intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xây dựng khung pháp luật thúc đẩy kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu "Xây dựng khung pháp luật thúc đẩy kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam" đánh giá một yếu tố quan trọng tác động đến tiến trình thực hiện kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam - pháp luật, nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới và đề xuất một số khuyến nghị. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xây dựng khung pháp luật thúc đẩy kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam

  1. XÂY DỰNG KHUNG PHÁP LUẬT THÚC ĐẨY KINH TẾ TUẦN HOÀN TẠI VIỆT NAM ThS. Đặng Minh Phương Học viện Chính sách và Phát triển Nguyễn Thị Hương Giang Công ty Luật Hà Nội Consultancy Email: minhphuong250990@apd.edu.vn Tóm tắt: Phát triển bền vững đang là yêu cầu cấp bách đặt ra đối với từng quốc gia nói riêng và toàn thế giới nói chung. Nhiều phương án được đặt ra nhằm thúc đẩy tiến trình này, trong đó có mô hình kinh tế tuần hoàn. Không đứng ngoài xu hướng, các nhà hoạch định chính sách tại Việt Nam ngày càng quan tâm và vạch ra nhiều kế hoạch, chiến lược cho kinh tế tuần hoàn. Bài nghiên cứu dưới đây đánh giá một yếu tố quan trọng tác động đến tiến trình thực hiện kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam - pháp luật, nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới và đề xuất một số khuyến nghị. Từ khoá: Kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững, cộng sinh công nghiệp BOOSTING THE CIRCULAR ECONOMY’S LEGAL FRAMEWORK IN VIETNAM Abstract: Sustainable development is an urgent requirement for each country as well as the world in general. Many options are proposed to accelerate this process, including the circular economy model. Not standing out of the trend, policy makers in Vietnam are increasingly interested in and drawing out many plans and strategies for the circular economy. The following study evaluates an important factor affecting the process of implementing circular economy in Vietnam - legal framework, studies the experience of some countries around the world and proposes some recommendations. Keywords: Circular economy, sustainable development industrial symbiosis 1. Đặt vấn đề Biến đổi khí hậu, sự nóng lên toàn cầu, ô nhiễm nước, phá rừng, xử lý chất thải, cạn kiệt tài nguyên và phát thải nhiên liệu hóa thạch cùng với các vấn đề môi trường khác, từ lâu đã trở thành mối quan tâm chính của công chúng. Phát triển bền vững nói chung và phát triển nền kinh tế tuần hoàn ngày càng được Đảng và Nhà nước quan tâm và đặt ra những mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp để thực hiện. Một trong những vấn đề cơ bản và quan trọng nhất chính là khung pháp luật điều chỉnh về kinh tế tuần hoàn cần được xây dựng như thế nào để đáp ứng những yêu cầu thực tiễn của Việt Nam trong thời điểm hiện tại. Nội dung này sẽ được đánh giá trong phần nghiên cứu dưới đây. 285
  2. 2. Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu Tại Việt Nam và trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về kinh tế tuần hoàn. Các nghiên cứu quốc tế tiêu biểu có thể kể đến: “The Circular Economy: A Wealth of Flows” của Ellen MacArthur Foundation (2015) cung cấp một khung pháp luật chi tiết để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn thông qua việc tăng cường hiệu quả tài nguyên và giảm lượng chất thải; “Policy Strategies for the Development of the Circular Economy in China” của Xuemei Bai và cộng sự (2018) phân tích các chính sách của chính phủ Trung Quốc để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và đề xuất các chiến lược chính sách để cải thiện hiệu quả kinh tế tuần hoàn của Trung Quốc; “Circular Economy and Green Growth in Korea” của Jinsoo Kim và cộng sự (2019) phân tích chiến lược của chính phủ Hàn Quốc để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và đề xuất các hướng đi mới cho việc phát triển kinh tế tuần hoàn trong tương lai; “The Role of Law in the Transition to a Circular Economy” của Marleen van Rijswick và cộng sự (2018) phân tích vai trò của pháp luật trong việc thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và đề xuất các cách tiếp cận pháp lý để đạt được mục tiêu này. Tại Việt Nam, trong khía cạnh pháp luật có thể kể đến một số công trình như: “Kinh nghiệm xây dựng, hoàn thiện pháp luật về kinh tế tuần hoàn ở một số nước trên thế giới và đề xuất cho Việt Nam” của TS. Lê Hải Đường, TS. Đỗ Tiến Dũng đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 11, tháng 6/2022; “Thực trạng pháp luật về thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam” của tác giả Bùi Đức Hiển đăng trên website Quản lý môi trường. Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu nào định hình được cách thức tiếp cận trong việc xây dựng khung pháp luật về kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam. Do đó, tác giả đã nghiên cứu, đề xuất về cách thức tiếp cận kinh tế tuần hoàn phù hợp với tình hình Việt Nam hiện tại. Tác giả sử dụng hai phương pháp chủ yếu là phân tích và so sánh. Phương pháp phân tích được áp dụng cho toàn bộ bài nghiên cứu. Phương pháp so sánh được sử dụng khi tác giả nghiên cứu một số quy định của pháp luật quốc tế, từ đó đưa ra xem xét, nhận định đối với pháp luật Việt Nam. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Khái quát chung về kinh tế tuần hoàn và kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới 3.1.1. Khái niệm kinh tế tuần hoàn Khái niệm kinh tế tuần hoàn (Circular economy - CE) đã được nhắc đến từ những năm 90 của thế kỷ trước (Thibaut Wautelet, 2018). Cùng với sự quan tâm ngày càng tăng của quốc tế cũng như các quốc gia đối với phát triển bền vững, CE được nghiên cứu sâu rộng trên nhiều khía cạnh dẫn đến những quan điểm định nghĩa khác nhau. Theo Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp quốc (UNIDO), kinh tế tuần hoàn là một phương thức kinh tế mới tạo ra giá trị thông qua việc kéo dài tuổi thọ của sản phẩm, chất thải của chuỗi sản xuất trở thành nguyên liệu đầu vào cho chuỗi sản xuất khác - tức là sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn bằng cách sử dụng chúng nhiều hơn một lần, từ đó giảm mọi tác động tiêu cực đến môi trường, hệ sinh thái và sức khỏe con người (UNIDO, 2020). 286
  3. Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) đưa ra định nghĩa tương tự: CE là nơi giá trị của sản phẩm, nguyên vật liệu và tài nguyên được duy trì trong nền kinh tế lâu nhất có thể và đồng thời giảm tối thiểu chất thải (UNEP, 2022). Theo Tổ chức Ellen MacArthur Foundation: “Kinh tế tuần hoàn là một hệ thống có tính khôi phục và tái tạo thông qua các kế hoạch và thiết kế chủ động. Nó thay thế khái niệm kết thúc vòng đời của vật liệu bằng khái niệm khôi phục, chuyển dịch theo hướng sử dụng năng lượng tái tạo, không dùng các hóa chất độc hại gây tổn hại tới việc tái sử dụng và hướng tới giảm thiểu chất thải thông qua việc thiết kế vật liệu, sản phẩm, hệ thống kỹ thuật và cả các mô hình kinh doanh trong phạm vi của hệ thống đó”. Dù cách thức nhận diện có thể khác nhau, nhưng đặc điểm chính giúp phân biệt CE với những hoạt động giảm tiêu thụ năng lượng và vật liệu khác, đó là CE tiếp cận một cách toàn diện với việc tạo ra những chu trình vòng tròn khép kín của vật liệu, dòng năng lượng và chất thải phát sinh từ tất cả các hoạt động xã hội (Hình 1). Trong những nghiên cứu từ trước tới nay, đã có khoảng 114 định nghĩa về CE được đưa ra (Julian Kirchherr, 2017) nhưng tựu chung CE là khái niệm bao gồm những nội hàm chính sau: i) CE là một mô hình có tính hệ thống mà trong đó tối đa hoá việc sử dụng tài nguyên bằng cách, đầu ra (output) của chuỗi sản xuất được tận dụng hoặc tái sử dụng làm nguyên liệu đầu vào (input); ii) CE hướng tới giảm mọi tác động tiêu cực đến môi trường, bảo vệ hệ sinh thái và sức khỏe con người. So với mô hình kinh tế tuyến tính (linear economy) truyền thống như hiện nay, CE mang lại những lợi ích vượt trội đối với tất cả các chủ thể tham gia vào nền kinh tế. 287
  4. Đối với quốc gia: CE là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm giải quyết bài toán kinh tế và môi trường đang thách thức mọi quốc gia trên thế giới. Các quốc gia đứng giữa hai mối quan tâm lớn, trách nhiệm bảo đảm và phát triển bền vững trong phạm vi lãnh thổ đồng thời sự hợp tác với các quốc gia khác trong phạm vi khu vực cũng như toàn cầu. Sự ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, cạn kiệt nguồn tài nguyên... không là vấn đề của từng quốc gia. Thông qua CE, quốc gia có thể tận dụng mọi nguyên liệu thay vì tiêu tốn chi phí xử lý, biến đổi và nâng cao giá trị sản phẩm đầu ra, nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế đồng thời hạn chế tối đa chất thải, khí thải ra môi trường, giảm tác động tiêu cực đến môi trường. Đối với xã hội và các thành viên trong xã hội: triển khai và nhân rộng CE đem lại ưu thế cho quốc gia đồng nghĩa tạo cho xã hội và cộng đồng nhiều lợi ích. Bởi quyền con người sống trong môi trường trong lành là một quyền con người đã được các quốc gia thống nhất khẳng định trong các Tuyên bố quốc tế về vấn đề môi trường, như Tuyên bố của Liên hợp quốc về môi trường và con người năm 1972 (Tuyên bố Stockholm) đã ghi nhận ở nguyên tắc đầu tiên: “Con người có quyền cơ bản được tự do, bình đẳng và đầy đủ các điều kiện sống, trong một môi trường chất lượng cho phép cuộc sống có phẩm giá và phúc lợi mà con người có trách nhiệm long trọng bảo vệ và cải thiện môi trường cho các thế hệ hôm nay và mai sau”; Tuyên bố của Liên hợp quốc về môi trường và phát triển năm 1992 (Tuyên bố Rio De Janeiro) cũng tiếp tục khẳng định trong nguyên tắc đầu tiên: “Con người là trung tâm của những mối quan tâm về sự phát triển lâu dài. Con người có quyền được hưởng một cuộc sống hữu ích và lành mạnh hài hòa với thiên nhiên”. CE là một trong những nỗ lực hướng tới đảm bảo khía cạnh quyền con người này. Đối với các tổ chức kinh tế: Các công ty cũng có thể thấy nhiều lợi ích từ mô hình kinh tế tuần hoàn. Cùng với việc có nhiều việc làm hơn đã đề cập ở trên, mang đến nhiều cơ hội kinh doanh hơn (chẳng hạn như tân trang các mặt hàng cũ, thu thập các tài nguyên đã qua sử dụng như quần áo hoặc đồ điện tử, v.v.). Các công ty hiện tại cũng có thể tận hưởng nguồn cung cấp tài nguyên an toàn hơn khi chúng ta tái sử dụng các nguồn lực mà chúng ta đã có, thay vì phụ thuộc vào các nguồn lực hữu hạn. Điều này có thể làm giảm chi phí nguyên vật liệu, cho phép các công ty hoạt động hiệu quả hơn. Việc này cũng có thể cải thiện lòng trung thành của khách hàng. Người tiêu dùng ngày nay muốn hỗ trợ các công ty có triết lý phù hợp với triết lý của họ và các sáng kiến xanh là một trong những lý tưởng quan trọng nhất đối với khách hàng. Bằng cách áp dụng mô hình kinh doanh thân thiện môi trường hơn, bạn có thể mở rộng mạng lưới người tiêu dùng của mình và nhiều khách hàng trung thành hơn. Một số ngành được đánh giá là có cơ hội lớn hơn trong việc thúc đẩy kinh tế tuần hoàn như: lương thực và nông nghiệp, thời trang và dệt may, xây dựng và vật liệu xây dựng, hệ thống năng lượng và carbon, hóa chất, điện tử và công nghệ cao. Dựa theo hình thức triển khai, CE có thể chia thành 03 cấp độ: cấp độ vi mô, cấp độ trung gian và cấp độ vĩ mô. Cấp độ vi mô thể hiện trong phạm vi các doanh nghiệp, công ty với việc triển khai các nguyên tắc cơ bản của CE - hay còn gọi là nguyên tắc 4R: i) Giảm bớt (reduce): giảm tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên hoặc các vật liệu thô; ii) Tái sử dụng (reuse): tái sử dụng các sản phẩm (của người tiêu dùng khác) vẫn còn trong tình trạng tốt và tiếp tục thực hiện 288
