Kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam
lượt xem 6
download
Bài viết cho thấy từ trước đến nay hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam và trên thế giới đều thực hiện kinh doanh theo mô hình kinh tế tuyến tính. Phát triển kinh tế tuần hoàn, cần nhận thức được những cơ hội để tận dụng các cơ hội này, mặt khác cũng phải thấy được những thách thức đối với phát triển kinh tế tuần hoàn sẽ gặp phải để có biện pháp khắc phục.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam
- KINH TẾ TUẦN HOÀN TẠI VIỆT NAM Dương Diễm Quỳnh, Nguyễn Thị Ngọc Muội, Lê Thị Mỹ Linh Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Diệp Thị Phương Thảo TÓM TẮT Từ trước đến nay hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam và trên thế giới đều thực hiện kinh doanh theo mô hình kinh tế tuyến tính. Vậy tại sao các doanh nghiệp trên thế giới lại đẩy mạnh mô hình kinh tế tuần hoàn ở hiện tại và tương lai? Nguyên nhân đầu tiên là do nguyên lý hoạt động của mô hình kinh tế truyền thống – kinh tế tuyến tính, làm chất thải gia tăng gây suy thoái môi trường. Dẫn đến bản thân chất lượng cuộc sống của con người cũng bị ảnh hưởng tiêu cực. Do đó nhiều nước hiện nay đã dịch chuyển sang kinh tế tuần hoàn với cốt l i là phục hồi và tái tạo môi trường, nhằm giảm lượng tài nguyên phải khai thác, hạn chế chất thải ra môi trường. Đồng thời thúc đẩy sử dụng hiệu quả tài nguyên, góp phần giải quyết các vấn đề về khan hiếm nguồn nguyên liệu, bảo tồn tài nguyên và hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế. Từ khóa: kinh tế, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tuyến tính, tái chế, Việt Nam. 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ TUẦN HOÀN 1.1 Định nghĩa “ inh tế tuần h n (Circular Economy) về tổng quát được định nghĩa là một mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất và dịch vụ đặt ra với mục tiêu kéo dài tuổi thọ của vật chất và loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường.” (Wikipedea, 2020). Hình 1. Kinh tế tuần hoàn 2241
- “Kinh tế tuần hoàn là một hệ thống có tính khôi phục và tái tạo thông qua các kế hoạch và thiết kế chủ động. Nó thay thế khái niệm "kết thúc vòng đời" của vật liệu bằng khái niệm khôi phục, chuyển dịch theo hướng sử dụng năng lượng tái tạo, không dùng các hóa chất độc hại gây tổn hại tới việc tái sử dụng và hướng tới giảm thiểu chất thải thông qua việc thiết kế vật liệu, sản phẩm, hệ thống kỹ thuật và cả các mô hình kinh doanh trong phạm vi của hệ thống đó. Đây là định nghĩa được nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế thừa nhận rộng rãi hiện nay.” (Ellen MacArthur Foundation, 2016). 1.2 Lợi ích của việc thực hiện kinh tế tuần hoàn Tiết kiệm năng lượng Việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch không có khả năng tái tạo sẽ được thay thế bằng khí gas sinh khối không gây độc hại cho môi trường. Mặc dù kinh tế tuần hoàn không loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng năng lượng hóa thạch ngay lập tức nhưng sẽ giúp giảm lượng tiêu thụ và phát thải khí cac-bon. Các nhà nghiên cứu vẫn đang phối hợp để tìm ra nhiều phương pháp mới nhằm cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng. Giảm hiệu ứng nhà kính Nguồn phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất là từ các nhà máy điện, nhà máy sản xuất chế tạo, phương tiện vận tải đường bộ và nạn chặt phá rừng. Hệ thống kinh tế tuần hoàn giúp giảm tần suất hoạt động tất cả các hoạt động trên. Khi sản phẩm được tái chế và tái sản xuất thì tần suất hoạt động sản xuất, vận chuyển sẽ giảm; theo đó nhu cầu năng lượng và tài nguyên cũng giảm theo. Tạo việc làm cho người lao động Hệ thống kinh tế tuần hoàn có tiềm năng tạo ra nhiều việc làm, giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp trên toàn cầu. Hugo-Marla Schally – trưởng đơn vị Sản xuất và Tiêu dùng bền vững tại Cục Môi trường của Ủy ban châu Âu, tại sự kiện của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ông chia sẻ rằng: “Kinh tế tuần hoàn sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm chưa từng có trước đây, những công việc như sửa chữa, bảo dưỡng sẽ được khôi phục trở lại trong hệ thống kinh tế tuần hoàn dù trước đây nó đã bị giảm đi.” (Hugo-Maria Schally, 2020). Giảm chi phí kinh doanh Mục tiêu hàng đầu trong mọi lĩnh vực kinh doanh là giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Kinh tế tuần hoàn chú trọng phục hồi và tái chế rác thải thành nguồn nguyên liệu tại chỗ phục vụ sản xuất, các doanh nghiệp giảm nhập khẩu nguyên liệu, giảm chi phí sản xuất, nhờ đó mà giá cả hàng hóa trong nước trở nên hợp lý hơn, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp và giúp thúc đẩy các ngành nghề trong nước phát triển. 2 KINH TẾ TUẦN HOÀN Ở VIỆT NAM 2.1 Chuyển đổi từ mô hình kinh tế truyền thống sang mô hình kinh tế tuần hoàn như thế nào? Hiện nay, nhiều nước trên thế giới ngày càng chú ý đến việc khuyến khích, hỗ trợ và xây dựng các mô hình kinh doanh theo hướng bền vững, vì nó mang lại hiệu quả tích cực cho doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế mà tiêu biểu là mô hình kinh tế tuần hoàn. 2242
- Tuy nhiên Việt Nam cần chuẩn bị trước khi áp dụng hoàn toàn mô hình kinh tế tuần hoàn. Trước hết nên giảm lượng rác thải hiện tại. Tiếp theo cần phát triển các chuỗi cung ứng thân thiện với môi trường, thiết kế sản phẩm dễ dàng tái chế. Và quan trọng nhất là mở rộng nền kinh tế tuần hoàn để thuyết phục người tiêu dùng thay đổi thói quen mua sắm. Hình 2. Từ kinh tế tuyến tính đến Kinh tế tuần hoàn 2.2 Hướng đi của kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam Hiện nay, một số cơ chế, chính sách thúc đẩy kinh tế tuần hoàn đã được thể chế hóa trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020: phân loại chất thải tại nguồn, thu phí chất thải theo khối lượng; tái chế; các chính sách kinh tế như thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường; phát triển công nghiệp môi trường, dịch vụ môi trường... Việt Nam đã có một số mô hình tiếp cận kinh tế tuần hoàn như thu gom tái chế sắt vụn, thu gom tái chế giấy,… mô hình vườn - ao - chuồng, vườn - rừng - ao - chuồng… trong nông nghiệp; các mô hình sản xuất sạch hơn trong sản xuất công nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, hình thành một số mô hình mới hướng đến kinh tế tuần hoàn như: mô hình khu công nghiệp sinh thái tại Ninh Bình, Cần Thơ và Đà Nẵng; sáng kiến "Không xả thải ra thiên nhiên" do VCCI khởi xướng; mô hình chế biến phụ phẩm thủy sản; Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam)... 2.3 Cơ hội và thách thức khi áp dụng kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam Cơ hội: Thứ nhất, Việt Nam được học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước như: Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan, Canada, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapo,... vì vậy có thể hòa nhập vào xu hướng chung của thế giới. Thứ hai, việc chuyển đổi mô hình từ “kinh tế tuyến tính” sang “kinh tế tuần hoàn” được thiết kế từ chủ trương của Đảng nhằm phát triển nền kinh tế nhanh và bền vững. 2243
