intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỷ luật với bé lẫm chẫm biết đi

Chia sẻ: Abcdef_16 Abcdef_16 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

82
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Buộc bé đứng ở góc phạt hay tước bỏ những 'đặc quyền' là không hiệu quả. Bởi vì khi mới biết đi, bé chưa đủ lớn để hiểu mối liên kết giữa nguyên nhân – hệ quả. Tuy nhiên đây là lứa tuổi phù hợp để bạn dạy bé phân biệt các khái niệm đúng – sai.“Cha mẹ thường nghĩ rằng, kỷ luật là thiên về hình phạt nhưng ý nghĩa của từ này là để dạy dỗ bé” – nhà tâm lý học Deborah Roth (tác giả cuốn sách Làm thế nào để quản lý stress và thưởng thức...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỷ luật với bé lẫm chẫm biết đi

  1. Kỷ luật với bé lẫm chẫm biết đi Buộc bé đứng ở góc phạt hay tước bỏ những 'đặc quyền' là không hiệu quả. Bởi vì khi mới biết đi, bé chưa đủ lớn để hiểu mối liên kết giữa nguyên nhân – hệ quả. Tuy nhiên đây là lứa tuổi phù hợp để bạn dạy bé phân biệt các khái niệm đúng – sai. “Cha mẹ thường nghĩ rằng, kỷ luật là thiên về hình phạt nhưng ý nghĩa của từ này là để dạy dỗ bé” – nhà tâm lý học Deborah Roth (tác giả cuốn sách Làm thế nào để quản lý stress và thưởng thức năm đầu tiên làm mẹ) chia sẻ. Với bé một tuổi, kỷ luật thực sự là dạy bé về ranh giới, phân biệt giữa cái được phép và cái không được phép. Bạn có thể bắt đầu dạy con hành vi tốt với những chiến lược đơn giản.
  2. Hãy thử phân tâm Quát mắng bé không phải cách hay bởi vì giọng điệu của mẹ chỉ khiến bé chống đối hoặc nổi hứng tò mò. “Thay vào đó, hãy hướng bé quan tâm tới những hoạt động khác” – nhà tâm lý học Roth gợi ý. Ví dụ, nếu bé leo trèo lên tay vịn ghế sofa, hãy nhẹ nhàng kéo bé xuống sàn nhà và
  3. bắt đầu đọc một cuốn sách hay chơi đồ chơi với con. Chuyển hướng chú ý của bé không chỉ nhanh chóng kết thúc hành vi bạn không mong muốn mà nó còn dạy bé về một số thứ không được mẹ khuyến khích như leo lên thành ghế. Hãy nhất quán Bạn có thể nghĩ, chỉ một lần cho bé snack (bimbim) trước giờ ăn tối là khá vô hại nhưng nó sẽ khuyến khích bé có thói quen đòi hỏi đúng vào giờ đấy, một thứ gì đó. “Điều quan trọng để thiết lập các giới hạn là bạn không được mềm lòng với con dù chỉ một lần” - ông Gregory Oliver (một nhà tâm lý học ở Detroit, Mỹ) gợi ý. Vợ chồng bạn phải cùng quan điểm dạy con, với những quy tắc nhất định trong gia đình. Tích cực Nếu bạn lạnh lùng nói “Không” với bé tất cả thời gian, bé có thể đáp lại
  4. bạn y như thế lúc bé không muốn làm điều gì đó. Vì thế, hãy tiết kiệm từ “không” cho các tình huống tham gia. Ví dụ, nếu bé lại gần bếp gas, bạn nhanh chóng nói “không” bằng một giọng nghiêm khắc nhưng cách của bạn chưa phải tích cực. Thay vào đó, hãy nói: “Con chạy lên nhà đi, đừng lại gần bếp gas, bỏng đấy”. Làm mẫu Các bé tiếp thu nhanh những gì mẹ làm hơn là những gì mẹ nói, giải thích của TS. Penny Donnenfeld (một nhà tâm lý học ở thành phố New York, Mỹ). Nếu con của bạn quá hờ hững với em bé mới sinh, hãy chứng minh hành vi bạn muốn ở bé bằng cách làm mẫu: “Con ôm và thơm em đi, như mẹ làm đây này”; sau đó, hướng dẫn cách tay của bé và để bé ôm em một cách nhẹ nhàng. Hoặc nếu bé khó khăn trong việc đánh răng trước giờ đi ngủ, bạn hãy cùng con làm việc đó như một phần của thói quen đi ngủ mỗi ngày.
  5. Khen ngợi hành vi tốt Đôi khi, bé hành động sai là vì bé thiếu kỹ năng giao tiếp. Hoặc bé hành động như thế để gây sự chú ý của mẹ. Đó là lý do vì sao bạn nên luôn luôn cho bé biết bạn đang hài lòng với hành vi nào. Bằng cách này, bạn sẽ dạy con rằng hành vi tốt cũng gây được sự chú ý từ mẹ và bé sẽ cố gắng làm nhiều việc tốt hơn. Phương Thảo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2