intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh tế vĩ mô - Harvey B. King

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:228

353
lượt xem
117
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong phần này chúng ta nghiên cứu về kinh tế vĩ mô. ● Bạn đã được giới thiệu về kinh tế vĩ mô trong cuốn Kinh tế học 100, ở nhiều mức độ và trong nhiều khía cạnh khác nhau. ● Ở đây chúng tôi đi vào tiêu chuẩn hoá những cơ sở của các bạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh tế vĩ mô - Harvey B. King

  1. Chương 1: Những Yếu tố chính của Kinh tế Vĩ mô Harvey B. King Trong phần này chúng ta nghiên cứu về kinh tế vĩ mô. ● Bạn đã được giới thiệu về kinh tế vĩ mô trong cuốn Kinh tế học 100, ở nhiều mức độ và trong nhiều khía cạnh khác nhau. ● Ở đây chúng tôi đi vào tiêu chuẩn hoá những cơ sở của các bạn. ● Chúng ta sẽ bắt đầu từ Phần I với sự giới thiệu về các biến kinh tế vĩ mô, và cách chúng được xác định, và những gì chúng chỉ ra cho chúng ta. ● Tiếp đó chúng tôi sẽ nói về mô hình tổng cầu, tổng cung cơ bản mà rất nhiều trong số các bạn đã biết đến ở trong cuốn Kinh tế học 100. ● Trong Phần II, chúng ta sẽ đi vào chi tiết điều gì quyếtt định đến tổng cầu ? chúng ta sẽ xem xét thị trường hàng hoá và dịch vụ, thị trường tài chính, và nền kinh tế quốc tế một cách chi tiết hơn, bao gồm chính sách tiền tệ và tài chính. ● Trong Phần III, chúng ta sẽ đi chi tiết về thị trường lao động, thất nghiệp và tổng cung. Điều này sẽ giúp chúng ta có được một mô hình kinh tế vĩ mô đầy đủ ở Chương 12, và chúng ta có thể sử dụng nó để xem xét các cú sốc kinh tế vĩ mô và chính sách kinh tế vĩ mô với sự chi tiết ở chương 14.
  2. ● Những nhấn mạnh của chúng tôi trong khoá học này là phát triển các công cụ kinh tế vĩ mô, qua đó chúng ta có thể hiểu được những vấn đề kinh tế vĩ mô hiện tại của Canada và đưa ra những giải pháp khả thi. 1. Định nghĩa kinh tế vĩ mô Trong kinh tế học vi mô, chúng ta tìm hiểu về hoạt động của những người đưa ra các quyết định cá nhân như là hộ gia đình và những doanh nghiệp trong những thị trường riêng rẽ. ● Trong kinh tế học vĩ mô, chúng ta nghiên cứu về nền kinh tế một cách toàn bộ - chúng ta nghiên cứu hoạt động kinh tế một cách tổng thể. ● Trong kinh tế học vĩ mô, chúng ta sẽ nhấn mạnh đến những đơn vị đưa ra quyết định lớn hơn - những hoạt động của TẤT CẢ những người tiêu dùng hoặc của TẤT CẢ những người lao động. ● Bên cạnh đó, thay vì tập trung vào các giá cả riêng rẽ, chúng ta sẽ nghiên cứu tất cả các giá cả (mức giá trung bình). ● Và thay vì tâp trung vào sản xuất và bán ra trong một thị trường nhất định, chúng ta sẽ nghiên cứu tổng sản xuất của toàn bộ nền kinh tế, gọi là Tổng Sản phẩm Quốc nội (GDP). Các vấn đề kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống hàng ngày của các cá nhân nói chung. ● Chúng ta có thể tìm hiểu sâu hơn về điều gì tạo nên sự thất nghiệp, và tại sao nó lại trở nên cao hơn tại nhiều thời điểm khác nhau.
  3. ● Chúng ta có thể tìm hiểu xem điều gì tạo nên sự tăng trưởng của tổng thu nhập quốc dân, và điều gì tạo nên sự suy giảm trong thu nhập quốc dân như là trong giai đoạn những năm đầu của thập kỷ 90. ● Một thanh sô cô la giá 10cent năm 1950, nhưng giá 1 đô la ngày nay - tại sao giá cả lại tăng lên như thế? ● Tại sao chính phủ liên bang và chính quyền các tỉnh lại lo lắng về sự thâm hụt, và điều này có ảnh hưởng gì đến đời sống hàng ngày?[1] 2) Các Yếu tố chính của Kinh tế Vĩ mô Chúng tôi sẽ bắt đầu phân tích với những biến kinh tế vĩ mô cơ bản và yếu tố đặc định xung quanh các biến này a) Thất nghiệp Một biến mà tôi chắc chắn bạn quan tâm - bạn sẽ có được một công việc sau khi tốt nghiệp? Chúng ta sẽ tìm hiểu về thất nghiệp và thị trường lao động chi tiết hơn ở chương 10, và chúng tôi bắt đầu với một khái niệm cơ bản và một vài yếu tố đặc định đơn giản: ● Số dân ở độ tuổi lao động bao gồm những người ở và trên tuổi 15[2]. ● Dân số được phân chia thanh người người thuộc lực lượng lao động và những người không thuộc lực lượng lao động. ● Những người thuộc lực lượng lao động bao gồm những người có việc làm và những người không có việc làm. Hình 1 dưới đây chỉ ra tỷ lệ thất nghiệp ở Canada gần đây.
  4. Hình 1 Tỷ lệ Thất nghiệp ở Canada năm 1975-1979[3] Bạn đã thấy rằng tỷ lệ này biến động rất mạnh. Nếu so sánh với thất nghiệp ở Hoa Kỳ, thì chúng ta thấy rằng chúng có mối liên hệ gần gũi, nhưng tỷ lệ thất nghiệp ở Hoa Kỳ thấp hơn rất nhiều - khoảng 4.5% năm 1999. Một trong những mục tiêu của chúng tôi là giải thích sự biến động, và sự khác nhau giữa tỷ lệ của Canada và Hoa Kỳ. Một trong những yếu tố thú vị về những năm 1990 là sự giảm xuống nạn thất nghiệp ở Canada sau thời kỳ khủng hoảng 1990-91, so với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, với tỷ lệ thất nghiệp tháng Mười hai năm 1999 là 6.9%, mức thấp nhất trong vòng 30 năm, chúng ta cuối cùng cũng cạnh tranh được với thành công của nước Mỹ. b) GDP thực tế - Tăng trưởng và Những biến động Một trong những điều chúng ta luôn quan tâm là liệu rằng các cá nhân hoặc tổ chức có thể có được điều kiện tốt hơn trong tương lai hay không. ● Có rất nhiều cách thức khác nhau để đánh giá về điều kiện kinh tế có tốt hay không, bao gồm trình độ giáo dục, chăm sóc y tế, môi trường sống, nhà ở, việc sử dụng các tiện nghi như máy tính hoặc VCR. .v.v. ● Chúng ta cũng có thể tập trung vào một phương pháp thực dụng hơn, đó là tổng sản phẩn của nền kinh tế tính trên một năm, được biết đến với là Tổng sản phẩm Quốc nội (GDP).
  5. ● GDP là một biện pháp để xác định tổng thị giá của toàn bộ hàng hoá dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong một quốc gia. ● GDP thực tế nhằm kiểm soát những tác động của lạm phát bằng cách sử dụng các giá cả của một năm nào đó. Chúng ta sẽ nói về việc GDP thực tế được tính như thế nào trong phần tiếp theo, và một vài sai lầm trong những cách tính toán này. Bây giờ, chúng ta hãy nhìn vào những dữ liệu có được ở Canada, trong Hình 2. ● Hình 2 chỉ ra GDP thực tế của Canada từ năm 1981, cùng với đường chiều hướng biểu diễn mức tăng trưởng bình quân của GDP trong khoảng thời gian này. ● Chúng ta có thể thấy rõ ràng rằng GDP thực tế không tăng lên theo một đường thẳng, mà nó có xu hướng biến động xung quanh đường chiều hướng. ● Chu kỳ kinh tế có tính giai đoạn nhưng vẫn biến động bất thường trong hoạt động của nền kinh tế. ● Nếu chúng ta so sánh với Hình 1, chúng ta có thể thấy được mối quan hệ rõ ràng giữa chu kỳ kinh tế trong GDP thực tế và những biến động trong tỷ lệ thất nghiệp. ● Khi tăng trưởng GDP thực tế âm, thu nhập thực tế giảm xuống, và tỷ lệ thất nghiệp bắt đầu tăng. Trong tình huống này, chúng có một sự suy thoái.[4] ● Những ví dụ trong những năm gần đây bao gồm sự khủng hoảng rõ ràng năm 1982, và sự khủng hoảng ở mức độ nhẹ hơn vào năm 1990-91. ● Cuối cùng, nền kinh tế bắt đầu tăng trưởng, GDP thực tế tăng lên, và thất nghiệp bắt đầu giảm xuống, và tình hình giống như hiện tại.
  6. Trong kinh tế học vĩ mô, chúng tôi cố gắng giải thích điều gì làm cho nền kinh tế tăng trưởng và chu kỳ kinh tế. Tăng trưởng kinh tế là một khái niệm mà chúng tôi sẽ đề cập đến trong Kinh tế học 302, ở phần cuối của cuốn sách này chúng tôi sẽ đề cập đến chu kỳ kinh tế. Khi bài báo ?Thu nhập tăng lên vì nền kinh tế trên đà tăng trưởng? đăng trên tờ Globe and Mail, thập kỷ đau thương của những năm 1990 cuối cùng dường như cũng đã chấm dứt. Một trong những câu hỏi của chúng ta trong khoá học này là liệu rằng chính phủ đã cải thiện những điều này bằng một chính sách phù hợp hay chưa ? có phải họ đã làm giảm những biến động trong thất nghiệp và GDP thực tế hay không? c) Lạm phát Lạm phát là khái niệm dùng để chỉ tỷ lệ thay đổi trong chi phí sinh hoạt[6] . Lạm phát thường được tính theo tỉ lệ thay đổi của Chỉ số Giá Tiêu dùng (CPI):
  7. ● Mức giá bình quân được xác định bằng Chỉ số giá, đó là bình quân gia quyền của giá cả trong nền kinh tế Canada. ● Chỉ số giá được sử dụng phổ biến nhất là Chỉ số Giá Tiêu dùng (CPI), chỉ số này xác định chi phí để mua một lượng hàng hoá mà một hộ gia đình trung bình ở Canada, so với lượng hàng hoá đó trong năm cơ sở 1992. Hình 3 chỉ cho chúng ta thấy lạm phát ở Canada trong hơn hai thập kỷ qua. Chúng ta có thể nhận thấy rằng tỷ lệ này giảm đáng kể trong giai đoạn này. Mục đích của chúng ta là tìm hiểu điều gì gây nên lạm phát, và tìm hiểu xem làm thể nào để một chính sách của chính phủ có thể đạt được thành công trong việc giảm lạm phát. Hình 3 Lạm phát (1975-1999)[7] d) Giải thích về Thất nghiệp, Chu kỳ Kinh tế, và Lạm phát Hiện nay chúng ta có một vài khái niệm cần được giải thích. Một trong những mục tiêu chủ yếu của kinh tế học là giải thích thực tế chứ không phải là mô tả chúng. Để giải thích điều gì gây nên tăng trưởng, chu kỳ, lạm phát, chúng ta cần một mô hình kinh tế vĩ mô. Mô hình hoặc những mô hình như vậy tạo cho chúng ta cơ sở giúp cho chúng ta hiểu được những hiện tượng khác nhau trong thực tiễn. Trong cuốn Kinh tế học 202, chúng tôi xây dựng một mô hình tổng cung, tổng cầu cơ
  8. bản, và với hy vọng là sẽ có ích trong việc giải thích các hiện tượng đặc thù, và cho phép chúng tôi trả lời câu hỏi là liệu rằng những hoạt động của chính phủ có thể làm ổn định nền kinh tế hay không. 3) Ổn định hoá nền kinh tế Nhà nước có hai công cụ chính sách kinh tế vĩ mô cơ bản. ● Chính sách tài chính được đưa ra bởi Chính quyền liên bang (và đôi khi là chính quyền cấp tỉnh), và bao gồm nhiều mức độ khác nhau về việc mua vào các hàng hoá và dịch vụ của chính phủ và trong các mức độ thuế để tác động lên nền kinh tế. (Lưu ý rằng điều này khác với chính sách kinh tế vĩ mô như là thay đổi tỷ suất thuế toàn bộ để tác động lên toàn bộ thị trường.) ● Chính sách tiền tệ được thực hiện bởi Ngân hàng Canada, và liên quan đến nhiều mức độ khác nhau của việc cung ứng tiền tệ và các mức độ của tỷ lệ lãi suất để tác động lên nền kinh tế. Những công cụ chính sách này nhằm hướng đến năm mục tiêu kinh tế vĩ mô chủ yếu. ● Đạt được tỷ lệ tăng trưởng GDP tiềm năng ổn định cao nhất có thể cải thiện được GDP thực tế của cá nhân. ● Làm giảm những biến động có thể tránh được có thể làm giảm đi sự mất mát về sản lượng và những chi phí bế tắc. ● Duy trì thất nghiệp ở mức thấp ở mức độ tự nhiên làm giảm đi những mất mát từ việc thất nghiệp ở mức cao và thất nghiệp ở mức thấp (những chi phí bế tắc). ● Duy trì mức lạm phát thấp để tránh được những chi phí giao dịch và chi phí của lạm phát không thể dự đoán được.
  9. ● Làm giảm thâm hụt ngân sách hiện thời đến mức hiệu quả để giảm bớt những chi phí vay nợ quốc tế. Những mục tiêu của tăng trưởng GDP thực tế, ổn định chu kỳ kinh tế, và duy trì thất nghiệp ở mức tự nhiên là một sự liên hợp (cộng sinh). ● Tập trung vào tăng trưởng GDP thực tế là một mục tiêu chính sách chủ đạo, còn lạm phát là phần bổ trợ kia. ● Tuy nhiên, mục tiêu tăng trưởng GDP thực tế lại xung đột với mục tiêu lạm phát trong ngắn hạn. Kinh tế học có một mục tiêu đồng nhất của lý thuyết cơ sở mà hầu hết các nhà kinh tế học đều đồng ý, một mục tiêu mà chúng tôi sẽ phát triển trong khoá học này. ● Tuy nhiên, ngay cả khi mục tiêu đó được chấp nhận trong các lý thuyết kinh tế, và thậm chí chúng ta đồng ý về các mục tiêu, và chúng ta có một vài ý tưởng về những công cụ của chính sách ổn định hoá, các nhà kinh tế học vĩ mô vẫn bất đồng về phương pháp phù hợp để đạt được sự ổn định về kinh tế. ● Lý do cơ bản là có hai trường phái quan điểm, trong đó có sự bất đồng về việc cách vận hành của một số yếu tố trong nền kinh tế, do đó các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhau sẽ đạt được mức độ thành công khác nhau. 4) Các Trường phái Kinh tế học Vĩ mô Có hai trường phái lớn về kinh tế học vĩ mô: Kinh tế học tân cổ điển và Kinh tế học Keynes mới. Các nhà kinh tế học Tân cổ điển bao gồm rất nhiều trường phái phụ. Tuy nhiên, họ có một số quan điểm cơ bản tương đồng:
  10. ● Nền kinh tế có xu hướng vận hành ổn định mà không có sự điều tiết của chính phủ, sự cân bằng của nó là do tự điều chỉnh. ● Nền kinh tế có xu hướng tạo ra việc làm đầy đủ cho mọi người mà không có sự can thiệp của nhà nước, sự can thiệp của nhà nước thường làm xấu đi tình trạng của nền kinh tế. ● Do đó, họ đi đến kết luận rằng sự can thiệp tối thiểu của nhà nước là điều tốt nhất, chỉ hạn chế một vài quy tắc cơ bản như cân bằng ngân sách ở mức trung bình, duy trì sự tăng trưởng ở mức độ có thể quyết định trước được .v.v. ● Những nhà kinh tế này thường được gọi là những người theo phái trọng tiền. Những nhà kinh tế học Keynes mới tin rằng nền kinh tế không thể tự nó vận hành tốt được. ● Không giống như các nhà kinh tế học tân cổ điển, các nhà kinh tế học Keynes mới thường lập luận rằng thị trường lao động và những thị trường khác không tự động điều chỉnh đến hệ cân bằng, nhưng thay vào đó nền kinh tế có thể gặp đình trệ tại một điểm thất nghiệp cao, trong một thời gian dài, trừ phi có sự can thiệp của nhà nước, ● Do đó, các nhà kinh tế học này muốn thực hiện tác động tích cực đến nền kinh tế, và lập luận rằng nhà nước nên chú ý điều tiết nền kinh tế bằng cách điều chỉnh chính sách tài khoá và tiền tệ để cho nền kinh tế đó có thể tạo việc làm đầy đủ cho mọi người. Một trong những công việc của chúng tôi trong khoá học này là giới thiệu tới các bạn điều cốt yếu về lý thuyết mà cả hai trường phái đều có được sự đồng thuận. ● Sự thống nhất này là rất quan trọng trong việc thảo luận về những mô hình của tổng cầu trong Phần II.
  11. ● Tuy nhiên, chúng tôi cũng sẽ giới thiệu với các bạn trong Phần III các quan điển khác nhau về thị trường lao động và tổng cung của hai trường phái. Chúng ta cũng sẽ xem xét sự xung đột quan điểm về cách thức nền kinh tế vận hành và việc thực hiện chính sách ổn định. ● Một trong những công việc của các bạn là hiểu được những yếu tố phổ biến trong những mô hình này, cũng như là sự khác nhau, và tại sao lại có sự khác nhau này. ● Những mô hình này không chỉ là sự khác nhau về quan điểm, như là việc xem Coke và Pepsi thứ đồ uống nào ngon hơn. ● Đó là sự khác nhau về nhận thức dựa trên những quan điểm khác nhau về các yếu tố của nền kinh tế, hy vọng một ngày nào đó sẽ được quyết định bằng những quan sát kinh nghiệm và cải tiến trong hiểu biết của chúng ta về nền kinh tế, giống như nhiều sự khác nhau khác đã được giải quyết. Tuy nhiên trước khi chúng ta bắt đầu với những mô hình này, chúng tôi muốn thảo luận sơ qua về phương pháp và sự quan sát hoạt động kinh tế vĩ mô trong phần tiếp theo. [2] Thực tế loại trừ những người trong quân đội, trong tù và những tổ chức khác, những người sống trong những lãnh thổ tự trị và sống ở hải ngoại. [3] Trích từ dữ liệu CANSIM của Thống kê Canada, cuống D980745. [4] Về mặt kỹ thuật, chúng ta thường nói rằng sự suy thoái xảy ra khi chúng ta có tăng trưởng kinh tế âm trong 2 quý, mỗi quý là 3 tháng.
  12. [5] Trích từ dữ liệu CANSIM Thống kê Canada, quyển D14872. [6] Nếu mức độ thay đổi là âm, thì chúng ta gọi là giảm phát. [7] Trích từ dữ liệu CANSIM Thống kê Canada, cuốn P100000.
  13. Chương 2: Xác định Hoạt động Kinh tế Harvey B. King Trong phần này, chúng ta sẽ đi lướt qua về quan điểm có tính chất mô tả về nền kinh tế - nhiều trong số này được tổng hợp từ cuốn Kinh tế học 100. 1. Một số định nghĩa quan trọng. Có một số khái niệm chúng ta cần nhắc đến khi nghiên cứu chương này: ● Dòng (lưu lượng) là một biến xác định tỷ lệ trong một khoảng thời gian - ví dụ như lưu lượng nước chảy qua một vòi nước trong một giờ đồng hồ. ● Số lượng (vốn) là một biến xác định tổng số trong một khoảng thời gian cụ thể - ví dụ như tổng lượng nước có trong bồn nước sau khi đóng vòi. ● Như trong ví dụ của tôi đã chỉ ra, lưu lượng và số lượng có mối liên qua như sau: một lưu lượng = D số lượng. Ví dụ kinh điển về kinh tế của mối quan hệ này là mối quan hệ giữa số lượng tài sản và dòng đầu tư. ● Tài sản là vốn bao gồm nhà xưởng, công trình, trang thiết bị, hàng tồn kho, v.v.. ● Đầu tư là việc mua mới những tài sản trên - điều này đôi khi còn được gọi là tổng đầu tư. ● Một số tài sản này bị hao mòn đi qua từng năm, hay là khấu hao. ● Đầu tư ròng = Tổng đầu tư - Khấu hao = thay đổi trong vốn tài sản.
  14. Có một số dòng (luồng tài sản) kinh tế vĩ mô quan trọng mà chúng ta sẽ xem xét trong chương này. ● Sản lượng là tổng giá trị các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong một nền kinh tế tính theo một năm - chúng ta thường chú ý đến như là Tổng sản phẩm Quốc nội (GDP). ● Thu nhập là tổng thanh toán được thực hiện cho các dịch vụ của các yếu tố của sản phẩm tính trong một năm. ● Chi phí là giá trị của việc mua hàng hoá và dịch vụ cuối cùng trong một năm của các hộ gia đình, doanh nghiệp, cũng như xuất khẩu trừ đi nhập khẩu. Chúng ta cú ý đến những giao dịch cuối cùng - sản xuất/chi tiêu của hàng hoá và dịch vụ cho việc sử dụng sau cùng. ● Những giao dịch trung gian là việc mua hàng hoá và dịch vụ để phục vụ cho việc sử dụng ở giai đoạn sau đó của quá trình sản xuất. ● Ví dụ như công ty Ford có thể mua cần gạt kính từ một nhà sản xuất lẻ để sử dụng cho việc sản xuất một chiếc xe tải. ● Việc sản xuất/ bán các xe tải sẽ là giao dịch cuối cùng, nhưng không phải là việc mua các cần gạt kính - chúng tôi không muốn đưa cần gạt kính vào những tính toán này, bởi vì như thế sẽ tính giá trị của nó đến hai lần, lần thứ nhất với tư cách là một giao dịch trung gian, và lần thứ hai khi nó là một phần của xe tải. 2) Vòng luân chuyển của Thu nhập và Chi tiêu. Để bắt đầu, chúng ta sẽ có một mô tả về nền kinh tế, và mô tả về cách thức trong đó dòng đầu tư và tiết kiệm tương tác với dòng thu nhập và tiêu dùng trong vòng luân chuyển để xác định tổng sản phẩm = tổng thu nhập = tổng chi tiêu.
  15. Có bốn yếu tố kinh tế (các doanh nghiệp, các hộ gia đình, chính phủ, và phần còn lại của thế giới), hoạt động trong ba thị trường chính (thị trường hàng hoá, thị trường yếu tố sản xuất, và thị trường tài chính). Những hoạt động kinh tế này liên quan đến dòng vốn thực và dòng tiền tệ. Hình 1 dưới đây, một mô hình của vòng luân chuyển của thu nhập và chi tiêu, chỉ ra dòng tiền tệ từ những giao hoạt động này. Các hộ gia đình Các hộ gia đình sở hữu các tài nguyên của nền kinh tế (các yếu tố sản xuất) - lao động, vốn, đất đai, khả năng kinh doanh - và bán hoặc cho thuê những tài nguyên này trong thị trường tài nguyên, và sẽ nhận được một khoản thu nhập (Y) từ những doanh nghiệp. ● Họ sử dụng một phần thu nhập để mua các hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ (C) từ các doanh nghiệp trong thị trường hàng hoá. ● Họ tiết kiệm (S) một phần thu nhập của họ để chi tiêu trong tương lai, hưu trí. v.v. bằng cách gửi tiền của họ vào ngân hàng, thị trường chứng khoán,v. v trong thị trường tài chính.[1] ● Họ trả thuế (T) cho chính phủ, lượng ròng của những khoản thanh toán chuyển đổi từ chính phủ (như bảo hiểm công việc, v.v..)
  16. Các doanh nghiệp Doanh nghiệp phải trả thu nhập (lương và tiền công, thuê tài sản, thanh toán lãi suất, cổ tức, v.v.) cho các hộ gia đình vì các yếu tố sản xuất trong thị trường tài nguyên. ● Họ nhận được khoản thu từ bán hàng hoá và dịch vụ: Hàng tiêu dùng (C) cho các hộ gia đình, Đầu tư hàng hoá (I) cho các doanh nghiệp, Chính phủ mua các hàng hoá và dịch vụ (G) cho chính phủ Xuất khẩu cho phần còn lại của thế giới (EX), Cộng với việc họ nhập khẩu từ phần còn lại của thế giới (IM). ● Họ mua từ thị trường tài chính để hỗ trợ cho việc mua hàng hoá đầu tư như là nhà máy, phương tiện vận tải, máy tính,v.v. ● Những doanh nghiệp cũng phải trả các khoản thuế, nhưng chúng ta đặt ra ngoài mô hình trên để cho đơn giản. Chính phủ Yếu tố này bao gồm chính phủ liên bang, chính quyền cấp tỉnh, cũng như cấp đô thị. ● Chính phủ thu các khoản thuế từ hộ gia đình và doanh nghiệp. ● Chính phủ thanh toán các khoản trợ cấp cho doanh nghiệp và các khoản thanh toán chuyển đổi (như là trợ cấp người cao tuổi hoặc bảo hiểm nghề nghiệp hoặc phúc lợi) cho các cá nhân.[2] Chúng ta tách những khoản thanh toán này từ khoản thu thuế để có một khái niệm thuế ròng (T), với nó chúng ta có thể thấy được dòng tiền từ các hộ gia đình đến chính phủ.
  17. ● Chính phủ mua hàng hoá và dịch vụ từ các doanh nghiệp, chúng ta thường gọi là mua sắm chính phủ (G), điều này dẫn đến một dòng tiền chảy vào các doanh nghiệp. ● Nếu chính phủ chi tiêu nhiều hơn số thuế thu được, thì họ sẽ bị thâm hụt ngân sách, và như vậy họ phải mượn tiền từ thị trường tài chính. Do đó chúng ta thấy có một dòng tiền chảy từ thị trường tài chính vào chính phủ.[3] Phần còn lại của thế giới Những người nước ngoài mua hàng hoá và dịch vụ của chúng ta, số lượng xuất khẩu (EX). Họ phải trả cho chúng ta một khoản tiền, dẫn đến một dòng tiền được chỉ ra trong hình vẽ. ● Những người nước ngoài bán cho chúng ta các hàng hoá và dịch vụ, nhập khẩu của chúng ta (IM). Do đó chúng ta phải trả cho hẹ, dẫn đến có một dòng tiền như trong hình vẽ. ● Nếu như có một sự không cân bằng trong xuất khẩu và nhập khẩu, thì một trong hai bên phải đi vay. Ví dụ về dòng luân chuyển ở đây chỉ ra một trường hợp trong đó chúng ta bán ra cho người nước ngoài nhiều hơn chúng ta mua của họ. Trong trường hợp này, người nước ngoài phải mượn từ thị trường tài chính của chúng ta để thanh toán cho khoản xuất khẩu dôi ra. Chúng ta có thể chú ý rằng tiền đang luân chuyển liên tục trong nền kinh tế, khi các tác nhân thực hiện các hoạt động của họ. Bạn sẽ nghĩ rằng làm sao những hoạt động của các bạn trong một năm nào đó có nằm trong dòng vốn này hay không: ● Ngay bây giờ bạn đang mua một dịch vụ giáo dục trong thị trường hàng hoá và dịch vụ. ● Cuối ngày hôm này, bạn sẽ đến nơi làm việc bán thời gian và bán tài nguyên sức lao động của bạn vào thị trường tài nguyên. ● Trong năm trước đó, bạn có thể đã vay một khoản vốn từ thị trường tài chính để trang trải cho việc học tập của các bạn.
  18. Một số biểu thức kinh tế quan trọng Dòng luân chuyển giúp chúng ta hiểu làm sao để nhận thấy và xác định tổng sản phẩm hay GDP của một nền kinh tế. ● Việc sản xuất diễn ra trong các doanh nghiệp, những người trả thu nhập cho các yếu tố sản xuất (Y) để sản xuất ra các hàng hoá và dịch vụ để bán cho người tiêu dùgn (tiêu dùng (C)), cho các doanh nghiệp khác (chi phí đầu tư (I)), cho chính phủ (G) và cho phần còn lại của thế giới (EX - IM). ● Doanh số bán ra của doanh nghiệp bằng với tổng chi tiêu hàng hoá và dịch vụ, bởi vì chúng là hai vế của cùng một giao dịch.[4] ● Toàn bộ chi tiêu này được gọi là Tổng chi tiêu (E), và trong dòng luân chuyển (1) E = C +I+G IM. ● NHƯNG giá trị của tổng bán hàng (E)chỉ là giá thị trường của tổng sản phẩm, hay GDP, hay GDP = E = C + I + G + EX - IM.[5] ● Nếu chúng ta nhận ra rằng các doanh nghiệp phải dùng tất cả các khoản thu từ bán hàng và phân phối nó cho các yếu tố sản xuất (bao gồm cả lợi nhuận cho chủ doanh nghiệp), thì chúng ta có thể thấy tổng thu nhập trong nước (Y) sẽ bằng với số thu của doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là Y=E. ● Điều này cho phép chúng ta có được đẳng thức cơ bản từ dòng luân chuyển: (2) Y=E=C+I+G IM. Chúng ta sẽ sử dụng đẳng thức này trong phần II. A trong khi xem xét chi tiết về hàng hoá và dịch vụ. Chúng ta có thể suy ra rằng những khoản rò rỉ bằng với những khoản được đưa vào:
  19. ● Từ khu vực hộ gia đình, chúng ta có thể thấy rằng các hộ gia đình phân bổ thu nhập của họ vào tiêu dùng, thuế và tiết kiệm: (3) Y = C + S + T. ● Do đó chúng ta có thể lưu ý từ đẳng thức (2) và (3): C + S + T = C + I + G + EX - IM, hay (4) S + T + IM = I + G + EX. ● Điều này có nghĩa là tổng giá trị của các khoản rò rỉ từ dòng luân chuyển (S+T+IM) bằng với tổng giá trị của các khoản đưa vào trong dòng luân chuyển (I+G+EX). ● Chúng ta sẽ dùng những đẳng thức (2), (3) và (4) trong những phân tích sau này. 3) Xác định hiện trạng của nền kinh tế Các nhà thống kê ở Canada cố gắng xác định GDP ở Canada như là một phương pháp xác định hiện trạng của nền kinh tế. ● Họ muốn thực tế xác định sản xuất một các trực tiếp, nhưng điều này thường khó thực hiện, do đó họ xác định GDp theo hai cách khác nhau, dựa trên ý tưởng từ dòng luân chuyển rằng thu nhập = tổng sản phẩm = tổng chi tiêu. ● Các nhà thống kê Canada xác định GDP bằng cách sử dụng phương pháp thu nhập yếu tố, bằng cách sử dụng tổng thu nhập nội địa bởi các yếu tố sản xuất (bao gồm chủ doanh nghiệp) trong một năm - đây là một ước đoán về tổng số của dòng thu nhập yếu tố của hộ gia đình từ doanh nghiệp. ● Các nhà Thống kê ở Canada cũng xác định GDP bằng phương pháp chi tiêu, bằng cách dự tính tổng lượng tiền chảy vào doanh nghiệp từ việc bán hàng hoá và dịch vụ của họ (C + I + G + EX - IM).
  20. Sử dụng hai phương pháp này, và thực hiện việc sửa chữa các lỗi trong quá trình xác định, các nhà Thống kê Canada có được một ước đoán khả quan về tổng sản phẩm thực tế trong nước trong một năm. ● Sau đó họ tiến hành chỉnh sửa lại theo mức lạm phát, để đạt đến GDP thực tế. ● Nếu chúng ta quan tâm đến hiện trạng kinh tế của người dân Canada nói chung, thì chúng ta có thể chia GDP thực tế theo dân số để có được giá trị GDP thực tế theo đồng vốn. Bảng dưới đây trình bày các tính toán GDP thực tế theo đồng vốn ở Canada từ 1926 đến 1994. Năm GDP thực tế theo đồng vốn 1926 4654 1936 4332 1966 11,567 1986 19,945 1994 22,074 Tỷ lệ 1994/1926 47 và 1 Nghiên cứu tình huống: Có phải cuộc sống của chúng ta tốt hơn cách đây 30 năm?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0