Kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ IV
lượt xem 1
download
Phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ và kinh tế số tạo ra sự hấp dẫn mạnh mẽ đối với tất cả các đơn vị kinh tế (các doanh nghiệp, HTX, nông hộ,…) vì chúng nhanh chóng mang lại giá trị gia tăng đo đếm được chỉ trong một vụ và tỷ suất đầu tư/sinh lợi cao vượt trội so với kinh tế tuyến tính truyền thống. Với sự xuất hiện ngày một nhiều các công nghệ mới tiên tiến, tốc độ phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ và kinh tế số sẽ còn nhanh hơn nữa. Vì vậy, đây là cơ hội phát triển đột phá cho tất cả các đơn vị kinh tế nói riêng, cho cả nước ta nói chung. Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết để biết thêm nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ IV
- Kỷ yếu Ứng dụng khoa học và công nghệ trong xây dựng các Sở Khoa học và Công nghệ Hội thảo mô hình kinh tế tuần hoàn phục vụ phát triển kinh tế 26/12/2023 Thành phố Hồ Chí Minh Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh KINH TẾ TUẦN HOÀN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ IV Nhóm chuyên gia, Viện Phát triển Kinh tế số Việt Nam Liên hệ: TS. Nguyễn Tuấn Hoa, email: nguyentuanhoa2003@gmail.com I. MÔ HÌNH NGUYÊN LÝ CHUNG Phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ và kinh tế số trong một tổng thể thống nhất là định hướng xuyên suốt của Viện Phát triển Kinh tế số Việt Nam (VIDE) trong vài chục năm tới. Theo quan niệm của VIDE, cả kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ và kinh tế số đều là những thành phần của nền kinh tế hiện đại được hình thành trong cuộc CMCN 4. Vì vậy, chúng đều được kiến tạo bởi những thành tựu công nghệ của CMCN 4 với trụ cột là các công nghệ số (IoT, Cloud, Big data, AI, Blockchain,…) và các công nghệ tiên tiến khác (Công nghệ Sinh học, Nano, 3D, Vật liệu mới,…). Từ quan niệm đó, VIDE chọn cách tiếp cận xây dựng phương pháp luận về phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ và kinh tế số ở Việt Nam dựa trên các công nghệ nêu trên với công nghệ số làm nền tảng và phát triển, chọn lựa, áp dụng những công cụ phù hợp để thực thi phương pháp luận đó. Cách tiếp cận này dẫn đến sự hình thành một mô hình nguyên lý áp dụng chung cho mọi trường hợp, bao gồm cả phát triển từng loại hình kinh tế riêng biệt hay tích hợp chung trong một hệ thống thống nhất. Xét riêng về Kinh tế tuần hoàn (KTTH): là “Nền kinh tế không có rác thải, rác thải đầu ra của ngành này biến thành nguyên liệu đầu vào của ngành khác hay tuần hoàn ngay trong bản thân một doanh nghiệp”. KTTH chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo, loại bỏ việc sử dụng các hóa chất độc hại và chất thải gây suy giảm khả năng tái sử dụng thông qua thiết kế ưu việt của vật liệu, sản phẩm, hệ thống. Kinh tế tuần hoàn góp phần gia tăng giá trị cho doanh nghiệp, giảm khai thác tài nguyên, giảm chi phí xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường (Theo Ellen MacArthur Foundation). Vì vậy, phát triển KTTH được xem là nội dung trọng tâm của tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Bài toán tuần hoàn hóa đặt ra các yêu cầu như sau: a. Cần thu thập được dữ liệu đầy đủ, chính xác và theo thời gian thực (trong một số trường hợp là bắt buộc, còn lại là nếu có thể) về: 80
