intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ năng làm cha mẹ - Phần 16

Chia sẻ: Nguyen Hoang Phuong Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

146
lượt xem
42
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trẻ khiếm thính có thể nghe, nói nếu sớm đeo máy trợ thính Việc đeo máy trợ thính sớm giúp trẻ nghe, hiểu và phát triển được các kỹ năng giao tiếp thông thường. Nhờ đó, trẻ điếc có thể theo học cùng lớp với trẻ bình thường với các điều kiện: chỗ ngồi gần giáo viên, nhìn được khẩu hình giáo viên, gia đình hợp tác tốt với giáo viên. Kết luận này được đưa ra trong Hội nghị quốc gia Can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính, được tổ chức tại Đại học Sư phạm Hà Nội. Hội nghị...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ năng làm cha mẹ - Phần 16

  1. Trẻ khiếm thính có thể nghe, nói nếu sớm đeo máy trợ thính Việc đeo máy trợ thính sớm giúp trẻ nghe, hiểu và phát triển được các kỹ năng giao tiếp thông thường. Nhờ đó, trẻ điếc có thể theo học cùng lớp với trẻ bình thường với các điều kiện: chỗ ngồi gần giáo viên, nhìn được khẩu hình giáo viên, gia đình hợp tác tốt với giáo viên. Kết luận này được đưa ra trong Hội nghị quốc gia Can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính, được tổ chức tại Đại học Sư phạm Hà Nội. Hội nghị cũng cho biết, dự án Hỗ trợ và phát triển can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính Việt Nam đã được tiến hành gần 3 năm nay, do Hà Lan tài trợ. Vai trò quan trọng của phát triển ngôn ngữ Vai trò quan trọng của phát triển ngôn ngữ Khi bé tròn một tuổi là giai đoạn “ngôn ngữ hoạt động” do hệ thống phát âm đã trưởng thành, biểu hiện sự phát triển cao nhất của chức năng não bộ. Sự phát triển ngôn ngữ sẽ giúp bé học hỏi, tư duy và đóng vai trò quyết định đối với sự nghiệp của bé sau này. Bố mẹ cần gần gũi, động viên và kiên nhẫn tập luyện với bé trong những năm đầu tiên.  Giúp bé chơi trò phát âm “ba” “mẹ” “bà” và những người thân thuộc trong gia đình. Luôn khích lệ để phản ứng này được củng cố.
  2.  Chỉ những vật dụng hàng ngày quen thuộc và yêu cầu bé gọi tên.  Cho bé tập nói chuyện với người thân qua điện thoại.  Nói chuyện với bé thường xuyên trong sinh hoạt hàng ngày, giải thích cho bé biết mình đang làm gì. Nói rõ và chậm, luôn giữ khoảng cách để bé có thể nghe rõ từng âm.  Sai khiến bé với những mệnh lệnh đơn giản như ngồi xuống, đứng lên, lấy ly, muỗng, chén... với những lời cám ơn và khen ngợi bé để giúp bé phối hợp nhuần nhuyễn giữa động tác và ngôn ngữ.  Dùng từ ngữ dễ hiểu, đơn giản, nhấn các trọng âm quan trọng khi nói chuyện với bé.  Phát âm chậm, rõ và yêu cầu bé lập lại khi bé phát âm sai.  Đọc sách cho bé nghe vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ (chú ý chọn truyện tranh về các loài vật, cổ tích...) để giúp bé tư duy và làm quen với vốn từ ngữ rộng hơn.  Kể chuyện với âm điệu truyền cảm cho bé nghe lúc rảnh rỗi, cuốn hút bé vào câu chuyện với những âm điệu trầm bổng giúp bé phát triển trí nhớ.  Cho bé xem hoặc nghe các chương trình ca nhạc thiếu nhi, chỉ cho bé hát theo giúp bé làm quen với lời hát và cường độ âm thanh khác nhau. Sự tiếp nhận âm thanh, ngôn ngữ là nền tảng cho kỹ năng nghe và học các loại ngôn ngữ khác nhau của bé sau này.
