intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực hiện kinh tế tuần hoàn hướng tới phát triển bền vững trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu hướng tới việc hệ thống hoá khái niệm, vai trò của kinh tế tuần hoàn, đánh giá tình hình thực hiện kinh tế tuần hoàn, đồng thời chỉ ra thành công và hạn chế trong việc thực hiện kinh tế tuần hoàn trên địa bàn thành phố. Từ đó, đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm phát triển kinh tế tuần hoàn, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực hiện kinh tế tuần hoàn hướng tới phát triển bền vững trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

  1. THỰC HIỆN KINH TẾ TUẦN HOÀN HƢỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Nguyễn Thị Thu Hà(1) TÓM TẮT: Kinh tế tuần hoàn (KTTH) là xu thế tất yếu của thế giới và là cách thức tối ưu nhất nhằm giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế bền vững và bảo vệ môi trường. Đà Nẵng là thành phố có quy mô diện tích không quá lớn nhưng hiện Ďang có lượng chất thải ra môi trường lớn. Để phát triển bền vững, việc vận dụng KTTH trong hoạt Ďộng của một số ngành, doanh nghiệp là yếu tố then chốt quyết Ďịnh sự thành công của mô hình KTTH. Nghiên cứu hướng tới việc hệ thống hoá khái niệm, vai trò của KTTH, Ďánh giá tình hình thực hiện KTTH, Ďồng thời chỉ ra thành công và hạn chế trong việc thực hiện KTTH trên Ďịa bàn thành phố. Từ Ďó, Ďề xuất một số hàm ý chính sách nhằm phát triển KTTH, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Từ khoá: Bảo vệ môi trường, Đà Nẵng, kinh tế tuần hoàn, quản lí chất thải, phát triển bền vững. ABSTRACT: Circular economy is the inevitable trend of the world and the most optimal way to solve the relationship between sustainable economic growth and environmental protection. Da Nang, although not expansive in terms of geographical size, is currently grappling with a substantial amount of environmental waste. To foster sustainable development, the application of circular economy practices within the activities of certain industries and enterprises stands as a pivotal factor determining the success of the circular economy model. This study aims to systematize the concept and roles of the circular economy, evaluate the current implementation of circular economy practices, and identify successes and limitations in their execution within the city. Subsequently, the article proposes policy implications to foster the development of circular economy towards sustainable growth. Key Words: Environmental protection, Da Nang, circular economy, sustainable development, waste management. 1. Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng. Email: ha.ntt@due.edu.vn 1238
  2. 1. Giới thiệu Việt Nam là một quốc gia Ďang phát triển, mặc dù quy mô nền kinh tế nhỏ, xếp thứ 68 thế giới về diện tích, thứ 15 thế giới về dân số nhưng lại Ďứng thứ 4/20 thế giới về rác thải nhựa với 1,83 triệu tấn/năm. Theo dự báo, Việt Nam sẽ nằm trong số 10 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi ô nhiễm không khí; ô nhiễm không khí khiến Việt Nam mất Ďi khoảng 3,5 GDP vào năm 2035 (Arndt & cộng sự, 2015). Đà Nẵng là một thành phố trực thuộc Trung ương, hiện cũng là một trong những thành phố có lượng chất thải lớn. Theo kết quả Ďiều tra, Đà Nẵng thải ra môi trường trung bình 80.000 tấn rác thải nhựa hằng năm. Các hoạt Ďộng từ các văn phòng, vận chuyển, kho bãi, dịch vụ ăn uống, lưu trú, bán lẻ, bán buôn và các dịch vụ khác phát thải khối lượng túi nilon lên Ďến 20.019 tấn/năm, màng chất dẻo các loại khoảng 7.525 tấn/năm, chai nhựa Ďựng Ďồ uống khoảng 2.000 tấn/năm, xốp nhựa khoảng 1.800 tấn/năm và rác thải nhựa dùng một lần phát sinh từ dịch vụ ăn uống khoảng 4.500 tấn/năm… Những vấn Ďề trên Ďã gây áp lưc rất lớn lên kinh tế Đà Nẵng, Ďặt ra yêu cầu phải thay Ďổi mô hình phát triển và KTTH là lựa chọn tốt nhất Ďể giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế bền vững và bảo vệ môi trường. Trong Ďó, vận dụng KTTH trong hoạt Ďộng của các doanh nghiệp là yếu tố then chốt quyết Ďịnh Ďến sự thành công của mô hình KTTH, Ďảm bảo mục tiêu phát triển bền vững của thành phố. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm hệ thống hoá khái niệm, vai trò của KTTH với phát triển bền vững, Ďánh giá tình hình thực hiện KTTH, chỉ ra những thành công và hạn chế trong việc thực hiện KTTH ở một số ngành, doanh nghiệp trên Ďịa bàn thành phố. Từ Ďó, nghiên cứu Ďề xuất một số hàm ý chính sách nhằm phát triển KTTH Ďảm bảo mục tiêu phát triển bền vững. Nghiên cứu sử dụng nguồn số liệu thứ cấp từ các báo cáo của các cơ quan, tổ chức… Phương pháp nghiên cứu là phương pháp phân tích và tổng hợp. 2. Khái niệm, vai trò kinh tế tuần hoàn với phát triển bền vững KTTH xuất hiện lần Ďầu tiên trong nông nghiệp từ thế kỉ XVIII liên quan Ďến ý tưởng tuần hoàn vật liệu, các hộ gia Ďình cung cấp Ďầu vào cho công ty tư nhân và công ty cung cấp Ďầu ra mà hộ gia Ďình sử dụng làm Ďầu vào (Cingiz & Wesseler, 2019). Cùng với xu hướng sử dụng lãng phí tài nguyên thiên nhiên, làm phát thải khí Ďộc hại và ô nhiễm môi trường sống của loài người, Boulding (1966) kêu gọi các quốc gia chung tay bảo vệ trái Ďất thông qua xây dựng một hệ thống KTTH. KTTH Ďược biết Ďến nhiều nhất trong nghiên cứu của Stahel & Ready (1976) ở lĩnh vực công nghiệp chế tạo ô tô và xây dựng, với ý tưởng cốt lõi là việc kéo dài vòng Ďời sản phẩm sẽ giúp tiết kiệm năng lượng và sức lao Ďộng của ngành. Uỷ ban châu Âu (2015) Ďịnh nghĩa nền KTTH là ―nơi giá trị của sản phẩm, nguyên vật liệu và tài nguyên Ďược duy trì trong nền kinh tế càng lâu càng tốt và 1239
  3. giảm thiểu việc tạo ra chất thải‖. Chuyển Ďổi sang một nền KTTH sẽ tạo ra ―Ďóng góp thiết yếu cho nỗ lực của EU nhằm phát triển nền kinh tế bền vững, carbon thấp, hiệu quả về tài nguyên và cạnh tranh‖. Hiện tại, khái niệm KTTH của tổ chức Ellen Mac Arthur Foundation (2015) Ďược thừa nhận rộng rãi nhất. ―KTTH là một hệ thống có tính tái tạo và khôi phục thông qua các kế hoạch và thiết kế chủ Ďộng. Khái niệm ―kết thúc vòng Ďời‖ của vật liệu Ďược thay thế bởi khôi phục, chuyển dịch theo hướng sử dụng năng lượng tái tạo, không dùng các hoá chất Ďộc hại gây tổn hại tới việc tái sử dụng và hướng tới giảm thiểu chất thải thông qua việc thiết kế vật liệu, sản phẩm, hệ thống kĩ thuật và cả các mô hình kinh doanh trong phạm vi của nó‖. Nội hàm KTTH gồm: Bảo tồn và phát triển vốn tự nhiên thông qua kiểm soát hợp lí tài nguyên không thể phục hồi và cân Ďối với tài nguyên có thể phục hồi, nguồn năng lượng tái tạo; tối ưu hoá lợi tức tài nguyên bằng cách tuần hoàn sản phẩm và vật liệu nhiều nhất có thể trong các chu trình kĩ thuật và sinh học; nâng cao hiệu suất của toàn hệ thống bằng cách thiết kế các ngoại ứng tiêu cực (thiết kế chất thải, thiết kế ô nhiễm). Việc chuyển Ďổi sang KTTH là một cơ hội lớn Ďể phát triển nhanh và bền vững, giúp Ďáp ứng các mục tiêu của Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững thông qua bảo Ďảm sản xuất và tiêu dùng bền vững, như giảm tỉ lệ về ―suy giảm‖ tài nguyên, gìn giữ cho Ďáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai; nâng cao nhận thức của người dân về tái sử dụng, tái chế chất thải, hạn chế tiêu dùng các mặt hàng sử dụng một lần không cần thiết; mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất Ďể hỗ trợ thực hiện 100% tỉ lệ tái chế chất thải thành nguyên liệu. Đây là con Ďường hướng Ďến nền kinh tế carbon thấp. 3. Tình hình thực hiện kinh tế tuần hoàn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Mô hình KTTH thường liên quan Ďến việc tối ưu hoá sử dụng tài nguyên và giảm lượng chất thải thông qua việc tái chế, làm mới, và quản lí bền vững. Qua Ďó, kéo dài tuổi thọ của nguyên vật liệu, năng lượng và tài nguyên trong chuỗi giá trị vòng Ďời của sản phẩm, giảm thiểu tác Ďộng tiêu cực tới môi trường. Sự thích ứng của doanh nghiệp ở Đà Nẵng với mô hình này Ďược thấy qua một số biện pháp và hoạt Ďộng sau: 3.1. Quản lí chất thải và tái chế Theo tổ chức Ellen MacArthur Foundation (2015), mô hình KTTH tại các thành phố Ďối với doanh nghiệp là sự xuất hiện của: (1) Thành phố phát triển, nơi bao gồm các doanh nghiệp có năng suất kinh tế tăng nhờ giảm tắc nghẽn, loại bỏ chất thải và giảm chi phí, quản lí chất thải và tái chế; (2) Thành phố với chất lượng không khí và sức khoẻ Ďô thị Ďược cải thiện, giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm cũng như nâng cao các tương tác xã hội; (3) Thành phố có khả năng chống chịu cao: giữ nguyên vật liệu Ďược sử dụng và giảm áp lực nguyên liệu thô, khai thác công nghệ kĩ thuật số). 1240
