intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh Thành Nguyên Đá

Chia sẻ: Nghuyen Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

73
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để nhớ lại những tia nắng Xuân đẹp vô ngần cạnh sông Hàn ở Đà Nẵng hai mươi năm về trước. Hôm ấy tôi gặp cố học giả Nguyễn Văn Xuân lần đầu tiên. Vĩnh Sính Tây Hồ Phan Châu Trinh (1872-1926) thuộc thế hệ ‘sính chữ Hán’ cuối cùng ở nước ta. Tuy cũng từng ‘hụp lặn’ trong cái học khoa cử trọng hư văn, nhưng đúng như Huỳnh Thúc Kháng đã nhận xét, Phan Châu Trinh “ tư chất vốn đã thông minh, ý chí lại sâu sắc, ...nên mặc dầu lớn tuổi mới bắt đầu học...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh Thành Nguyên Đá

  1. Kinh Thành Nguyên Đá Qua hai bản dịch của Ngô Đức Kế và Hoàng Xuân Hãn Để nhớ lại những tia nắng Xuân đẹp vô ngần cạnh sông Hàn ở Đà Nẵng hai mươi năm về trước. Hôm ấy tôi gặp cố học giả Nguyễn Văn Xuân lần đầu tiên. Vĩnh Sính Tây Hồ Phan Châu Trinh (1872-1926) thuộc thế hệ ‘sính chữ Hán’ cuối cùng ở nước ta. Tuy cũng từng ‘hụp lặn’ trong cái học khoa cử trọng h ư văn, nhưng đúng như Huỳnh Thúc Kháng đã nhận xét, Phan Châu Trinh “ tư chất vốn đã thông minh, ý chí lại sâu sắc, ...nên mặc dầu lớn tuổi mới bắt đầu học mà học ít hiểu nhiều ; đọc sách có con mắt riêng, làm văn tạo xuất cách mới, không vẽ bóng pha màu, tìm câu lặt chữ ” (1) như đa số sĩ phu cùng thời. Bởi vậy không phải ngẫu nhiên mà Phan Châu Trinh đã để lại một số kiệt tác viết bằng Hán văn. Về văn xuôi, Phan Châu Trinh là kiện tướng có một không hai về loại văn chính luận – bằng Hán văn cũng như bằng quốc văn mà Phan tự học lấy. Còn nói về thơ, ngoài thơ quốc âm, Phan còn có một số thơ chữ Hán tuyệt hay, điển hình là bài Chí thành thông thánh làm ở Bình Định trong chuyến Nam du với Huỳnh Thúc
  2. Kháng và Trần Quý Cáp năm 1905, và bài Xuất đô môn khẩu chiếm khi bị áp giải ra khỏi thành Huế để đi đày ởCôn Đảo vào năm 1908. Bài thơ Kinh thành Nguyên đán bàn trong bài này là một bài thơ hay và độc đáo. Tuy không gây cú sốc “ sét đánh ngang tai ” như hai bài nói trên, nhưng Phan Châu Trinh c ũng đã gói gắm không ít suy tư. Trong bài này, chúng tôi sẽ đối chiếu và phân tích hai bản dịch quốc văn của Ngô Đức Kế và Hoàng Xuân Hãn và hy vọng qua quá trình bình giải chúng ta sẽ nhận thức chính xác hơn về ý nghĩa của bài thơ. * I. Nguyên văn bài thơ và lời dịch nghĩa, dịch thơ của Ngô Đức Kế Ngay sau khi Phan Châu Trinh qua đời vào tháng 3-1926, Ngô Đức Kế (1878– 1929) biên tập và giới thiệu một số trước tác của Phan trong cuốn Phan Tây Hồ di thảo – Văn tập của ông Phan Chu Trinh (Hà Nội, Lương Văn Can xuất bản, 1926). Kinh thành Nguyên đán được in lại trong sách này. Sách được nhà in Chân Phương ở Hà Nội tái bản một năm sau (1927). Khi in lại sách, Ngô Đức Kế giữ nguyên lời thơ của Kinh thành Nguyên đán cũng như phần phụ chú của Phan Châu Trinh rồi cung cấp phần dịch nghĩa và dịch thơ. Bài thơ làm theo Đường luật, thể̉ “ thất ngôn bát cu ́” (mỗi câu bảy chữ, tám câu). Ngô Đức Kế là bạn tâm giao của Phan Châu Trinh ; cả hai cùng đỗ kỳ thi Hội năm Tân Sửu (1901) và cùng bị đày ra Côn Đảo sau vụ Dân biến ở Trung Kỳ năm 1908. Còn Lương Văn Can (1854–1927) với Phan Châu Trinh là bạn cố tri, cả hai
  3. đều là sáng lập viên của trường Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội vào năm 1907 và Lương Văn Can là Thục trưởng của trường . Chúng tôi có đọc cuốn Phan Tây Hồ di thảo – Văn tập của ông Phan Chu Trinh (ấn bản Chân Phương) ởthư viện Centre Pompidou ởParis trong dịp sang Pháp năm 2000 và thấy bài Kinh thành Nguyên đán không khác trong sách này không khác gì với bài được biên tập trong cuốn Thơ văn Phan Châu Trinh (Hà Nội: Nxb Văn học, 1983), do Huỳnh Lý biên soạn. Do đó, chúng tôi đã dùng sách của Huỳnh Lý để bạn đọc tham khảo trong bài này. (2)
  4. Kinh thành nguyên đán
  5. Hương thuỷ Bình sơn thắng cảnh ty ! Xuân thành vạn hộ nhạ xuân hy. Lam bào tuỳ tục hành tam khấu, Bạch tửu phùng nhân bác nhất chi. Cố quốc duy dư nguyên nhật hảo, Thử thân thiên bị sổ kim khi. Quy lai mính đính hồn vô vị, Thuyết dữ bàng nhân tận giải di. Phụ chú [của Phan Châu Trinh] : Kinh thành tục, nguyên đán trước lam bào tạo môn bái niên, nhất ẩm nhi khứ. Chúng ta thử dịch nghĩa bài thơ : Tết Nguyên đán ở kinh thành Sông Hương, núi Ngự là nơi thắng cảnh độc đáo, Trong thành Xuân, muôn nhà vui đón năm mới. Theo tục lệ, mặc áo lam vào lễ ba lạy, Gặp người quen cùng nhau uống chén rượu trắng. Cố quốc chỉ còn vui trong ba ngày Tết, Thân này phải quỵ luỵ bởi mấy đồng lương.
  6. Ra về chuếnh choáng, chả nghĩa lý gì nữa, Thuật chuyện cho người xung quanh nghe thì ai cũng cười. Bài thơ dịch của Ngô Đức Kế : Sông Hương núi Ngự cảnh riêng vui, Nhà cửa thành Xuân vẻ tốt tươi. Xúng xính áo xanh theo thói lạy, Kề cà rượu trắng gặp nhau mời. Còn ba ngày tết là vui nước, Vì mấy đồng lương há luỵ người. Say trở ra về vô tích sự, Gặp nhau nói chuyện khéo mua cười. Chú thêm [Huỳnh Lý dịch] : Theo lệ Tết ở kinh thành, sáng mồng một Tết, các quan mặc áo thụng xanh đến trước cửa khuyết lạy mừng tuổi, uống một chén rượu rồi về. II. Nguyên văn bài thơ trong bản sao của Hoàng Xuân Hãn và lời dịch nghĩa, dịch thơ của Hoàng Xuân Hãn Bài Kinh thành Nguyên đán được Hoàng Xuân Hãn (1908-1996) dịch ra quốc văn và công bố trong “ Phần phụ bản ” của sách Những hoạt động của Phan Châu Trinh tại Pháp 1911-1925, Thu Trang, Giáo sư Hoàng Xuân Hãn đề tựa (Paris:
  7. Nxb Sudestasie, 1983). Theo Hoàng Xuân Hãn, “ nguyên Hán văn theo một bức cuốn cuả tập san Sử Địa [Sài Gòn] năm 1972 gởi cho ” (3). Sách này không có phần nguyên văn chữ Hán của bài thơ. Để độc giả tiện bề theo dõi, chúng tôi chụp lại nguyên văn chữ Hán với thủ bút của Hoàng Xuân Hãn trong ấn bản phát hành trong nước sau đó (Ts. Thu Trang, Giáo sư Hoàng Xuân Hãn đề tựa, Những hoạt động của Phan Châu Trinh tại Pháp 1911-1925. Nxb Văn Nghệ Tp. Hồ Chí Minh, 2000). III. Bây giờ chúng ta thử bình giải cả hai bài dịch của Ngô Đức Kế và Hoàng Xuân Hãn : Nhan đề : Chúng ta thấy rằng trong bản chữ Hán mà Hoàng Xuân Hãn viết lại ởtrên, nhan đề bài thơ đã không ghi là Kinh thành Nguyên đán như Phan Châu
  8. Trinh đã đề̉, mà được Hoàng quân đổi thành Phan Châu Trinh nguyên nhật thi (Thơ làm ngày mồng một Tết của Phan Châu Trinh). Sau đó, khi dịch ra quốc văn Hoàng Xuân Hãn lại dịch là Thơ Tết lúc làm quan, những chữ này không có trong nguyên tác. Ở hàng dưới, Hoàng Xuân Hãn lại ghi thêm là bài này “ có lẽ làm năm Nhâm Dần 1902, khi mới bổ làm quan ở Huế, nhưng đã chán chường, tuy chưa tỏ chính kiến gì ”. Trên thực tế, vào thời điểm năm 1902, Phan Châu Trinh đang về quê ở Quảng Nam thọ tang người anh cả là Phan Văn Cừ đã có công nuôi dưỡng Phan từ khi hơn mười tuổi sau khi song thân qua đời. Vào năm 1902, tức là trước khi Phan Châu Trinh tiếp xúc với Tân thư, như Huỳnh Thúc Kháng đã ghi lại, “ Tiên sinh [Phan Châu Trinh] đởm [đảm] thức hơn người, lại giàu đường huyết tánh, từ nhỏ đi học đã để con mắt xem đời mà chứa sẵn một lòng yêu nước. Song khốn vì ởtrong nhà quê, chung quanh rành những xã hội hủ bại, bình sanh được thấy toàn một lớp tuồng đảng Cần vương mà thôi. Nghe thấy đã hẹp hòi, lịch duyệt cũng chưa rộng, nhiều khi cảm xúc mà không bởi đâu mởmang ra, cho “ việc đời là không làm gì được (thời sự vô khả vi) ” (4). Sang năm 1903 Phan Châu Trinh mới ra Huế làm Thừa biện Bộ Lễ, từ đó có dịp tiếp xúc với Tân học qua Tân th ư và Tân văn, “ trong lòng ham thích quên ngủ, quên ăn ” nên “ tư tưởng đổi hẳn ra một cách mới mẻ ” (5). Các sách mới (Tân thư), báo mới (Tân văn) ấ́y do Khang Hữu Vi (Kang Youwei, 1858–1927) và Lương Khải Siêu (Liang Qichao, 1867–1929) (6) trước tác, đề nghị bãi bỏ khoa cử, đả kích “ văn chương tám vế́ ”, và nói về “
  9. dân quyền tự do ”, “ phát minh được chân tướng văn minh Âu Tây nhiề̀u ” (7). “ Tiên sinh tấ́n tới một bước dài, mà tấm lòng nhiệt thành ái quốc cũng cao thêm mấy độ nữa. Ngày trước cho là “ thời sự vô khả vi ”, nay trong lòng và trước con mắt thấy rõ ràng có một đàng, mà phương châm hạ thủ làm thế nào cũng từ đó mà nhất định ” (8). Rốt cuộc, Phan Châu Trinh quải ấn từ quan vào đầu năm 1905. Tóm lại, việc Hoàng Xuân Hãn phỏng đoán bài thơ làm vào “ có lẽ làm năm Nhâm Dần 1902 ” là không ăn khớp với thực tế. Như vậy Phan Châu Trinh đã làm bài thơ trên vào lúc nào ? Câu trả lời là Phan Châu Trinh phải làm trong khoảng từ năm 1903 (Kinh thành Nguyên đán tương ứng với Nguyên đán Giáp Thìn, 1904) cho đến đầu năm 1905 (Kinh thành Nguyên đán tương ứng với Nguyên đán Ất Tỵ, 1905) – tức là kể từ khi mượn Tân thư và Tân văn từ Thân Trọng Huề và Đào Nguyên Phổ và trước khi Nam du với Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng rồi sau đó phải về lại vì nhuốm bệnh (1905), qua năm 1906 lại đi Nhật Bản và cho đến khi mất không bao giờ trởlại Huế. Cũng cần nói thêm Hoàng Xuân Hãn khi viết ra chữ Hán đã viết nhầm chữ “Châu” trong tên Phan Châu Trinh thành chữ châu là “châu báu” như chữ Châu trong tên của Phan Bội Châu. Chữ Châu trong tên Phan Châu Trinh là chữ Chu (“một vòng”, như trong từ “chu vi”), trong trường hợp này theo phát âm ‘Đàng Trong’ đọc là Châu, bởi vậy tên chính thức của Phan Châu Trinh là Phan Châu Trinh (chính Phan cũng gọi tên mình bằng tên ấy), chứ không phải là “Phan Chu Trinh” như một số người thường lầm tưởng.
  10. Câu 1: Hương thủy Bình sơn: cách gọi chữ Hán của “Núi Ngự sông Hương”. Gọi là Bình bởi hòn núi này giống cái bình phong nằm án ngữ ở phía Nam kinh thành Huế, nên mới gọi là núi Ngự Bình. Chữ ty ở cuối câu thường đọc là tư, nghĩa là “riêng” như trong từ “riêng tư” (trái với “chung”). Qua câu đầu, chắc hẳn Phan Châu Trinh muốn nói là “Núi Ngự sông Hương có cảnh đẹp riêng”, phong cảnh không giống những nơi khác. Thật vậy, cảnh ởHuế có cái gì khang khác những nơi khác, một nét Huế ‘chay’. Chữ ty (private, personal) ở đây hàm nghĩa gần như chữ “độc đáo” (unique, distinct, distinctive) chúng ta thường dùng ngày nay. Ngô Đức Kế dịch nghĩa câu này là “Sông Hương núi Ngự riêng là nơi thắng cảnh” và dịch thơ là “Sông Hương núi Ngự cảnh riêng vui”. Dịch chữ “riêng” như vậy có lẽ chưa thoát ý cho lắm, nhưng đúng là Ngô Đức Kế muốn chuyển ngữ chữ “ty” ra quốc văn. Trong bản dịch của Hoàng Xuân Hãn, thắng cảnh ty được dịch là “cảnh đẹp thay” hay “cảnh đẹp ghê”. Chữ ty không dịch là “riêng” nhưng đã dịch nhầm là “thay/ghê”. Chữ Bình trong chữ núi Ngự Bình là cái bình phong, viết theo chữ Hán không có bộ sơn. Hoàng Xuân Hãn đã thêm bộ sơn trước chữ bình – từ này không có trong chữ Hán và chỉ có thể dùng trong chữ Nôm, mà “Kinh thành Nguyên đán” là bài thơ chữ Hán. Câu 2: Xuân thành: nghĩa là thành phố vào Xuân. Hoàng Xuân Hãn cho rằng Xuân thành là “thành Phú Xuân”.
  11. Thoạt nghe cũng có lý, nhưng nếu để ý ta sẽ thấy trong chữ Hán người ta không lắp chữ như thế. Ví dụ, thành phố Hà Nội người ta gọi là Hà Thành chứ không gọi là Nội Thành, Sài Cống (Sài Gòn) gọi là Sài Thành chứ không gọi là Cống Thành. Bởi vậy Xuân thành ở đây nên hiểu là kinh thành Huế vào mùa Xuân. Xuân hy: lấy từ cụm từ Cống hạ Xuân hy hoặc Xuân hy Tân niên có nghĩa là “Chúc mừng Năm mới”. Do đó, nhạ Xuân hy là “đón mừng Năm mới”, đúng như trong phần dịch nghĩa của Ngô Đức Kế. Câu 3: Lam bào: áo bào màu lam c ủa các quan ngày trước mặc. Áo rộng xống xếnh, lụng thụng. Tùy tục: tùy theo tục lệ. Hoàng Xuân Hãn đã sửa tùy tục thành tuân tục tức là “tuân theo tục lệ”, nghe không sát hơi hướm của tác giả bằng tùy tục bởi lẽ Phan Châu Trinh là người thích thảng, phóng khoáng – tùy nhưng chưa hẳn “tuân”! Hành tam khấu: “làm ba vái” cho xong lệ, chữ “hành” (làm) diễn tả rất thoát cá tính không ưa gò bó của Phan Châu Trinh. Hành ở đây không có nghĩa là “đi” hay “[đi] vào” như trong hai bản dịch của Ngô Đức Kế và Hoàng Xuân Hãn. Chữ khấu ở cuối câu ghi nhầm thành khẩu trong bản Hoàng Xuân Hãn. Câu 4: Bạch tửu: rượu trắng, miền Nam gọi là rượu đế, hay ba-xi-đế. Bạch tửu, cũng như lam bào trong câu 3, không phải là danh từ riêng. Hai từ này có lẽ không nên viết hoa như trong bản Hoàng Xuân Hãn. Những hình tượng trong văn thơ
  12. Phan Châu Trinh có thể tìm thấy ngay trong thực tế chứ không phải lấy từ đâu xa xôi. Chi: chén rượu, hay bình sành lùn đựng rượu, ở đây dùng theo nghĩa chén rượu, hay cốc rượu. Phùng nhân bác nhất chi: gặp người [quen] uống cạn một chén rượu. Bác: ở đây có nghĩa giống như can bôi (Cạn chén!), tức “cụng chén rồi uống cạn luôn”, tuy không nhất thiết chỉ uống một chén. Trên thực tế, chắc hẳn tác giả gặp nhiều người quen và cùng nhau cụng chén nên trong câu 7 mới viết là mính đính tức là say chuếnh choáng. Tác giả có lẽ cũng sính rượu. Trong Phan Tây Hồ tiên sinh dật sự, Huỳnh Thúc Kháng thuật lại như sau: “Tiên sinh là người thích thảng, không có cẩn thử mực thước như bọn hủ đạo đức, bình sinh trong trường quan, cõi sắc, đám bạc, cuộc say, chỗ nào cũng chui mình vào, không thèm trớ tránh chi cả, song đã biết là lụy, thì tức thì gò ngựa, không bước vào nữa, không có chút gì là quyến luyến” (9). Câu 5: Cố quốc: Cả hai bản Ngô Đức Kế và Hoàng Xuân Hãn đều dịch là “nước cũ”. Theo từ điển Daijigen, “cố quốc” có những nghĩa sau đây. 1. Nước có từ xưa/nước cũ; 2. Nước mình phục vụ trước; 3. Cố hương; 4. Quốc đô của cố hương (10). Trong 4 nghĩa đó, nghĩa thứ 1 là ăn ý với “Kinh thành Nguyên đán” nhất (11). Theo thiển ý, chữ “cố quốc” đã được Việt hóa, không cần phải dịch thì hay hơn.
  13. Duy dư: chỉ còn lại, còn lưa (như trong câu ca dao “...Con đò đã thác năm xưa/Cây đa bến cũ còn lưa chốn này”). Hảo trong ngữ cảnh ở đây nên hiểu là “vui” chứ không phải là “hay” như Hoàng Xuân Hãn đã dịch. Thơ Phan Châu Trinh trữ tình chứ không khô khan. Chúng tôi nghĩ cách dịch nghĩa cụm từ duy dư nguyên nhật hảo của Ngô Đức Kế là “chỉ còn vui ba ngày Tết” rất đạt, nhưng chỉ tiếc hai chữ “vui nước” trong phần dịch thơ của Ngô Đức Kế lại nghe không được tự nhiên cho lắm. Câu 6: Thiên: cứ, vẫn. Bị sổ kim khi: bị lừa (lụy) bởi mấy đồng tiền. Hoàng Xuân Hãn dịch nghĩa câu này là “Thân này bị lầm vì mấy đồng lương lừa dối” và dịch thơ là “Thân này lỗi bởi mấy đồng mê”. Nghe đã không tự nhiên mà lại thừa chữ. Phan Châu Trinh là nhà hùng biện, trong lời nói cũng như trong cách viết. Cách dịch của Ngô Đức Kế sát sao hơn. Câu 7: Quy lai : ra về, chưa hẳn đã về tới nhà như theo cách dịch của Hoàng Xuân Hãn, bởi lẽ nếu về tới nhà thì người ta nói là quy đáo chứ không nói quy lai. Vì Hoàng Xuân Hãn dịch nhầm như thế nên trong câu 8, Hoàng quân đã không dịch là “người xung quanh” mà dịch nhầm bàng nhân là “láng giềng”. Mính đính (Hoàng Xuân Hãn đã viết nhầm là dánh đính, âm dánh không có trong tiếng Hán Việt): say chuếnh choáng (chếnh choáng), say túy lúy, say nhừ, say mèm. Câu 8: Thuyết ... giải di: Kể (nói) chuyện [cho ai đó nghe khiến người ta] há mồm khen phục (phục lăn) (12). Có từ điển giải thích giải di là “cười phá lên”, nhưng
  14. đây là tiếng cười to và vui, biểu lộ sự thích thú và sảng khoái, chứ không phải l à “nhếch mép cười” như Hoàng Xuân Hãn đã dịch. Chúng ta hãy xem gốc gác cụm từ này. Thời Tiền Hán có Khuông Ho ành, học giả kiêm chính trị gia. Khuông người Đông Hải, tự là Trĩ Khê. Từ nhỏ Khuông rất hiếu học, nhưng cảnh nhà nghèo khó. Ban đêm, vì không có đèn đọc sách nên tương truyền Khuông phải đục thủng vách tường nối liền với nhà bên cạnh để mượn nhờ ánh sáng mà học. Khuông Hoành về sau làm đến thừa tướng, tương đương với chức thủ tướng ngày nay. Nhân chuyện Khuông Hoành nên mới có thành ngữ Khuông Hoành tạc bích (Khuông Hoành đục tường) trong sách Mông Cầu kể những gương hiếu học của người xưa cho trẻ em noi theo, hoặc thành ngữ Xuyên bích dẫn quang (Xoi tường lấy ánh sáng). Khuông học hành xuất sắc và nổi tiếng về tài bình thơ, ai nghe cũng khen phục. Trong “Khuông Hoành truyện”, sách Hán thư, có ghi là “Khuông thuyết thi giải nhân di” (Khuông Hoành nói về thơ khiến người ta khen phục). Bàng nhân: người khác, người ngoài cuộc. Hoàng Xuân Hãn dịch là “láng giềng”, chắc hẳn một phần cũng vì không hiểu đúng chữ quy lai trong câu 7. Trong phần dịch thơ, Hoàng Xuân Hãn dịch câu này là “Sang cạnh cùng vui chuyện dã dề” – đi xa nguyên tác và không nói lên được nỗi trăn trở, ấm ức của Phan Châu Trinh trước tình hình đất nước. Chúng ta thử tóm tắt những ý chính trong bài thơ nhằm hiểu rõ hơn hai câu kết (câu 7 & 8). Buổi sáng mặc áo thụng xanh vào cửa khuyết “làm ba vái”, sau đó
  15. gặp đồng liêu cùng nhau kề cà cạn chén, cái thân phải lụy bởi mấy đồng l ương. Ra về say sưa quả thật là vô vị. Thế nhưng khi kể cho người ngoài nghe chuyện ấy thì ai cũng hể hả khâm phục. Điều Phan Châu Trinh không nói rõ nhưng độc giả phải hiểu ngầm là vì dân trí nước ta quá thấp, nên ai cũng xem con đường hoạn lộ là giấc mơ cao đẹp nhất ngoài ra không còn có gì đáng kể nữa. Phụ chú [của Phan Châu Trinh]: Tạo: ở đây có nghĩa là đến, dùng giống như chữ chí hay chữ chỉ (còn đọc là nghệ). Môn: cửa, nhưng hàm ý là cửa khuyết, biểu tượng của vương quyền. Không hiểu do lý do gì mà bản Hoàng Xuân Hãn không ghi phần phụ chú. Nhân dịp Xuân về, chúng ta đã cùng nhau bình giải bài “Kinh thành Nguyên đán” qua hai bản dịch của Ngô Đức Kế và Hoàng Xuân Hãn. Hy vọng chúng ta đã làm sáng tỏ một vài điểm thiết yếu. Bài thơ đã/phải được làm lúc Phan Châu Trinh đ ã bắt đầu xem Tân thư và Tân văn, tức là từ khoảng giữa năm 1903. Như vậy, “Kinh thành Nguyên đán”, phải làm vào dịp Tết và tính theo âm lịch, tức là Xuân Giáp Thìn (1904) hoặc Xuân Ất Tỵ (1905). Sau chuyến Nam du với Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng vào năm 1905, Phan Châu Trinh bị ốm nặng, và từ đó cho đến khi mất (tháng 3, năm 1926) Phan không về Huế lại nữa. Phan Châu Trinh đã từng trăn trở ấm ức trước tình hình đất nước: phần đông thì vẫn xem con đường hoạn lộ là giấc mơ cao đẹp nhất!
  16. Từ đó đến nay đã hơn một thế kỷ, nhưng tiếc thay ngày nay mặc dù cái học khoa cử không còn nữa, nhưng việc xem bằng biếu quá mức quan trọng vẫn đeo đẳng mãi, còn thực học thì phần đông vẫn cứ thờ ơ. Đáng đáng tiếc thay! VĨNH SÍNH Viết xong vào những ngày áp Tết Canh Dần (2010) 1 Huỳnh Thúc Kháng, Phan Tây Hồ tiên sinh lịch sử (Huế: Nxb Anh Minh, 1959), trang 12. 2 Tác giả bài này đã cung cấp Hán văn để độc giả có thể tham khảo. 3 Thu Trang, Những hoạt động của Phan Châu Trinh tại Pháp (Paris: Nxb Sudestasie, 1983), trang 290. 4 Huỳnh Thúc Kháng, Phan Tây Hồ tiên sinh lịch sử, trang 15. 5 Như trên, trang 14. 6 Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu là hai nhà cải lương quan trọng nhất ởTrung Quốc vào cuối thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20. Khang chủ trương quân chủ lập hiến, muốn xây dựng Trung Quốc theo mô hình của nước Nhật Bản dưới thời Minh Trị. Lương đỗ tiến sĩ năm 1890, cũng chủ trương quân chủ lập hiến như Khang. Lương đề nghị Trung Quốc phải ‘tự cường’, cải cách thi cử, bài trừ nạn tham nhũng. Sau thất bại của chính biến Mậu Tuất (1898), Lương lánh qua Nhật Bản và đặt trụ sởhoạt động ởYokohama. Phan Châu Trinh qua Nhật năm 1906, ởcùng với Phan
  17. Bội Châu. Phan Bội Châu quen với Lương Khải Siêu, có điều không rõ là Phan Châu Trinh có gặp Lương Khải Siêu trong lúc Phan Châu Trinh qua Nhật chăng? 7 Huỳnh Thúc Kháng, Phan Tây Hồ tiên sinh lịch sử, trang 14. 8 Như trên, trang 16. 9 Huỳnh Thúc Kháng, “Phan Tây Hồ Tiên sinh dật sự” in lại trong Phan Châu Trinh – Giai nhân kỳ ngộ. Lê Văn Siêu bình giải và chú thích (Sàigòn: Nxb Hướng Dương, 1959), trang LXVII. 10 Kadokawa Daijigen (Giác-xuyên Đại tự nguyên) (Tokyo: Kadokawa Shoten, 1992), trang 708. 11 Theo nghĩa 2, chữ “cố quốc” có thể dùng để chỉ một triều đại cũ. Ví dụ: Trong bài “Qua chùa Trấn Bắc”, Bà Huyện Thanh Quan viết: Trấn Bắc hành cung cỏ dãi dầu/Chạnh niềm cố quốc nghĩ mà đau.... “Cố quốc” ởđây ám chỉ tinh thần “hoài Lê” của tác giả. Tâm trạng tiếc nuối nhà Lê sau khi khá phổ biến khi nhà Nguyễn khởi đầu một triều đại mới năm 1802. Tình trạng này kéo dài từ đời Gia Long cho đến các thời sau như Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Trong trường hợp của Phan Châu Trinh, từ khi nhỏ tuổi cho đến khi mất, cuộc đời nằm gọn trong triều đại nhà Nguyễn. Bởi vậy, không thể xảy ra trường hợp Phan Châu Trinh tiếc nuối một triều đại đã qua rồi. Theo nghĩa 3, chúng ta có thể tìm ví dụ qua nhà thơ Đỗ Phủ đời Đường. Vì sinh kế, vì loạn lạc, nhà thánh thơ phải phiêu bạc nhiều nơi. Lòng nhớ quê hương Hồ
  18. Nam luôn khắc khoải, đoài đoạn nhưng họ Đỗ không bao giờ được về cố hương. Ngôi vườn cũ ở “cố quốc” của Đỗ Phủ xa vời vợi. Bởi vậy, không phải ngẫu nhiên mà sau khi phiêu lạc ở Giang Nam, trong bài “Giải muộn thi” (Thơ giải buồn) Đỗ Phủ viết: “Nhất từ cố quốc thập kinh Thu” (Giã từ cố quốc đã mười Thu!). Về nghĩa thứ 4, chúng ta cũng có thể lấy từ thơ Đỗ Phủ trong bài “Thu hứng”(8 bài), bài 4 có câu thứ 8 như sau: “Cố quốc bình cư hữu sởtư ” (Chạnh nhớ cảnh đất nước thanh bình ngày trước). 12 Xem Kanno Michiaki, Jigen (Tự nguyên) (Tokyo: Jigen Kankôkai, 1933), trang 1781.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2