- Kỷ yếu Ứng dụng khoa học và công nghệ trong xây dựng các Sở Khoa học và Công nghệ Hội thảo mô hình kinh tế tuần hoàn phục vụ phát triển kinh tế 26/12/2023 Thành phố Hồ Chí Minh Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh - Trạng thái đầu ra của từng quá trình sản xuất: Loại chất thải mà tổ chức, doanh nghiệp thải ra trong quá trình sản xuất. - Giải pháp công nghệ (sinh học, nano, 3G, VLM,…) được áp dụng và quy trình biến chất thải đầu ra đó thành nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất tiếp theo. - Giá trị gia tăng được tạo ra từ các quy trình tuần hoàn hóa. - Các yếu tố chính tác động lên quá trình tuần hoàn hóa (chính sách, nhân lực, công nghệ, phương tiện, hạ tầng,…). - Các dữ liệu này có thể thu thập bởi hệ thống các IoT được thiết kế và giám sát vận hành thống nhất. Tất cả các thực thể tham gia hệ sinh thái tuần hoàn hóa đều có định danh (ID) và đại diện số (digital rep) riêng. b. Cần thiết kế các hệ thống thông minh hóa có khả năng xử lý các dữ liệu trên nhằm xác định và áp dụng phương án tối ưu trong từng tình huống. Hệ thống này được thiết kế dựa trên bộ công cụ CPS (cyber physical system) với hạt nhân là các CPS nguyên tố (elemental CPS) được sử dụng để thực hiện từng nguyên công (elemental operation) của quy trình sản xuất (ở đây là quy trình tuần hoàn hóa). Mô hình nguyên lý chung Muốn phát huy được năng lực của các công nghệ số với vai trò là nền tảng tích hợp các thành tựu công nghệ của CMCN 4 vào phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế số cần thiết lập được hệ thống vật lý – số (cyber physical system - CPS). Dưới đây là một mô hình như thế. Mô hình nguyên lý của hệ thống CPS (Theo VSYS) Các thành phần của mô hình - Nền tảng IoT: Bao gồm các thiết bị IoT (cảm biến, GPS, RFID, camera, đầu đọc mã QR,…) được sử dụng để thu thập dữ liệu. - Bộ điều khiển (controler): Có chức năng xử lý dữ liệu theo quy trình được lập bởi chuyên gia ngành (ở đây là các chuyên gia tuần hoàn hóa). Kết quả xử lý dữ liệu sẽ kích hoạt cơ chế ra quyết định - Cơ quan chấp hành (actuator): Là thiết bị chấp hành mệnh lệnh do controler truyền tới tác động trực tiếp lên dòng vật lý mà controler điều khiển. 81
- Kỷ yếu Ứng dụng khoa học và công nghệ trong xây dựng các Sở Khoa học và Công nghệ Hội thảo mô hình kinh tế tuần hoàn phục vụ phát triển kinh tế 26/12/2023 Thành phố Hồ Chí Minh Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh Các IoT, controler, actuators được lắp đặt trong thế giới thực và mỗi thiết bị trong số chúng, với tư cách là một thực thể, có đại diện số của mình trong không gian số. Các chuyên gia ngành chỉ có thể can thiệp vào hệ thống điều khiển thông qua đại diện số của chúng trong không gian số. Họ là những người sẽ “dạy” cho hệ thống biết cách lựa chọn phương án tối ưu trong từng tình huống cụ thể. Hệ thống CPS càng hoạt động nhiều trong thực tế càng tích lũy được nhiều phương án khác nhau cho những trường hợp khác nha. Vì thế, chúng ngày một “thông minh” hơn. II. MỘT SỐ MÔ HÌNH THỰC TẾ 1. Hệ thống giám sát xả thải và tự động cập nhật bản đồ môi trường Tại TP. HCM có thể bắt đầu từ việc thiết lập hệ thống giám sát xả thải từ các doanh nghiệp, các khu công nghiệp, các khu đô thị và tự động cập nhật bản đồ môi trường của thành phố. - Đối với các doanh nghiệp: Thí điểm với các doanh nghiệp trong danh sách phải kiểm kê khí nhà kính nhằm đáp ứng những quy định của Luật Bảo vệ môi trường. Gắn các thiết bị IoT chuyên dụng tự động đo các thông số phát thải khí nhà kính tại từng doanh nghiệp. - Đối với các khu công nghiệp: Thí điểm với các khu công nghiệp thải nhiều chất thải nhất trong thành phố. Gắn các thiết bị IoT chuyên dụng tự động đo các thông số phát thải khí nhà kính tại cửa phát thải của từng khu công nghiệp. - Đối với các khu phố: Thí điểm với các khu phố xã chất thải sinh hoạt nhiều nhất thành phố. Gắn các thiết bị IoT tại các điểm tập kết rác và các xe chở rác để tự động thu thập dữ liệu của điểm tập kết rác và đo khối lượng