  4. Trên cơ sở Ďó, KTTH Ďược xác Ďịnh theo Ďúng lộ trình phát triển của thành phố giai Ďoạn 2022 - 2030, ưu tiên thực hiện ở 7 lĩnh vực: Quản lí chất thải rắn; nguyên liệu; năng lượng; khu công nghiệp (KCN) sinh thái; tuần hoàn lương thực thực phẩm; tuần hoàn nước; công dân tiêu dùng xanh. Doanh nghiệp thích ứng bằng cách tăng cường quy trình quản lí chất thải và thúc Ďẩy tái chế, bao gồm cả việc Ďánh giá chất thải Ďể hiểu rõ nguồn gốc và loại chất thải, từ Ďó có biện pháp trong quản lí chất thải, tăng cường nỗ lực tái chế vật liệu và sản phẩm Ďã qua sử dụng và sử dụng vật liệu tái chế trong quá trình sản xuất. Việc giảm lượng chất thải và tái sử dụng nguồn tài nguyên giúp giảm ảnh hưởng tiêu cực Ďến môi trường. Chú trọng vào sản phẩm tái chế và xanh, doanh nghiệp có thể phát triển và tiếp thị các sản phẩm tái chế và thân thiện với môi trường, từ Ďó tạo ra một thị trường cho các sản phẩm này và Ďáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng về sản phẩm bền vững. Tại Đà Nẵng, chất thải rắn trong nông nghiệp chủ yếu Ďến từ chất thải từ trồng trọt, chăn nuôi - giết mổ, nuôi trồng, Ďánh bắt, chế biến thuỷ - hải sản và ươm - Ďốn cây. Tuy nhiên, các loại phụ phẩm nông nghiệp như rơm từ hoạt Ďộng trồng lúa Ďã Ďược sử dụng Ďể làm nấm và làm thức ăn cho gia súc. Trong chế biến thuỷ sản, các phụ phẩm như Ďầu tôm, Ďầu cá, ruột cá tại các nhà máy chế biến thuỷ sản Ďều Ďã Ďươc tận dụng Ďể làm thức ăn gia súc. Trong hoạt Ďộng xây dựng, một số rác thải rắn Ďược tái sử dụng cho khâu san lấp mặt bằng Ďồng thời Ďem tái sản xuất. Lượng chất thải rắn trong hoạt Ďộng chế biến ở các doanh nghiệp phân loại thành chất thải có thể tái chế - tái sử dụng như: giấy catton, nhựa, kim loại... và chất thải không thể tái chế. Đối với các loại chất thải có thể tái chế, phần lớn doanh nghiệp hợp Ďồng riêng và bán cho các Ďơn vị thu mua tại chỗ, còn chất thải thông thường không thể tái chế (chứa hợp chất hữu cơ, rác lá cây...), doanh nghiệp hợp Ďồng với Ďơn vị có chức năng Ďể tiến hành thu gom và xử lý theo quy Ďịnh. Bảng 1. Tỉ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn công nghiệp thƣờng theo từng phƣơng pháp Phƣơng pháp xử lý Tỉ lệ (%) Tái sử dụng 29,14 Bán phế liệu 25,48 Thuê Ďơn vị thu gom, xử lý 45,36 Xử lý khác 0,02 (Nguồn: Báo cáo số 2506/BC-BQL của BQL KCNC & các KCN Đà Nẵng, ngày 5/11/2019) Báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng cho thấy, mỗi ngày có khoảng 1.100 tấn chất thải rắn Ďược phát sinh và dự báo sẽ tăng hơn gấp Ďôi chỉ trong vòng 4 - 5 năm. Khoảng 90% chất thải này Ďược Ďổ vào bãi rác, gây gánh 1241
  5. nặng lớn cho quy hoạch của thành phố, ảnh hưởng tiêu cực Ďến môi trường và sức khoẻ người dân Ďịa phương (An Nhiên, 2020). Lượng chất thải nhựa trong nông nghiệp ngày càng tăng (bao bì thuốc bảo vệ thưc vật, nilon, bao bịch ươm cây,…). Lượng chất thải nhựa bi rò rỉ ra môi trường khá lớn, với lượng thu gom Ďược thì biện pháp xử lý là chôn lấp. Tại lò mổ, chất thải chưa Ďươc xử lý theo hướng tuần hoàn; hầu hết các cơ sở giết mổ Ďộng vật chưa Ďáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực thú y. Trong xây dựng, các phế thải tồn dư Ďược tập kết tại các bãi rác xây dựng tạm thời hoặc bị Ďổ trộm tại các lô Ďất trống. Công trình xây dựng Ďều sử dụng vật liệu tự nhiên, rất hiếm dùng vật liệu xây dựng tái chế. Hiện tại, Đà Nẵng Ďang xây dựng 2 nhà máy Ďốt rác với tổng công suất là 1.650 tấn/ngày theo hình thức PPP (Xây dựng - Cho thuê - Chuyển giao) Ďể giải quyết bài toán về xử lý rác thải hiện nay. Song song với quy trình thu gom chất thải rắn sinh hoạt của Sở Tài nguyên và Môi trường, lực lượng thu gom phế liệu tự do (chai bao/Ďồng nát/ve chai) Ďang Ďóng vai trò chủ chốt trong hệ thống quản lí chất thải. Lực lượng thu gom phế liệu (có thể tái chế) rất Ďa dạng, gồm những người nhặt phế liệu rong trên Ďường phố, những người thỉnh thoảng tranh thủ thu gom khi làm công việc dọn dẹp hoặc những người thu gom Ďộc lập hoặc người thu gom phế liệu tự do mua từ các hộ gia Ďình Ďể bán lại cho các vựa ve chai, các vựa ve chai sẽ cung cấp phế liệu cho các Ďơn vi tái chế. 3.2. Sản xuất (Sản xuất/ chế tạo và phân phối bán lẻ) Hướng Ďến mục tiêu Ďến năm 2030 sẽ xây dựng Ďược 2 - 3 KCN sinh thái theo tiêu chuẩn quốc gia với 100% sản phẩm của thành phố Ďược dán nhãn sinh thái, mức tiêu hao năng lượng cho sản xuất so với GRDP Ďạt mức giảm 1 - 1,5 /năm; xây dựng Ďược 2 nhà máy tái chế, compost,… Đà Nẵng Ďang dần cụ thể hoá trong hoạt Ďộng sản xuất cho một thành phố tuần hoàn nhằm Ďạt Ďược mục tiêu phát triển bền vững trong tương lai. Đối với mô hình KCN sinh thái: Giai Ďoạn 2015 - 2019, thành phố Ďã phối hợp với Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam hỗ trợ Ďánh giá RECP7 cho 29 doanh nghiệp, Ďề xuất 334 giải pháp sản xuất sạch hơn, trong Ďó 228 giải pháp Ďã Ďược thực hiện, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm hơn 14 nghìn tỷ Ďồng/ năm; giảm hơn 50.000 m3 nước thải, 