vị quan có ơn), 恩师 (ân sư (người thầy được mang ơn) v.v, (j) 高 (cao)+ X: 高 (cao) nghĩa là cao; giỏi; hay, kết hợp với yếu tố X tạo thành từ kính xưng như: 高驾 (cao giá) (ngài), 高邻(cao lân)( tôn xưng láng giềng), 高明(cao minh) (người tài giỏi, sáng suốt), 高贤(cao hiền)( người có đức hạnh, tài năng) v.v. 415
  5. (k) 台 (đài) + X: 台 (đài) nghĩa là đài (lời nói kính trọng thời xưa dùng để gọi người đối diện), kết hợp với yếu tố X tạo thành từ kính xưng như: 台驾 (đài giá), 台光 (đài quang), 台鉴(đài giám), 台荆 (đài kinh), 台下(đài hạ), 台兄 (đài huynh),台丈(đài trượng) v.v. Tùy vào hoàn cảnh giao tiếp cụ thể mà các kính ngữ được sử dụng mang sắc thái ý nghĩa khác nhau. Hệ thống kính ngữ dùng để tôn xưng phần lớn là các từ ngữ chỉ quan hệ thân tộc, các thành tố phụ đi kèm yếu tố X thường mang ý nghĩa tôn vinh: cao, giỏi, hay, lớn, quý, kính trọng, tôn sùng v.v. Xét từ góc độ lịch đại, hệ thống kính ngữ trong tiếng Trung Quốc qua các thời kỳ lịch sử có xu hướng phát triển, hoàn thiện và đơn giản dần. Hầu hết các từ tôn xưng như 陛下 (bệ hạ), 大人 (đại nhân) v.v được thay thế bằng đại từ nhân xưng 你 (anh, chị, bạn) hoặc 您 (ông, bà, ngài). Trong đó, 你 (anh, chị, bạn) là đại từ nhân xưng mang tính trung tính, còn 您 là đại từ nhân xưng mang tính lịch sự rõ nét nhất trong hệ thống đại từ nhân xưng tiếng Trung Quốc. 您 (ông, bà, ngài) được xem là kính từ, dùng cho vai dưới hô gọi vai trên. Tuy nhiên, 您(ông, bà, ngài) còn được dùng trong trường hợp những người tham gia giao tiếp bằng vai, thậm chí, đôi khi người lớn tuổi cũng dùng 您 để xưng hô với người ít tuổi hơn mình. Trong trường hợp này, chủ thể giao tiếp đã tự hạ thấp mình để thể hiện sự trân trọng với đối phương. Phạm vi sử dụng của 您cũng khá rộng, có thể dùng trong giao tiếp gia đình và trong xã hội. Ngoài ra, để biểu thị sự tôn kính đối với các bậc huynh trưởng, những bậc niên cao đức trọng, tiếng Trung Quốc còn có dạng kết hợp từ đại từ nhân xưng như sau: (i) "đại từ nhân xưng + thành tố biểu thị sự tôn trọng" như:你老(anh) , 您老 (ngài) ,你老人家(các anh), 您老人家(các ngài) , 老先生(cụ) v.v. Ví dụ: (ii) "đại từ nhân xưng + số lượng từ + thành tố xưng hô khác" như: 您二位 , 您三 位,您几位 , 您三位先生 。 Trường hợp số từ không được xác định cụ thể, có thể thay số từ bằng 各位 (các vị, các ngài),诸位 (chư vị, các ngài), 你们各位 (các ngài, các vị), 各位家长 (các vị phụ huynh) (iii) "thành tố xưng hô khác + 您" như: 老爷您 (ngài), 老师您 (thầy), 王经理您 (giám đốc Vương), 大人您 (ngài) v.v. Các tổ hợp này cùng với 您 (ông, bà, ngài) đã kịp thời thay thế cho các kính ngữ dùng để đối xưng, khi mà các từ ngữ dùng để xưng hô trong xã hội cũ đã không còn phù hợp. Các kiểu xưng hô này biểu thị lịch sự, dùng trong các giao tiếp chính thức, giữ khoảng cách cần thiết giữa người nói và người nghe. Sau năm 1949, khi Trung Quốc bước vào thời kỳ xây dựng Chủ nghĩa xã hội, 同志 (đồng chí) trở thành cách xưng hô phổ biến chỉ ngôi thứ hai, thay cho các từ tôn xưng. Cách xưng hô 416
  6. này mang màu sắc chính trị rõ nét. Không phân biệt độ tuổi, giới tính hay vị thế xã hội cao thấp, mọi người đều có thể được xưng hô là đồng chí. Với những độ tuổi khác nhau, khi xưng hô, có thể dùng 老同志 (lão đồng chí) và 小同志(tiểu đồng chí). 同志 (đồng chí) thay thế cho rất nhiều phương thức xưng hô, lại có thể kết hợp với họ, tên, họ tên, danh từ chỉ chức danh chức vụ. Ngoài ra, trong bối cảnh xã hội lúc đó, giai cấp công nhân và tầng lớp nhân dân lao động cũng được xã hội tôn vinh. Từ 师傅 (bác thợ cả) đã trở thành một kính từ được dùng rộng rãi với tất cả mọi người thuộc các tầng lớp xã hội, không kể đến tuổi tác. Từ năm 1978, khi Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa, chính sách kinh tế thị trường ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội thì phạm vi sử dụng của từ 同志 (đồng chí) cũng dần dần thu hẹp lại và bị thay thế bởi hàng loạt các từ ngữ xưng hô khác. 同志 (đồng chí) chỉ còn xuất hiện trong xưng hô của một số tầng lớp trong xã hội; hay được dùng trong các trường hợp giao tiếp chính thức mang màu sắc chính trị. Đáng chú ý là các từ xưng hô cũ trước đây đã bị quên lãng trong một thời gian như 先生 (tiên sinh, ông, ngài), 老板 (ông chủ), 太太 (thái thái, bà), 小姐 (tiểu thư, cô) , 夫人 (phu nhân), 尊夫人 (tôn phu nhân) v.v. đã được sử dụng trở lại. Các từ này vừa biểu thị tính lịch sự trong giao tiếp, vừa có tác dụng phản ánh sự phân tầng trong xã hội mà ở đó con người được tự do phát huy năng lực hoạt động xã hội của mình. Từ 先生 (tiên sinh, ông, ngài) vốn là kính từ dùng để tôn xưng dành cho nam giới có địa vị trong xã hội, các bậc huynh trưởng hay những người có học vấn, nay được sử dụng như một kính ngữ thông dụng trong giao tiếp, thể hiện sắc thái lịch sự. Từ 太太 (bà, bà lớn) là một trong những kính ngữ cổ mang ý nghĩa tôn trọng đặc biệt, thời phong kiến, từ tôn xưng này thường phải được triều đình cho phép mới có thể sử dụng. Khi văn hóa phương Tây bắt đầu du nhập vào Trung Quốc, 太太 (bà) dần dần được dùng ngay trong những gia đình bậc trung, nhưng chỉ hạn chế ở tầng lớp trí thức, thành thị. Những năm gần đây, các tỉnh phía Nam Trung Quốc có xu hướng sử dụng lại từ 太太 (bà) nhưng đã mất đi sắc thái chỉ những người phụ nữ thuộc tầng lớp thượng lưu, 太太 (bà) được dùng với ý nghĩa tôn trọng, lịch sự khi xưng gọi người phụ nữ (thường đã kết hôn). Tương tự như trường hợp từ 先生 (tiên sinh) và 太太 (thái thái), 小姐 (tiểu thư, cô) vốn xuất hiện từ rất sớm, là kính từ dùng để xưng gọi những cô gái xuất thân từ những gia đình quyền