intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp hướng đến phát triển bền vững ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

12
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày những đặc trưng cơ bản thực hiện kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp; Kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp với phát triển bền vững ở Việt Nam; Thực trạng phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp Việt Nam; Đánh giá hiện trạng kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp với phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay; Các giải pháp phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp hướng đến phát triển bền vững ở Việt Nam

  1. 94 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TUẦN HOÀN TRONG NÔNG NGHIỆP HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM Trương Văn Hùng(1) TÓM TẮT: Hiện nay, ở Việt Nam, hoạt động sản xuất nông nghiệp không chỉ quy mô hộ gia đình mà còn sản xuất quy mô lớn, đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao, đảm bảo tính cạnh tranh, các tiêu chí an toàn thực phẩm và môi trường chặt chẽ hơn. Do vậy, mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp là cơ hội tốt để thiết kế lại và thiết kế mới trong sản xuất nông nghiệp, nhằm giảm thiểu tối đa đầu vào nhưng vẫn đảm bảo số lượng và chất lượng sản phẩm tốt hơn, đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường, nhất là đối với diện tích đất và sử dụng nguồn nước của sản xuất nông nghiệp. Kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu thế tất yếu nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, việc nghiên cứu đẩy mạnh đổi mới công nghệ, chuyển từ thế giới thực sang thế giới số sẽ là cơ hội lớn để thực hiện phát triển kinh tế tuần hoàn, mang lại hiệu quả tăng trưởng cao hơn so với cách thức tăng trưởng tuyến tính trước đây. Từ khóa: Phát triển, kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp, phát triển bền vững, Nghệ An. ABSTRACTS: Currently in Vietnam, agricultural activities encompass not only small-scale household production but also large-scale production, demanding high product quality to ensure competitiveness, food safety, and stricter environmental standards. Therefore, the Circular Economy model in agriculture presents a favorable opportunity for both redesigning and innovating agricultural production. This approach aims to minimize inputs while ensuring improved quantity and product quality. This will 1. Tổng Công ty cổ phần Vật tư Nông nghiệp tỉnh Nghệ An.
  2. Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 95 enhance market competitiveness, particularly concerning land utilization and water resources in agricultural production. The Circular Economy is rapidly emerging as an essential trend to meet the demands of sustainable development, especially amid the robust Industrial Revolution 4.0. Vigorous research and technological advancement, transitioning from the physical realm to the digital domain, will serve as a significant avenue for implementing Circular Economy development. This, in turn, is expected to yield higher growth efficiency compared to the previous linear growth method. Key words: Develop, circular economy, agriculture, sustainable development, Nghe An. 1. Những đặc trưng cơ bản thực hiện kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp Nông nghiệp là 1 trong 3 nhóm ngành cấu trúc nên nền kinh tế sản xuất nông nghiệp có đặc trưng riêng, gắn bó chặt chẽ với môi trường thiên nhiên, nhất là đất, nước và không khí. Dựa trên những tiêu chí cơ bản của mô hình kinh tế tuần hoàn, ngành sản xuất nông nghiệp có những đặc trưng chính sau: Thứ nhất, về cơ bản sản xuất nông nghiệp gắn bó chặt chẽ với các thành phần của môi trường thiên nhiên như đất đai, nguồn nước, khí hậu và sinh vật. Những yếu tố này có đặc tính tự nhiên là khả năng tự điều chỉnh và tạo lập cân bằng mới, do vậy, nếu có một sự can thiệp phù hợp sử dụng các yếu tố đầu vào của thiên nhiên trong sản xuất nông nghiệp sẽ là cơ hội tạo nên một cân bằng tự nhiên phù