rác. Tất cả các dữ liệu thu thập được sẽ được tự động xử lý và cập nhật lên bản đồ môi trường thành phố. Bước này mang tính khởi động nhằm nhận diện các đối tượng và trạng thái phát thải của thành phố dựa trên ứng dụng công nghệ số. Bước phát triển tiếp theo sẽ triển khai các quy trình tuần hoàn hóa, tái chế, xử lý rác thải biến chúng thành các sản phẩm khác (năng lượng, phân bón, gạch block,…) vừa mang lại giá trị gia tăng vừa giảm ô nhiễm môi trường, tạo điều kiện để doanh nghiệp nâng cao năng lực “cạnh tranh xanh” và tham gia thị trường carbon toàn cầu. Rác thải ở Tp HCM hiện nay (Nguồn: Báo Tin tức, TTXVN) 82
- Kỷ yếu Ứng dụng khoa học và công nghệ trong xây dựng các Sở Khoa học và Công nghệ Hội thảo mô hình kinh tế tuần hoàn phục vụ phát triển kinh tế 26/12/2023 Thành phố Hồ Chí Minh Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh 2. Hệ thống tuần hoàn nước trong nuôi thủy sản Nước trong hồ nuôi thủy sản thường bị ô nhiễm bởi chất thải của vật nuôi và thức ăn thừa tạo ra. Thực tế cho thấy không thể thường xuyên thay toàn bộ lượng nước trong hồ. Vì vậy, cần có giải pháp xử lý, tái sử dụng nước theo một vòng tuần hoàn khép kín. Mô hình “sông trong ao” và tuần hoàn nước của cố GS. Nguyễn Quang Thạch tại Hưng Yên. Theo mô hình này, nước trong ao nuôi được xử lý lần lượt qua 3 bể lắng: Bể lắng cơ học thu gom thức ăn thừa và chất thải chuyển sang hệ thống xử lý, sản xuất phân bón hữu cơ. Sau đó, nước được chuyển sang bể lắng hóa - lý nơi kết tủa, lọc nước và làm sạch. Cuối cùng là bể lắng sinh học nơi thực hiện cân bằng các thành phần sinh học trong nước dưới tác động của các nhóm vi sinh vật được chọn lọc: cân bằng pH, oxy hòa tan, khoáng,... Sau đó, nước được bơm lại hồ nuôi thủy sản (tôm, cá,…). Toàn bộ quá trình được thực hiện tự động nhờ áp dụng hệ thống thông minh hoá quy trình dựa trên CPS như đã nêu trên. Mô hình này cũng có thể áp dụng cho các cơ sở chế biến thủy sản hay chế biến thực phẩm nhằm tuần hoàn nước và biến chất thải thành phân bón hữu cơ. Các mô hình nêu trên do các thành viện Nhóm chuyên gia chủ trì thực hiện ở một số địa phương. 3. Hệ thống tuần hoàn năng lượng tái tạo Mạng lưới lò sấy nông sản đốt bằng nguyên liệu hữu cơ (cánh, lá tỉa, lá rụng, rác hữu cơ các loại,…), không khói, không gây ô nhiễm môi trường, giá thành rẻ hơn ít nhất 4 lần so với sử dụng nguồn năng lượng khác để sấy nông sản. Tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân, đặc biệt là người dân ở các vùng nguyên liệu (đồi chè, đồi sắn, vùng lúa, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc ít người). Là giải pháp xóa đói, giảm nghèo hiệu quả và dễ triển khai, Nhà sản xuất cung cấp dịch vụ cho thuê lò sấy và thu mua hoặc hỗ trợ bán sản phẩm qua kênh thương mại số D2C. Mô hình đang được triển khai tại Thái Nguyên (để sấy chè) và một vài địa phương khác. Sắp tới sẽ lan rộng khắp các tỉnh Tây Nguyên, ĐBSCL, Nam Trung bộ,… vì tính 83
- Kỷ yếu Ứng dụng khoa học và công nghệ trong xây dựng các Sở Khoa học và Công nghệ Hội thảo mô hình kinh tế tuần hoàn phục vụ phát triển kinh tế 26/12/2023 Thành phố Hồ Chí Minh Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh hiệu quả về nhiều mặt của nó. 4. Mô hình nông nghiệp tuần hoàn Ở nước ta, trọng tâm của phát triển kinh tế tuần hoàn là trong lĩnh vực nông nghiệp vì nhiều lý do: Khoảng 70% dân số nước ta gắn bó với nông nghiệp, gần 50% lực lượng lao động trong độ tuổi làm việc sống ở nông thôn, làm trong lĩnh vực nông nghiệp, nông nghiệp là lĩnh vực quyết định đến tiến trình giảm khí nhà kính (diện tích rừng gần 14 triệu ha, diện tích đất nông nghiệp trên 10,5 triệu ha), kinh tế tuyến tính trong nông nghiệp làm cạn kiết nguồn tài nguyên và gây ô nhiễm nặng nề nên cần chuyển sang phát triển KTTH,… Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp là việc kiến tạo chu trình sản xuất tuần hoàn khép kín. Ví dụ sau đây do thành viên Nhóm chuyên gia sáng tạo và triển khai trên địa bàn nhiều địa phương trong cả nước (Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái bình,…). Mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp của TS Nguyễn Ánh Tuyết Với công nghệ số, chúng ta dễ dàng giám sát được toàn bộ chu trình tuần hoàn hóa này nhờ ứng dụng công nghệ IoT và hệ thống CPS áp dụng mô hình nguyên lý nêu trên. III. KẾT LUẬN Kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ và kinh tế số là những hướng phát triển chủ đạo của nền kinh tế nước ta trong nhiều chục năm tới. Trong thời chuyển đổi số, chúng gắn kết hữu cơ với nhau trong một tổng thể thống nhất. Ở nước ta hiện nay, về cơ bản đã hội đủ các yếu tố cần thiết để phát triển cả 3 dạng thức kinh tế này, ít nhất là đảm bảo chủ động cho việc khởi đầu. Phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ và kinh tế số tạo ra sự hấp dẫn mạnh mẽ đối với tất cả các đơn vị kinh tế (các doanh nghiệp, HTX, nông hộ,…) vì chúng nhanh chóng mang lại giá trị gia tăng đo đếm được chỉ trong một vụ và tỷ suất đầu tư/sinh lợi cao vượt trội so với kinh tế tuyến tính truyền thống. Với sự xuất hiện ngày một nhiều các công nghệ mới tiên tiến, tốc độ phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ và kinh tế số sẽ còn nhanh hơn nữa. Vì vậy, đây là cơ hội phát triển đột phá cho tất cả các đơn vị kinh tế nói riêng, cho cả nước ta nói chung. 84
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chính sách phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam
4 p | 11 | 8
-
Kinh tế tuần hoàn: Từ lý luận đến thực tiễn tại Việt Nam
7 p | 29 | 7
-
Mô hình phát triển kinh tế tuần hoàn trên thế giới và bài học cho phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam
15 p | 15 | 6
-
Kinh tế tuần hoàn và hướng phát triển bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam
3 p | 7 | 6
-
Xu thế phát triển nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam trong tình hình mới
5 p | 16 | 5
-
Gắn kết phát triển kinh tế tuần hoàn và kinh tế số ở Việt Nam
16 p | 10 | 4
-
Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng nền kinh tế tuần hoàn và bài học rút ra đối với Việt Nam
5 p | 18 | 4
-
Phát triển kinh tế tuần hoàn cho ngành cà phê ở Việt Nam
21 p | 14 | 3
-
Lợi ích, hạn chế của kinh tế tuần hoàn và hàm ý chính sách cho Việt Nam
7 p | 10 | 3
-
Cơ hội lồng ghép kinh tế tuần hoàn vào xây dựng xã thương mại điện tử - áp dụng thí điểm tại huyện Cần Giờ - Tp. Hồ Chí Minh
5 p | 10 | 3
-
Tiếp cận kinh tế tuần hoàn của Israel qua xử lý nước thải sinh hoạt và chất thải rắn đô thị - Kinh nghiệm cho Việt Nam
11 p | 13 | 3
-
Một số thách thức trong phát triển nền kinh tế tuần hoàn và gợi mở một số định hướng thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam
11 p | 22 | 3
-
Phát triển kinh tế tuần hoàn hướng đến bảo vệ môi trường ở thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay
8 p | 6 | 2
-
Hàm ý chính sách phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam
4 p | 6 | 2
-
Thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn trong doanh nghiệp Việt Nam
13 p | 2 | 1
-
Thực hiện kinh tế tuần hoàn hướng tới phát triển bền vững trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
13 p | 8 | 1
-
Một số mô hình phát triển kinh tế tuần hoàn trên thế giới và khuyến nghị giải pháp cho Việt Nam
9 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn