intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích so sánh pháp luật chống tham nhũng quốc tế: Bài học về những cơ chế xử lý và thực thi cho Việt Nam

Chia sẻ: Nguyen Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

179
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu chính sách này so sánh khung pháp lý về các cơ chế xử lí và thực thi pháp luật phòng, chống tham nhũng ở năm quốc gia và vùng lãnh thổ: Úc, Hồng Kông, Indonesia, Singapore và Nam Phi. Mục đích của nghiên cứu là rút ra những bài học kinh nghiệm có thể áp dụng trong quá trình sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam. Phần lớn các quốc gia có luật chuyên biệt về phòng, chống tham nhũng (PCTN) đều đưa vào đó các quy định về...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích so sánh pháp luật chống tham nhũng quốc tế: Bài học về những cơ chế xử lý và thực thi cho Việt Nam

  1. TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Phân tích so sánh pháp luật chống tham nhũng quốc tế: Bài học về những cơ chế xử lý và thực thi cho Việt Nam Nghiên cứu chính sách này so sánh khung pháp lý Luật PCTN của Việt Nam mới chỉ chú trọng đến về các cơ chế xử lí và thực thi pháp luật phòng, các vấn đề mang tính hành chính và các biện pháp chống tham nhũng ở năm quốc gia và vùng lãnh phòng ngừa. Luật tự hạn chế trong phạm vi và mục thổ: Úc, Hồng Kông, Indonesia, Singapore và đích, nên chưa bao quát các nội dung cơ bản để giải Nam Phi. Mục đích của nghiên cứu là rút ra quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực những bài học kinh nghiệm có thể áp dụng trong thi và xử phạt tham nhũng. Phần quy phạm xử lý quá trình sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về tham nhũng trong Luật còn chưa đầy đủ. phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam. Định nghĩa tham nhũng trong Luật PCTN và quy Phần lớn các quốc gia có luật chuyên biệt về định về các tội phạm này của Bộ luật hình sự làm phòng, chống tham nhũng (PCTN) đều đưa vào cho phạm vi của khái niệm tham nhũng bị giới đó các quy định về bản chất và các dấu hiệu pháp hạn trong khu vực công. Hơn nữa, khái niệm tham lí của tội phạm, hình phạt cho các tội danh đó nhũng chỉ dừng ở hành vi của người có chức vụ, cũng như những biện pháp đặc biệt nhằm thu hồi quyền hạn, vì vậy loại trừ những hành vi được tài sản có được do tham nhũng. Ba trong số năm quy định là tham nhũng trong các văn bản pháp lý quốc gia, vùng lãnh thổ trong nghiên cứu này đã quốc tế cũng như trong luật pháp của nhiều quốc và đang áp dụng các biện pháp quyết liệt, mạnh gia khác như đưa hối lộ, làm môi giới hối lộ. Quy mẽ và hiệu quả trong việc thu hồi ‘những tài sản định dấu hiệu định lượng ‘giá trị tài sản’ hoặc bất chính’. Sự kết hợp quy định hai cơ chế xử lý ‘gây hậu quả’ vừa không cần thiết cho việc phản hình sự và xử lý kỷ luật công chức, viên chức là ánh đúng bản chất nguy hiểm của hành vi tham một đặc điểm nổi bật của các quốc gia thành công nhũng, vừa gây khó khăn cho công tác chứng trong phòng chống tham nhũng. Các nguyên tắc minh và xử lý tội phạm. Khiếm khuyết cần lưu ý về đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp được là việc chưa hình sự hóa hành vi ‘làm giàu bất hợp quy định chặt chẽ, hỗ trợ tích cực cho việc xử lý pháp’ và chưa chú trọng việc quy định cụ thể các tham nhũng. biện pháp thu hồi tài sản do tham nhũng mà có. Bên cạnh đó, hệ thống chế tài kỷ luật và hình phạt Việc thiết lập cơ quan chống tham nhũng riêng có thể áp dụng đối với hành vi tham nhũng không biệt, đủ mạnh được trao thẩm quyền và biện pháp được quy định trong Luật PCTN. điều tra đặc biệt cũng là thông lệ chung ở bốn trong năm trường hợp được nghiên cứu so sánh. Hệ thống thực thi pháp luật ở Việt Nam còn phân Dù bộ máy thực thi pháp luật về phòng, chống tán và thiếu phối hợp thực sự. Các cơ quan tham nhũng có tập trung vào một cơ quan riêng chuyên trách của Việt Nam thiếu một số quyền biệt hay không thì tính độc lập và tính khách quan hạn và năng lực cần thiết để tiến hành xử lý tham của các tiến trình thực thi và xử lý tham nhũng nhũng có hiệu quả. Việc bố trí nhiều cơ quan có luôn là những đặc điểm quan trọng nhất. Tính độc trách nhiệm liên đới cũng tạo ra những vấn đề khó lập và tính khách quan của tiến trình xử lý các vụ đạt được sự đồng thuận. Sự can thiệp và những việc tham nhũng dựa trên một hệ thống các quy cản trở trong quá trình thực thi góp phần lý giải tắc và quy ước chính trị chung bảo đảm sự không cho sự thực thi thiếu hiệu quả. can thiệp của cơ quan hành pháp vào việc thực thi Các văn bản pháp luật về điều tra, truy tố, xét xử pháp luật của cơ quan tư pháp và vào các hoạt của Việt Nam chưa chú trọng việc đảm bảo ‘tính động tư pháp nói chung. Bên cạnh đó, tính minh độc lập’ với ý nghĩa như được thấy trong trường bạch của tiến trình xử lý vụ việc tham nhũng có hợp các nước khác. tác dụng thúc đẩy việc tuân thủ những quy tắc và quy ước này. Tóm lại, việc phân tích để tìm ra những bài học kinh nghiệm phù hợp với Việt Nam tập trung vào
  2. việc sửa đổi, bổ sung khung pháp lý về PCTN. Vai trò của Kiểm toán nhà nước và hệ thống thanh Tuy nhiên các kết luận của nghiên cứu mở rộng tra cần được tập trung để là một bộ phận của hệ hơn tới việc đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định thống phát hiện tham nhũng rộng lớn hơn, sẽ bao của pháp luật và thiết chế thực thi. Đề xuất của quát toàn xã hội chứ không chỉ trong khu vực công. nghiên cứu có thể nhóm thành ba chủ đề lớn hay Cần chú ý đến vai trò quan trọng của người dân và các sáng kiến về chính sách cho thời gian tới: các thiết chế xã hội cũng như phương tiện thông 1. Các văn bản pháp luật về PCTN tin đại chúng trong công cuộc phòng, chống tham nhũng. Trong quá trình dự thảo sửa đổi, bổ sung một cách toàn diện các luật có liên quan, trong đó có Luật 3. Tổ chức PCTN: Độc lập và trách nhiệm giải PCTN và Bộ Luật hình sự, cần quan tâm xây trình dựng pháp luật PCTN mang tính tổng hợp, chặt Cần có qui định đề cập tới việc bảo đảm ‘tính độc chẽ, trong đó thể hiện sự khẳng định rõ ràng bản lập’ của cơ quan chống tham nhũng như ở năm chất của tham nhũng là hành vi nguy hiểm cho xã trường hợp quốc gia và vùng lãnh thổ được hội cần bị coi là tội phạm; một danh mục đầy đủ nghiên cứu. các hành vi vi phạm được xác định là ‘tham nhũng’ (trong đó bổ sung các hành vi: làm giàu Củng cố các cơ quan điều tra và truy tố tham bất chính, tham nhũng trong khu vực tư, hối lộ nhũng nhằm bảo đảm tính độc lập và tính khách công chức nước ngoài đã được quy định trong quan trong thực thi công vụ ở mức cao nhất có Công ước Liên Hợp quốc về chống tham nhũng - thể. Đồng thời cần đưa vào cơ chế theo dõi và UNCAC) và trách nhiệm hình sự của pháp nhân; giám sát hiệu quả từ bên ngoài nhằm ngăn ngừa một hệ thống chế tài hành chính và hình sự áp việc lạm quyền. dụng cho các hành vi vi phạm đó, cũng như một Điều lưu ý quan trọng là cơ quan chuyên trách tập hợp các quy định ràng buộc trách nhiệm giải này phải nằm ngoài hệ thống hành pháp, bảo đảm trình của các cơ quan, tổ chức có liên quan. sự vô tư, khách quan ở mức cao nhất có thể và Một văn bản luật như vậy cần bao hàm toàn diện minh bạch hóa trách nhiệm giải trình. các biện pháp đặc biệt để chống tham nhũng đạt Vận dụng kinh nghiệm của các nước về hệ thống hiệu quả, ví dụ như thẩm quyền điều tra đặc biệt, xét xử chuyên trách, có thể xem xét mô hình phù những quy định đảm bảo việc ngăn chặn các hành hợp cho Việt Nam là phân công các thẩm phán vi cản trở hoạt động tư pháp trong điều tra và xử thuộc hệ thống tòa án hiện có chịu trách nhiệm lý tham nhũng, sự bảo vệ cần thiết đối với người chuyên xét xử các vụ án tham nhũng. tố cáo, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng và những quy định về thu hồi tài sản do tham Việc theo dõi, giám sát hoạt động và tiếp nhận nhũng mà có. trách nhiệm giải trình của các cơ quan PCTN chính thức thuộc về Quốc hội sẽ khuyến khích, 2. Thực thi pháp luật duy trì lập trường ‘tránh không can thiệp’ vào quá Trong quá trình cải cách hệ thống cơ quan điều trình điều tra, truy tố, xét xử hành vi tham nhũng. tra, truy tố, cần chú ý đặc điểm phức tạp của tội Cuối cùng, việc xem xét sửa đổi sắp tới đối với phạm về tham nhũng để cân nhắc việc tập trung Hiến pháp 1992 tạo ra cơ hội lý tưởng để cân nhắc các chức năng chính như điều tra, truy tố tham các giải pháp nhằm tăng cường cơ sở pháp lý cho nhũng vào một cơ quan chuyên trách và tăng các thiết chế tham gia vào hoạt động thực thi pháp cường thẩm quyền, năng lực cũng như nguồn lực luật về phòng, chống tham nhũng có khả năng cho các hoạt động chuyên biệt này. hành động một cách hiệu quả và khách quan, công bằng và không thiên vị. -Hết- Xem báo cáo đầy đủ: Painter, Martin, Đào, Lê Thu, Hoàng, Mạnh Chiến, và, Nguyễn, Quang Ngọc (2012). Phân tích so sánh pháp luật phòng, chống tham nhũng quốc tế: Bài học về những cơ chế xử lý và thực thi cho Việt Nam. Nghiên cứu chính sách chung về phòng, chống tham nhũng của Bộ Phát triển Quốc tế Anh (DFID) và Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam. Hà Nội, Việt Nam. Tải báo cáo tại www.unpd.org.vn và www.dfid.gov.uk/vietnam. UNDP Việt Nam DFID Việt Nam 25-29 Phan Bội Châu Đại sứ quán Anh quốc tại Việt Nam Hà Nội – Việt Nam Tầng 7, Tòa nhà Trung tâm Tel : +84 4 3942 1495 31 Hai Bà Trưng fax :+84 4 3942 2267 Hà Nội – Việt Nam Yêu cầu thông tin: registry.vn@undp.org Tel : +84 4 3936 0555 Liên hệ báo chí: nguyen.viet.lan@undp.org Fax :+84 4 3936 0556 Yêu cầu thông tin: DFIDVietnam@dfid.gov.uk Liên hệ báo chí: pressoffice@dfid.gov.uk
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2