  3. Dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng trong phát triển ngôn ngữ. Bé cần có một chế độ dinh dưỡng tốt để cơ thể và nhất là chức năng não bộ có thể hoạt động tốt giúp bé phát triển tối ưu khả năng nghe, hiểu và nói ở giai đoạn này. Với trẻ con, chơi là học Nhiều nghiên cứu chứng mình rằng chơi đùa không phải là một việc tự động. Học và chơi nâng cao các kỹ năng và kinh nghiệm khác nhau của bé. Điều này rất hữu ích cho tương lai của bé. Chơi rất quan trọng đối với sự phát triển của bé: Bé rất thích được chơi đùa nhiều. Bạn sẽ có dịp hiểu biết con mình nhiều hơn khi bạn thay đồ cho bé, cho bé tắm, cho bé ăn, khi nói chuyện, hát với bé cũng như khi cùng bé đùa với các đồ chơi và trò chơi. Mặc khác, con bạn có thể học hỏi từ bạn nhiều điều mới lạ qua các công việc hàng ngày hoặc qua việc nô đùa. Các nghiên cứu chứng minh rằng chơi đùa không phải là một việc tự động. Chơi và học giúp bé nâng cao những kỹ năng và kinh nghiệm khác nhau và những điều này thật hữu ích cho tương lai của bé. Để việc chơi đùa thật sự có ích cho con của bạn, có một vài điểm cha mẹ không được quên:  Thu xếp một sân chơi cho bé thật thuận lợi và an toàn, vệ sinh. Trong khu vực có trẻ em không được hút thuốc lá.  Cho bé mặc quần áo và tã lót vừa vặn, giúp bé chơi thoải mái và cử động tự do.
  4.  Cho bé chơi các đồ chơi thích hợp với lứa tuổi và sự phát triển của bé, các đồ chơi khơi dậy sự hào hứng và đáp ứng nhu cầu phát triển, học hỏi của bé. Nên nhớ rằng cha mẹ, anh chị trong nhà là đối tượng vui đùa thích thú đầu tiên của bé:  Cùng hồ hởi với bé khi bé nhận ra hình dáng. Màu sắc, âm thanh và các kết cấu, những gì liên quan đến việc rèn luyện cho bé những kỹ năng mới.  Coi chừng những sản phẩm đồ chơi mang độc tố.  Dành thời gian chơi với con bạn một cách kiên nhẫn, cùng vui mừng với bé trước những thành công nho nhỏ của nó.  Trông không cho bé gần với thú nuôi trong nhà. Đừng bỏ bé một mình với thú.  Chơi đùa với bé càng nhiều càng tốt dù không có đồ chơi. Chơi là học: Chơi đùa có thể kích thích trẻ phát triển trong mọi lãnh vực. Mỗi loại đồ chơi khác nhau đều giúp trẻ phát huy được những kỹ năng và kinh nghiệm khác nhau. Làm sao biết khi nào bé sẵn sàng chơi với bạn? Khi đó, bé tỉnh táo và rất thoải mái, mắt mở to và ánh mắt long lanh. Cánh tay bé dang rộng hướng về phía bạn. Cả khuôn mặt bé rạng rỡ và toét miệng cười. Khi bé cảm thấy thật sự phấn chấn, bé vẫy cả hai tay và đá chân. Trẻ cũng biết thủ
  5. thỉ và lên tiếng ríu rít cũng như cười lớn để truyền cảm giác vui sướng trước bốn tháng tuổi. Đây chính là cơ hội để bạn có thể vui đùa với bé. Hãy áp mặt bạn sát vào bé. Hãy bế bé lên, vuốt ve và cười với bé. Để tránh sự kích thích quá mức, chỉ nên cho bé chơi thật vui mỗi lần khoảng từ một đến hai phút. Vui chơi để phát triển khả năng toán học Vui chơi để phát triển khả năng toán học Trẻ em những năm đầu tiểu học vẫn phải dựa trên kỹ năng toán học cơ bản như cộng, trừ những phép tính hai chữ số, xem giờ và đếm tiền. Ngoài ra chúng còn học cách nhân, chia các số đơn giản và các phương pháp đo lường khác. Bạn có thể giúp con mình thực hiện thành thạo kỹ năng này một cách đơn giản qua những trò chơi. Muốn con mình yêu thích các con số và háo hức tìm hiểu, bạn tìm cách cho trẻ biết toán học là phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Làm sao cho chúng biết đây? Học bằng thị giác  Xác định trọng lượng của đồ vật trong nhà. Yêu cầu trẻ đoán trọng lượng của con mèo nhà bạn, quyển tự điển, ly nước. Rồi dùng cân để xác định lại trọng lượng thực của nó. Yêu cầu trẻ tự "tính" xem nó nặng bao nhiêu ký, hỏi xem nó nghĩ từng người trong nhà nặng bao nhiêu, làm sao để biết chính xác.  Yêu cầu trẻ đo cái tách, cái muỗng, cái chén và hướng dẫn khi nó thao tác, cách này dễ tạo cho trẻ khái niệm về thể tích, trọng lượng và tỷ lệ.  Mua cho cháu chiếc đồng hồ có kim phút và kim giây. Biểu cháu nhìn đồng hồ và cho biết giờ. Tạo các tình huống như: " Nếu bố về
  6. đến nhà lúc 6 giờ chiều, thì trẻ phải chờ bao nhiêu phút nữa?", "Chạy xe đến trường học mất 5 phút, vậy còn bao nhiêu thời gian để đi đến đó trước khi trường đóng cửa lúc 9 giờ sáng?"...  Dùng kẹo có nhiều màu để dạy cách chia tỷ lệ. Nói cháu đếm số kẹo trong bịch rồi phân loại theo từng màu. Ðếm số kẹo màu xanh để xem tỷ lệ chúng so với số kẹo màu đỏ là bao nhiêu. Xác định những màu khác cũng bằng cách này, rồi cho cháu ăn số kẹo đó tùy thích. Học bằng thể lực  Chơi thẻ, chia phe đánh trận và câu cá là những trò cổ điển củng cố kiến thức toán học cơ bản như nhiều hơn hay ít hơn hoặc phân loại theo nhóm.  Dùng thước dây hoặc thước cây để đo chiều cao của từng người trong nhà. Ðể cháu xem cộng lại các số đo đó tất cả cao bao nhiêu. Ðây là cách thuận lợi để tập cộng hai chữ số. Học mà chơi:  Chơi nấu ăn: Đưa cho trẻ khoảng 20 - 40 ngàn đồng và nhờ nó xắp xếp nấu bữa tối cho cả nhà. Nếu nó chi vượt quá số tiền đó thì nó phải tính toán thế nào, nếu còn dư tiền thì phải mua thêm cái gì... rồi bạn dẫn trẻ ra chợ mua đồ. Hãy xem cách tính toán của nó có phù hợp với tổng giá trị thực hay không. Khoảng vài ngày cho cháu làm lại trò này, trẻ em sẽ rất thích vì chúng thấy đó là việc nghiêm túc, quan trọng "như người lớn".  Chơi đoán số: Khi cháu đã nhuần nhuyễn với các trò dễ, khuyến khích cháu bằng những trò khó hơn. Bảo trẻ nghĩ ra một con số trong khoảng từ 1 đến 100. thử đoán con số đó bằng cách hỏi xem "số đó
  7. lớn hơn 50 phải không?", "số đó nằm trong khoảng 35 -55 phải không?..." rồi chuyển sang bắt trẻ tự đoán số.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2