intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khung pháp luật về kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam

Chia sẻ: Tạ Hoài Mân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

6
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Khung pháp luật về kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam" đề xuất một số giải pháp để phát triển kinh tế tuần hoàn thì cần xây dựng và hoàn thiện chính sách và pháp luật về kinh tế tuần hoàn, đầu tư tài chính; đầu tư công nghệ cho sự phát triển kinh tế tuần hoàn. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khung pháp luật về kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam

  1. KHUNG PHÁP LUẬT VỀ KINH TẾ TUẦN HOÀN Ở VIỆT NAM Huỳnh Minh Khôi, Trương Thùy Dương*, Phan Hữu Đức, Trần Kim Ngân Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Xuân Bang TÓM TẮT Kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm khai thác nguyên liệu, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. Kinh tế tuần hoàn đang là xu thế chung của toàn cầu và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Đó là cách tốt nhất để giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và các ảnh hưởng tiêu cực tới cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm và suy thoái môi trường hay nói một cách khác, không còn phải đánh đổi giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, thực hiện được đồng thời nhiều mục tiêu của phát triển bền vững. Để phát triển kinh tế tuần hoàn thì cần xây dựng và hoàn thiện chính sách và pháp luật về kinh tế tuần hoàn, đầu tư tài chính; đầu tư công nghệ cho sự phát triển kinh tế tuần hoàn. Từ khóa: Kinh tế tuần hoàn, phát triển kinh tế tuần hoàn, khung pháp luật về kinh tế tuần hoàn. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, nhân loại đang đối mặt với những thách thức lớn như hiện tượng nóng lên toàn cầu, ô nhiễm môi trường và cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nguyên nhân của những hiện tượng này xuất phát từ hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người. Sự phát triển của nến kinh tế tuyến tính trong thời gian dài tuy đã đem lại cho nền kinh tế thế giới tăng trưởng nhanh chóng nhưng cũng làm cho môi trường càng bị tổn thương nghiêm trọng trên phạm vi khu vực và toàn cầu. Trước thực tế đó, các quốc gia trên thế giới đã tìm đến mô hình kinh tế tuần hoàn cho sự phát triển của mình. Đây là mô hình mới, bảo đảm sự hài hòa giữa đầu tư, sản xuất, tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, góp phần phát triển bền vững. Để thực hiện mô hình này, các quốc gia, trong đó có Việt Nam, cần xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật về kinh tế tuần hoàn. 2. KHÁI QUÁT KHUNG PHÁP LUẬT VỀ KINH TẾ TUẦN HOÀN Ở góc độ chung nhất, khung pháp luật về kinh tế tuần hoàn bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam. Khung pháp luật về kinh tế tuần hoàn, bản thân nó không phải là một ngành luật hoặc một lĩnh vực pháp luật riêng biệt, mà nó có sự đan xen, lồng ghép nhiều quy phạm pháp luật của nhiều ngành luật hoặc lĩnh vực pháp luật khác nhau, trong đó có pháp luật về quản lý nhà nước; pháp luật về kinh doanh thương mại, pháp luật về đầu tư, pháp luật về tín dụng ngân hàng… 1805
  2. Nội dung của khung pháp luật về kinh tế tuần hoàn bao gồm: Thứ nhất, pháp luật điều chỉnh việc khuyến khích phát triển kinh tế tuần hoàn: Căn cứ Điều 140 Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường 2020, Nhà nước khuyến khích thực hiện kinh tế tuần hoàn cụ thể như sau: Nhà nước ưu tiên phát triển kinh tế tuần hoàn đối với các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng, chuyển giao công nghệ và sản xuất thiết bị, cung cấp nền tảng chia sẻ thông tin, dữ liệu về kinh tế tuần hoàn. Bên cạnh đó còn phát triển các mô hình liên kết, chia sẻ việc sử dụng tuần hoàn sản phẩm và chất thải, áp dụng các biện pháp cộng sinh công nghiệp, phát triển thị trường tái sử dụng sản phẩm thải bỏ, tái chế chất thải, huy động các nguồn lực trong xã hội để thực hiện kinh tế tuần hoàn và hợp tác quốc tế, trao đổi kinh nghiệm, kiến thức, công nghệ về kinh tế tuần hoàn. Lồng ghép, thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với đó là những quy định của pháp luật về ưu đãi thuế nhằm phát triển kinh tế tuần hoàn thông qua các sắc thuế cụ thể như Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu nhập khẩu… Thứ hai, pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong việc hạn chế những hành vi tác động xấu đến kinh tế và môi trường: Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định hạn chế việc tác động xấu đến môi trường: + Nghiêm cấm các hoạt động: Vận chuyển, chôn vùi, lấp chất thải nguy hại không đúng quy trình theo quy định của pháp luật làm ảnh hưởng đến môi trường, các hành vi xả các chất thải chưa qua xử lý ra ngoài môi trường; thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hóa vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Đưa vào nguồn nước hóa chất độc hại, chất thải, vi sinh vật chưa được kiểm định và tác nhân độc hại khác đối với con người và sinh vật. + Nghiêm cấm: Nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức. Nhập khẩu trái phép phương tiện, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng để phá dỡ, tái chế. Không thực hiện công trình, biện pháp, hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan. Sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất và tiêu thụ chất làm suy giảm tầng ôzôn theo quy định của điều ước quốc tế về các chất làm suy giảm tầng ôzôn mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. + Nghiêm cấm: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Che giấu hành vi gây ô nhiễm môi trường, cản trở, làm sai lệch thông tin, gian dối trong hoạt động bảo vệ môi trường dẫn đến hậu quả xấu đối với môi trường. Thứ ba, pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong việc hạn chế những lĩnh vực cụ thể của kinh tế tuần hoàn, bao gồm: + Pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Kinh tế tuần hoàn và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là hai nhóm hoạt động có mối quan hệ hữu cơ với nhau và cùng có chung một mục đích là tạo ra phát triển bền vững. Có nhiều tiêu chí để đánh giá về phát triển bền vững trong lĩnh vực môi trường, trong đó có tiêu chí về khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên. + Pháp luật về tín dụng xanh. Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, đời sống người dân và hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đang có ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường thì tín dụng xanh đang dần 1806
  3. nhận được nhiều sự quan tâm hơn. Trên thực tế, xu hướng gia tăng tín dụng xanh đã xuất hiện và phát triển thông qua các dự án như tiết kiệm năng lượng, tái tạo năng lượng và công nghệ sạch nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc áp dụng các chính sách tín dụng xanh tại Việt Nam có rất nhiều khó khăn. Thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh, ngay từ năm 2015, hoạt động cấp tín dụng của ngành ngân hàng cần chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, năng lượng; cải thiện chất lượng môi trường và bảo vệ sức khỏe con người, đảm bảo phát triển bền vững. + Pháp luật về cắt giảm chất thải (khí thải). Kinh tế tuần hoàn chính là giải pháp để tiếp tục đi trên con đường đến phát triển bền vững vùng kinh tế xanh, kinh tế carbon thấp, để nguồn nguyên liệu đa dạng, phong phú phục vụ cho sự phát triển. Một trong những giải pháp để thực hiện mục tiêu này là việc cắt giảm khí thải, để môi trường trở thành cơ sở, là động lực cho sự phát triển, cung cấp cho nền kinh tế. Vấn đề môi trường luôn là nội dung trọng tâm, quan trọng trong các cuộc đàm phán quốc tế bởi suy thoái môi trường đang đe dọa đến sức khỏe, sự an toàn của nhân loại. Các giải pháp về môi trường được đưa ra, trong đó có việc cắt giảm khí thải bằng sự nỗ lực của các quốc gia. + Pháp luật về khắc phục sự cố môi trường. Sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc do biến đổi bất thường của tự nhiên, suy thoái môi trường nghiêm trọng (Khoản 14 