hợp có lợi cho sản xuất nông nghiệp và môi trường. Ngược lại, nếu sử dụng các yếu tố đầu vào của thiên nhiên không phù hợp sẽ gây ra trở ngại cho sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường, mất cân bằng sinh thái. Chính vì lý do này, mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp hướng đến tính cân bằng về mặt sinh thái và duy trì vốn có về các yếu tố của điều kiện tự nhiên. Thứ hai, mô hình kinh tế tuần hoàn nói chung và trong sản xuất nông nghiệp nói riêng được hình thành dựa trên nguyên lý cân bằng vật chất và năng lượng, đặc biệt hiệu quả tổng thể do mô hình mang lại bao gồm kinh tế - xã hội và môi trường. Động lực kinh tế kết hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ là những yếu tố chính thúc đẩy phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn. Đối với sản xuất nông nghiệp là ngành có nhiều điều kiện thuận lợi để triển khai và thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn trong từng lĩnh vực cụ thể như trồng trọt, chăn nuôi cũng như sự kết hợp gắn kết giữa trồng trọt và chăn nuôi. Không chỉ vậy, đối với chế biến sản phẩm nông nghiệp, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn sẽ thu hồi các phụ phẩm và các chất thải quay vòng không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế về mặt tài chính mà còn bảo vệ môi trường đáp ứng các tiêu chuẩn quy định những cam kết môi trường đối với các hiệp định thương mại, nhất là các hiệp định dựa trên nguyên lý cân bằng vật chất và năng lượng, đặc biệt hiệu quả tổng thể do mô hình mang lại bao gồm kinh tế - xã hội và môi trường.
  3. 96 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn đối với sản xuất nông nghiệp, từ khâu thiết kế đã phải tính tới chất thải đầu ra sẽ được tái sử dụng, tái chế, đầu vào cho hoạt động sản xuất khác nhằm đem lại hiệu quả kinh tế tổng thể lớn nhất. Như vậy, đòi hỏi có sự liên kết, kết nối các ngành, lĩnh vực có khả năng tận dụng chất thải đầu ra của nhau. Ví dụ: đối với sản xuất lúa gạo cần liên kết với doanh nghiệp sản xuất nấm từ rơm rạ, nơi sử dụng trấu làm năng lượng, vật liệu xây dựng,... để tạo thành vòng tròn khép kín của hoạt động sản xuất. 2. Kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp với phát triển bền vững ở Việt Nam - Nhận thức rõ tầm quan trọng của bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã sớm chủ trương phát triển kinh tế đi đối với bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững. - Ngay trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 1991 - 2000 được thông qua tại Đại hội lần thứ VII của Đảng, Đảng ta đã chủ trương: Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường. - Nghị quyết số 55-NQ/TW, ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã khẳng định: “Ưu tiên sử dụng năng lượng gió và mặt trời cho phát điện; khuyến khích đầu tư xây dựng các nhà máy điện sử dụng rác thải đô thị, sinh khối và chất thải rắn đi đôi với công tác bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế tuần hoàn”. - Quan điểm phát triển kinh tế tuần hoàn được nhấn mạnh trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII: “Kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh đang là mô hình nhiều quốc gia lựa chọn và đề ra định hướng trong giai đoạn 2021 - 2030, Việt Nam xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường”. - Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng coi khuyến khích phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn để sử dụng tổng hợp và hiệu quả đầu ra của quá trình sản xuất là một trong những giải pháp chiến lược trong 10 năm tới. - Để cụ thể hóa chủ trương của Đảng, trong những năm qua, Nhà nước ta đã có những chính sách, pháp luật liên quan đến phát triển kinh tế tuần hoàn, bao gồm: Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, 2014, Luật Khoáng sản năm 2010, Luật Tài nguyên nước năm 2012, Luật Đất đai năm 2013 và nhiều văn bản dưới luật. - Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 cũng khẳng định, phải lồng ghép, thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội (Khoản 11, Điều 5).
  4. Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 97 - Theo Khoản 1, Điều 142, Luật Bảo vệ môi trường: Kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm khai thác nguyên liệu, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. - Dựa vào định nghĩa kinh tế tuần hoàn, chúng tôi đã xây dựng sơ đồ phát triển kinh tế tuần hoàn theo Hình 1. Hình 1. Sơ đồ phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam Điều 142, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 cũng yêu cầu: - Các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh thực hiện lồng ghép kinh tế tuần hoàn ngay từ giai đoạn xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển; quản lý, tái sử dụng, tái chế chất thải (Khoản 2). - Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm thiết lập hệ thống quản lý và thực hiện biện pháp để giảm khai thác tài nguyên, giảm chất thải, nâng cao mức độ tái sử dụng và tái chế chất thải ngay từ giai đoạn xây dựng dự án, thiết kế sản phẩm, hàng hóa đến giai đoạn sản xuất, phân phối (Khoản 3).
  5. 98 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Một số cơ chế, chính sách thúc đẩy kinh tế tuần hoàn đã được thể chế hóa trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 như: - Phân loại chất thải tại nguồn, thu phí chất thải dựa trên khối lượng; - Tái chế, tái sử dụng chất thải; - Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR); - Các công cụ, chính sách kinh tế như thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường; - Phát triển công nghiệp môi trường, dịch vụ môi trường... 3. Thực trạng phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp Việt Nam Trong những năm qua, ngành Nông nghiệp Việt Nam đã phát triển và đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, bảo đảm an ninh lương thực, và nâng cao thu nhập cho người sản xuất, kinh doanh nông nghiệp. Năm 2022, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng trên 3%. Đánh giá về kết quả tích cực của ngành Nông nghiệp vào sự ổn định, phát triển kinh tế chung, hiệu quả sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản không ngừng tăng lên qua các năm; quá trình tái cơ cấu đạt được nhiều kết quả tích cực. Giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ước tính năm 2022 tăng 3,36% so với năm 2021, đóng góp 5,11% vào tốc độ tăng giá trị tăng thêm của nền kinh tế. Trong đó, ngành Nông nghiệp tăng 2,88%, đóng góp 0,27 điểm phần trăm; ngành lâm nghiệp tăng 6,13% do chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,03 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 4,43%, đóng góp 0,12 điểm phần trăm. Không chỉ gặt hái thành công trong sản xuất nông nghiệp mà xuất khẩu nông sản Việt Nam còn đạt nhiều dấu ấn ấn tượng. Chất lượng nhiều sản phẩm chủ lực không những chiếm lĩnh thị trường trong nước mà còn vươn ra thị trường nước ngoài, chinh phục những thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Hàn Quốc,... Kim ngạch xuất khẩu nông sản, lâm sản năm 2022 ước tính đạt 24,73 tỷ USD, chiếm 6,7% cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu, tăng 3,9% so với năm trước. Nhiều mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu cao hơn năm trước, như: cà phê 3,9 tỷ USD (tăng 28,3% so với năm 2021); cao su 3,3 tỷ USD (tăng 1,1%); gạo 3,5 tỷ USD (tăng 7%); hồ tiêu 963 triệu USD (tăng 2,7%); sắn và sản phẩm sắn 1,4 tỷ USD (tăng 17,1%). Đáng chú ý, xuất khẩu thủy sản lần đầu tiên đạt mốc 10,9 tỷ USD, chiếm 2,9% cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu, tăng 23,1% so với năm 2021; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 15,9 tỷ USD, tăng 7,1%. Đây là 2 trong 8 mặt hàng xuất khẩu có giá trị trên 10 tỷ USD trong năm 2022. Thị trường tiêu thụ nông sản được mở rộng đến nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ: Châu Á vẫn đứng vị trí số 1 với gần 45% thị phần, châu Mỹ chiếm 27% thị phần và châu Âu chiếm 11% thị phần. Năm 2022, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu nông sản
  6. Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 99 lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu đạt 8,4 tỷ USD. Đứng thứ 2 là thị trường Mỹ, khoảng 6,2 tỷ USD; thứ 3 là thị trường Hàn Quốc với giá trị xuất khẩu đạt 2,8 tỷ USD; thứ 4 là thị trường Nhật Bản với giá trị xuất khẩu đạt 1,7 tỷ USD. Mặc dù đạt được nhiều thành tích nổi bật nhưng nông nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế cần khắc phục. Ngành Nông nghiệp vẫn phát triển chủ yếu dựa vào việc mở rộng diện tích, khai thác tài nguyên thiên nhiên và phụ thuộc nhiều vào lao động và các yếu tố hóa học trong sản xuất như phân bón và thuốc trừ sâu, mà chưa quan tâm đến tính bền vững, sử dụng phân bón hữu cơ để bồi dưỡng, tăng kết cấu đất, bảo vệ đa dạng sinh học, hay chưa quan tâm đến việc tận dụng các chấtthải từ quá trình sản xuất, gây lãng phí các phế phụ phẩm nông nghiệp và ô nhiễm môi trường,... Vì vậy, bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành nông nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn khi nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, ô nhiễm môi trường do sản xuất nông nghiệp gia tăng, cùng với biến đổi khí hậu diễn ra nhanh và mạnh hơn so với dự báo, thiên tai ngày càng khắc nghiệt, gây thiệt hại lớn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Trong bối cảnh này, việc phát triển nền nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường qua mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp là xu thế tất yếu. Đây là mô hình đã được nhiều quốc gia trên thế giới lựa chọn và cho thấy hiệu quả. Việc chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn góp phần phát triển ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, không chỉ đạt mục tiêu kinh tế - xã hội, môi trường mà còn giúp ứng phó với biến đổi khí hậu. Đặc biệt, chuyển đổi sang nền kinh tuần hoàn trong nông nghiệp cần tận dụng những thành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số trong nông nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp. Quan điểm kinh tế tuần hoàn được nhấn mạnh tại Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII, cụ thể Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021 - 2030) đã khẳng định, khuyến khích phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn để sử dụng tổng hợp và hiệu quả đầu ra của quá trình sản xuất. Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII quán triệt tầm nhìn và định hướng phát triển giai đoạn 2021 - 2030: Chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh; quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên; lấy bảo vệ môi trường sống và sức khỏe nhân dân làm mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái; xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 đã chỉ rõ nhiệm vụ đến năm 2025: Xây dựng lộ trình, cơ chế, chính sách, pháp luật để hình thành, vận hành mô hình kinh tế tuần hoàn.
  7. 100 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Cụ thể hóa chủ trương, quan điểm của Đảng, trong những năm qua, Nhà nước ta đã có nhiều chính sách, pháp luật liên quan đến kinh tế tuần hoàn, bao gồm Luật Bảo vệ môi trường, Luật Khoáng sản, Luật Tài nguyên nước, Luật Đất đai và nhiều nghị định, văn bản dưới luật. Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định: Kinh tế tuần hoàn (Điều 142) là chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và được xem là một trong những chính sách ưu đãi, hỗ trợ và phát triển kinh tế môi trường, sẽ góp phần đẩy nhanh việc phát triển kinh tế tại Việt Nam. Theo đó, kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế, trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm khai thác nguyên liệu, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. Tư duy về kinh tế tuần hoàn này cũng được lồng ghép trong các điều, khoản khác như đẩy mạnh chi tiêu công xanh (GPP); mở rộng trách nghiệm của nhà sản xuất (EPR); phát triển ngành công nghiệp môi trường; dịch vụ môi trường... Ngày 1/10/2021, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1658/QĐ-TTg, phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, với mục tiêu giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP; xanh hóa các ngành kinh tế. Những chủ trương, chính sách này đã bước đầu định hướng và góp phần khuyến khích các mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên, các quy định liên quan đến phát triển kinh tế tuần hoàn hiện nay vẫn nằm rải rác ở nhiều luật, nghị định khác nhau, một số vấn đề về tiêu chí, tiêu chuẩn, quy chuẩn, hướng dẫn liên quan đến kinh tế tuần hoàn còn chưa được làm rõ. Để khuyến khích và áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn vào thực tiễn nông nghiệp ở nước ta, cần phải có những chính sách, giải pháp và hành động thiết thực hơn nữa. 4. Đánh giá hiện trạng kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp với phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay 4.1. Lĩnh vực sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên - Các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, VietGAP, GlobalGAP, nông nghiệp hữu cơ. - Các mô hình vườn - ao - chuồng (VAC), mô hình vườn - ao - chuồng - rừng (VACR), mô hình vườn - ao - chuồng - biogas (VACB), hệ thống không phát thải (ZETS). - Các mô hình sản xuất sạch hơn, sản xuất và tiêu thụ bền vững. - Các mô hình các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư, khu du lịch sinh thái, carbon thấp, thông minh. - Các mô hình điện mặt trời, điện gió, sấy nông sản thực phẩm bằng năng lượng mặt trời.
  8. Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 101 - Sử dụng hệ thống năng lượng mặt trời làm nóng nước sử dụng cho hoạt động sinh hoạt. - Các mô hình tòa nhà xanh, tòa nhà tiết kiệm năng lượng. - Các mô hình sử dụng xăng pha cồn sinh học (E5, E10), xe chạy gas, xe điện, xe/ thuyền chạy bằng điện mặt trời. - Các mô hình tiết kiệm năng lượng như đèn compact, đèn led, sử dụng quạt có dán nhãn tiết kiệm năng lượng,... 4.2. Kéo dài thời gian sử dụng vật liệu, thiết bị - Thay chai nước uống nhựa bằng chai thủy tinh, inox. - Thay túi đi chợ bằng vải có thể sử dụng nhiều lần thay cho túi màng mỏng PE. - Tái sử dụng, sửa chữa các thiết bị điện, điện tử đã qua sử dụng (các chợ). - Tái sử dụng, sửa chữa, phân loại, tháo dỡ thiết bị điện và điện tử (các làng nghề). - Sửa chữa, tân trang và bán máy tính, điện thoại di động, ti vi, tủ lạnh,... đã qua sử dụng. - Bảo trì, sửa chữa thiết bị sản xuất công nghiệp. - Sửa chữa phương tiện tàu thủy, xà lan. - Sửa chữa, tân trang, bảo trì, bảo hành ô tô, xe máy. - Giặt là, sửa chữa, bán quần áo cũ, bàn ghế đã qua sử dụng. - Bảo trì để duy trì sự làm việc bình thường theo đúng thiết kế và kéo dài tuổi thọ công trình, đồng thời góp phần giảm chi phí thay thế và sửa chữa công trình. - Sửa chữa, vệ sinh, quét sơn, lau chùi cửa kính nhà ở, văn phòng, nhà hàng, khách sạn nhằm kéo dài tuổi thọ của các công trình. - Sơ chế, sấy khô, làm mứt,... các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản giúp kéo dài thời gian sử dụng, giảm tỷ lệ hư hỏng, thải bỏ. 4.3. Tái chế chất thải - Các nhà máy sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ rác thải sinh hoạt, sản xuất đất sạch từ bùn thải nạo vét, bùn thải nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt (ví dụ: Công ty Sài Gòn Xanh). - Các cơ sở tái sử dụng phế thải nông nghiệp trồng nấm rơm, mộc nhĩ (nấm mèo), nấm mỡ, ủ thức ăn chăn nuôi trâu bò. - Các nhà máy sản xuất, làng nghề xuất giấy từ giấy phế liệu. - Các nhà máy tái chế nhựa từ nhựa phế liệu.