  5. mục đích của chúng (đồ cũ, chia sẻ sản phẩm); iii) Tái chế (recycle): khôi phục sản phẩm đã được sử dụng trước đó phục vụ cho một công việc hoặc quy trình sản xuất khác; iv) Hồi phục (recover): chuyển đổi các chất thải thành tài nguyên (như nhiên liệu, nhiệt, v.v.) thông qua các biện pháp sinh học. Điều đáng chú ý là thứ tự của 4R là chìa khóa khi nói đến CE. Vì giảm thiểu có nghĩa là giảm lượng chất thải tạo ra, đồng thời mua các sản phẩm có ít bao bì hơn và chọn các phương án bền vững nhất, nên có thể nói rằng chúng ta càng áp dụng R này, chúng ta sẽ càng tạo ra ít chất thải hơn và do đó, chúng ta càng ít sẽ làm xáo trộn và thay đổi môi trường với các hoạt động như khai thác gỗ, khai thác mỏ, sử dụng nước quá mức, trong số những hoạt động khác. Tất cả quá trình này làm cho giảm R hiệu quả nhất khi thảo luận về CE. Cấp độ trung gian hay còn gọi là cấp độ liên công ty, CE được triển khai thông qua sự kết nối giữa các doanh nghiệp, công ty, hình thành nên khu công nghiệp sinh thái. Sự hợp tác có thể tạo thành chuỗi cung ứng khép kín bởi đầu ra/chất thải loại của doanh nghiệp này trở thành nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp khác. CE cấp độ vĩ mô là bước mở rộng nhất khi hệ thống được triển khai bởi các nhà hoạch định chính sách, cấp quốc gia, thậm chí là giữa các quốc gia. Gói kinh tế tuần hoàn EU là kế hoạch hành động do Ủy ban châu Âu thực hiện vào năm 2014 nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong khối EU là một ví dụ tiêu biểu về cấp độ này. 3.1.2. Tác động của pháp luật đối với kinh tế tuần hoàn Quá trình chuyển đổi từ kinh tế tuyến tính sang CE đứng trước nhiều thách thức bởi nền kinh tế truyền thống dựa trên nguyên lý khai thác tài nguyên từ môi trường tự nhiên làm đầu vào cho hệ thống kinh tế, thông qua quá trình sản xuất, tiêu dùng và cuối cùng thải loại ra môi trường. Sự chuyển dịch sang CE gần như sẽ thay đổi toàn bộ cơ chế thực hiện khi tài nguyên đầu vào, chất thải, khí thải và năng lượng được tối thiểu hóa ngay từ trong quy trình sản xuất và tiêu dùng từ thiết kế, bảo trì, sửa chữa, tái sử dụng, tái sản xuất, tân trang và tái chế lâu dài dựa trên động lực kinh tế, hướng đến một nền kinh tế phát thải bằng không. Do đó, tất cả yếu tố vốn dĩ có mối quan hệ tác động qua lại với kinh tế đều ít nhiều ảnh hưởng đến CE. Theo nghiên cứu của Freek van Eijk (2016) tổng hợp một số nghiên cứu của thế giới về các loại rào cản của CE, đã chỉ ra 13 rào cản chính mà các quốc gia thường gặp phải khi chuyển đổi sang CE như chính trị, văn hóa, pháp luật (thể chế), tài chính, thông tin, giải pháp công nghệ, nguồn nhân lực, giới hạn quy mô, tầm nhìn..., trong đó, pháp luật cùng với văn hóa là hai rào cản lớn nhất. Trong khi đó, Jonas Grafstrom và Siri Aasma (2021) chỉ ra bốn rào cản chính ảnh hưởng đến việc thực hiện và phát triển theo mô hình CE, đó là công nghệ, thị trường/kinh tế, thể chế/pháp luật và xã hội/văn hóa. Trong đó, phạm vi ảnh hưởng của yếu tố thể chế/pháp luật là bao trùm. Tại Diễn đàn thúc đẩy kinh tế tuần hoàn năm 2018 được tổ chức bởi Diễn đàn Kinh tế thế giới, Viện Tài nguyên Thế giới, Quỹ Ellen MacArthur, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc và hơn 40 đối tác thì xây dựng thể chế để tháo gỡ rào cản để đẩy mạnh CE là 01 trong 03 sáng kiến lớn, cùng với tăng cường các mô hình tài chính hỗn hợp và thúc đẩy đối tác công - tư. Lý do khiến các nhà hoạch định chính sách về CE quan tâm đặc biệt đến pháp luật bởi đây là nhân tố hoặc thúc đẩy hoặc là rào cản cho sự thực hiện CE. Hệ thống pháp luật từ lâu đã chịu tác động qua lại của kinh tế tuyến tính truyền thống, sự điều chỉnh của pháp luật tác 289
  6. động đến chủ thể tham gia hoạt động kinh tế, đối tượng của quan hệ kinh tế, quyền và nghĩa vụ của các bên trong từng mối quan hệ pháp luật kinh tế, các hoạt động kinh tế trải dài trên mọi ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn ... Do đó, hệ thống quy định pháp luật cần được định hướng đến việc tạo dựng hành lang pháp lý cho hình thành, phát triển các yếu tố thị trường, các dạng thị trường và hoạt động của các chủ thể thị trường; điều tiết hành vi của các chủ thể, qua đó điều tiết hoạt động của nền kinh tế và can thiệp giải quyết những khiếm khuyết của thị trường nhằm hình thành và phát triển CE. 3.1.3. Kinh nghiệm quốc tế 3.1.3.1. Kinh nghiệm về cách thức triển khai CE - bài học từ Trung Quốc Trung Quốc được ghi nhận là quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành một đạo luật chính thức điều chỉnh về CE tại Luật Thúc đẩy kinh thế tuần hoàn (Circular Economy Promotion Law) được thông qua vào năm 2008, có hiệu lực từ năm 2009. Tuy nhiên chiến lược triển khai kinh tế tuần hoàn đã được quốc gia tỷ dân thực hiện từ những năm đầu 2000s. Cách tiếp cận của Trung Quốc là từ cấp độ vi mô (thực hiện ở quy mô nhà máy và khu công nghiệp); cấp độ trung gian (mở rộng quy mô, liên kết giữa các khu công nghiệp) và vòng tuần hoàn vĩ mô thực hiện trên toàn bộ nền kinh tế. Ở cấp độ vi mô, điều cơ bản là thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế tuần hoàn tới từng doanh nghiệp trong khu vực và yêu cầu họ đặt mục tiêu tiết kiệm năng lượng, giảm tiêu thụ tài nguyên, kiểm soát ô nhiễm với chi phí thấp, tăng việc làm và nâng cao hiệu quả phát triển nền kinh tế tuần hoàn. Sau đó, xác định một số doanh nghiệp tương tự hoặc những doanh nghiệp có thể được kết nối thành một chuỗi tròn để sử dụng tuần hoàn năng lượng, hậu cần và dòng chất thải. Nếu có thể kết nối một số luồng nhỏ và tạo thành một vòng tuần hoàn có hệ thống, EC có thể tiếp tục mở rộng. Ở cấp độ vĩ mô, chính phủ Trung Quốc xây dựng khung pháp luật có tính bắt buộc chặt chẽ, từ lộ trình cụ thể, xác định quan điểm phát triển đến mục tiêu phát triển CE. Năm 2017, Chương trình chính sách CE được ban hành với việc mở rộng trách nhiệm của các doanh nghiệp sản xuất trong việc tiết kiệm năng lượng và sử dụng nguồn nguyên liệu có khả năng tái tạo. Năm 2018, Trung Quốc và Liên minh châu Âu đã ký biên bản ghi nhớ về hợp tác CE. Năm 2019, hợp tác liên lục địa gồm 200 doanh nghiệp của các quốc gia trên thế giới và của Trung Quốc đã cam kết CE về nhựa... Cách tiếp cận từ cấp vi mô đến vĩ mô được coi là tiếp cận theo chiều dọc, Trung Quốc đồng thời tiếp cận theo chiều ngang ở khía cạnh pháp lý đó là đánh giá, xem xét lại các ngành luật như: luật cơ bản, tài chính, thuế, công nghệ hay tiêu chuẩn, v.v... Với việc thông qua và áp dụng các nguyên tắc CE được đưa ra lần đầu tiên trong các quy định pháp luật và chính sách về môi trường, tạo tiền đề cho việc triển khai chính sách, chiến lược. 3.1.3.2. Kinh nghiệm về mô hình kinh tế cộng sinh - bài học từ Châu Âu Cộng sinh công nghiệp (Industrial symbiosis) xuất phát từ bản chất của khái niệm cộng sinh có nghĩa là “bất kỳ mối quan hệ nào giữa các cá thể thuộc các loài khác nhau mà cả hai cá thể đều có lợi”. Sự trao đổi cộng sinh giữa các thực thể khác nhau mang lại lợi ích tập thể lớn hơn tổng lợi ích của từng cá nhân. Các cách tiếp cận tương tự cũng có thể được thực hiện trong môi trường công nghiệp do con người tạo ra. Cộng sinh công nghiệp là sự 290
  7. liên kết giữa các cơ sở công nghiệp hoặc công ty trong đó chất thải hoặc sản phẩm phụ của một cơ sở trở thành nguyên liệu thô cho cơ sở khác. Sự cộng sinh công nghiệp có thể được mô tả là sự hợp tác giữa một số thực thể khác nhau, thường ở gần nhau về mặt địa lý, nghĩa là các công ty và nhà máy cùng nằm trong cụm hoặc khu công nghiệp trao đổi tài nguyên (ví dụ: vật liệu, năng lượng, nước và sản phẩm phụ) có thể được sử dụng thay thế cho các sản phẩm hoặc nguyên liệu thô, nếu không sẽ được nhập khẩu từ nơi khác hoặc được xử lý như chất thải, hoặc cũng có thể liên quan đến việc cung cấp chung các tiện ích và dịch vụ giữa các tác nhân trong mạng (Nordregio, 2016). Liên minh châu Âu và các quốc gia thành viên là nhân tố đi đầu trong mô hình cộng sinh công nghiệp. Điển hình chính là trường hợp Kalundborg, Đan Mạch, đã hoạt động từ những năm 1970 và thường được coi là cộng sinh công nghiệp hoạt động đầu tiên trên thế giới. Các đối tác chính ở Kalundborg, bao gồm nhà máy lọc dầu, nhà máy điện, cơ sở tấm thạch cao và công ty dược phẩm, chia sẻ nước ngầm, nước mặt, nước thải, hơi nước và nhiên liệu, đồng thời họ cũng trao đổi nhiều loại sản phẩm phụ mà trở thành nguyên liệu cho các quá trình khác. Lợi ích của sự cộng sinh công nghiệp bao gồm sử dụng năng lượng thấp, tiết kiệm CO2 khoảng 250.000 tấn mỗi năm, cắt giảm khoảng 30% lượng nước tiêu thụ và chất thải tối thiểu để xử lý. Ví dụ khác mà cộng sinh công nghiệp đem lại lợi ích chi phí to lớn là Chương trình cộng sinh công nghiệp quốc gia của Vương quốc Anh, được đưa ra vào năm 2005. Ở Anh, các công ty quốc gia đã nhận thấy lợi ích tài chính rõ ràng khi tham gia vào các hoạt động cộng sinh công nghiệp. Do đó, trong 7 năm đầu tiên, các công ty tham gia cộng sinh công nghiệp đã tiết kiệm được hơn 1,3 tỷ euro chi phí, tạo thêm 1,3 tỷ euro doanh thu và đồng thời tạo ra các lợi ích về môi trường, bao gồm tiết kiệm 39 triệu tấn CO2 (Nordregio, 2016). Mô hình cộng sinh công nghiệp là yếu tố thúc đẩy Liên minh châu Âu thông qua: i) Kế hoạch hành động kinh tế tuần hoàn (EU Action Plan for the Circular Economy) bao gồm các biện pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn, tăng sức cạnh tranh toàn cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và tạo việc làm mới; ii) Kế hoạch thiết kế sinh thái 2016-2019 (Ecodesign Working Plan 2016-2019). Các Kế hoạch này đã chỉ rõ cần tiếp cận thực hiện KTTH theo 4 khâu/giai đoạn của vòng đời sản phẩm, gồm: (i) Sản xuất (Production), trong đó đặc biệt chú ý tới khâu thiết kế (Redesign); (ii) Tiêu dùng (Consumption); (iii) Quản lý chất thải (Waste Management); (iv) Biến chất thải trở lại thành tài nguyên (Secondary Raw Materials). Đồng thời, cũng xác định 6 lĩnh vực ưu tiên thực hiện CE, đó là: Nhựa, chất thải thực phẩm, các nguyên liệu quan trọng, xây dựng và phá dỡ, nhiên liệu sinh khối và các sản phẩm sinh học. Từ mô hình của Trung Quốc và mô hình của EU, Việt Nam có thể rút ra được những kinh nghiệm cho việc xây dựng, triển khai CE dưới góc độ pháp luật như sau: i) Tổng hợp, thống kê dữ liệu cơ sở về quy định pháp luật điều chỉnh kinh tế tuần hoàn; ii) Xác định những động lực và rào cản chính đối với việc xây dựng và thực hiện quy định pháp luật về CE; iii) Đặt ra mục tiêu và các chỉ số đo lường mục tiêu CE; iv) Đưa ra ưu tiên các ngành nghề sẽ can thiệp CE và lộ trình triển khai; v) Các chủ thể hữu quan phối hợp, thực hiện, chịu tác động đồng thời giám sát và đánh giá. 3.2. Khung pháp luật về kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam hiện nay 3.2.1. Các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên Nội dung phát triển bền vững đã được đưa vào chương trình nghị sự của Liên hợp quốc từ những năm 1980s và hình thành khung 17 mục tiêu phát triển. Tuy nhiên, nội dung về kinh tế tuần hoàn hiện vẫn đang nằm rải rác trong các điều ước quốc tế. Cụ thể: i) Thoả 291