quý. Sau phong trào Ngũ tứ, 小姐 (tiểu thư, cô) đã được sử dụng rộng rãi, chỉ chung các cô gái trẻ tuổi. Thời kỳ Cách mạng văn hóa, từ 小姐 (tiểu thư, cô) vắng bóng trong giao tiếp xã hội do bị cho là mang tính tư sản, quý tộc. Từ những năm 80 trở lại đây, 小姐 (tiểu thư, cô) lại được sử dụng rộng rãi với sắc thái tôn trọng, lịch sự. Không chỉ được dùng trong phương diện ngoại giao, 小姐 (tiểu thư, cô ) còn được sử dụng để xưng hô trong giao tiếp xã hội, có thể dùng độc lập hoặc kết hợp với tên riêng. Những năm gần đây, do ảnh hưởng bởi những yếu tố tiêu cực của xã hội, 小姐 (tiểu thư, cô) có thêm nét nghĩa xấu, chỉ các cô gái làng chơi. Vì vậy, trong một số trường hợp giao tiếp, 417
  7. để tránh hiểu lầm, người ta còn dùng các từ 姑娘 (cô nương, cô gái), 小姑娘 (tiểu cô nương, cô gái) thay thế cho từ 小姐(tiểu thư, cô). So với các từ ngữ dùng để đối xưng trong giao tiếp xã hội, các từ ngữ dùng để gọi ngôi thứ hai trong giao tiếp gia đình có phần ổn định hơn. Một số từ xưng hô gián tiếp như 祖父(tổ phụ), 祖母(tổ mẫu), 父亲(phụ thân), 母亲(mẫu thân), 伯父 (bá phụ), 伯母(bá mẫu) v.v. hiện vẫn được dùng trong văn viết, thể hiện sắc thái tôn kính, trang trọng. Hầu hết các từ xưng hô phỏng theo quan hệ thân tộc dùng trong giao tiếp xã hội vẫn giữ 大 (đại) hoặc 老 (lão) phía trước như một tiền tố cấu tạo từ. Tuy nhiên, 大 (đại) hoặc 老 (lão) trong tổ hợp xưng hô này không nhất thiết phải là yếu tố biểu thị vai vế, tuổi tác mà chỉ là tiêu chí để phân biệt giữa quan hệ huyết thống và phi huyết thống trong xưng hô. Ví dụ: 老爷 (ông), 老大爷 (ông) , 老奶奶 (bà), 老大娘 (bà), 大爷 (ông), 大娘 (bà, bác), 大叔 (chú) 大哥 (anh) , 大兄 (anh) , 大姐 (chị) v.v. Những cách xưng hô này hầu hết là những từ thể hiện tính lịch sự, tôn trọng trong giao tiếp giữa những người ít tuổi đối với người lớn tuổi; hay đơn thuần chỉ là cách xưng hô nâng bậc thể hiện tính lịch sự. Bên cạnh đó, một số kính ngữ cổ hiện vẫn giữ một vai trò đặc biệt khi thực hiện một số nghi thức ngoại giao trong xã hội hiện đại. Ví dụ: 阁下(các hạ) trước kia thường dùng trong thư từ, nay vẫn còn được lưu lại trong nghi thức ngoại giao như 大使阁下(đại sứ các hạ)(ngài đại sứ) hay 首相阁下 (thủ tướng các hạ) (ngài thủ tướng); 足下(túc hạ) vẫn được dùng như một cách xưng hô trang trọng. Từ tất cả những điều vừa miêu tả bên trên liên quan đến sự thể hiện của kính ngữ gắn liền với các sở thuộc, Có thể thấy: nếu như hệ thống xưng hô bao gồm nhiều tiểu hệ thống, việc kính hay khiêm là trực tiếp gắn liền với việc xác nhận vị thế của chính các tham thể thì kính hay khiêm ở đây như tên gọi là những phạm trù vật chất hay tinh thần thuộc sở hữu của các tham thể. Lý giải kính ngữ về sở thuộc, một số nhà nghiên cứu văn hóa Trung Quốc cho rằng đây là cách nhân hóa nhằm thể hiện lịch sự. Thật ra, từ góc nhìn về tri nhận có thể thấy, cách biểu đạt này là xuất phát từ nhận thức, giá trị vật chất là giá trị của con người, gần gũi vật chất là gần gũi con người, một quan niệm rất phổ biến của người phương Tây. Trong hội thoại, ngoài việc phải xưng hô bằng các phương tiện chính danh hay gọi tên những sở thuộc của người nói và người nghe, những người tham gia giao tiếp còn phải trao đổi với nhau những nội dung thông tin khác. Các nội dung này được biểu thị trong diễn ngôn bằng các đơn vị ngôn ngữ. Trong các đơn vị từ vựng, rất nhiều từ vừa có ý nghĩa biểu vật, ý nghĩa biểu niệm, vừa có ý nghĩa biểu cảm. Ý nghĩa biểu cảm của từ, nếu được sử dụng một cách có ý thức, sẽ đảm bảo được nội dung liên nhân cần thiết cho việc truyền đạt nội dung thông tin. Vì vậy, tìm hiểu việc sử dụng các phương tiện ngôn ngữ có khả năng biểu thị thái độ kính trọng thực chất là tìm hiểu việc lựa chọn các từ ngữ sao cho ý nghĩa biểu cảm của chúng đạt được yêu cầu lịch sự, khiến cho người nghe cảm thấy hài lòng. Trong tiếng Trung Quốc, thông thường, khi đề cập đến điều gì đó với người có vị thế cao hơn, để tỏ lòng kính trọng và lịch sự, S thường thêm các kính từ như:拜 (bái) (vái lạy, bái), 呈 418
  8. (trình)( cầu xin; kiến nghị; dâng; thỉnh cầu; cầu nguyện),宠 (sủng)(sủng ái; cưng chiều; nuông chiều ), 垂 (thùy)( rủ lòng; hạ cố; chiếu cố ), 赐 (tứ)( ban thưởng; ban tặng; ban cho; tặng cho; dành cho; được),奉 (phụng) (kính; xin), 伏 (phục) (xuống; xuống thấp; hạ), 恭 (cung)(cung kính; kính cẩn), 惠 (huệ) (hân hạnh), 敬 (kính)(cung kính), 慈 (từ) (yêu thương; kính; lòng tốt; âu yếm; đằm thắm-đối với kẻ dưới),敦 (đôn) (thành khẩn; thật thà; trung hậu; chân thành; thành thực), 恩 (ân) (ân huệ; ân), 烦 (phiền) (làm phiền; quấy rầy; nhờ; phiền), 请 (thỉnh) (mời), 庆 (khánh) (chúc mừng, 荣 (vinh) (quang vinh), (đài) ( từ dùng để chỉ sự việc hoặc hành động liên quan đến đối phương v.v. Khả năng biểu thị sự kính trọng của các phương tiện từ vựng nói trên thường tiềm ẩn ngay trong đặc điểm ngữ nghĩa của chúng. Tuy nhiên, trong đó, một số kính ngữ có thể được nhận diện ngay cả khi sử dụng độc lập như 拜bái, 呈trình, 恭cung, 敬kính, 请thỉnh v.v. Một số kính ngữ khác chỉ có thể biểu thị ý nghĩa kính trọng khi kết hợp với các yếu tố khác, ví dụ: 光(quang), 海(hải), 鸿 (hồng), 庆 (khánh); 宽 (khoan); 劳(lao); 莅 v.v. Các từ ngữ thuộc nhóm từ này đến nay vẫn được sử dụng rộng rãi trong xã hội hiện đại, đặc biệt là trong giao tiếp bằng văn bản. Ví dụ: 我知道你最近很忙, 但我真的希望你能来, 我们全家都在期待着你的光临。(HT HN) (Tôi biết dạo này anh rất bận, nhưng tôi hy vọng anh có thể đến tham dự, cả nhà tôi đều rất mong anh dành chút thời gian quý báu chung vui cùng chúng tôi.) Trong những môi trường giao tiếp chính thức, các từ ngữ này ít nhiều mang tính xã giao, nhất là khi mối quan hệ giữa S và H đang nằm trong cái ngưỡng của sự thăm dò. Rõ ràng, dù các phát ngôn trên là hành động tại lời hay gắn với một nghi thức giao tiếp cụ thể thì sự có mặt của các yếu tố thể hiện sự kính trọng đều có tác dụng đề cao thể diện của H, cho thấy đặc điểm văn hóa trong ứng xử của người Trung Quốc. Tuy nhiên, ranh giới giữa sắc thái kính trọng, khiêm nhường và miệt thị, xem thường của các từ ngữ xưng hô thường không chỉ đơn thuần thể hiện trên bề mặt từ ngữ mà còn tùy thuộc vào ngữ cảnh. Đôi khi, người nói dùng những kính ngữ, khiêm ngữ nhưng không phải để tôn vinh thể diện của người nghe mà nhằm mục đích mỉa mai, chế giễu. Lúc này, kính ngữ và khiêm ngữ không mang tính lịch sự mà trái lại, chúng mang tính bất lịch sự. Đây có thể coi là các hình thức lịch sự giả. 4. KẾT LUẬN Chúng ta đều biết, từ ngữ xưng hô không phải luôn cố định trong một cuộc giao tiếp, chúng còn lệ thuộc vào sự vận động của cuộc thoại, trong đó, mối quan hệ liên nhân có thể sẽ thay đổi tùy theo sự thay đổi của tình huống giao tiếp. Hệ thống kính ngữ liên quan đến cách 419
  9. thức xưng hô về bản chất nếu dùng đúng nơi, đúng vai trò và phù hợp với ngữ cảnh là lịch sự. Trong giao tiếp gia đình, các từ này thể hiện vị thế, tôn ti, quan hệ huyết thống giữa những người tham gia giao tiếp, góp phần thể hiện thái độ lễ phép cần phải có của người nói. Ở phạm vi giao tiếp xã hội, kính ngữ, ngoài sắc thái lễ phép, lịch sự, thể hiện vị thế, tôn ti trong xã hội, còn mang đậm dấu ấn của sự tôn kính, trọng thị, một trong những đức tính tốt đẹp của người Trung Quốc. Có thể nói, sự phát triển, thay đổi và kế thừa của những kiểu xưng hô hết sức phong phú bên trên đều ít nhiều liên quan đến sự phân tầng xã hội qua từng giai đoạn lịch sử và phép lịch sự trong giao tiếp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 周筱娟 (2005),现代汉语礼貌语言研究,博士毕业论文。 2. 何自然 (1988),语用学概论,长沙:湖南教育出版社。 3. 陈松岑 (1989),礼貌语言,北京:商务印书馆。 4. 顾曰国(1992),礼貌、语用与文化,外语教学与研究。 5. Culpeper J. (1996). Towards an antomy of impoliteness, Journal of pragmatics 25: pp 349 - 367. 6. Culpeper J. (2005). Impoliteness and entertainment in the television quiz slow: The weakest link, Journal of politeness research: Language, behavior culture 1: pp. 35 - 72. 7. Culpeper J. (2011). Impoliteness: using language to cause offence, Cambridge University press. Cambridge. 8. Yule.G (1996). Pragmatics, Oxford University Press. 9. Orecchioni C.K (2000). Politesse et idéologie: rencontre de pragmatique et de rhétorique conversationnelle, Louvain-La-Neuve, Peeters. 10. Yule G. (1996), Pragmatics, Oxford University Press 420
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2