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020). Với sự phát triển “nhanh” và “nóng” của nền kinh tế và các hoạt động sản xuất mạnh mẽ của con người, các vấn đề về môi trường như sự cố môi trường liên quan đến biến đổi khí hậu và thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán, sạt lở đất,... hay các sự cố khác do hoạt động của con người gây ra như hỏa hoạn, cháy rừng, các sự cố kỹ thuật, an ninh, quốc phòng, thăm dò, khai thác khoáng sản,... gây nguy hại cho môi trường diễn ra ngày càng phổ biến. Sự cố môi trường khi đã xảy ra, không chỉ trực tiếp gây thiệt hại lớn về người và của, mà còn gây ra các hiện tượng suy thoái, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Hệ thống pháp luật môi trường ở Việt Nam đã điều chỉnh khá đầy đủ các cơ chế phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với từng nhóm, loại sự cố môi trường, tuy nhiên qua rà soát, đánh giá thực tế về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường cho thấy còn có một số bất cập và vướng mắc trong quá trình áp dụng và thi hành pháp luật. + Pháp luật về xây dựng và phát triển kinh tế tuần hoàn ở các ngành nông nghiệp. Kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp là nội dung quan trọng đã được xác định trong Nghị quyết của Đảng, các Chiến lược, chương trình phát triển của Nhà nước. Đó cũng là xu thế tất yếu để sản xuất đáp ứng nhu cầu lương thực nhưng vẫn đảm bảo sử dụng tiết kiệm và phục hồi tài nguyên, thích ứng với biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường. Bản chất của kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp tối ưu hóa việc sử dụng sinh khối nông nghiệp, khép kín vòng lặp nguyên liệu và vật chất, giảm chất thải ra môi trường, sử dụng tiết kiệm diện tích, năng lượng và tài nguyên. Có nhiều khái niệm về kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp tuy nhiên có 2 nội dung quan trọng. Thứ nhất, nông nghiệp tuần hoàn được phát triển dựa trên khái niệm và nguyên tắc của kinh tế tuần hoàn. Thứ hai, nông nghiệp tuần hoàn là quá trình sản xuất khép kín dựa trên nguyên tắc tối ưu hóa sử dụng nguồn lực đầu vào và giảm thiểu tác động đến môi trường. + Pháp luật quy định trách nhiệm của các chủ thể trong kinh tế tuần hoàn. Kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm khai thác nguyên liệu, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. Ngoài ra để bảo đảm cho việc thực hiện pháp luật về phát triển kinh tế tuần hoàn, pháp luật cũng 1807
  4. có quy định về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương trong quản lý, thanh tra, kiểm tra thực hiện pháp luật về vấn đề này. Quy định trách nhiệm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải thiết lập hệ thống quản lý và thực hiện biện pháp để giảm khai thác tài nguyên, giảm chất thải, nâng cao mức độ tái sử dụng và tái chế chất thải ngay từ giai đoạn xây dựng dự án, thiết kế sản phẩm, hàng hóa đến giai đoạn sản xuất, phân phối. 3. THỰC TRẠNG KHUNG PHÁP LUẬT VỀ KINH TẾ TUẦN HOÀN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 3.1 Thực trạng khung pháp luật về kinh tế tuần hoàn Với những lợi ích thiết thực của kinh tế tuần hoàn, Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng trong việc thể chế hóa kinh tế tuần hoàn. Văn kiện Đại hội Đại biểu lần thứ XIII của Đảng đã nhấn mạnh: “Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Phát triển kinh tế xanh, ít chất thải, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, các bon thấp; khuyến khích phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn để sử dụng tổng hợp và hiệu quả đầu ra của quá trình sản xuất”. Chủ trương quan trọng của Đảng về phát triển kinh tế tuần hoàn đã được thể chế hóa thành những quy định của pháp luật như: Hiến pháp năm 2013, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Luật Tài nguyên nước năm 2012, Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015, Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, ban hành kèm theo Nghị quyết số 31/2021/QH15 ngày 12/11/2021 của Quốc hội khóa XV, Đề án phát triển ngành Công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2025, ban hành kèm theo Quyết định số 192/QĐ-TTg ngày 13/02/2017 của Thủ trướng Chính phủ, các văn bản pháp luật về thuế… Những văn bản nêu trên đã thiết lập khung pháp luật về kinh tế tuần hoàn. Khung pháp luật về kinh tế tuần hoàn đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển kinh tế bền vững ở nước ta. Nhiều quy định về ưu đãi thuế đã được xây dựng nhằm phát huy vai trò của người nộp thuế trong kinh tế tuần hoàn. Việc điều chỉnh pháp luật đối với phát triển kinh tế ở những ngành/lĩnh vực cụ thể như nông nghiệp, công thương, xây dựng, dịch vụ cũng được thể hiện khá rõ nét… Tuy vậy, khung pháp luật về kinh tế tuần hoàn còn tản mạn, nằm rải rác ở nhiều văn bản khác nhau. Một số lĩnh vực quan trọng về kinh tế tuần hoàn chưa được điều chỉnh cụ thể như các quy định về tái chế, tái sử dụng nguyên vật liệu… 3.2 Một số giải pháp hoàn thiện khung pháp luật về kinh tế tuần hoàn Trước đòi hỏi của việc xây dựng kinh tế tuần hoàn, điều quan trọng hàng đầu là cần xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật về kinh tế tuần hoàn. Theo nhóm tác giả, cần hoàn thiện khung pháp luật về kinh tế tuần hoàn như sau: Trước hết, cần luật hóa một số lĩnh vực của kinh tế tuần hoàn. Nghiên cứu ban hành đạo luật về tái chế, tái sử dụng nguyên vật liệu. Thứ hai, sửa đổi, bổ sung những quy định của pháp luật thuế về kinh tế tuần hoàn theo hướng tăng thuế suất đối với những hàng hóa, hoạt động gây hại đối với môi trường; đồng thời giảm thuế suất đối với những hoạt động, hàng hóa thân thiện với môi trường. 1808
  5. Thứ ba, để bảo đảm thực hiện tốt pháp luật về kinh tế tuần hoàn, cần tăng cường các biện pháp tuyên truyền, phổ biến về kinh tế tuần hoàn nhằm tạo ra nhận thức đúng về bản chất, vai trò và tác động của mô hình đến các thành phần kinh tế và mọi người dân. Cùng với đó là đầu tư công nghệ, tài chính cho các hoạt động góp phần thực hiện phát triển kinh tế tuần hoàn. 4. KẾT LUẬN Phát triển kinh tế tuần hoàn là xu hướng tất yếu cho sự phát triển bền vững của mọi quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Mặc dù kinh tế tuần hoàn còn là thuật ngữ tương đối mới mẻ ở Việt Nam, nhưng trong thời gian gần đây, các quy định của pháp luật về kinh tế tuần hoàn đã được quan tâm xây dựng và đang dần trở thành một xu thế tất yếu trong việc hoàn thiện pháp luật ở Việt Nam. Kinh tế tuần hoàn không phải là mục tiêu hướng đến mà là cách tiếp cận, là con đường hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật bảo vệ môi trường 2014 2. Luật bảo vệ môi trường 2020 3. Nghị định 08/2022/NĐ-CP 4. Lê Hải Đường - Đỗ Tiến Dũng, “Kinh nghiệm xây dựng, hoàn thiện pháp luật về kinh tế tuần hoàn ở một số nước trên thế giới và đề xuất cho Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 11 (459), 2022, tr.48. 5. Bài tham luận “Khuyến khích phát triển kinh tế tuần hoàn thông qua các quy định pháp luật thuế ở Việt Nam hiện nay”. Tác giả: PGS.TS. Phạm Hữu Nghị, Nguyên tổng biên tập tạp chí Nhà nước và Pháp luật; TS. Nguyễn Xuân Bang, Phó Trưởng Khoa Luật Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. 6. Nguyễn Danh Sơn (2020), Phát triển kinh tế tuần hoàn trong bảo vệ tài nguyên và môi trường ở nước ta, Tạp chí Môi trường, số 01/2020 7. Chỉ thị 03/CT-NHNN năm 2015 về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng. 8. Việt Nam và các cam kết về biến đổi khí hậu, https://baocantho.com.vn/viet-nam-va-cac-cam- ket-ve-bien-doi-khi-hau-a140009.html 9. Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. 10. Tuấn Hà, “Một số thiệt hai kinh tế do ô nhiễm môi trường gây nên”, tạp chí online môi trường và xã hội, truy cập tại https://moitruongvaxahoi.vn/mot-sothiet-hai-kinh-te-do-o-nhiem-moi-truong-gay- nen-407366545.html 11. Bài tham luận “Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp cho Việt Nam”. Tác giả: ThS. Nguyễn Thị Thanh Thảo, ThS. Trần Thị Ân Trường Đại học Thủ Dầu Một; ThS. Trần Thị Tuyến, ThS. Lê Thị Lan Trâm Trường Đại học Vinh. 1809
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2