  8. thuận Paris 2015 thông qua tại Hội nghị lần thứ 21 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP21); ii) Thỏa thuận gỗ nhiệt đới quốc tế 2006; iii) Nghị định thư về đánh giá môi trường chiến lược của Công ước về Đánh giá tác động môi trường trong bối cảnh xuyên biên giới và các nghị định thư khác; iv) Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy 2001, v) Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học đối với Công ước 2000 về đa dạng sinh học và một số nghị định thư khác. 3.2.2. Pháp luật Việt Nam Tại Việt Nam, vấn đề môi trường đã được ghi nhận trong đạo luật cơ bản của quốc gia - Hiến pháp. Từ Hiến pháp 1980 (Điều 36), Hiến pháp 1992 (Điều 29) và hiện nay là Hiến pháp 2013: “Mọi người đều có quyền sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường”. Nguyên tắc cơ bản này là nền tảng cho việc xây dựng hệ thống pháp luật chung và pháp luật môi trường nói riêng, trong đó có CE. Đồng thời, trên cơ sở tuân thủ các cam kết và điều ước quốc tế, Việt Nam đã từng bước xây dựng chính sách về CE. Điển hình là các chiến lược quốc gia ban hành theo Quyết định của Thủ tướng chính phủ như Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 07/9/2009 phê duyệt Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020; Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020; Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2050... Về lập pháp, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022 là văn bản quy phạm pháp luật cao nhất, trực tiếp ghi nhận về CE, xác định đây là mô hình trọng tâm được lồng ghép, thúc đẩy để thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, khoản 1 Điều 142 của Luật đã chính thức khái niệm CE như sau: “Kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm khai thác nguyên liệu, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường”. Đồng thời, Luật đặt trách nhiệm trực tiếp lên nhánh cơ quan hành pháp trong việc triển khai CE: “Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện lồng ghép kinh tế tuần hoàn ngay từ giai đoạn xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển; quản lý, tái sử dụng, tái chế chất thải”. Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 cũng định ra một trong những chính sách để Nhà nước huy động vốn cho hoạt động bảo vệ môi trường và các dự án đầu tư mang lại lợi ích về môi trường là Nhà nước (Chính phủ và chính quyền địa phương) phát hành trái phiếu xanh. Nguồn tiền thu được từ phát hành trái phiếu xanh phải được hạch toán, theo dõi theo quy định của pháp luật về trái phiếu và sử dụng cho dự án đầu tư thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường, dự án đầu tư mang lại lợi ích về môi trường trong đó có hoạt động áp dụng CE. Nhằm cụ thể hoá các nội dung trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 và dành riêng mục 3 trong Chương X quy định về tiêu chí, lộ trình và cơ chế khuyến khích phát triển CE với việc xác định tiêu chí chung của CE: i) Giảm khai thác, sử dụng tài nguyên không tái tạo, tài nguyên nước; tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên, nguyên liệu thô, vật liệu; tiết kiệm năng lượng; ii) Kéo dài thời gian sử dụng vật liệu, thiết bị, sản phẩm, hàng hóa, các linh kiện, 292
  9. cấu kiện; iii) Hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường bao gồm: giảm chất thải rắn, nước thải, khí thải; giảm sử dụng hóa chất độc hại; tái chế chất thải, thu hồi năng lượng; giảm sản phẩm sử dụng một lần; mua sắm xanh. Ngày 07/6/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 687/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam, hướng tới phát triển CE nhằm tạo động lực cho đổi mới sáng tạo và cải thiện năng suất lao động, góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng tăng cường hiệu quả, tính gắn kết tuần hoàn giữa các doanh nghiệp và ngành kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng chống chịu của doanh nghiệp và chuỗi cung ứng trước các cú sốc từ bên ngoài, nhằm góp phần đạt được thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội; hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa các-bon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu. Bên cạnh đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hiện đang xây dựng dự thảo Nghị định quy định cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn để các nhà đầu tư, doanh nghiệp yên tâm sớm thử nghiệm các ý tưởng, sáng kiến CE, đồng thời đóng góp vào quá trình chuyển đổi xanh, phục hồi xanh tại Việt Nam. Có thể thấy, các nhà hoạch định chính sách và cơ quan quản lý đang thực sự nỗ lực xây dựng hành lang pháp lý cho kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam. Tuy nhiên, một số khó khăn, thách thức đã và đang đặt ra cho quá trình này, cụ thể: Thứ nhất, khung chính sách về CE còn rời rạc và các quy định pháp luật thiếu sự đồng bộ, thống nhất. Khi đánh giá nhằm xây dựng các quy định cho CE, không chỉ dựa vào quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn mà phải xem xét đến các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật như pháp luật đầu tư, đầu tư công, pháp luật doanh nghiệp, pháp luật thương mại, pháp luật thuế (thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng, thuế tài nguyên...), pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng... Thứ hai, về chủ thể tham gia vào CE. Nhìn từ góc độ lý luận, chủ thể đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong mối quan hệ pháp luật, do đó, pháp luật CE cần có sự điều chỉnh đối với các chủ thể tham gia. Có thể thấy, các chủ thể chính trong CE là chủ đầu tư dự án, một số cơ quan nhà nước liên quan trong đầu tư phát triển các dự án liên quan đến kinh tế tuần hoàn, và đặc biệt là người dân - lực lượng đặc biệt quan trọng quyết định thành bại của các dự án phát triển kinh tế tuần hoàn, bên cạnh đó là các thiết chế tác động như tổ chức xã hội, truyền thông. Tuy nhiên, các chủ thể này hiện chịu sự điều chỉnh của các quy định riêng biệt trong từng ngành luật. Điều này dẫn đến sự thiếu kết nối, liên hệ giữa các bên liên quan, từ quá trình nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, tiêu dùng, biến chất thải trở lại thành nguyên liệu đầu vào sản xuất liên quan: các chủ thể như: nhà nghiên cứu, nhà nước, nhà đầu tư, nhà ngân hàng, nhà nông, nhà trung chuyển (logicstics), nhà tiêu thụ sản phẩm của các dự án phát triển kinh tế tuần hoàn, như: tiêu thụ các nguyên liệu được tái chế từ chất thải, tiêu thụ sản phẩm được sản xuất từ chất thải... Thứ ba, mô hình trọng tâm cho CE cần được định hình, cụ thể chính là cộng sinh công nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề pháp lý lại chính là vướng mắc lớn nhất đối với việc phát triển cộng sinh công nghiệp (Nguyễn Hoà, 2021). Các vấn đề như xử lý chất thải đầu ra của doanh nghiệp (nước thải, phế phẩm..), tiếp cận nguồn vốn hay các điều kiện như phòng cháy chữa cháy cũng đều đang gây vướng mắc cho doanh nghiệp khi triển khai. 293
  10. 3.3. Một số khuyến nghị nhằm xây dựng khung pháp luật thúc đẩy kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam 3.3.1. Định hướng khuyến nghị Khái niệm kinh tế tuần hoàn lần đầu tiên được ghi nhận chính thức trong văn kiện của Đảng là Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã chính thức đặt ra nhiệm vụ về thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững; đề ra các giải pháp phát triển năng lượng tái tạo, trong đó khẳng định: “Ưu tiên sử dụng năng lượng gió và mặt trời cho phát điện; khuyến khích đầu tư xây dựng các nhà máy điện sử dụng rác thải đô thị, sinh khối và chất thải rắn đi đôi với công tác bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế tuần hoàn”. Tuy nhiên, tư tưởng quan điểm về kinh tế tuần hoàn đã xuất hiện từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI với việc yêu cầu phải có sự thống nhất giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo vệ môi trường. Quan điểm phát triển bền vững, gắn tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường như như tăng trưởng xanh, kinh tế xanh, phát triển năng lượng tái tạo, tái chế phế thải... tiếp tục được khẳng định trong các văn kiện của Đảng như Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 1991-2000, Chỉ thị 36/CT-TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nghị quyết 41-NQ/TW về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nghị quyết số 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường... Có thể thấy, Đảng đặc biệt chú trọng đến mối quan hệ giữa phát triển nhanh và bền vững, coi hai yếu tố luôn gắn liền với nhau trong các nhiệm vụ giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030 là “xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường”; Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 10 năm 2021 - 2030 nhấn mạnh “phát triển kinh tế xanh, ít chất thải, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, cácbon thấp; khuyến khích phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn để sử dụng tổng hợp và hiệu quả đầu ra của quá trình sản xuất”. Để triển khai các mục tiêu của Chiến lược, trong phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 đã đưa ra nhiệm vụ về “xây dựng lộ trình, cơ chế chính sách, pháp luật để hình thành, vận hành mô hình kinh tế tuần hoàn”. Do đó, việc xây dựng khung pháp luật về CE tại Việt Nam phải đảm bảo đúng đường lối, chủ trương của Đảng đã vạch ra. 3.3.2 Một số khuyến nghị cụ thể Hệ thống pháp luật về môi trường Việt Nam đã sớm có những chính sách cũng như các quy định của pháp luật có các hàm ý liên quan đến kinh tế tuần hoàn như: Khuyến khích công nghệ thân thiện môi trường; ưu đãi, hỗ trợ các loại hình sản xuất thân thiện môi trường, quan tâm chính sách về xử lý chất thải, tái chế, tái sử dụng... đã bước đầu được quy định. Tuy nhiên, chính sách, pháp luật này nằm rải rác ở các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, không có tính hệ thống thiếu đồng bộ và thống nhất. Thêm vào đó, ở Việt Nam trong giai đoạn vừa qua, rất nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển nền kinh tế tuần hoàn, 294
  11. hướng tới phát triển bền vững cũng đã được ban hành nhưng cơ sở pháp lý vẫn chưa được xây dựng để có thể tạo nền tảng, cơ sở vững chắc cho việc thúc đẩy các mô hình kinh tế này. Thứ nhất, cần xây dựng một khung chính sách riêng cho CE. Khung chính sách ở đây là tập hợp tất cả những định hướng, giải pháp của Nhà nước để giải quyết vấn đề của thực tiễn nhằm đạt được mục tiêu của CE. Trong khung chính sách này, pháp luật đóng vai trò trọng tâm, then chốt. Theo đó, Nhà nước cần ban hành văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao điều chỉnh về CE. Mặc dù Việt Nam đã luật hoá khái niệm kinh tế tuần hoàn, hướng dẫn về tiêu chí chung xác định kinh tế tuần hoàn cũng như đặt ra lộ trình triển khai trong Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn nhưng về cơ bản CE vẫn chỉ là yếu tố lồng ghép trong các hoạt động kinh tế (trái phiếu xanh, xử lý chất thải...) mà chưa hoàn toàn đứng độc lập. Đứng trước những yêu cầu cấp bách về phát triển bền vững đang đặt ra hiện nay, cũng như triển khai đúng đắn đường lối của Đảng, CE cần được điều chỉnh riêng biệt. Một số quan điểm cho rằng Quốc hội cần ban hành Luật về kinh tế tuần hoàn để khuyến khích, thúc đẩy mô hình kinh tế này trong nền kinh tế. Tuy nhiên theo đúng quy trình thủ tục của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, để có thể ban hành Luật mất thời gian khá dài. Cụ thể: một văn bản luật của Quốc hội phải lập đề nghị xây dựng văn bản pháp luật; trong quy trình này, cơ quan đề nghị cần thực hiện báo cáo đánh giá tác động, cũng như lấy ý kiến về đề nghị xây dựng văn bản pháp luật trong 30 ngày. Tiếp theo đó, là quy trình thẩm định của các bộ ngành liên quan và Bộ Tư pháp. Sau đó, hồ sơ đề nghị cần được trình lên Chính phủ thảo luận, trước khi chuyển sang Ủy ban Thường vụ Quốc hội để quyết định việc đưa văn bản này vào dự thảo chương trình xây dựng văn bản pháp luật hàng năm của Quốc hội để Quốc hội thông qua. Với quy trình này, việc lập hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản pháp luật cần được thực hiện xong trước ngày 01 tháng 3 hàng năm để đưa vào chương trình năm sau của Quốc hội. Sau khi được đưa vào chương trình xây dựng văn bản pháp luật của Quốc hội, khâu soạn thảo văn bản pháp luật sẽ được triển khai. Về phía Quốc hội, Quốc hội sẽ họp xem xét thông qua dự thảo luật trong tối đa 3 kỳ họp. Điều này dẫn đến để một Luật về kinh tế tuần hoàn được chính thức đưa vào thực tế sẽ phải trải qua thời gian tối thiểu khoảng 2 năm. Do vậy, khi xem xét đến vấn đề này, tác giả đề xuất việc Quốc hội ban hành một Nghị quyết thực hiện thí điểm một số chính sách mới thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội nhưng chưa có luật điều chỉnh hoặc khác với quy định của luật hiện hành (theo điểm b Khoản 2 Điều 15 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2020). Điểm thứ hai trong nội dung xây dựng khung chính sách về CE đó là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ phải đánh giá tác động của chính sách. Đây là hoạt động đặc biệt quan trọng bởi chính sách đang được xây dựng sẽ được phân tích, dự báo tác động đến các nhóm đối tượng khác nhau nhằm lựa chọn giải pháp tối ưu thực hiện chính sách. Đối với mô hình CE, chính sách sẽ được xem xét tổng thể các tác động về kinh tế (trên cơ sở phân tích chi phí và lợi ích), tác động về xã hội, tác động về giới, tác động của thủ tục hành chính và đặc biệt là tác động đối với hệ thống pháp luật. Thứ hai, về phương pháp tiếp cận triển khai. Có thể thấy, CE Việt Nam chưa định hình được phương pháp tiếp cận triển khai đối với vấn đề CE cho nên tính tuần hoàn mới được thể hiện ở một số khía cạnh nhất định (xử lý nước thải đầu ra) hay ở một số khu vực 295
  12. (tại các Khu công nghiệp) mà chưa cấu thành mô hình có tính hệ thống. Về cơ bản, có hai cách tiếp cận để xây dựng khung pháp luật và thực hiện pháp luật về CE đó là tiếp cận từ dưới lên (bottom up) và tiếp cận từ trên xuống (top down). Tiếp cận từ dưới lên (bottom up) được hiểu là việc ra các quyết định xuất phát từ nguồn lực vốn có của quốc gia như thể chế, nền kinh tế, môi trường, công nghệ... Đây được gọi là cách tiếp cận dựa trên năng lực đồng thời đánh giá mức độ dễ bị tổn thương của thiết chế khi ban hành chính sách dựa trên kinh nghiệm trong quá khứ và hiện tại về chính sách EC để đưa ra quyết định và cũng là để giải quyết các vấn đề hiện tại hoặc trước mắt. Tiếp cận từ trên xuống (top down) là cách thức sử dụng các mô hình thống kê hoặc cơ học để dự đoán kết quả trong tương lai và xác suất của chúng; dựa trên các dự đoán hoặc kịch bản, các biện pháp thích ứng được quyết định; chúng thường là sự thích ứng có tính dự đoán trước. Ví dụ, IPCC đã đưa ra các kịch bản phát thải và dự báo các tác động của biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu (IPCC, 2007a). Bởi tính đúng đắn của các quyết định phụ thuộc vào độ chính xác dữ liệu trong từng tình huống, do vậy top down còn gọi là cách tiếp cận theo tác động. Nhìn vào kinh nghiệm của Trung Quốc và Liên minh Châu Âu, có thể thấy Trung Quốc tiếp cận triển khai theo dạng bottom up, và EU thiên về phương pháp top down. Bottom up tập trung vào việc giảm tính dễ bị tổn thương (hoặc tăng khả năng thích ứng hiện có như nguồn lực kinh tế, công nghệ thông tin, con người...) và top down mang tính chủ động với khả năng dự đoán trên nhiều kịch bản tình huống để đưa ra các biện pháp thích ứng đón đầu. Học tập kinh nghiệm từ 2 quốc gia, Việt Nam có thể xây dựng mô hình CE kết hợp cả 2 cách tiếp cận trên và thiên về bottom up. Lý do là bởi Việt Nam là nước đang phát triển nên dễ bị tổn thương trước những thay đổi, do đó cần cải thiện năng lực thích ứng, bắt đầu từ cấp độ nhỏ nhất. Việt Nam có thể phát triển CE theo 3 giai đoạn: cấp độ vi mô (trong phạm vi khu công nghiệp/khu chế xuất/ khu kinh tế), cấp độ trung gian (giữa các khu công nghiệp trong vùng) sau đó là phạm vi toàn quốc (có thể liên kết trong phạm vi khối quốc gia như Việt Nam - Lào - Campuchia hoặc nội khối ASEAN). Đối với tiếp cận top down, Việt Nam cần xem xét trên 3 yếu tố đó là điều kiện kinh tế xã hội hiện tại và đang thay đổi, rủi ro kinh tế và khả năng ảnh hưởng để đưa ra những kịch bản dự báo khi xây dựng và thực thi CE. Về khía cạnh khung pháp luật, dựa theo đề xuất trên, cách tiếp cận xuất phát từ các chế định ngành luật liên quan trực tiếp đến CE là phù hợp. Chẳng hạn: + Các chế định về chủ thể tham gia hoạt động kinh tế: chủ thể tham gia hoạt động kinh tế ở Việt Nam hiện nay rất đa dạng nên mô hình CE cũng phải được định hướng phù hợp với từng loại chủ thể như cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp, trong doanh nghiệp còn có thể phân loại như doanh nghiệp nhỏ và vừa (theo quy mô, người lao động), doanh nghiệp xã hội (theo mục đích hoạt động)... + Các chế định về ngành nghề, lĩnh vực ưu tiên triển khai mô hình CE: việc chọn lựa dựa trên việc phân tích dữ liệu hoặc bằng chứng chắc chắn cho thấy các lĩnh vực này nên thực hiện CE hoặc có thể bắt đầu với các lĩnh vực khả thi mà CE dễ dàng để giới thiệu và áp dụng. Theo đề xuất của các chuyên gia, 3 lĩnh vực ưu tiên cho triển khai CE ở Việt Nam gồm các ngành công nghiệp (sản xuất chế tạo, năng lượng, xây dựng); Nông lâm thủy sản (trồng trọt, chăn nuôi) và du lịch (vận chuyển kho bãi và du lịch). 296
  13. + Các chế định về ưu đãi đầu tư, hỗ trợ đầu tư: bao gồm các chính sách tương ứng về đất đai, vốn đấu tư, thuế, phí và lệ phí, trợ giá sản phẩm, dịch vụ, mua sắm công xanh. Cùng với đó, các tổ chức, cá nhân thực hiện CE thuộc danh mục dự án xanh được áp dụng chính sách cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh. Các biện pháp hỗ trợ đầu tư như: khuyến khích các hoạt động phát triển CE như nghiên cứu, phát triển công nghệ, giải pháp kỹ thuật, cung cấp các dịch vụ tư vấn, thiết kế, đánh giá thực hiện... + Các chế định về hàng hoá, sản phẩm: bởi CE không chỉ hướng tới giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải, thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ mà còn hướng tới duy trì lâu nhất có thể giá trị của sản phẩm, vật liệu, tài nguyên trước khi thải bỏ ra môi trường. Yêu cầu mới đối với sản phẩm, hàng hoá từ đầu vào cho đến đầu ra cũng sẽ đặt trách nhiệm cho nhà sản xuất, nhà phân phối trong việc thu hồi, phân loại, tái chế hoặc chi trả chi phí xử lý các sản phẩm thải bỏ dựa trên số lượng sản phẩm bán ra trên thị trường. Thứ ba, hoàn thiện quy định về phát triển cộng sinh công nghiệp tại Việt Nam. Điểm chung trong kinh nghiệm của Trung Quốc và Liên minh Châu Âu đó là tạo dựng hành lang pháp lý nhằm phát triển cộng sinh công nghiệp. Cách tiếp cận hợp tác các bên cùng có lợi nhằm tận dụng các dòng thải để tạo ra giá trị xuyên suốt mạng lưới của các chủ thể công nghiệp. Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển cộng sinh công nghiệp ngay trong các khu công nghiệp, khu kinh tế để mở rộng mô hình CE. Theo Vụ Quản lý các Khu Kinh tế thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện nay Việt Nam đang có 335 khu công nghiệp với tổng diện tích 97.84 nghìn héc-ta, trong đó 260 khu đã đi vào hoạt động và 75 khu hiện đang được xây dựng; 17 khu kinh tế đã thành lập, với tổng diện tích đất và mặt nước gần 850 nghìn hécta. Tuy nhiên, số lượng ứng dụng khu công nghiệp sinh thái (ở đây là cộng sinh công nghiệp) - dù đã được thí điểm tại Việt Nam từ những năm 2015-2020, tới nay mới chỉ có 6 khu. Nghị định 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế và Nghị định 35/2022/NĐ-CP mới sửa, bổ sung Nghị định 82/2018/NĐ-CP đã nêu rõ mục tiêu của các chính sách nhằm khuyến khích phát triển các khu công nghiệp sinh thái, cũng như các tiêu chí xác định khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam là nhằm “cải thiện hiệu suất kinh tế của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất sạch hơn và sử dụng hiệu quả tài nguyên, có sự liên kết, hợp tác trong sản xuất để thực hiện hoạt động cộng sinh công nghiệp”. Do đó, vận dụng cách tiếp cận triển khai nêu trên, nhằm rà soát, tập hợp và hệ thống hoá các chế định điều chỉnh đến hoạt động cộng sinh công nghiệp, hoàn thiện cơ sở pháp lý cho mô hình quan trọng trong CE này triển khai rộng rãi. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Freek van Eijk (2016), Barriers & Drivers to a Circular Economy, Publisher Acceleratio. https://www.slideshare.net/Springtij/barriers-drivers-towards-a-circular-economy 2. IPCC (2007a), Climate Change 2007: Impacts, Adaptation and Vulnerability. Contribution of Working Group II to the Fourth Assessment Report of the International Panel on Climate Change, M. L. Parry, O. F. Canziani, J. P. Palutikof, P. J. van der Linden and C. E. Hanson, Cambridge, UK: Cambridge University Press. 297
  14. https://www.rac-spa.org/node/435 3. Jonas Grafstrom & Siri Aasma (2021), Breaking circular economy barriers, The Journal of Cleaner Production, Volume 292. https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0959652621002225?dgcid=rss _sd_all 4. Julian Kirchherr (2017), Conceptualizing the circular economy: An analysis of 114 definitions, Resources, Conservation and Recycling, Volume 127/2017. https://www.researchgate.net/publication/320074659_Conceptualizing_the_Circular_E conomy_An_Analysis_of_114_Definitions 5. Nguyễn Hoà (2021), Cộng sinh công nghiệp trong khu công nghiệp: Giải quyết tốt bài toán kinh tế và môi trường. https://congthuong.vn/cong-sinh-cong-nghiep-trong-khu-cong-nghiep-giai-quyet-tot- bai-toan-kinh-te-va-moi-truong-167970.html 6. Thibaut Wautelet (2018), The Concept of Circular Economy: its Origins and its Evolution. https://www.researchgate.net/publication/322555840_The_Concept_of_Circular_Econ omy_its_Origins_and_its_Evolution 7. UNEP (2022), World Circular Economy Forum: IOE-UNEP-ILO side-event Concept Note - Accelerating Circularity: The Role of Business in Moving from Linear to Circular Economies. https://wedocs.unep.org/bitstream/handle/20.500.11822/36830/RBMLCE.pdf 298
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2