7.000 tấn CO2 và 2700 tấn chất thải rắn/năm. Cùng với Ďó, Quỹ Môi trường Toàn cầu và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ Ďã tài trợ cho Việt Nam xây dựng thí Ďiểm KCN sinh thái tại 3 KCN, trong Ďó có KCN Hoà Khánh với mục tiêu Ďưa Ďến giải pháp công nghệ, sản xuất và sử dụng hiệu quả tài nguyên. Phát triển nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, sử dụng năng lượng hiệu quả: Trong các loại năng lượng tái tạo, Đà Nẵng có tiềm năng lớn ở năng lượng Ďiện mặt trời. Năm 2020, thành phố có 2.529 khách hàng lắp Ďặt Ďiện mặt trời mái nhà với tổng công suất lắp Ďặt 81,7 MWp, chưa kể dự án Ďiện mặt trời mặt Ďất và Ďiện mặt trời, mặt nước. Ngoài ra, thành phố có 49 doanh nghiệp là cơ sở năng lượng trọng Ďiểm thực hiện báo cáo kiểm toán năng lượng. Số lượng doanh nghiệp/cơ sở Ďã có người quản lí năng lượng Ďược cấp chứng chỉ của Bộ Công Thương là 45. Để 1242
  6. nâng cao hiệu quả và tiết kiệm Ďiện trong chiếu sáng giao thông Ďô thị, thành phố Ďã triển khai 2 dự án quan trọng là: Dự án thí Ďiểm thay thế hệ thống Ďiện chiếu sáng công cộng bằng Ďèn LED và Dự án xây dựng hệ thống Ďiều khiển trung tâm và Ďiều khiển tủ Ďiện từ xa. Quyết Ďịnh số 1737/QĐ-UBND Ďặt ra mục tiêu tỉ lệ các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới trong tổng cung năng lượng sơ cấp Ďạt khoảng 9,17 (năm 2025) và 9,69 (năm 2035) (Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội thành phố Đà Nẵng, 2022). Nhiều doanh nghiệp Ďã áp dụng mô hình KTTH trong hoạt Ďộng sản xuất kinh doanh như: Doanh nghiệp Ďầu tư sản xuất gạch không nung (Công ty Cổ phần Việt Nhật; Công ty Cổ phần Đầu tư & Thương mại VBRIC; Công ty TNHH Vật liệu xây dựng Hưng Gia Bình,...) Ďã Ďưa ứng dụng công nghệ và vật liệu mới vào lĩnh vực xây dựng. Điều này làm cho sản xuất trong lĩnh vực xây dựng Ďạt hiệu quả về môi trường - xã hội và kinh tế. Nhiều công ty Ďã có những giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và mang lại hiệu quả cao; Công ty TNHH MTV Công nghệ sinh học Minh Hồng là một trong những Ďiển hình của doanh nghiệp áp dụng KTTH trong lĩnh vực sản xuất, biến chất thải hữu cơ Ďược thu gom thành nước rửa chén hữu cơ, nước giặt organic, nước lau sàn,... với 2 giải thưởng lớn là: Giải thưởng môi trường và Giải nhất toàn quốc Hatch Fair. Tại Diễn Ďàn doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam 2020, Heineken Việt Nam Ďã chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng mô hình KTTH RESOLVE (Regenerate - Share Optimize - Loop - Virtualize - Exchange) với hệ thống xử lý mùi trạm xử lý nước thải Nhà máy bia Heineken Đà Nẵng (Thu Hường, 2019). Cùng với Ďó, các doanh nghiệp và dự án khởi nghiệp cũng Ďã hưởng ứng thực hành theo hướng KTTH như mô hình Green Run Series Series - Giải chạy không rác thải Ďầu tiên trên thế giới, VietArt - Sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường từ gỗ thải, Fuwa Refill Station - trạm làm Ďầy và tái sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường, Green Building - thu gom, phân loại, tái chế rác tại các toà nhà chung cư,… Mô hình KTTH trong lĩnh vực nông - Lâm - Ngư nghiệp: Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và thân thiện môi trường ở nhiều cấp Ďộ quy mô (hộ gia Ďình, hợp tác xã, doanh nghiệp) Ďã bước Ďầu khẳng Ďịnh Ďược hiệu quả kinh tế như trồng rau an toàn trong nhà lưới theo tiêu chuẩn VietGAP (xã Hoà Khương, Hoà Phong, Hoà Tiến, huyện Hoà Vang; La Hường, phường Hoà Thọ Đông, quận Cẩm Lệ), trồng hoa trong nhà lưới (Hoà Châu, Hoà Phước, huyện Hoà Vang), gà trứng bằng công nghệ chuồng lạnh (Hoà Ninh),... Đối với dịch vụ lưu trú và ăn uống, việc thu gom chất thải là thức ăn dư thừa Ďể bán lại cho cơ sở chăn nuôi hoặc chế biến phân bón hữu cơ Ďược xem như tiếp cận KTTH. Nhiều khách sạn khuyến khích khách sử dụng khăn tắm nhiều lần, thu gom và tái chế các bánh xà phòng Ďã sử dụng, các Ďồ nhựa Ďược thu gom và bán lại cho các cơ sở thu gom tái chế. Đà Nẵng Ďã phát Ďộng hạn chế sử dụng túi ni lông khó phân huỷ tại các chợ và siêu thị trên Ďịa bàn. Thành phố cũng Ďã ban hành và tập huấn triển khai 1 bộ quy tắc ứng xử trong hoạt Ďộng du lịch tại Đà Nẵng với nhiều thứ tiếng (Việt, Anh, Trung, Hàn,…) và 9 bộ tiêu chí chuẩn 1243
  7. chuyên nghiệp trong hoạt Ďộng kinh doanh du lịch. Tại khu, Ďiểm du lịch tại Đà Nẵng Ďã quy hoạch bố trí các khung lưới sắt nhằm thu gom phân loại rác tái chế. Sở Du lịch khuyến khích du khách không sử dụng túi ni lông khi Ďến tham quan, du lịch; khuyến khích dùng bình nước lớn, tái sử dụng chai Ďựng nước, sử dụng cốc, chai thuỷ tinh Ďể dùng Ďược nhiều lần thay thế cho chai nhựa. Phát triển của kinh tế chia sẻ trên Ďịa bàn thành phố: Các dịch vụ dựa trên nguyên lý kinh tế chia sẻ là một hình thức tiêu dùng tuần hoàn. Nền móng cho sự xuất hiện của mô hình này là sự phát triển nhanh chóng của Internet và sự kết nối giữa những người tiêu dùng với nhau. Ở Đà Nẵng nhiều mô hình kinh tế chia sẻ như: Bee, Grab, Airbnb; sự xuất hiện của nhiều start-up như: Ahamove, jupviec.vn, Cơm mẹ nấu,... Dự án khởi nghiệp Kết nối văn hoá (Cultures Connect) năm 2016 giúp du khách Ďến Đà Nẵng có thể tham gia những bữa cơm gia Ďình truyền thống, lễ hội dân gian hay thử sinh sống và làm việc trong các làng nghề. Đổi lại, hộ gia Ďình Ďịa phương tham gia mạng lưới sẽ có thêm thu nhập, hướng dẫn viên Ďược trau dồi văn hoá, vốn sống và kĩ năng giao tiếp. 3.3. Tiêu dùng Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường (2021), thành phố Ďang triển khai 37 mô hình gắn với tiêu dùng xanh như thùng thu gom pin thải, mái nhà xanh, trồng chuối lấy lá, Ďiểm tập kết rác văn minh, khu dân cư tự quản về môi trường; tổ thân thiện môi trường; thôn không rác; trường học không rác, phụ nữ hạn chế sử dụng túi ni lông,… Thành phố cũng Ďã xúc tiến 9 dự án về quản lí chất thải rắn, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và quản lí rác thải nhựa với hơn 70 tỷ Ďồng (giai Ďoạn 2021 - 2024); Thiết lập nguồn lực hỗ trợ kĩ thuật chuyên sâu từ các tổ chức Ďối tác trong và ngoài nước, các chuyên gia Ďịa phương (>25 cán bộ Ďầu mối, chuyên gia kĩ thuật). Kết quả là tỉ lệ các tổ dân phố thực hiện phân loại rác tự nhiên là 83%. Tuy nhiên, tỉ lệ các hộ gia Ďình thực hiện phân loại rác tự nhiên chỉ Ďạt ở mức trung bình (63%). Tỉ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện phân loại rác tự nhiên ở mức trung bình (
  8. hình KTTH. Công nghệ mới sẽ giúp việc thực hiện mô hình này hiệu quả, giảm thải ô nhiễm, bảo tồn thiên nhiên và Ďa dạng sinh học, tránh khai thác quá mức tài nguyên, tạo Ďược cơ hội việc làm mới. 3.4. Thiết kế Thực tiễn phát triển cho thấy, một số ngành/ lĩnh vực kinh tế trên Ďịa bàn thành phố Ďã quan tâm Ďến thiết kế theo nguyên tắc của KTTH trước khi Ďưa vào triển khai thực hiện. Công văn số 686/CLCT-MTBV, ngày 5/9/2023 gửi Ban quản lí khu công nghệ cao và các KCN thành phố phối hợp, hỗ trợ triển khai nhiệm vụ trên. Trong Ďó: Ban quản lí khu công nghệ cao và các KCN thành phố quan tâm Ďến chính sách ưu tiên, ưu Ďãi, hỗ trợ và hợp tác phát triển KCN áp dụng KTTH tại Ďịa phương; lồng ghép KTTH trong phương hướng và phương án hệ thống KCN; Ďưa ra các Ďề xuất, kiến nghị nhằm thúc Ďẩy thành lập mới, chuyển Ďổi KCN áp dụng KTTH. Công ty phát triển và khai thác hạ tầng KCN và Công ty cổ phần Ďầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng thực hiện nhiệm vụ: Thiết kế mặt bằng tổng thể tối ưu nhằm liên kết và nâng cao hiệu quả sử dụng và giảm Ďịnh mức tiêu thụ tài nguyên Ďất, nước, khoáng sản, năng lượng; nâng cao tỉ lệ tái chế và giảm thiểu tổng khối lượng chất thải phát sinh; phát triển, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; thu gom, lưu trữ tái sử dụng nước mưa, nước thải; hoạt Ďộng cộng sinh công nghiệp. Các doanh nghiệp trong KCN Hoà Khánh: Sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thân thiện môi trường; tối ưu hoá sử dụng thiết bị, sản phẩm; tăng hiệu quả sản xuất, sử dụng hiệu quả tài nguyên, nguyên liệu, vật liệu; kéo dài vòng Ďời sản phẩm và các linh kiện, cấu kiện của sản phẩm gồm: tái sử dụng, tu sửa, tân trang, tái sản xuất, thay Ďổi mục Ďích sử dụng; tái chế chất thải và hoạt Ďộng thu hồi năng lượng thông qua thiêu Ďốt chất thải. Về nông nghiệp: Thực tiễn phát triển nông nghiệp cho thấy một số biểu hiện của KTTH trong ngành nông nghiệp như ở huyện Hoà Vang Ďã triển khai các mô hình vườn - ao - chuồng (VAC) và biến thể vườn - ao - chuồng - biogas (VACB), vườn - ao - chuồng - rừng (VACR). Trong Ďó, mô hình chăn nuôi hộ trang trại thu hồi phân trâu bò, gà, heo Ďể làm phân bón, sản xuất khí biogas hoặc nuôi trùn quế mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình sử dụng rơm rạ là phụ phẩm của ngành trồng trọt làm phân bón ruộng và làm thức ăn cho trâu bò hay Ďể sản xuất nấm rơm cũng Ďã Ďược áp dụng. Đặc biệt, thành phố Ďã ứng dụng sử dụng mô hình VACB trong khắc phục sự bất hợp lí trong quản lí phế thải, sử dụng hợp lí phế phụ phẩm nông nghiệp Ďể trả lại Ďộ phì cho Ďất. Xử lý an toàn chất thải Ďộng vật, tạo năng lượng tái sinh tạo nguồn chất Ďốt phục vụ sinh hoạt chống ô nhiễm môi trường và góp phần giảm phát thải, giảm hiệu ứng nhà kính gây biến Ďổi khí hậu. Một số doanh nghiệp Ďã ứng dụng linh hoạt mô hình này bên cạnh việc sản xuất chính như Nhà máy bia Heineken Việt Nam tại Đà Nẵng (ở KCN Hoà Khánh) Ďã hình thành một vườn rau xanh ngay trong khuôn viên nhà máy từ ý tưởng muốn tận dụng nguồn nước thải, phế phẩm trong quá trình sản xuất bia, cung cấp trung bình 20 kg rau củ quả các loại phục vụ bữa ăn cho 150 cán bộ, nhân viên công ty. 1245