- Thứ ba, khuyến khích và tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển sẽ có nhiều cơ hội cho đầu tư thực hiện phát triển kinh tế tuần hoàn trong thời gian tới. Thứ tư, áp lực của thiếu hụt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, lượng chất thải lớn, nhất là chất thải nhựa và túi nilon được Đảng và Nhà nước hết sức chú trọng, do vậy thực hiện phát triển kinh tế tuần hoàn cần nắm bắt cơ hội này. Phát triển kinh tế tuần hoàn sẽ là ưu thế cho giảm thiểu các chất gây hiệu ứng nhà kính, vì chúng được thu hồi gần như triệt để, không phát thải ra môi trường. Thách thức: Thứ nhất, việc thiết kế và triển khai trong các ngành, lĩnh vực, đối với từng doanh nghiệp, người dân và các cấp quản lý, lãnh đạo cần phải có một đồng thuận chung. Thứ hai, kinh tế tuần hoàn đòi hỏi phải đổi mới công nghệ và cần có nhiều nguồn lực, trong bối cảnh Việt Nam là nước đang phát triển, phần lớn công nghệ lạc hậu và quy mô sản xuất nhỏ lẻ nên khó áp dụng. Hiện tại nó chỉ phổ biến ở doanh nghiệp lớn, chưa len lỏi nhiều vào doanh nghiệp nhỏ. Thứ ba, chúng ta chưa có hành lang pháp lý cho phát triển kinh tế tuần hoàn, điều này cần phải được khắc phục, nếu không việc phát triển kinh tế tuần hoàn cũng chỉ là tự phát và chịu tác động của thị trường. Thứ tư, chúng ta chưa có tiêu chí để nhận diện đánh giá, tổng kết và phân loại chính xác mức độ phát triển của kinh tế tuần hoàn, nên không thể xác định được sự phát triển kinh tế tuần hoàn trong các ngành, lĩnh vực và địa phương hiện nay đang ở mức độ nào. Từ đó không thể hoàn thiện và phát triển. 3 CÁC THÀNH TỰU TỪ VIỆC ÁP DỤNG KINH TẾ TUẦN HOÀN Ở VIỆT NAM 3.1 Kinh tế tuần hoàn đối với công nghiệp Công ty La Vie sử dụng chai làm từ 50% nhựa rPET nhằm giúp hạn chế đưa thêm nhựa mới vào môi trường, thu gom, tái chế lượng chai nhựa đang có trong môi trường để tiếp tục được sử dụng. Những đơn vị tiên phong quan tâm tới mô hình kinh tế tuần hoàn là HDBank, sau đó là BIDV đã đẩy mạnh tín dụng xanh, đã và đang tài trợ vốn cho nhiều dự án điện mặt trời ở Việt Nam. Ngành công nghiệp thời trang thực hiện chương trình Cải thiện hiệu quả tài nguyên Việt Nam, đã hỗ trợ 82 nhà máy dệt may và da giày tại Việt Nam, đầu tư 37 triệu USD vào các biện pháp sử dụng tài nguyên hiệu quả, tiết kiệm được 30 triệu USD/năm nhờ tiết giảm sử dụng nước, năng lượng và hóa chất. Bên cạnh đó, dự án của Heineken đã thực hiện thành công mục tiêu thu gom 1 tấn nắp chai bia và tái chế thành vật liệu sắt xây cầu hỗ trợ cộng đồng. Unilever thu gom tái chế bao bì nhựa và phân loại rác tại nguồn; Coca-Cola thu gom, phân loại chai nhựa trong sáng kiến Zero Waste to Nature, công ty bia Hà Nội sử dụng lại chai theo hình thức đặt cọc,… Và mới đây nhất là dự án TTO - Octoplastic với mô hình 'sản xuất gạch nhẹ từ vật liệu thải' của 5 sinh viên khoa Kỹ thuật hóa học trường ĐH Bách khoa TP.HCM. 2244
- Một viên gạch có thể giảm bớt 500g nhựa polystyrene (nhựa PS, thường dùng làm hộp cơm, ly nhựa, chiếm tỷ lệ lớn trong hơn 0,28 – 0,78 triệu tấn rác thải nhựa mà Việt Nam thải ra đại dương mỗi năm). Gạch đạt tiêu chuẩn mác bêtông M50 của Việt Nam (TCVN 1450:2009), khả năng cách nhiệt 90%, không bắt cháy ở điều kiện thường và cách âm khoảng 60-70%. Dự án này vừa giúp giải quyết vấn đề môi trường vừa đem lại giá trị kinh tế. Hình 3. Gạch tái chế từ nhựa PS 3.2 KTTH đối với nông nghiệp: Chăn nuôi xanh - Sản xuất sạch Hình 4. Mô hình tái tạo đất của Vinamilk Tại Vinamilk, vận dụng mô hình kinh tế tuần hoàn được thể hiện tại các trang trại bò sữa và nhà máy xây dựng theo các hệ Tiêu chuẩn Thực hành nông nghiệp tốt (Global G.A.P) hay chuẩn hữu cơ châu Âu - EU Organic. Cụ thể, quy trình chăn nuôi từ lúc làm đất, trồng cỏ, chăm sóc bò cho đến giai đoạn cuối cùng là xử lý chất thải đều thực hiện để tạo "vòng tuần hoàn xanh". 2245
- Bên cạnh đó, nếu như chất thải gia súc được xử lý để tiếp tục bón cho đồng cỏ, cải tạo đất, thì một phần khác được biến đổi thành khí metan nhờ công nghệ biogas, dùng để đun nước nóng dùng cho hoạt động của trang trại. Giải pháp này không chỉ mang đến hiệu quả về kinh tế nhờ năng lượng tái tạo, tái sử dụng mà còn giảm thiểu đáng kể lượng phát thải CO2. Tương tự với mô hình trang trại, tại nhà máy sản xuất, năng lượng tái tạo hiện chiếm 94% nhiên liệu sử dụng. Vinamilk cũng đầu tư vào hệ thống sản xuất loại năng lượng mặt trời, góp phần giảm phát thải tương đương 12.000 tấn CO2. Theo báo cáo phát triển bền vững của Vinamilk, trong năm 2019, 100% nước thải sản xuất được xử lý trước khi ra môi trường, tương đương hơn 3 triệu m3 nước. Ngoài ra, các nhà máy đã giảm thiểu và tiết kiệm hơn 230.000 kg nhựa, thông qua hàng loạt các hoạt động như giảm màng co, giảm keo dán nắp, giảm nhãn nắp sản phẩm... Hình 5. Hệ thống biogas của Vinamilk 3.3 Kinh tế tuần hoàn đối với ngành dịch vụ, du lịch Ở Hà Nội, dịch vụ thu gom phế liệu, phế thải đã có từ rất sớm - đường đê La Thành; thu gom tóc rối, lông gà, lông vịt - làng chùa Khúc. Các mô hình này xuất hiện từ những thập niên 50-60 của thế kỷ XX. Dịch vụ xử lý rác thải theo công nghệ mới như công nghệ chân không để tạo ra các nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp tư nhân - Quảng Bình, công nghệ đốt phát điện - TP. Hồ Chí Minh, công nghệ ủ rác thu hồi khí Mê Tan và phát điện - Hà Nội. Trong lĩnh vực thương mại, xuất hiện giảm thiểu chất thải nhựa, túi nilon thay thế sản phẩm dễ phân hủy và sử dụng nhiều lần. Trong lĩnh vực du lịch, khách sạn, nhà hàng, việc thu gom chất thải thức ăn dư thừa để bán lại cho cơ sở chăn nuôi hoặc chế biến phân bón hữu cơ có thể được xem tiếp cận kinh tế tuần hoàn. 2246
- 4 KẾT LUẬN Phát triển kinh tế tuần hoàn, cần nhận thức được những cơ hội để tận dụng các cơ hội này, mặt khác cũng phải thấy được những thách thức đối với phát triển kinh tế tuần hoàn sẽ gặp phải để có biện pháp khắc phục. Phát triển kinh tế tuần hoàn cần phải có những giải pháp phù hợp dựa trên thực tiễn của Việt Nam và những bài học kinh nghiệm của thế giới. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ellen MacArthur Foundation (2016), Xu hướng của nền kinh tế tuần hoàn trên Thế giới và một số khuyến nghị cho Việt Nam. [2] Hugo-Maria Schally (2020), ILO hoan nghênh Nghị viện châu Âu thông qua hiệp định thương mại tự do với Việt Nam. [3] Nguyễn Đức Dũng (2020), Sách Kinh tế tuần hoàn 4.0, tham khảo vào lúc 16h30 ngày 23/03/2021. [4] Ánh Dương (2020), Kinh tế tuần hoàn - Tư duy và tầm nhìn của những “người mở đường”, website: https://cafebiz.vn/kinh-te-tuan-hoan-tu-duy-va-tam-nhin-cua-nhung- nguoi-mo-duong-2020091914395674.chn , tham khảo vào lúc 16h ngày 14/ 4/2021. [5] Bách khoa toàn thư (2020), Kinh tế tuần hoàn, website: https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_t%E1%BA%BF_tu%E1%BA%A7n_ho%C3%A0n, tham khảo vào lúc 14h46 ngày14/04/2021. [6] Ngọc Quỳnh (2019), Cần có chính sách, pháp luật cụ thể cho kinh tế tuần hoàn, website: https://congthuong.vn/can-co-chinh-sach-phap-luat-cu-the-cho-kinh-te-tuan- hoan-126282.html, tham khảo vào lúc 15h15 ngày 14/04/2021. [7] PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh - Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường (2020), Cơ hội và thách thức cho phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam, website: https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/co-hoi-va- thach-thuc-cho-phat-trien-kinh-te-tuan-hoan-o-viet-nam-323105.html, tham khảo vào lúc 15h30 ngày 14/4/2021. [8] Quang Minh (2020), Từ kinh tế tuyến tính đến kinh tế tuần hoàn, website: https://congnghiepmoitruong.vn/tu-kinh-te-tuyen-tinh-den-kinh-te-tuan-hoan-7230.html, tham khảo vào lúc 15h00 ngày 14/04/2021. [9] Trọng Nhân (2020), Làm gạch từ rác thải nhựa, website: https://tuoitre.vn/lam-gach-tu- rac-thai-nhua-20201229085954622.htm, tham khảo vào lúc 15h45 ngày 14/04/2021. 2247
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Xu hướng của nền kinh tế tuần hoàn trên thế giới và một số khuyến nghị cho Việt Nam
13 p | 129 | 32
-
Kinh tế tuần hoàn: Một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm quốc tế
15 p | 48 | 16
-
Một số vấn đề về phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam
3 p | 73 | 13
-
Những bước đi ban đầu và giải pháp phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam
9 p | 31 | 9
-
Chính sách phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam
4 p | 11 | 8
-
Kinh tế tuần hoàn: Từ lý luận đến thực tiễn tại Việt Nam
7 p | 29 | 7
-
Khung pháp luật về kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam
5 p | 14 | 6
-
Mô hình phát triển kinh tế tuần hoàn trên thế giới và bài học cho phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam
15 p | 16 | 6
-
Xu thế phát triển nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam trong tình hình mới
5 p | 16 | 5
-
Xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam với vấn đề thực thi các cam kết về môi trường trong EVFTA
15 p | 8 | 5
-
Mô hình kinh tế tuần hoàn tại khu công nghiệp sinh thái Nam Cầu Kiền
17 p | 19 | 4
-
Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam: Những bước đi ban đầu và giải pháp
9 p | 6 | 4
-
Từ kinh nghiệm quốc tế, đề xuất các ngành, lĩnh vực ưu tiên thực hiện kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam
4 p | 12 | 4
-
Xây dựng khung pháp luật thúc đẩy kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam
14 p | 12 | 4
-
Phát triển đô thị thông minh bền vững hướng đến hiện thực hoá kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam
8 p | 12 | 4
-
Chính sách tài chính đối với kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam
5 p | 9 | 3
-
Ứng dụng cách tiếp cận nhìn trước (foresighting) trong hoạch định chính sách thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam
14 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn