intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn trong doanh nghiệp Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này nhằm mục đích cung cấp cơ sở lý luận về kinh tế tuần hoàn; phân tích thực trạng triển khai nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam; và đề xuất một số khuyến nghị đối với Nhà nước và doanh nghiệp nhằm thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn trong doanh nghiệp Việt Nam

  1. THÖC ĐẨY MÔ HÌNH KINH TẾ TUẦN HOÀN TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Nguyễn Thị Hạnh(1), Hoàng Bảo Ngọc(2) TÓM TẮT: Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, Ďể thực hiện các cam kết về tiêu chuẩn an toàn sinh thái, việc áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam là xu hướng tất yếu hướng tới phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam hiện gặp nhiều khó khăn, rào cản, xuất phát từ việc thiếu sự hỗ trợ từ Nhà nước và hiểu biết của doanh nghiệp về kinh tế tuần hoàn còn hạn chế. Bài viết này nhằm mục Ďích (i) cung cấp cơ sở lý luận về kinh tế tuần hoàn; (ii) phân tích thực trạng triển khai nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam; và (iii) Ďề xuất một số khuyến nghị Ďối với Nhà nước và doanh nghiệp nhằm thúc Ďẩy nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam. Từ khoá: Kinh tế tuần hoàn, thúc Ďẩy, doanh nghiệp. ABSTRACT: In the context of global economic integration, to fulfill commitments on ecological safety standards, the application of the circular economy model in Vietnam is an inevitable trend towards sustainable development. However, the application of the circular economy model in Vietnam currently faces many difficulties and barriers, stemming from a lack of support from the state and limited understanding of the circular economy by businesses. This article aims to (i) provide a theoretical basis for the circular economy; (ii) analyze the current state of the implementation of the circular economy in Vietnam; and (iii) propose some recommendations for the state and businesses to promote the circular economy in Vietnam. Keywords: Circular economy, promote, enterprises. 1. Giới thiệu Những tiến bộ trong lĩnh vực khoa học công nghệ Ďã tạo Ďiều kiện cho sự phát triển của các sản phẩm ngày càng tăng về số lượng và chất lượng, qua Ďó nâng cao mức sống của con người. Tuy nhiên, tiến trình này Ďi kèm với những hệ luỵ bất lợi, cụ thể là sự suy giảm Ďáng kể nguồn tài nguyên và ô nhiễm môi trường. Trong bối cảnh một nền kinh tế Ďang rất cần Ďược hồi sinh và song song 1. Trường Đại học Công Ďoàn. Email: hanhtc9@gmail.com 2. Trường Đại học Công Ďoàn. 1251
  2. với việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, tầm quan trọng của khái niệm ―nền kinh tế tuần hoàn‖ Ďang ngày càng Ďược nhấn mạnh. Nền kinh tế tuần hoàn thể hiện một mô hình kinh tế trong Ďó các hoạt Ďộng liên quan Ďến thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ Ďều hướng tới việc hạn chế khai thác nguyên liệu thô, kéo dài vòng Ďời sản phẩm, hạn chế sản xuất chất thải và giảm thiểu tác Ďộng có hại Ďến môi trường. Đây Ďược coi là một chiến thuật phát triển bền vững nhằm giải quyết các vấn Ďề cấp bách như suy thoái môi trường và khan hiếm tài nguyên. Với mô hình này, tài nguyên Ďầu vào, chất thải, khí thải và năng lượng Ďược giảm thiểu ngay từ quá trình sản xuất, bao gồm thiết kế, bảo trì, sửa chữa, tái sử dụng, tái sản xuất và tái chế, hướng tới mô hình kinh tế không phát thải. Sự tiến bộ của nền kinh tế tuần hoàn và sự phát triển bền vững nói chung Ďã thu hút Ďược sự quan tâm Ďáng kể từ Đảng và Chính phủ. Đại hội 13 của Đảng cũng xác Ďịnh ―xây dựng nền kinh tế xanh, nền kinh tế tuần hoàn và thân thiện với môi trường‖ là mục tiêu sắp tới. Ngoài ra, nội dung Ďược nhấn mạnh trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2021 - 2030) là: ―Thúc Ďẩy phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn lồng ghép hiệu quả Ďầu tư và sử dụng vào quá trình sản xuất‖. Thực hiện chính sách nêu trên, Thủ tướng Chính phủ Ďã phê duyệt Dự án phát triển kinh tế tuần hoàn (Quyết Ďịnh số 687/QD-TTg, ngày 7/6/2022). Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, Việt Nam tham gia nhiều hiệp Ďịnh thương mại tự do (FTA) thế hệ mới với nhiều nước, khu vực kinh tế, trong Ďó có cam kết về tiêu chuẩn an toàn sinh thái. Vì vậy, việc áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam là xu hướng tất yếu hướng tới sự phát triển bền vững. 2. Cơ sở lý luận của kinh tế tuần hoàn 2.1. Khái niệm kinh tế tuần hoàn Khái niệm ―nền kinh tế tuần hoàn‖ ban Ďầu Ďược Pearce và Turner (1990) Ďưa ra trong khuôn khổ kinh tế. Mô hình này Ďược thành lập dựa trên nguyên tắc cơ bản là tất cả các nguồn lực phải Ďược coi là Ďầu vào cho các quy trình tiếp theo. Bằng cách phê phán hệ thống kinh tế tuyến tính thông thường, các tác giả ủng hộ việc thành lập một mô hình kinh tế mới Ďược gọi là nền kinh tế tuần hoàn. Khái niệm nền kinh tế tuần hoàn có thể Ďược hiểu là một hệ thống công nghiệp nhằm mục Ďích phục hồi và tái tạo tài nguyên, như mô tả của Quỹ Ellen MacArthur (2013a). Nó nhấn mạnh Ďến việc bảo tồn giá trị của sản phẩm, vật liệu và tài nguyên trong nền kinh tế trong thời gian dài, Ďồng thời giảm thiểu việc tạo ra chất thải, như Uỷ ban châu Âu (2015a) Ďã nhấn mạnh. Lazarevic (2020) trình bày nền kinh tế tuần hoàn như một chiến lược nhằm dung hoà tăng trưởng kinh tế với việc sử dụng tài nguyên bền vững và tác Ďộng môi trường. Kirchherr (2017) phân tích 114 Ďịnh nghĩa về kinh tế tuần hoàn và nhận thấy nó thường Ďược mô tả là sự kết hợp của các hoạt Ďộng giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế nhưng thiếu mối liên kết rõ ràng với phát triển bền vững và công bằng xã hội. 1252
  3. Hiện nay, khái niệm kinh tế tuần hoàn Ďược nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế thừa nhận là kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế Ďược thiết kế nhằm giảm thiểu việc khai thác nguyên liệu thô, kéo dài vòng Ďời sản phẩm, hạn chế phát sinh chất thải và giảm thiểu tác Ďộng tiêu cực Ďến môi trường. Cách tiếp cận trên thay thế khái niệm chấm dứt tồn tại vật chất bằng khái niệm phục hồi. Ngoài ra, nó Ďòi hỏi sự chuyển Ďổi theo hướng sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, ngừng sử dụng các hoá chất Ďộc hại cản trở việc tái sử dụng và tập trung vào việc giảm chất thải thông qua thiết kế chiến lược về vật liệu, sản phẩm, hệ thống kĩ thuật và mô hình kinh doanh. Hình 1. Sự khác biệt giữa kinh tế tuyến tính và kinh tế tuần hoàn (Nguồn: Nguyễn Hoàng Nam, 2019) Các mô hình phát triển kinh tế truyền thống - kinh tế tuyến tính (Linear Economy), dựa trên nguyên lý khai thác tài nguyên từ môi trường tự nhiên làm Ďầu vào cho hệ thống kinh tế, thông qua quá trình sản xuất, tiêu dùng và cuối cùng thải loại ra môi trường, với các mô hình này dẫn Ďến cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, gia tăng chất thải và gây ô nhiễm, suy thoái môi trường. Để giải quyết nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm và suy thoái môi trường cần phải thay Ďổi cách tiếp cận chuyển Ďổi từ các mô hình ―kinh tế tuyến tính‖ sang ―kinh tế tuần hoàn‖, trong Ďó tài nguyên Ďầu vào, chất thải, khí thải và năng lượng Ďược tối thiểu hoá ngay từ trong quy trình sản xuất và tiêu dùng từ thiết kế, bảo trì, sửa chữa, tái sử dụng, tái sản xuất, tân trang và tái chế lâu dài dựa trên Ďộng lực kinh tế, hướng Ďến một nền kinh tế phát thải bằng không. 2.2. Nguyên tắc của nền kinh tế tuần hoàn Khái niệm nền kinh tế tuần hoàn vượt ra ngoài việc tái chế chất thải Ďơn thuần, trái ngược với những quan niệm sai lầm phổ biến. Nó bao gồm ba khía cạnh cơ bản: (i) Giảm thiểu và loại bỏ chất thải và ô nhiễm ; (ii) Kéo dài thời hạn sử dụng của sản phẩm, nguyên liệu; (iii) Thay Ďổi mô hình sử dụng sản phẩm nhằm Ďạt Ďược 3 mục tiêu: kinh tế, môi trường và xã hội Ďể phát triển kinh tế bền vững. 2.2.1. Giảm thiểu và loại bỏ chất thải và ô nhiễm Là quá trình tiết kiệm và sử dụng hiệu quả tài nguyên nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm thiểu chất thải gây ô nhiễm môi trường, bao gồm 3 loại: (i) Tái 1253
  4. chế; (ii) Sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên và (iii); dụng các nguồn năng lượng tái tạo. Bảng 1. Nội dung của kinh tế tuần hoàn Quá trình tuần hoàn Khu vực áp dụng Công nghiệp ô tô, công nghiệp dệt may, Tái chế rác thải ngành xây dựng, bao bì, nguyên liệu thô, Giảm sử lâm nghiệp, công nghiệp hoá chất dụng tài Sử dụng hiệu quả tài Ngành xây dựng, công nghiệp nhựa, khai nguyên nguyên thác và kim loại, thực phẩm sơ cấp Sử dụng các nguồn năng công nghiệp, công nghiệp thực phẩm, lượng tái tạo ngành lâm nghiệp Duy trì Tái sản xuất, tân trang và tái Công nghiệp ô tô, sản xuất máy tính, Ďiện giá trị sử dụng các sản phẩm và tử và quang học, ngành xây dựng, nội thất, cao nhất linh kiện vận chuyển của vật Sản xuất máy tính, Ďiện tử và quang học, liệu và công nghiệp ô tô, thiết bị gia dụng, xây sản phẩm Kéo dài tuổi thọ sản phẩm dựng, công nghiệp thực phẩm, dệt may, công nghiệp quốc phòng Thay Ďổi Sử dụng dịch vụ thay vì sản Thiết bị gia dụng, giao thông vận tải, xây mô hình phẩm dựng, in ấn sử dụng Mô hình chia sẻ Công nghiệp ô tô, vận tải, chỗ ở sản phẩm Dịch chuyển mô hình tiêu dung Thực phẩm, xuất bản, thương mại Ďiện tử (Nguồn: Vasileios Rizos & cộng sự, 2017) Tái chế là việc thu gom và sử dụng các nguyên liệu còn lại vào sản xuất (như nhựa, giấy, mùn cưa, kim loại, xỉ lò luyện thép, rác thải hữu cơ,…) Ďể chúng có thể Ďược tái lập thành các sản phẩm mới. Sử dụng hiệu quả các nguồn lực yêu cầu thực hiện việc sản xuất sạch hơn (UNEP & Sida, 2006), bao gồm giảm Ďầu vào nguyên liệu, giảm tiêu thụ năng lượng và nước, sử dụng nguyên liệu có tuổi thọ cao, tránh các chất Ďộc hại (Nilsson & cộng sự, 2007). Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo là một yêu cầu cốt lõi Ďể chuyển Ďổi sang nền kinh tế tuần hoàn. Việc Ďốt nhiên liệu hoá thạch Ďể tạo năng lượng không thể phục hồi cần Ďược hạn chế. Năng lượng tái tạo bao gồm: Thuỷ Ďiện, năng lượng gió, mặt trời, Ďịa nhiệt, sóng biển, năng lượng sinh khối như: trấu, bã mía, rác thải sinh hoạt hữu cơ,... 2.2.2. Kéo dài thời hạn sử dụng của sản phẩm và nguyên vật liệu Quá trình kéo dài giá trị sử dụng của vật liệu và sản phẩm nhờ Ďó tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm lượng tài nguyên sử dụng và hạn chế chất rác thải bao gồm: 1254
  5. - Tái sản xuất, tân trang và tái sử dụng các sản phẩm và linh kiện là cách sản phẩm Ďã sử dụng Ďược phục hồi sau khi sử dụng và Ďược cung cấp cho chu kỳ sử dụng sau. Sản phẩm Ďược phục hồi duy trì giá trị gia tăng của vật liệu (Van Weelden & cộng sự, 2016). Tái sản xuất thường Ďược áp dụng cho một số bộ phận sản phẩm có giá trị cao như máy tính, xe hơi (De Jong & cộng sự, 2015). Tái sử dụng Ďược thực hiện trong các sản phẩm Ďiện, Ďiện tử và quang học, máy móc thiết bị và các lĩnh vực thiết bị vận tải (Lavery & cộng sự, 2013) - Kéo dài tuổi thọ của vật liệu và sản phẩm biểu hiện tính tuần hoàn thông qua các hoạt Ďộng mở rộng vòng Ďời sản phẩm liên quan Ďến thiết kế sản phẩm (Bocken & cộng sự, 2016). Việc này Ďòi hỏi phải tiêu chuẩn hoá các thành phần về kích thước hoặc vật liệu. Ví dụ: Thiết kế các thành phần mô-Ďun Ďược sử dụng trong xây dựng Ďể các thành phần Ďược tiêu chuẩn hoá này có thể Ďược tái sử dụng trong các toà nhà mới. Một ví dụ khác là thiết kế và sử dụng bóng Ďèn LED, có thể bền hơn và tiết kiệm năng lượng hơn so với bóng Ďèn thông thường (ARUP, 2016). 2.2.3. Thay đổi mô hình sử dụng sản phẩm Thay Ďổi mô hình sử dụng sản phẩm bao gồm: sử dụng dịch vụ thay vì sản phẩm, mô hình kinh tế chia sẻ. - Sử dụng dịch vụ thay vì sản phẩm là cung cấp sản phẩm như một dịch vụ thay cho phương pháp kinh doanh truyền thống là bán sản phẩm hữu hình. Mô hình này có thể Ďược thực hiện thông qua các hoạt Ďộng cho thuê, trả tiền cho mỗi lần sử dụng hoặc các mô hình kinh doanh dựa trên hiệu suất (Tukker, 2004). Các doanh nghiệp vẫn giữ quyền sở hữu sản phẩm và cung cấp cho khách hàng quyền sử dụng sản phẩm, hoạt Ďộng này có thể mang lại lợi ích môi trường vì mô hình thúc Ďẩy công ty sửa chữa và bảo trì sản phẩm Ďược sử dụng trong một thời gian dài hơn (Accenture, 2014). Một số lĩnh vực có thể thực hiện mô hình này như: photocopy, giặt thuê, cho thuê xe, nhà, máy móc thiết bị,… - Mô hình kinh tế chia sẻ gắn bó chặt chẽ với khái niệm nền kinh tế tuần hoàn vì có thể giảm sử dụng sản phẩm dưới mức thấp và do Ďó hỗ trợ việc sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn. Các mô hình chia sẻ cũng có thể góp phần tạo ra vốn xã hội Ďích thực và ý thức cộng Ďồng (JRC, 2016b). Mô hình chia sẻ Ďã Ďược sử dụng trong các dịch vụ chia sẻ xe, văn phòng làm việc và chỗ ở Ďược hỗ trợ bởi những tiến bộ trong công nghệ kĩ thuật số. Đôi khi chúng Ďược gọi là ―tiêu dùng hợp tác‖, vì chúng thường Ďược thực hiện thông qua các nền tảng xã hội (Bocken & Short, 2016). 3. Tác động kinh tế tuần hoàn đến hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam 3.1. Th c trạng hoạt động của các doanh nghiệp áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn Khu vực doanh nghiệp có vốn Ďầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) khá năng Ďộng trong việc thúc Ďẩy kinh tế tuần hoàn thông qua các kế hoạch tái chế rác 1255
  6. thải, phụ phẩm với quy trình xử lý chất thải hiện Ďại, tiên tiến và Ďược kiểm soát minh bạch. Trong khu vực Ďô thị và công nghiệp nhiều chương trình có chuyển biến mạnh mẽ phương thức sản xuất và thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon khó phân huỷ. Các tập Ďoàn sản xuất, phân phối bán lẻ lớn Ďã hình thành các liên minh chống rác thải nhựa, liên minh tái chế bao bì Việt Nam với 40 doanh nghiệp lớn như: TH Group, Coca-Cola, La Vie, Nestle, Nutifood,… tham gia vào các chương trình tái chế rác thải nhựa. Thoả thuận thiết lập hợp tác công - tư về xây dựng kinh tế tuần hoàn trong quản lí rác thải nhựa tại Việt Nam Ďã Ďược nhiều Ďơn vị tham gia thực hiện (Minh Nguyệt, 2021). Lĩnh vực có nhiều hoạt Ďộng tái chế nhất ở Việt Nam hiện nay là tái chế nhựa, giấy và kim loại. Tại Hải Phòng, 200 m Ďường Ďược gia cố bởi nhựa sinh hoạt tái chế nằm trong Khu công nghiệp DEEP C Ďã Ďược hoàn tất thi công (Thu Hường, 2020). Công ty Nestlé sản xuất gạch không nung từ rác thải lò hơi, chế biến phân bón từ bùn thải không nguy hại và sử dụng vỏ hộp sữa làm tấm lợp sinh thái. Nestlé cũng có kế hoạch tái chế và tái sử dụng 100% bao bì sản phẩm tới năm 2025. Công ty Heineken Việt Nam có gần 99% phế thải hoặc phụ phẩm Ďược tái sử dụng hoặc tái chế; 4 trong tổng số 6 nhà máy bia sử dụng nhiệt năng từ năng lượng tái tạo và nhiên liệu không phát thải các-bon. Công ty Unilever Việt Nam triển khai chương trình thu gom tái chế bao bì nhựa và phân loại rác tại nguồn,... Việt Nam Ďã nhận Ďược sự hỗ trợ của UNIDO và Quỹ Môi trường Toàn cầu, hình thành 4 khu công nghiệp sinh thái, theo kiểu khu công nghiệp kinh tế tuần hoàn tại Ninh Bình, Đà Nẵng và Cần Thơ, với 72 doanh nghiệp tham gia nhằm tăng cường chuyển giao, triển khai và phổ biến các công nghệ sạch và carbon thấp, giảm thiểu phát thải khí nhà kính (GHG), hữu cơ khó phân huỷ chất ô nhiễm (POP) và chất gây ô nhiễm nước, cũng như cải thiện hiệu quả sử dụng nước và quản lí hợp lí các hoá chất. Đặc biệt, sự chia sẻ và tuần hoàn nguyên liệu, năng lượng, chất thải và nước của các khu công nghiệp sinh thái này Ďã giúp tiết kiệm Ďược khoảng 6,5 triệu USD mỗi năm (UNIDO, 2019). Việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo ở Việt Nam trong thời gian gần Ďây Ďã có những bước tiến mới. Hiện nay, có khá nhiều doanh nghiệp tư nhân Ďã Ďầu tư và vận hành hiệu quả các trạm thuỷ Ďiện nhỏ tại một số tỉnh như: Hà Giang, Lào Cai, Nghệ An, Hà Tĩnh, Gia Lai,… Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới chỉ ra rằng, Việt Nam là nước có tiềm năng gió lớn nhất trong 4 nước ở khu vực. Các trang trại tua-bin gió tại Ďảo Phú Quý và Bạc Liêu Ďã hoạt Ďộng tốt và mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong Ďó có trang trại gió biển Khai Long (Cà Mau) với công suất giai Ďoạn 1 là 100 MW. Việt Nam có tiềm năng về nguồn năng lượng mặt trời, có thể khai thác cho các sử dụng như: Ďun nước nóng, phát Ďiện và các ứng dụng khác như sấy, nấu ăn,... Theo Quy hoạch Ďiện VII (hiệu chỉnh) Ďã Ďược Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì công suất Ďiện mặt trời của nước ta sẽ là 800 MW vào năm 2020; 4.000 MW vào 2025 và 12.000 MW vào năm 2030. 1256
  7. Trong ngành dệt may, những phần vải vụn Ďược một số doanh nghiệp Ďưa vào tái chế thành vải mới và các sản phẩm quần, áo Ďược tạo ra có sử dụng một phần vải tái chế này Ďược gắn nhãn CE (giúp lưu thông sản phẩm trên thị trường châu Âu và Hiệp hội Thương mại tự do EFTA). Các bộ phận như bã, vỏ hạt cà phê Ďược tận dụng và sản xuất thành những chiếc cốc uống cà phê Ďạt tiêu chuẩn và Ďược dán nhãn sản phẩm CE. Trong ngành xây dựng, với các biện pháp tăng cường sử dụng vật liệu xây dựng tái chế, không nung,… giúp Ďánh giá vòng Ďời của các toà nhà và thúc Ďẩy phát triển thị trường thứ cấp cho vật liệu xây dựng, thúc Ďẩy Ďổi mới về sử dụng tài nguyên và giải quyết hiệu quả các vấn Ďề thâm dụng vật liệu. 3.2. Những ưu điểm và lợi ích của phát triển kinh tế tuần hoàn - Đối với quốc gia: Phát triển kinh tế tuần hoàn là thể hiện trách nhiệm của quốc gia trong giải quyết những thách thức toàn cầu do ô nhiễm môi trường, biến Ďổi khí hậu, Ďồng thời nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Kinh tế tuần hoàn giúp tận dụng Ďược nguồn nguyên vật liệu Ďã qua sử dụng thay vì tiêu tốn chi phí xử lý; giảm thiểu khai thác tài nguyên thiên nhiên, tận dụng tối Ďa giá trị tài nguyên; hạn chế tối Ďa chất thải, khí thải ra môi trường. - Đối với xã hội: Kinh tế tuần hoàn giúp giảm chi phí xã hội trong quản lí, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến Ďổi khí hậu; tạo ra thị trường mới, cơ hội việc làm mới, nâng cao sức khoẻ người dân,... - Đối với doanh nghiệp: Kinh tế tuần hoàn góp phần giảm rủi ro về khủng hoảng thừa sản phẩm, khan hiếm tài nguyên; tạo Ďộng lực Ďể Ďầu tư, Ďổi mới công nghệ, giảm chi phí sản xuất, tăng chuỗi cung ứng... Việc áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế. Trên phạm vi toàn thế giới, áp dụng kinh tế tuần hoàn mang lại lợi ích kinh tế 4,5 nghìn tỷ USD tới năm 2030 (Lacy, P. & Rutqvist, J, 2015). Riêng ở khu vực châu Âu, việc áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn không chỉ tạo tác Ďộng tích cực cho môi trường và xã hội mà còn giúp tạo ra giá trị kinh tế lên Ďến 1,8 nghìn tỷ Euro vào năm 2030 (McKinsey & Co). Một số ngành Ďược Ďánh giá là có cơ hội lớn hơn trong việc thúc Ďẩy kinh tế tuần hoàn như: lương thực và nông nghiệp, thời trang và dệt may, xây dựng và vật liệu xây dựng, hệ thống năng lượng và carbon, hoá chất, Ďiện tử và công nghệ cao. 3.3. Những tồn tại trong phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam Các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay hầu hết Ďều Ďang vận hành theo mô hình kinh tế tuyến tính, dựa trên nguyên lý Khai thác - Sử dụng - Thải bỏ. Các doanh nghiệp này ít quan tâm Ďến các vấn Ďề về lượng khí thải carbon trong quá trình sản xuất Ďối với môi trường và thường không chịu trách nhiệm về các sản phẩm của họ sau khi chúng Ďược chuyển sang giai Ďoạn phân phối, sử dụng, thậm chí không có ý Ďịnh thu hồi những sản phẩm Ďó sau quá trình sử dụng của khách hàng. Đây là một trong những nguyên nhân gây lãng phí nguồn tài nguyên 1257
  8. tại các doanh nghiệp này khi rác thải không Ďược quay vòng trở lại thành tài nguyên, Ďồng thời, khiến cho các ngành sản xuất tạo ra nhiều khí thải cacbon hơn và góp phần vào quá trình biến Ďổi khí hậu. Nhận thức của các doanh nghiệp về lợi ích và trách nhiệm trong áp dụng các giải pháp của kinh tế tuần hoàn còn hạn chế do áp lực của chi phí áp dụng các giải pháp kĩ thuật của kinh tế tuần hoàn, cũng như sự lỏng lẻo trong việc thực thi pháp luật trên lĩnh vực ô nhiễm môi trường làm cho việc thực hiện kinh tế tuần hoàn chưa trở thành một tất yếu khách quan Ďối với doanh nghiệp. Hạn chế về nguồn vốn ảnh hưởng Ďến việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất hoặc sử dụng nguồn lao Ďộng có trình tay nghề Ďộ cao. Các sản phẩm tái chế của doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh về giá và tâm lí người tiêu dùng còn nhiều e dè khi sử dụng những sản phẩm này. Việc phát triển năng lượng tái tạo quy mô lớn còn hạn chế. Cụ thể, lưới Ďiện truyền tải chưa Ďược phát triển Ďồng bộ với tốc Ďộ phát triển nguồn năng lượng tái tạo; chưa có Ďủ nguồn dự phòng, hệ thống tích trữ năng lượng Ďể tích hợp năng lượng tái tạo ở quy mô lớn; chính sách phát triển năng lượng tái tạo không Ďược áp dụng trong thời gian dài; chưa có cơ chế thu hút vốn Ďầu tư phát triển năng lượng tái tạo thông qua cơ chế Ďấu thầu. Đặc biệt chưa có nghiên cứu tổng thể phát triển các dự án Ďiện gió ngoài khơi tại Việt Nam. 3.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn trong các doanh nghiệp ở Việt Nam Nhà nước Ďóng vai trò kiến tạo, doanh nghiệp là Ďộng lực trung tâm của kinh tế tuần hoàn, các tổ chức và từng người dân Ďều có vai trò quan trọng trong việc thực hiện kinh tế tuần hoàn (OECD, 2018). Vai trò của Chính phủ hướng Ďến tăng cường quản lí doanh nghiệp khi nền kinh tế Ďược chuyển Ďổi từ tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn; các chính sách, quy Ďịnh và luật pháp của Chính phủ Ďóng vai trò quan trọng. Các hành Ďộng của Chính phủ là cần thiết trong việc phát triển các thực hành kinh tế tuần hoàn ở các nền kinh tế mới nổi. Do Ďó, các chính sách, chiến lược phù hợp và nhất quán cần Ďược phát triển (Manninen & cộng sự, 2018) Perry (2012) nhấn mạnh rằng việc phối hợp các bên liên quan như người tiêu dùng, nhà bán lẻ, nhà cung cấp và nhà sản xuất Ďể áp dụng kinh tế tuần hoàn trong chuỗi cung ứng. Đồng thời, các cơ quan chức năng này nên Ďặt ra, phối hợp và Ďiều chỉnh các quy tắc giữa các bên trong chuỗi cung ứng và Ďối thủ cạnh tranh ở nhiều cấp Ďộ khác nhau. Tsoi (2010) gợi ý rằng các công ty Ďa quốc gia (MNCs), các tổ chức phi chính phủ (NGO) và chính quyền Ďịa phương trong khu vực nên làm việc cùng nhau Ďể kinh doanh bền vững. 4. Đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam Từ lợi ích phát triển kinh tế tuần hoàn, Ďể thúc Ďẩy mô hình kinh tế này ở Việt Nam, cần thực hiện Ďồng bộ các giải pháp sau: 1258
  9. Về ph a các cơ quan quản lí Để thúc Ďẩy phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam, cần thực hiện Ďồng bộ các giải pháp từ nâng cao nhận thức Ďến hoàn thiện thể chế và tổ chức thực hiện. Thể chế hoá, hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách liên quan Ďến phát triển kinh tế tuần hoàn và thực hiện kinh tế tuần hoàn trong mọi hoạt Ďộng kinh tế như có thể xem xét việc xây dựng luật riêng về kinh tế tuần hoàn hoặc hoàn thiện, bổ sung các luật Ďã có theo hướng hệ thống và cụ thể hơn. Xây dựng các nghị Ďịnh của Chính phủ và các thông tư hướng dẫn của các bộ, ngành trong Ďó Ďề ra mục tiêu phát triển kinh tế tuần hoàn và một hệ thống các chính sách hỗ trợ Ďồng bộ về ưu Ďãi tín dụng, miễn giảm thuế gắn với các quy Ďịnh về bảo vệ môi trường. Hoàn thiện hành lang pháp lí phục vụ cho phát triển nền kinh tế tuần hoàn. Trong Ďó, cần quy Ďịnh cụ thể trách nhiệm của nhà sản xuất, nhà phân phối trong việc thu hồi, phân loại, tái chế hoặc chi trả chi phí xử lý các sản phẩm thải bỏ dựa trên số lượng sản phẩm bán ra trên thị trường; quản lí dự án theo vòng Ďời, thiết lập lộ trình xây dựng và áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường,... Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về kinh tế tuần hoàn trong cơ quan quản lí, doanh nghiệp và toàn xã hội. Nhà nước tổ chức nghiên cứu, chọn lọc các mô hình kinh tế tuần hoàn, các công nghệ sử dụng trong kinh tế tuần hoàn Ďể tuyên truyền, giới thiệu, khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng trong sản xuất. Xây dựng mô hình tăng trưởng kinh tế chiều sâu, sử dụng hiệu quả các nguồn lực Ďầu vào, áp dụng khoa học công nghệ vào các ngành, Ďặc biệt là xử lý rác thải Ďể tái tạo nguyên liệu mới. Quy Ďịnh lộ trình thay thế các nhiên liệu, sản phẩm sử dụng nguyên liệu nguy hại, sản phẩm sử dụng một lần bằng các nhiên liệu, nguyên liệu thân thiện với môi trường, sản phẩm sử dụng nhiều lần, kéo dài thời gian sử dụng hữu ích của sản phẩm. Có chính sách Ďẩy mạnh các ngành năng lượng tái tạo và năng lượng sinh khối, năng lượng từ Ďốt rác thải, hạn chế sử dụng vật liệu khó tái chế. Cần tăng Ďầu tư công và thu hút Ďầu tư từ các thành phần kinh tế, mở rộng quy hoạch các vùng Ďất ít có giá trị sản xuất nông nghiệp Ďể phát triển năng lượng tái tạo, bao gồm phát triển ngành Ďiện mặt trời, Ďiện gió. Đối với doanh nghiệp Cần tập trung triển khai các giải pháp Ďể thúc Ďẩy kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam nhằm tận dụng những cơ hội hợp tác trong tiếp cận và tiếp nhận chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển bền vững Ďất nước. Trong Ďó, Nhà nước cần thực hiện tốt vai trò kiến tạo Ďể doanh nghiệp, người dân phát huy vai trò trung tâm trong xây dựng, phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam. Các doanh nghiệp cần phải tích hợp các quy tắc thực hành vào các chính sách quản lí môi trường của họ Ďể Ďạt Ďược các mục tiêu phát triển bền vững (Jia & cộng sự, 2018). Quản lí môi trường doanh nghiệp bao gồm các quyết Ďịnh chiến lược, hoạt Ďộng và chiến thuật trong tất cả các hoạt Ďộng của doanh nghiệp Ďể 1259
  10. giảm thiểu các tác Ďộng tiêu cực Ďến môi trường. Các công ty cần tích hợp thực tiễn quản lí môi trường với chiến lược kinh doanh (Cramer, 1998). Theo nghĩa Ďó, các doanh nghiệp cần thiết kế các sản phẩm và dịch vụ tuân thủ các nguyên tắc xã hội và môi trường trong kinh tế tuần hoàn. Do Ďó, kinh tế tuần hoàn hỗ trợ cả quản lí bền vững nội bộ và giữa các tổ chức (Korhonen & cộng sự, 2018). Tập trung ưu tiên nguồn lực tài chính Ďể chuyển Ďổi phương thức sản xuất; Ďồng thời, phát triển kinh tế tuần hoàn phải gắn với Ďổi mới khoa học, tiếp cận công nghệ tiên tiến. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư Ďang diễn ra mạnh mẽ, tác Ďộng Ďến mọi lĩnh vực Ďời sống xã hội, việc nghiên cứu Ďẩy mạnh Ďổi mới công nghệ, chuyển từ thế giới thực sang thế giới số sẽ là cơ hội lớn Ďể thực hiện phát triển kinh tế tuần hoàn, mang lại hiệu quả tăng trưởng cao hơn. Thực hiện kinh tế tuần hoàn gắn liền với phát triển công nghệ, kinh tế số và cách mạng công nghiệp 4.0. Trên thực tế, nhiều sáng kiến tuần hoàn mới có thể xuất hiện từ sự phát triển của công nghệ. Áp dụng công nghệ 4.0 Ďể quản lí dữ liệu trên toàn bộ chuỗi cung ứng, thành lập các mạng lưới trong mỗi lĩnh vực ngành nghề. Các doanh nghiệp cần có sự liên kết tạo ra một mạng lưới Ďể có thể kết nối, chia sẻ thông tin với nhau trong việc áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn một cách hiệu quả. Mỗi doanh nghiệp có thể Ďóng vai trò thực hiện một hoạt Ďộng trong chuỗi ―Thiết kế - Cung ứng - Sản xuất - Phân phối - Sử dụng - Thu hồi‖ giúp hình thành nên các cụm công nghiệp sinh thái. Đào tạo nhân lực Ďáp ứng nhận thức về khoa học kĩ thuật và ban quản lí cam kết vận hành mô hình. Xây dựng Ďội ngũ chuyên gia giỏi, Ďể giải quyết tốt các vấn Ďề, từ khâu Ďầu Ďến khâu cuối của cả quá trình... Ngoài ra, doanh nghiệp phải cân nhắc lợi ích ngắn hạn trước mắt hay chấp nhận Ďi chậm hơn Ďể tăng tốc trong tương lai. Vì Ďầu tư cho công nghệ mới sẽ Ďẩy giá thành sản phẩm lên cao, có thể ảnh hưởng Ďến sức tiêu thụ và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ trong ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu tiếp tục mô hình sản xuất hiện tại thì sẽ phải Ďối mặt với rủi ro trong tương lai, khi nguồn nguyên liệu thô, nguyên liệu hoá thạch ngày càng cạn kiệt. 5. Kết luận Để giảm tác Ďộng có hại Ďến chất lượng cuộc sống, mô hình ―Nền kinh tế tuần hoàn‖ là một mô hình hiệu quả Ďể phát triển kinh tế tách khỏi những hạn chế về tài nguyên. Điều này Ďược thực hiện bằng cách phát triển các hoạt Ďộng kinh tế sử dụng nguyên liệu thô hiệu quả hơn. Vì vậy, Ďiều cần thiết là phải bảo toàn càng nhiều giá trị của nguyên liệu thô càng tốt bằng cách luân chuyển chúng ở giá trị cao nhất. Tài nguyên thiên nhiên phải Ďược sử dụng tiết kiệm và hợp lí. Do Ďó, việc quản lí và sử dụng tài nguyên hợp lí theo nguyên tắc ―chu trình khép kín‖, cùng với việc sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu tái tạo và quản lí chất thải thông qua tái chế Ďể tối Ďa hoá giá trị, sẽ là giải pháp hữu hiệu Ďược nhiều nước trên thế giới Ďang thực hiện và áp dụng. Chuyển dịch từ kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn Ďang là xu thế chung của toàn cầu và Việt Nam cũng 1260
  11. không nằm ngoài xu thế Ďó. Đó là cách tốt nhất Ďể giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện Ďược Ďồng thời nhiều mục tiêu của phát triển bền vững. Để thực hiện Ďược Ďịnh hướng này, Ďòi hỏi phải có sự nỗ lực của mọi thành phần trong xã hội, Ďặc biệt, doanh nghiệp là Ďộng lực trung tâm, Nhà nước Ďóng vai trò kiến tạo, dẫn dắt và cộng Ďồng tham gia thực hiện Ďể thay Ďổi cả về nhận thức và hành vi của toàn xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Accenture (2014), ‗Circular Advantage: Innovative Business Models and Technologies to Create Value in a World without Limits to Growth‘, tinyurl, https://tinyurl.com/hdu6tff. 2. ARUP (2016), The circular economy and the Built environment, https://www.arup.com/perspectives/publications/research/section/circular- economy-in-the-built-environment 3. Bocken N.M.P. & S.W. Short (2016), ‗Towards a sufficiency-driven business model: Experiences and opportunities‘, Environmental Innovation and Societal Transitions, 18, 41-61. 4. Bocken, N.M.P., I.C. de Pauw, C. Bakker and B. van der Grinten (2016), ‗Product design and business model strategies for a circular economy‘, Journal of Industrial and Production Engineering, 33(5), 308-320. 5. Cramer, J. (1998), ‗Environmental management: From ―fit‖ to ―stretch‖‘‘, Business Strategy and the Environment, 7, 162-172. 6. De Jong, E, F. Engelaer & M. Mendoza (2015), Realising opportunities of a circular business model, http://www.erikdoorenspleet.nl/wp-content/uploads/ 2015/04/9a4c8ab9-f329-41a2-a692-38ff796b9808_Realising_opportunities_ of_a_circular_businessmodelwhitepaperDLL.pdf 7. Ellen MacArthur Foundation (2013a), Towards the Circular Economy. Economic and Business Rationale for an Accelerated Transition, https://ellenmacarthurfoundation.org/towards-the-circular-economy-vol-1-an- economic-and-business-rationale-for-an 8. Ellen MacArthur Foundation and McKinsey Center for Business and Environment (2015). Growth Within: A Circular Economy Vision for a Competitive Europe. https://tinyurl.com/jec5ykg. 9. European Commission (2015a), Closing the loop - An EU action plan for the Circular Economy, https://www.eea.europa.eu/policy-documents/com-2015- 0614-final 10. JRC (2016b), Scoping the Sharing Economy: Origins, Definitions, Impact and Regulatory Issues, https://ec.europa.eu/jrc/sites/jrcsh/files/JRC100369.pdf. 1261
  12. 11. Korhonen, J., Nuur, C., Feldmann, A. & Birkie, S. E. (2018), ‗Circulareconomy as an essentially contested concept‘, Journal of Cleaner Production, 175, 544-552. 12. Lavery, G., N. Pennell, S. Brown & S. Evans (2013), Next Manufacturing Revolution, Non-labour Resource productivity and its potential in the UK Manufacturing, https://www.ifm.eng.cam.ac.uk/uploads/Resources/Next- Manufacturing-Revolution-full-report.pdf 13. Manninen, K., Koskela, S., Antikainen, R., Bocken, N., Dahlbo, H. &Aminoff, A. (2018), ‗Do circular economy business models captureintended environmental value propositions?‘, Journal of Cleaner Production, 171, 413-422. 14. Minh Nguyệt (2021), Chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam, https://baotintuc.vn/xa-hoi/chat-thai-ran-sinh-hoat-tai-viet-nam-bai-1-gia-tang- chat-thai-ran-gay-ap-luc-lon-den-moi-truong-20210731093910344.htm 15. Nilsson, L., P.O. Persson, L. Rydén, S. Darozhka & A. Zaliauskiene (2007), Cleaner Production:Technologies and Tools for Resource Efficient Production, Uppsala: Baltic University Press. 16. Nguyễn Hoàng Nam, Nguyễn Trọng Hạnh (2019). Thực hiện kinh tế tuần hoàn: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý chính sách cho Việt Nam. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, số 10/2019. 17. OECD (2018), Resource Efficiency & Circular Economy Project, https://www.oecd.org/environment/indicatorsmodelling-outlooks/brochure- recircle-resourceefficiency-and-circular-economy.pdf 18. Pearce, D.W. & R.K. Turner (1990), Economics of Natural Resources and the Environment, HemelHempstead: Harvester Wheatsheaf. 19. Perry, P. (2012), ‗Exploring the influence of national cultural context onCSR implementation‘, Journal of Fashion Marketing and Management, 16 (2), 141-160. 20. Thu Hường (2020), Tái chế rác thải nhựa làm Ďường giao thông, https://congthuong.vn/tai-che-rac-thai-nhua-lam-duong-giao-thong-133695.html 21. Tsoi, J. (2010), ‗Stakeholders' perceptions and future scenarios to improvecorporate social responsibility in Hong Kong and Mainland China‘, Journal of Business Ethics, 91 (3), 391-404. 22. Tukker, A. (2004), ‗Eight types of product-service system: eight ways to sustainability? Experiences from SusProNet‘, Business Strategy and Environment, 13 (4), 246-260. 1262
  13. 23. UNEP & Sida (2006), Applying Cleaner Production to MEAs - Global Status Report, https://open.unido.org/api/documents/4794245/download/ APPLYING% 20CLEANER%20PRODUCTION%20TO%20MEAS%20- %20Global%20Status%20Report. 24. UNIDO (2019), Eco-Industrial Park Initiative for Sustainable Industrial Zones in Vietnam, https://www.unido.org/sites/default/files/files/2019- 12/EIP_Vietnam-Final_project_report_2019.pdf. 25. Van Weelden, E., R. Mugge & C. Bakker (2016), ‗Paving the way towards circular consumption: exploring consumer acceptance of refurbished mobile phones in the Dutch market‘, Journal of Cleaner Production, 113, 743-754. 26. Vasileios Rizos, Katja Tuokko & Arno Behrens(2017), The Circular Economy A review of definitions, processes and impacts, https://www.researchgate.net/publication/315837092_The_Circular_Economy_A _review_of_definitions_processes_and_impacts. 1263
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0