intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh tế môi trường - Bài giảng 7

Chia sẻ: Dang Van Tan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

100
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong một số trường hợp, chi phí liên quan đến sức khỏe có thể đo lường trực tiếp, chi phí bệnh tật là một trong các cách tiếp cận này. Chi phí bệnh tật dựa trên các chi phí y tế tăng thêm và các chi phí khác liên quan đến bệnh tật do ô nhiễm gây ra

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh tế môi trường - Bài giảng 7

  1. KINH TẾ MÔI TRƯỜNG (Bài giảng 7) Giảng viên: Nguyễn Viết Thành, Khoa KTPT, ĐH Kinh tế, ĐH QGHN
  2. 2 CBA – TÍNH TOÁN LỢI ÍCH  Lượng giá môi trường  Hàm thiệt hại: các khía cạnh vật lý  Đo lường thiệt hại trực tiếp  Giá sẵn lòng trả: các phương pháp quan sát số liệu thực tế  Giá sẵn lòng trả: các phương pháp sử dụng bảng hỏi  Các vấn đề trong tính toán lợi ích
  3. Hàng hóa, dịch vụ môi trường • Hàng hóa, dịch vụ môi trường bao gồm: • Không khí, nước sạch • Bãi biển, công viên công cộng • Các Hệ sinh thái • Thường thì không có thị trường để trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ môi trường
  4. Tổng giá trị của hàng hóa, dịch vụ môi trường Tổng giá trị kinh tế Giá trị sử Giá trị phi sử dụng dụng Giá trị sử Giá trị sử Giá trị lựa dụng trực dụng gián Giá trị tồn tại chọn tiếp tiếp
  5. Các phương pháp định giá hàng hóa, dịch vụ môi trường Phương pháp lượng giá môi trường Quan sát số liệu Qua bảng hỏi thực tế (revealed (Stated preference preference methods) methods) Giá hưởng thụ Định giá ngẫu nhiên Mô hình hóa lựa Chi phí du lịch (hedonic pricing chọn (CM-Choice (CVM-Congtigent (travel cost method) method) Valuation Methods) Modeling)
  6. 6 HÀM THIỆT HẠI: CÁC KHÍA CẠNH VẬT LÝ Tác động của giảm phát thải Sử dụng các nguồn lực có Giảm thiệt hại mà con người Lựa chọn thể được dùng cho các mục phải chịu từ ô nhiễm môi kiểm soát ô đích khác trường nhiễm (Các chi phí giảm ô nhiễm (Các thiệt hại do ô nhiễm abatement costs) pollution damages)  Khi suy thoái môi trường xảy ra, thiệt hại sẽ phát sinh  Mô hình kiểm soát ô nhiễm dựa một phần vào mối quan hệ giữa phát thải và thiệt hại biên  Lợi ích của cải thiện chất lượng môi trường chính là giảm thiệt hại do phát thải gây ra
  7. 7 HÀM THIỆT HẠI: CÁC KHÍA CẠNH VẬT LÝ (tiếp)  Để đo lường hàm thiệt hại do phát thải gây ra, cần thực hiện các bước sau: Đo lường phát thải 1. Dùng các mô hình để xác định chất lượng môi trường xung quanh 2. Xác định mức độ tiếp xúc của con người đối với mức chất lượng môi 3. trường xung quanh đã xác định Ước lượng những tác động vật lý do mức độ tiếp xúc gây ra 4. Xác định các giá trị liên quan đến các tác động vật lý đã ước lượng 5.  Công việc của các nhà kinh tế học môi trường chủ yếu liên quan đến bước 5
  8. 8 HÀM THIỆT HẠI: CÁC KHÍA CẠNH VẬT LÝ (tiếp)  Một trong những thiệt hại chủ yếu của ô nhiễm môi trường là liên quan đến sức khỏe con người,  Ô nhiễm không khí có thể làm tăng nguy cơ bệnh tật (viêm phế quản, ung thư phổi…) hoặc nguy cơ tử vong.  Cần phải loại bỏ các yếu tố khác ngoài ô nhiễm cũng có tác động đến sức khỏe con người (vd hút thuốc), đây là công việc của các nhà dịch tễ học (tìm mối tương quan giữa ô nhiễm và các ảnh hưởng tiêu cức đến sức khỏe con người (bước 3, 4)  Một trong những nghiên cứu đầu tiên về nội dung này (Lave et al 1977) cho thấy giảm 1% ô nhiễm không khí có thể làm giảm tỉ lệ tử vong khoảng 0.12%.
  9. 9 ĐO LƯỜNG THIỆT HẠI TRỰC TIẾP: CHI PHÍ BỆNH TẬT (cost of illness – COI)  Trong một số trường hợp, chi phí liên quan đến sức khỏe có Ước lượng chi phí bệnh hen suyễn người lớn (có liên quan đến ô nhiễm không khí) ở Mỹ thể đo lường trực tiếp, chi phí bệnh tật là một trong các cách tiếp cận này  Chi phí bệnh tật dựa trên các chi phí y tế tăng thêm và các chi phí khác liên quan đến bệnh tật do ô nhiễm gây ra  Trực tiếp: thuốc, viện phí, khám bác sĩ  Gián tiếp: mất việc, nghỉ việc
  10. 10 ĐO LƯỜNG THIỆT HẠI TRỰC TIẾP: CHI PHÍ BỆNH TẬT (tiếp)  Đối với phương pháp chi phí bệnh tật, lợi ích của kiểm soát ô nhiễm chính là giảm chi phí y tế do kiểm soát ô nhiễm tạo ra  Đây là lợi ích tối thiểu vì nâng cao sức khỏe sẽ làm cho chất lượng cuộc sống tốt hơn đối với những người chịu ảnh hưởng của ô nhiễm  Đôi khi giá trị lợi ích từ phương pháp chi phí bệnh tật được dùng để so sánh với chi phí kiểm soát ô nhiễm, trong trường hợp này kết quả có thể không đáng tin cây vì giá trị được tính không dựa trên khái niệm căn bản của việc sẵn lòng trả
  11. 11 ĐO LƯỜNG THIỆT HẠI: TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM ĐỐI VỚI CHI PHÍ SẢN XUẤT  Ô nhiếm không khí có thể làm giảm sản lượng mùa màng, tốc độ tăng trưởng của cây;  Ô nhiễm nước có thể ảnh hưởng đến các doanh nghiệp sử dụng nước cho các mục đích sản xuất hay sản lượng khai thác thủy sản;  Ô nhiễm tại nơi sản xuất có thể làm giảm hiệu quả sản xuất của người lao động và tăng tốc độ phá hủy các máy móc, nhà xưởng;  Ô nhiễm trong các trường hợp nêu trên đã tác động đến quá trình sản xuất, làm tăng chi phí sản xuất hàng hóa
  12. 12 ĐO LƯỜNG THIỆT HẠI: TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM ĐỐI VỚI CHI PHÍ SẢN XUẤT (tiếp)  Giả sử có một nhóm nông dân ở một khu vực nhất định chịu tác động ô nhiễm không khí từ một nhà máy ở đầu hướng gió;  Nông sản được bán theo giá thị trường quốc gia, không phụ thuộc vào sản lượng nông sản trong khu vực (p không đổi)  S1: đường cung của nhóm nông dân này trước khi chất lượng không khí được cải thiện (khi ô nhiễm)  S2: đường cung sau khi chất lượng không khí được cải thiện (sau khi giảm ô nhiễm)
  13. 13 ĐO LƯỜNG THIỆT HẠI: TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM ĐỐI VỚI CHI PHÍ SẢN XUẤT (tiếp)  Sản lượng tăng thêm do cải thiện chất lượng môi trường: q2 – q1  Lợi ích của giảm ô nhiễm: d +e= (q2-q1) * p1  Tuy nhiên chi phí sản xuất có thể tăng lên
  14. 14 ĐO LƯỜNG THIỆT HẠI: TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM ĐỐI VỚI CHI PHÍ SẢN XUẤT (tiếp)  Khi ô nhiễm giảm, một số nguyên liệu đầu vào có thể được dùng nhiều hơn, mức độ thâm canh cũng có thể tăng lên  Thay đổi thu nhập ròng của nông dân (tổng thu nhập – tổng chi phí): Trước: TR= a+b+c; TC=b+c; thu nhập ròng: TR-TC=a Sau: TR= a+b+c+d+e; TC=c+e; thu nhập ròng: TR-TC=a+b+d Lợi ích giảm ô nhiếm: a+b+d-a=b+d
  15. 15 ĐO LƯỜNG THIỆT HẠI: TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM ĐỐI VỚI CHI PHÍ SẢN XUẤT (tiếp)  Việc tính toán lợi ích do giảm ô nhiễm phụ thuộc vào các thông tin chúng ta có;  Nếu chúng ta biết được đường cung của nhóm nông dân trước và sau khi cải thiện chất lượng môi trường, chúng ta có thể tính toán thu nhập ròng một cách trực tiếp;  Nếu chúng ta không biết các đường cung, chúng ta có thể xem xét giá trị tăng lên của đất nông nghiệp trong khu vực  Trong nhiều trường hợp, thu nhập ròng tăng lên bao gồm trong giá đất nông nghiệp và chúng ta có thể dùng giá trị tăng lên của đất để ước lượng lợi ích của giảm ô nhiễm
  16. 16 ĐO LƯỜNG THIỆT HẠI: NGUYÊN VẬT LIỆU  Ô nhiễm không khí có thể phá hủy các bề mặt tiếp xúc, bề mặt máy móc, nhà xưởng  Giá trị thiệt hại có thể được tính dựa trên chi phí bảo dưỡng (nhân công, sơn…) và việc thay thế trước thời hạn của các thiêt bị máy móc, nhà xưởng  Tuy nhiên các giá trị thiệt hại này có thể không đầy đủ nếu so sanh với giá sẵn lòng trả vì thiệt hại còn có thể ở cả khía cạnh thẩm mỹ và các giá trị khác như chi phí sử dụng các nguyên vật liệu khác để giảm ô thiệt hại do ô nhiễm.
  17. 17 CÁC VẤN ĐỀ CỦA ĐO LƯỜNG THIỆT HẠI TRỰC TIẾP  Thường là không đầy đủ, chẳng hạn với phương pháp chi phí bệnh tật chúng ta đo lường thiệt hại thông qua giảm năng suất lao động và các chi phí y tế, điều này không có ý nghĩa đối với người khuyết tật  Các giá trị đo lường thường là các giá trị thị trường, giá trị phi thị trường không được tính đến (chẳng hạn đau đớn do bệnh tật, lợi ích tinh thần do cải thiện chất lượng môi trường…)  Không tính đến việc điều chỉnh của con người và thị trường khi ô nhiễm môi trường xảy ra, ví dụ nông dân có thể thay đổi cây trồng để thích nghi hay giá của nông sản khu vực ô nhiễm thay đổi…
  18. 18 WTP: CÁC PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT SỐ LIỆU THỰC TẾ  Chí phí ngăn ngừa (averting costs) hay chi tiêu bảo vệ: ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người vì vậy người dân ở các khu vực ô nhiễm có thể có các chi phí phòng ngừa để giảm tác động từ ô nhiễm, ví dụ: thiết bị lọc nước, mua nước đóng chai…  Mức lương khác nhau giữa các khu vực (ô nhiễm và không ô nhiễm) có thể dùng để đo lường lợi ích mà con người có được từ giảm ô nhiễm (vùng ô nhiễm có thể được trả lương cao hơn)  Các nghiên cứu về thị trường lao động cũng có thể được dùng để lượng giá sức khỏe con người (liên quan đến rủi ro bệnh tật và tử vong sớm)
  19. 19 WTP: CÁC PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT SỐ LIỆU THỰC TẾ (tiếp)  Ví dụ về nghiên cứu thị trường lao động để lượng giá sức khỏe con người ở Mỹ
  20. 20 WTP: CÁC PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT SỐ LIỆU THỰC TẾ (tiếp)  Giá trị của chất lượng môi trường được thể hiện qua giá nhà ở (Hedonic pricing method)  Lợi ích được đo lường thông qua giá sẵn lòng trả để sống trong môi trường ít bị ô nhiễm hơn Mật độ khí SO2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2