  9. Về xây dựng: Từ Ďịnh hướng thiết kế quy hoạch kiến trúc về dự án và công trình xanh, Đà Nẵng Ďã tiếp cận và chọn Khu Ďô thị FPT làm hình mẫu. Hiện nay, công trình FPT Complex là một công trình thí Ďiểm áp dụng tiêu chuẩn công trình xanh - tiết kiệm năng lượng áp dụng phiên bản 2013 của QCVN09 và là công trình duy nhất hiện nay ở Đà Nẵng Ďược cấp chứng chỉ Excellence in Design for Greater Efficiencies EDGE5. FPT Complex sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường qua sản xuất bằng công nghệ tiên tiến. Thiết kế kiến trúc công trình và cảnh quan Ďược tối ưu hoá, cho phép tận dụng năng lượng tự nhiên. Toàn bộ phần mái là hệ thống pin mặt trời cực lớn, cảnh quan trong khuôn viên toà nhà có công viên, Ďồi cỏ,... FPT Complex là công trình kiến trúc có khả năng truyền cảm hứng làm việc cho người lao Ďộng. Các thiết kế hệ thống kĩ thuật về Ďiều hoà không khí và thu gom hệ thống nước thải cũng ứng dụng công nghệ mới nhất của Nhật. Nước thải sau khi xử lý có thể sử dụng Ďể tưới cỏ và vệ sinh sân vườn,… 3.5. Hình thành mạng lưới inh tế tuần hoàn ở Đà Nẵng Năm 2019, UNDP A-Lab Việt Nam, trực thuộc mạng lưới 90 A-Lab toàn cầu của UNDP có một số hoạt Ďộng tiêu biểu về môi trường ở Đà Nẵng như: Thí nghiệm xây dựng mô hình phân loại rác thân thiện tại khu chung cư Cẩm Lệ, nghiên cứu về hệ sinh thái thu gom rác phi chính thống và tác Ďộng của COVID- 19 với nhóm ve chai. Vấn Ďề môi trường và rác thải có tính phức tạp cao với nhiều chủ thể liên quan cùng với yếu tố cơ sở hạ tầng, văn hoá, thói quen lâu nay khó thay Ďổi. Nhận thấy sự cần thiết của việc huy Ďộng cộng Ďồng và tìm ra giải pháp Ďồng bộ trong các hoạt Ďộng vì môi trường, UNDP A-Lab Việt Nam Ďã phối hợp với vườn ươm doanh nghiệp Đà Nẵng phát triển những chương trình hành Ďộng mang tính bền vững, nhằm lan toả nhận thức và tạo tác Ďộng lớn hơn trong cộng Ďồng tại khu vực miền Trung. Từ Ďây, Mạng lưới KTTH Đà Nẵng (DCEH) ra Ďời, tập trung vào việc hỗ trợ nhân tài có dự án sáng tạo vì môi trường, thúc Ďẩy cải thiện hệ thống xử lý rác thải rắn tại Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung; thúc Ďẩy tiêu dùng bền vững/ tiêu dùng xanh trong cộng Ďồng tại khu vực miền Trung. 4. Đánh giá chung 4.1. Thành công Thành phố Ďã ban hành nhiều Ďề án, quy Ďịnh và kế hoạch hành Ďộng quan trọng có liên quan và tác Ďộng trực tiếp Ďến lộ trình phát triển KTTH, Ďặt biệt là Đề án Xây dựng Đà Nẵng: Thành phố môi trường giai Ďoạn 2008 - 2020 và 2021 - 2030 và Ďã Ďạt Ďược những kết quả bước Ďầu quan trọng làm tiền Ďề thuận lợi Ďể phát triển KTTH như: - Có nhiều thực tiễn và sáng kiến tốt về áp dụng KTTH, Ďặc biệt là trong các lĩnh vực nông, lâm và ngư nghiệp, công nghiệp cung cấp nước và xử lý nước thải, công nghiệp chế biến chế tạo, dịch vụ lưu trú và ăn uống,… 1246
  10. - Mô hình KCN sinh thái (mô hình KTTH ở cấp Ďộ trung bình) Ďược triển khai thí Ďiểm Ďạt nhiều kết quả khả quan, là nền tảng tốt Ďể nhân rộng trong tương lai. - Ý thức, nhận thức của mỗi người dân, doanh nghiệp, tổ chức trong bảo vệ môi trường ngày càng nâng cao. - Dịch vụ thu gom phế liệu, vật liệu có giá trị Ďầu vào cho tái sử dụng, tái chế Ďã có từ rất sớm Ďã góp phần giải quyết phần nào yêu cầu của hoạt Ďộng tái chế. - Nhiều hoạt Ďộng hỗ trợ cho sự phát triển của KTTH Ďã hình thành bước Ďầu, có thể trở thành nhân tố thúc Ďẩy sự phát triển của KTTH. - Nhiều chỉ tiêu về môi trường Ďã Ďạt Ďược; các Ďiểm nóng môi trường Ďược xử lý triệt Ďể, Ďiểm nóng phức tạp Ďược kiềm chế. - Nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh mới hướng Ďến gần hơn với KTTH trong doanh nghiệp Ďược thực hiện khá thành công, tạo ra nhiều cơ hội sản xuất, kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. 