  9. 102 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA - Các nhà máy luyện, cán thép từ thép phế liệu. - Các nhà máy tái chế nhôm, đồng, kẽm từ phế liệu. - Các nhà sản xuất bao bì thủy tinh từ phế liệu thủy tinh. - Các làng nghề tái chế phế liệu (giấy, nhựa, chì, thép, nhôm,...). - Các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng từ tro xỉ, thạch cao phát sinh từ các nhà máy nhiệt điện đốt than, nhà máy phân bón, hóa chất. - Các nhà máy sản xuất viên nhiên liệu nén (RDF), viên nhựa nén (RPF) từ chất thải sinh hoạt, công nghiệp, rác thải sinh hoạt. - Các nhà máy đốt rác có thu hồi năng lượng; đốt rác thải phát điện. - Các nhà máy nhiệt phân lốp cao su, chất thải cao su, nhựa thành nhiên liệu lỏng đốt nồi hơi. - Các nhà máy tái chế chất thải nguy hại (tái chế axit thải, dung môi hữu cơ thải, dầu nhớt thải; pin acquy thải,...). - Các trạm xử lý nước thải bằng công nghệ RO phục vụ tái sử dụng cho sản xuất; xử lý nước thải đạt yêu cầu (tưới cây, nuôi trồng thủy sản,...). - Các hệ thống xử lý khí thải bằng công nghệ lọc bụi túi vải để thu hồi sản phẩm. - Các nhà máy thu hồi CO2 (ví dụ nhà máy bia), thu hồi khí SO2 (ví dụ các nhà máy nhiệt điện,...). Gần đây tiếp tục xuất hiện một số mô hình mới hướng đến gần hơn với kinh tế tuần hoàn, đó là: - Sáng kiến không xả thải ra thiên nhiên (zero waste to nature) do VCCI khởi xướng. - Sáng kiến tái chế nắp bia Tiger thành sắt làm cầu tại Tiền Giang (giúp thu hồi sắt). - Ống hút làm từ cỏ và gạo thay thế cho ống hút nhựa (giúp giảm phát thải nhựa). - Mô hình tái chế rác thải nhựa làm vật liệu xây dựng của Công ty Upp. - Mô hình chế biến phụ phẩm thủy sản (vỏ tôm, đầu tôm,...) tạo ra Chitosan và SSE. - Sự xuất hiện của Liên minh Tái chế Bao bì Việt Nam (Pro Việt Nam) gồm 9 công ty: Coca-Cola Việt Nam, Friesland Campina, LaVie, Nestlé Việt Nam, NutiFood, Suntory PepsiCo Việt Nam, Tetra Pak Việt Nam, TH Group và URC Việt Nam,... - Các điển hình này cần được tổng kết, đánh giá dựa trên những nguyên tắc, tiêu chí cơ bản của kinh tế tuần hoàn, từ đó bổ sung hoàn thiện và nhân rộng. 5. Các giải pháp phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp Việt Nam 5.1. Thay đổi tư duy phát triển - Thay đổi tư duy phát triển từ nền kinh tế tuyến tính sang nền kinh tế tuần hoàn, từ tăng trưởng nâu sang tăng trưởng xanh, coi chất thải là tài nguyên, từ tiêu hủy chất thải sang tái chế chất thải, từ quan lý chất thải sang quản lý tổng hợp chất thải.
  10. Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 103 - Cần thực thiện tốt công tác quy hoạch, thực hiện lồng ghép các nội dung kinh tế tuần hoàn vào quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh, cấp ngành. - Xây dựng Kế hoạch hành động phát triển kinh tế tuần hoàn các cấp theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT. 5.2. Thúc đẩy phát triển nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn Thúc đẩy phát triển nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn trên cơ sở ưu tiên triển khai các giải pháp tăng cường tái chế chất thải, bao gồm: - Đẩy mạnh phân loại rác tại nguồn và triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ tái chế các phế liệu thu được. - Triển khai quy định về trách nghiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu (EPR). - Áp dụng tổng hợp tất cả 4 nhóm công cụ quản lý môi trường bao gồm: công cụ chính sách pháp luật; công cụ kỹ thuật, công nghệ; công cụ kinh tế; công cụ truyền thông, nâng cao nhận thức trong công tác quản lý chất thải rắn. - Huy động 4 nhà: nhà quản lý, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà dân (cộng đồng) cùng tham gia vào quá trình quản lý tổng hợp chất thải rắn. 5.3. Tăng cường quản lý và thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn đối với một số loại phế liệu hoạt động tái chế Để tăng cường quản lý và thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn đối với một số loại phế liệu hoạt động tái chế, cần triển khai một số giải pháp chính như: - Đánh giá được hiện trạng phát sinh và tiềm năng cung ứng phế liệu từ hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt. - Đánh giá được hiện trạng thu mua, tái chế phế liệu; hiện trạng và tiềm năng tiêu thụ sản phẩm tái chế. - Đề xuất được thể chế pháp lý hỗ trợ quản lý và phát triển hoạt động thu mua, tái chế phế liệu. - Định hướng không gian phát triển công nghiệp tái chế. 5.4. Thúc đẩy phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn đối với tái chế chất thải Để thúc đẩy phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn đối với tái chế chất thải cần phát triển thị trường tái chế và thị trường tiêu thụ các sản phẩm tái chế, cụ thể như sau: - Triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển thị trường đối với nguyên liệu tái chế và các sản phẩm tái chế. - Đa dạng hóa các hình thức, nguồn vốn đầu tư hỗ trợ hoạt động tái chế và tiêu thụ các sản phẩm tái chế.
  11. 104 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA - Thành lập các đơn vị đầu mối trao đổi, liên kết, cung cấp thông tin về thị trường nguyên liệu tái chế và sản phẩm tái chế. - Đẩy mạnh vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp tham gia thị trường tái chế. - Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về lợi ích của sản phẩm tái chế, thay đổi thói quen tiêu dùng các sản phẩm tái chế. 5.5. Đẩy mạnh triển khai áp dụng chiến lược 10R - Từ chối (Refuse). - Suy nghĩ lại (Rethink). - Giảm thiểu (Reduce). - Tái sử dụng (Reuse). - Tu sửa (Repair). - Tân trang (Refurbish). - Tái sản xuất (Remanufacture). - Thay đổi mục đích (Repurpose). - Tái chế (Recycle). - Thu hồi (Recover). 5.6. Tăng cường nghiên cứu, hợp tác chuyển giao công nghệ - Nghiên cứu, triển khai công nghệ tái chế phế liệu nhựa PS (xốp) để sản xuất bê tông nhẹ làm trần nhà, tấm ngăn cách âm. - Nghiên cứu, triển khai công nghệ tái chế phế liệu nhựa PP (bao bì dệt, dây nhựa) để sản xuất bê tông cốt sợi làm các cấu kiện kè bờ, chống sạt lở, cột hàng rào, cọc trồng thanh long, hồ tiêu, làm đường giao thông nông thôn,... - Nghiên cứu, triển khai công nghệ tái chế phế liệu nhựa PE, PP, PS để sản xuất cừ nhựa kè bờ sông, rạch, bờ biển; ván nhựa làm cốp pha phục vụ xây dựng; mặt bàn, ghế; tấm pallet, tấm vách ngăn,... - Nghiên cứu, triển khai công nghệ tái chế phế liệu nhựa LDPE, phế liệu cao su để sản xuất ra cao su nhiệt dẻo, từ đó sản xuất ra các các loại cao su kỹ thuật. - Nghiên cứu, triển khai công nghệ tái chế phế liệu nhựa PET để sản xuất sợi, dệt thành các sản phẩm vải. - Nghiên cứu, triển khai công nghệ tái chế phế liệu cao su mềm (găng tay, găng tay y tế) để sản xuất ra các tấm đệm chống ma sát, chống trượt (tấm lót ô tô, lót sàn thi đấu thể thao,...), chống va đập (cầu cảng) - Phế liệu cao su cứng (đế giày, chất thải giày da, săm lốp,...) được xay nghiền nhỏ thành bột, sau đó phối trộn một tỷ lệ nhất
  12. Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 105 định với cao su để cán thành các sản phẩm đế giày, lót sân đấu thể thao, sản xuất các chi tiết cao su kỹ thuật (ví dụ: gioăng cao su),... 5.7. Xây dựng hệ thống dữ liệu toàn diện và dễ tiếp cận Nhằm cung cấp nền tảng thông tin kiến thức để phân tích, đánh giá, dự báo các quá trình liên quan tới cơ hội, thách thức, và các rủi ro liên quan đến phát triển kinh tế tuần hoàn. Sự hỗ trợ của công nghệ dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, hệ thống máy tính phần mềm sẽ giúp cho công tác thu thập, lưu trữ và sử dụng dữ liệu dễ dàng và hiệu quả hơn, gắn liền với phát triển công nghệ, kinh tế số và Cách mạng công nghiệp 4.0. 5.8. Thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia có mục tiêu phát triển kinh tế tuần hoàn Cùng với việc thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia có mục tiêu phát triển kinh tế tuần hoàn, cần chủ động tham gia tăng cường hợp tác với các quốc gia có kinh nghiệm về thực hiện kinh tế tuần hoàn, đặc biệt là thành viên ASEAN, tranh thủ sự hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu, đào tạo, hợp tác nghiên cứu chuyển giao khoa học công nghệ, nguồn tài trợ thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để phát triển kinh tế tuần hoàn. 5.9. Đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng quản lý cho đội ngũ cán bộ tổ chức Đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý, nghiên cứu khoa học, thiết kế, xây dựng và quản lý phát triển kinh tế tuần hoàn; đồng thời cập nhật những kiến thức mới, đảm bảo cơ cấu hợp lý trong kiến thức chuyên ngành tương ứng với trình độ chung của các nước trong khu vực, phấn đấu đạt trình độ quốc tế trong lĩnh vực phát triển kinh tế tuần hoàn. 5.10. Phát huy vai trò các phương tiện thông tin đại chúng Phát huy vai trò các phương tiện thông tin đại chúng trong việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về các chủ trương, chính sách và pháp luật về phát triển kinh tế tuần hoàn; duy trì nội dung giáo dục ý thức phát triển kinh tế tuần hoàn trong hệ thống giáo dục quốc dân. Phối hợp với các cơ quan báo chí, đài phát thanh - truyền hình tuyên truyền, phổ biến về các quy định, định hướng trong công tác quản lý phát triển kinh tế tuần hoàn. Xây dựng và thực hiện đề án tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức cộng đồng về phát triển kinh tế tuần hoàn 5.11. Tăng cường đầu tư và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn Tăng cường đầu tư và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cho công tác điều tra cơ bản, đánh giá và dự báo diễn biến về phát triển kinh tế tuần hoàn. Tranh thủ tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
  13. 106 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA cho phát triển kinh tế tuần hoàn. Huy động các nguồn đầu tư từ xã hội, cả trong và ngoài nước cho công tác quản lý phát triển kinh tế tuần hoàn. 5.12. Xây dựng cơ chế, nguồn vốn khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp Xây dựng cơ chế, nguồn vốn khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới dây chuyền sản xuất theo hướng hiệu quả tài nguyên, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường; hỗ trợ tín dụng, trợ giá sản phẩm tái chế; hình thành và phát triển thị trường các sản phẩm tái chế, xanh, sạch, thân thiện với môi trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021. 2. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14, Kỳ họp thứ 10, thông qua ngày 17/11/2020. 3. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 152/QĐ-CP, ngày 28/1/2022 phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050. 4. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 687/QĐ-TTg, ngày 7/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam. 5. Dương Mạnh Hùng (2022), “Nông nghiệp Việt Nam năm 2022 - Những điểm sáng nổi bật”, Tạp chí Con số và Sự kiện, Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tháng 12/2022. 6. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. 7. Nghị quyết số 55-NQ/TW, ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. 8. Lê Minh Hiếu và Nguyễn Phước Tài (2021), “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp tại Đồng Tháp”, Tạp chí Lý luận chính trị. 9. Thế Hoàng (2021), “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn để hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững”, Tạp chí Tuyên giáo. 10. Nguyễn Văn Tùng (2021), “Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0”, Tạp chí Tài chính.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1