4.2. Hạn chế Tuy nhiên, Ďể tiến Ďến thành phố tuần hoàn cho Đà Nẵng, nhiều hạn chế, bất cập vẫn cần Ďược cải thiện: - Nhận thức, kiến thức và kĩ năng của người dân, doanh nghiệp, cơ quan quản lí nhà nước và các bên có liên quan là chưa Ďầy Ďủ. - Nhiều yếu tố hỗ trợ Ďược cho là cần thiết Ďể phát triển KTTH vẫn chưa Ďược triển khai như: Mua sắm công chưa thực sự Ďược sử dụng như một Ďòn bẩy cho các dự án thực hiện liên quan Ďến tuần hoàn; năng lực hiện có trong khu vực nhà nước và khu vực tư nhân chưa Ďủ Ďể thực hiện tuần hoàn; chưa triển khai các chương trình R&D và các chương trình Ďào tạo cho các dự án thực hiện liên quan Ďến mô hình tuần hoàn; thiếu các chương trình Ďào tạo liên quan KTTH ở tất cả các cấp học; các sáng kiến về tuần hoàn Ďã Ďược triển khai hoặc thí Ďiểm nhưng ít Ďược biết Ďến và chưa Ďược nhân rộng. - Chưa rà soát Ďược tổng thể Ďể lựa chọn Ďược lĩnh vực trọng tâm ưu tiên nguồn lực Ďể phát triển và tạo lan toả Ďến các lĩnh vực còn lại của nền kinh tế. - Ưu Ďãi, hỗ trợ Ďối với hoạt Ďộng Ďầu tư, sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường nhưng còn khá mờ nhạt. - Hệ thống quản lí chất thải rắn hiện nay không hỗ trợ cho việc thực hiện tuần hoàn chất thải; hệ thống thu gom còn yếu, tỉ lệ tái chế thấp. Cơ chế khuyến khích tuần hoàn chất thải công nghiệp chưa rõ ràng Ďể khuyến khích doanh nghiệp. - Tuyên truyền và quảng cáo các sản phẩm tuần hoàn chưa hiệu quả: Việc tuyên truyền lợi ích của KTTH cho người dân còn ít, chưa hiệu quả. Người dân vẫn e ngại dùng sản phẩm tái chế. Chưa quan tâm Ďến lợi ích cho các doanh nghiệp. 1247
  11. - Việc tiếp cận các nguồn vốn vay ưu Ďãi, tín dụng xanh Ďể Ďầu tư chuyển Ďổi dây chuyền sản xuất sang công nghệ xanh, thân thiện với môi trường còn hạn chế, Ďòi hỏi nhiều thủ tục, thời gian. - Khung chính sách về phát triển mô hình KTTH ở thành phố chưa Ďược xây dựng cụ thể, rõ ràng. Các Ďiều kiện về pháp lí, kết cấu hạ tầng cho phát triển KTTH còn thiếu, nhiều bất cập, gây khó khăn cho việc triển khai các mô hình kinh doanh mới. 5. Một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy sự phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn ở Đà Nẵng Để thúc Ďẩy phát triển KTTH ở Đà Nẵng cần thực hiện Ďồng bộ các giải pháp sau: Thứ nhất, hoàn thiện hành lang pháp lí phục vụ cho phát triển KTTH. Quản lí dự án theo chu kỳ vòng Ďời, thiết lập lộ trình xây dựng và áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường. Đẩy nhanh việc hoàn thiện, ban hành chính sách ưu Ďãi, hỗ trợ thúc Ďẩy công nghiệp môi trường, bao gồm công nghiệp tái chế. Ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn về công nghệ, thúc Ďẩy phát triển thị trường trao Ďổi sản phẩm phụ, sản phẩm thải Ďể kết nối chuỗi giữa thải bỏ - tái chế - tái sử dụng Ďể rút ngắn chu kỳ sản xuất, chuyển Ďổi chất thải thành nguyên liệu thức ăn trong hệ thống vòng kín của chu trình sản xuất mới. Thứ hai, sử dụng hiệu quả các nguồn lực Ďầu vào và áp dụng khoa học công nghệ vào các ngành, Ďặc biệt là xử lý rác thải Ďể tái tạo nguyên liệu mới. Quy Ďịnh lộ trình thay thế các nhiên liệu, sản phẩm sử dụng nguyên liệu quý hiếm sang sản phẩm sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường, sử dụng nhiều lần, kéo dài thời gian sử dụng hữu ích của sản phẩm. Bên cạnh Ďó, việc phát triển KTTH cần phải dựa trên các ngành, lĩnh vực Ďa dạng và Ďang triển khai các mô hình kinh tế gần với cách tiếp cận KTTH, từ Ďó bổ sung và hoàn thiện sự lựa chọn phù hợp cho từng ngành, lĩnh vực. Tuy nhiên, cần phải dựa trên các mô hình Ďa dạng như các mô hình 3R (giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải). Đà Nẵng phải ưu tiên thực hiện và Ďưa vào kế hoạch 5 năm tới Ďể giải quyết triệt Ďể, giảm thiểu tối Ďa phát thải rác môi trường trên cơ sở phát triển KTTH. Thứ ba, Ďiều chỉnh quy hoạch năng lượng, kiểm soát, thúc Ďẩy cho lựa chọn dự án Ďầu tư dựa trên xem xét các yếu tố về quy mô, công nghệ sản xuất, kĩ thuật môi trường và vị trí thực hiện dự án. Xây dựng lộ trình chuyển Ďổi công nghệ dựa trên các tiêu chí chi tiết về tiết kiệm và hiệu quả năng lượng, giảm thiểu chất thải. Bên cạnh Ďó, thu hồi vật liệu Ďóng vai trò quan trọng trong KTTH. Ba nhóm giải pháp chính Ďể thúc Ďẩy việc này, Ďó là: phân loại rác tại nguồn, mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất (ERP) và thúc Ďẩy thị trường mới phát triển (bao gồm thị trường thu hồi và tái chế nhựa, giấy, kim loại,... và thị trường cung cấp các sản phẩm tái chế). Về phía doanh nghiệp, doanh nghiệp cần xác Ďịnh rõ ưu tiên hàng Ďầu. Sản phẩm cần Ďược thiết kế Ďể dễ dàng tái chế, Ďảm bảo tiêu chuẩn không phát thải ra môi trường khi kết thúc vòng Ďời. Ngoài ra, doanh 1248
  12. nghiệp cần nỗ lực phát triển các chuỗi cung ứng bền vững với môi trường. Thuyết phục người tiêu dùng thay Ďổi thói quen mua sắm. Thứ tư, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về KTTH. Các dữ liệu không chỉ tập trung thông tin về Ďiển hình hoặc sáng kiến tuần hoàn tốt Ďể xem xét vận hành rộng lớn, mà còn bao gồm cả dữ liệu giúp quản lí, theo dõi mức Ďộ tuần hoàn của nền kinh tế (như tỉ lệ tái chế chất thải rắn, tỉ lệ tái sử dụng chất thải, hiệu suất tuần hoàn tài nguyên...). Thứ năm, nâng cao nhận thức, ý thức của người dân về trách nhiệm Ďối với sản phẩm trong suốt vòng Ďời. Cần có các chương trình tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức của người dân về việc phân loại rác thải từ nguồn, tạo Ďiều kiện cho công tác thu gom, vận chuyển Ďể Ďưa vào tái sử dụng và tái chế Ďược thuận lợi và dễ dàng hơn. Thứ sáu, tăng cường trao Ďổi, học hỏi kinh nghiệm thực hiện thành công KTTH, từ Ďó chuyển giao và áp dụng vào hoàn cảnh cụ thể của Đà Nẵng. Các mô hình KTTH gắn với công nghệ cao và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, do vậy cần có cơ chế, chính sách cho phát triển công nghệ sạch, tái sử dụng, tái chế chất thải, chất thải phải trở thành nguồn tài nguyên trong nền kinh tế xét cả khía cạnh sản xuất và tiêu dùng. Thứ bảy, thực hiện phát triển KTTH cần có lộ trình và ưu tiên trong phát triển dựa trên nhu cầu thị trường và Ďòi hỏi của xã hội. Ưu tiên trước hết là chất thải nhựa và túi ni lông phải thực hiện và Ďưa vào kế hoạch 5 năm tới Ďể giải quyết triệt Ďể, giảm thiểu tối Ďa phát thải ra môi trường dựa trên cơ sở phát triển KTTH. 6. Kết luận Mô hình KTTH là giải pháp cốt yếu nhằm hướng Ďến phát triển bền vững, tức là phát triển kinh tế Ďi Ďôi với bảo vệ môi trường. KTTH mang lại 4 lợi ích cơ bản: tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, thúc Ďẩy phát triển kinh tế và lợi ích xã hội. Việc thực hiện KTTH ở một số ngành/ lĩnh vực ở Đà Nẵng Ďang mang lại những thành công Ďáng kể, nhưng cũng còn nhiều hạn chế phải Ďược cải thiện Ďể Ďảm bảo mục tiêu phát triển bền vững. Bài viết chỉ rõ khái niệm, vai trò KTTH với phát triển bền vững, Ďánh giá tình hình thực hiện KTTH ở Đà Nẵng. Từ Ďó, Ďề xuất hàm ý chính sách Ďể phát triển KTTH, gồm: hoàn thiện hành lang pháp lí; xây dựng lộ trình; thu hồi vật liệu, kiểm soát chặt chẽ rác thải; xây dựng Ďịnh hướng cụ thể nhằm tối ưu hoá nguồn nguyên liệu Ďầu vào, chuyển dịch nhu cầu tài nguyên; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về KTTH; huy Ďộng sự tham gia của cộng Ďồng vào phát triển KTTH. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. An Nhiên (2020), Đà Nẵng: Phát triển bền vững với kinh tế tuần hoàn. Truy cập tại: https://baotainguyenmoitruong.vn/da-nang-phat-trien-ben-vung- voi-kinh-te-tuan-hoan-318278.html. 1249
  13. 2. Arndt, C.F.T. & Thurlow, J. (2015), The economic costs of climate change: A multi-sector impact assessment for Vietnam, Sustainability, 7 (4), 4131-4145. doi.org/10.3390/su7044131. 3. Boulding, K. (1966). The Economics of the Coming Spaceship Earth. Resources for the Future, 1 - 14. Truy cập tại: http://arachnid.biosci.utexas.edu/ courses/THOC/Readings/Boulding_SpaceshipEarth.pdf 4. Cingiz, K. & Wesseler, J. (2019). Opportunities and the policy challenges to the circular agri-food system. In L. Dries, W. Heijman, R. Jongeneel, K. Purnhagen & J. Wesseler, EU Bioeconomy Economics and Policies: Volume II (pp. 293-318). London: Palgrave Macmillan. doi:10.1007/978-3-030-28642-2_16. 5. European Commission (2015), Closing the loop - An EU action plan for the Circular Economy. Truy cập tại: https://www.eea.europa.eu/policy- documents/com-2015-0614-final. 6. Ellen MacArthur Foundation (2015), Towards the circular economy: Economic and business rationale for an accelerated transition‖. Truy cập tại: https://emf.thirdlight.com/file/24/_A-BkCs_h7gfln_Am1g_JKe2t9/Towards% 20a%20circular%20economy%3A%20Business%20rationale%20for%20an%20a ccelerated%20transition.pdf. 7. Stahel, W.R. & Reday, G. (1976). The potential for substituting manpower for energy, report to DGV for Social Aairs, Commission of the EC: Brussels, Belgium. 8. Thu Hường (2019), Việt Nam hướng tới nền kinh tế tuần hoàn, Truy cập tại: http://consosukien.vn/viet-nam-huong-toi-nen-kinh-te-tuan-hoan.htm 9. Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội thành phố Đà Nẵng (2022), Lộ trình phát triển kinh tế tuần hoàn tại thành phố Đà Nẵng. Truy cập tại: https://dised.danang.gov.vn/Uploads/UNDP%20Circular%20Economy%20handb ook%20-%20Vie_compressed.pdf 1250
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2