intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ năng tự phục vụ của trẻ 4-5 tuổi tại trường Mầm non 2 – Thành phố Huế và trường Mầm non Hương Hồ - Hương Trà – Thừa Thiên Huế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

41
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày thực trạng kỹ năng tự phục vụ của trẻ 4-5 tuổi ở trường Mầm non 2 – Thành phố Huế và trường Mầm non Hương Hồ - Hương Trà – Thừa Thiên Huế từ đó đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi, cần tiến hành nghiên cứu thực trạng kỹ năng này ở trẻ 4-5 tuổi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ năng tự phục vụ của trẻ 4-5 tuổi tại trường Mầm non 2 – Thành phố Huế và trường Mầm non Hương Hồ - Hương Trà – Thừa Thiên Huế

  1. KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CỦA TRẺ 4-5 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON 2 – THÀNH PHỐ HUẾ VÀ TRƯỜNG MẦM NON HƯƠNG HỒ - HƯƠNG TRÀ – THỪA THIÊN HUẾ NGUYỄN THỊ THẢO TỪ THỊ NAM - TRẦN THỊ LÝ Khoa Giáo dục Mầm non 1. MỞ ĐẦU Cuộc sống hiện đại ngày nay đòi hỏi con người phải có tính tự lập cao. Một trong những biểu hiện và tiêu chí đánh giá khả năng tự lập của mỗi người là KNTPV. Chưa từng có một định nghĩa cụ thể nào về KNTPV. Theo từ điển Tiếng Việt, phục vụ là “làm công việc thuộc trách nhiệm của mình vì lợi ích của một đối tượng nào đó”. Vậy, TPV có nghĩa là làm công việc thuộc trách nhiệm bản thân, vì lợi ích và đáp ứng những nhu cầu cần thiết của bản thân như TPV trong ăn uống, TPV trong trang phục... Có thể hiểu, KNTPV là sự thuần thục về hành động của trẻ mà những hành động đó phục vụ cho cuộc sống bản thân trẻ như tự mặc quần áo, tự xúc ăn, tự vệ sinh cá nhân... [1]. KNTPV giúp con người tránh sự dựa dẫm, nhờ vả kẻ khác, chủ động hơn trong công việc, học cách sắp xếp thời gian và làm việc có khoa học. Thực tế ngày nay, nhiều gia đình chỉ chú trọng đến việc bồi dưỡng, giáo dục kiến thức sách vở nhưng hầu như không quan tâm đến việc hình thành KNTPV cho trẻ. Cha mẹ làm thay trẻ quá nhiều những công việc mà trẻ hoàn toàn có thể làm được. Điều này khiến trẻ có thái độ ỷ lại, bị động trong lối sống. Rất nhiều trẻ mẫu giáo ngày nay sử dụng thành thạo máy vi tính, ngoại ngữ, biết đọc, biết viết sớm nhưng lại không hề tự xúc ăn, không tự mặc quần áo, không tự rửa tay, đánh răng được… Có thể nói trẻ em ngày nay đang có xu hướng thừa kiến thức, thiếu KN. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến một thế hệ trẻ không năng động, chậm hội nhập. Để có thể đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao KNTPV cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi, cần tiến hành nghiên cứu thực trạng KN này ở trẻ 4-5 tuổi. Xuất phát từ lý do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng KNTPV của trẻ 4-5 tuổi tại trường Mầm non 2 – Thành phố Huế và trường Mầm non Hương Hồ - Hương Trà – TT Huế. 2. KHÁCH THỂ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Khách thể nghiên cứu Khách thể trong nghiên cứu này là 60 trẻ (30 trẻ nam, 30 trẻ nữ) ở độ tuổi 4-5 tại trường Mầm non 2 - Thành phố Huế và trường Mầm non Hương Hồ - Hương Trà – Thừa Thiên Huế. Ngoài ra, 6 giáo viên và 60 cha mẹ trẻ cũng được khảo sát để tìm hiểu quá trình giáo dục KNTPV cho trẻ ở gia đình và nhà trường. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu lý thuyết nhằm tìm hiểu, phân tích, tổng hợp tài liệu liên quan để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2013-2014 Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế, tháng 12/2013, tr: 423-431
  2. 424 NGUYỄN THỊ THẢO và cs. Điều tra bằng anket đối với phụ huynh trẻ, gồm 19 câu hỏi tương ứng với 2 nhóm: (1) nhóm câu hỏi nhằm điều tra thực trạng KNTPV của trẻ, (2) nhóm câu hỏi nhằm điều tra mức độ quan tâm của gia đình, vai trò của từng thành viên trong gia đình và mức độ phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục KNTPV cho trẻ. Phần mềm thống kê toán học SPSS 16.0 được sử dụng để xử lí số liệu. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CỦA TRẺ 4-5 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON 2 THÀNH PHỐ HUẾ VÀ TRƯỜNG MẦM NON HƯƠNG HỒ - HƯƠNG TRÀ – THỪA THIÊN HUẾ Thực trạng KNTPV của trẻ 4-5 tuổi ở trường Mầm non 2 – Thành phố Huế và trường Mầm non Hương Hồ - Hương Trà – Thừa Thiên Huế được đánh giá thông qua ba mặt: KNTPV trong vệ sinh cá nhân, môi trường xung quanh; KNTPV trong ăn uống và KNTPV trong trang phục. [2] 3.1. Kỹ năng tự phục vụ trong vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh KNTPV trong vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh được thể hiện qua các công việc cụ thể sau: rửa tay, tắm, đánh răng, chải tóc, đi vệ sinh, vệ sinh môi trường xung quanh (quét nhà, lau chùi bàn ghế; dọn đồ chơi; sắp xếp giường ngủ; tưới cây; chăm sóc cây). [3] 3.1.1. Kỹ năng rửa tay KN rửa tay của trẻ được trình bày trong bảng số liệu dưới đây: Bảng 1. Kết quả đánh giá KN rửa tay của trẻ STT Kỹ năng Số lượng Tỉ lệ (%) Thứ bậc 1 Rửa tay sạch sẽ, đúng quy trình tại các thời điểm 10 16,7 3 2 Rửa tay sạch sẽ, đúng quy trình khi có nhắc nhở 28 46,7 1 3 Rửa qua loa khi có người nhắc, cần rửa lại 21 35,0 2 4 Người lớn rửa giúp hoàn toàn 1 1,7 4 Nhìn chung trẻ 4-5 tuổi có thể rửa tay sạch sẽ, đúng quy trình nhưng số lượng trẻ tự giác thực hiện còn thấp, chiếm tỷ lệ không cao. Phần lớn trẻ chỉ thực hiện khi được nhắc nhở. Điều này cho thấy KN rửa tay của trẻ tốt nhưng chưa tự giác thực hiện, chưa tự nhận ra nhu cầu rửa tay ở các thời điểm cần thiết. Một số khác chỉ có thể rửa qua loa khi có nhắc nhở và cần rửa lại, đồng nghĩa với việc trẻ còn phụ thuộc nhiều vào người lớn. Đặc biệt, trong số 60 trẻ khảo sát có 1 trẻ không tự rửa tay được, người lớn rửa giúp hoàn toàn. 3.1.2. Kỹ năng tắm KN tắm của trẻ được trình bày trong bảng 2. Hầu như trẻ 4-5 tuổi chỉ tắm được khi có sự giúp đỡ của người lớn. Đây là điều đương nhiên bởi tắm là một công việc gồm nhiều công đoạn liên hoàn phức tạp khiến trẻ khó có thể tự mình thực hiện. Cụ thể, hơn một nửa số trẻ tắm được khi có người lớn giúp một phần (dội nước, xoa xà phòng, lau khô,…) và 1/4 trẻ tắm được một mình khi có người nhắc. Có 4 trong tổng số 60 trẻ khảo
  3. KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CỦA TRẺ 4-5 TUỔI... 425 sát có thể tự giác tắm một mình. Mặc dù có kết quả đánh giá khá tích cực như vậy nhưng trên thực tế, trẻ vẫn còn những hành vi không phù hợp trong khi tắm như ngâm mình trong nước, chơi với xà phòng…, thỉnh thoảng vẫn cần đến sự giúp đỡ của người lớn như chuẩn bị nước (nóng/lạnh), nhắc nhở lau khô, cọ sạch… Bảng 2. Kết quả đánh giá KN tắm của trẻ STT Kỹ năng Số lượng Tỉ lệ (%) Thứ bậc 1 Tự giác tắm một mình 4 6,7 4 2 Tắm một mình khi có người nhắc 15 25 2 3 Tắm khi có người giúp một phần 33 55 1 4 Người lớn tắm giúp hoàn toàn 8 13,3 3 3.1.3. Kỹ năng đánh răng KN đánh răng của trẻ được trình bày trong bảng số liệu dưới đây: Bảng 3. Kết quả đánh giá KN đánh răng của trẻ STT Kỹ năng Số lượng Tỉ lệ (%) Thứ bậc 1 Tự giác đánh răng sạch sẽ khi cần thiết 4 6,7 4 2 Đánh răng khi có người nhắc 21 35,0 2 3 Đánh răng khi có người giúp 29 48,3 1 4 Người lớn đánh giúp hoàn toàn 5 8,3 3 5 Không đánh răng 1 1,7 5 Có thể thấy gần như tất cả trẻ 4-5 tuổi đều đánh răng nhưng số lượng trẻ tự giác thực hiện còn thấp, phần đông cần người lớn nhắc hoặc giúp một phần. Đây là một KN không khó đối với trẻ 4-5 tuổi nên ít trường hợp người lớn đánh giúp hoàn toàn. Tuy nhiên, có một trường hợp trẻ không tự đánh răng. Cô giáo đứng lớp trực tiếp cho biết trẻ này có một số vấn đề bất thường về tâm lí (nghi là tự kỷ dạng nhẹ) nên hầu như trẻ không có những KNTPV cần thiết như các bạn cùng tuổi. Đồng thời, gia đình cũng ít quan tâm đến trẻ nên vẫn chưa đánh răng dù ở lớp đã được học về cách đánh răng. 3.1.4. Kỹ năng chải tóc KN chải tóc của trẻ được trình bày trong bảng số liệu dưới đây: Bảng 4. Kết quả đánh giá KN chải tóc của trẻ STT Kỹ năng Số lượng Tỉ lệ (%) Thứ bậc 1 Tự giác chải tóc 10 16,7 4 2 Chải khi có người nhắc 11 18,3 3 3 Chải qua loa khi có người nhắc, cần chải lại 12 20,0 2 4 Người lớn chải giúp hoàn toàn 17 28,3 1 5 Không chải tóc 10 16,7 4 Những con số cụ thể cho thấy KN chải tóc của trẻ được phân bố đều và không có sự chênh lệch lớn ở các mức độ. Nhìn chung, trẻ chải tóc khi có người lớn giúp đỡ với các mức độ khác nhau. Người lớn chải giúp hoàn toàn chiếm số lượng lớn nhất (28,3%),
  4. 426 NGUYỄN THỊ THẢO và cs. 20% trẻ được người lớn chải giúp một phần, 18,3% trẻ tự chải nhưng có người nhắc. Số trẻ tự giác chải tóc tương đương với số trẻ không chải tóc (16,7%). Trong số 10 trẻ không chải tóc, có 9 trẻ trai và 1 trẻ gái. Nguyên nhân khiến các em không chải tóc là vì tóc quá ngắn, việc chải tóc là không cần thiết. Như vậy, không thể kết luận là trẻ không có KN chải tóc. 3.1.5. Kỹ năng đi vệ sinh KN đi vệ sinh của trẻ được trình bày trong bảng số liệu dưới đây: Bảng 5. Kết quả đánh giá KN đi vệ sinh của trẻ STT Kỹ năng Số lượng Tỉ lệ (%) Thứ bậc 1 Tự đi trọn vẹn, gọn gàng, sạch sẽ 13 21.7 2 2 Đi trọn vẹn, gọn gàng, sạch sẽ khi được nhắc 12 20,0 3 3 Đi được khi có người giúp đỡ 32 53,3 1 4 Người lớn giúp hoàn toàn, không tự đi được 3 5,0 4 Phần đông trẻ 4-5 tuổi đi vệ sinh với sự giúp đỡ của người lớn như kéo quần giúp, giật nước, vệ sinh sau khi đi… Điều này cho thấy KN đi vệ sinh của trẻ chưa tốt, trẻ chưa nắm được quy trình đi và những việc cần phải làm, vẫn còn phụ thuộc nhiều vào người lớn. Bên cạnh đó, một số trẻ có thể tự giác đi được một cách gọn gàng, sạch sẽ và cũng có một số trẻ tự đi được khi có người nhắc. Với điều tra này, có 3 trẻ không tự đi vệ sinh được và người lớn giúp hoàn toàn. 3.1.6. Kỹ năng vệ sinh môi trường xung quanh KN vệ sinh môi trường xung quanh của trẻ được trình bày trong bảng số liệu dưới đây: Bảng 6. Kết quả đánh giá KN vệ sinh môi trường xung quanh Mức độ Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Nội dung Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng (%) lượng (%) lượng (%) Quét nhà, lau chùi bàn ghế 6 10,0 37 61,7 17 28,3 Dọn đồ chơi 24 40,0 30 50,0 6 10,0 Sắp xếp giường ngủ 10 16,7 29 48,3 21 35,0 Tưới cây 5 8,3 29 48,3 26 43,3 Chăm sóc cây 3 5,0 25 41,7 32 53,3 Phần lớn trẻ thực hiện các KN quét nhà, lau chùi bàn ghế, sắp xếp giường ngủ, tưới cây, chăm sóc cây ở mức độ “thỉnh thoảng” và “không bao giờ”. Ở KN dọn đồ chơi, hầu như các trẻ đều thực hiện ở mức độ “thỉnh thoảng” và “thường xuyên”. Nguyên nhân của thực trạng này có thể là do đồ chơi gắn liền với hoạt động chủ đạo của trẻ. Những công việc khác không gắn với nhu cầu của trẻ nên động cơ thực hiện ít được nảy sinh. Ngoài ra, qua phỏng vấn phụ huynh được biết một nguyên nhân khác khiến trẻ không bao giờ tưới cây và chăm sóc cây là do gia đình không trồng cây xanh nên trẻ không có cơ hội để hình thành và thực hiện KN này.
  5. KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CỦA TRẺ 4-5 TUỔI... 427 3.2. Kỹ năng tự phục vụ trong ăn uống KNTPV trong ăn uống được thể hiện qua các công việc trước/trong/sau khi ăn, cụ thể như sau: chuẩn bị và dọn dụng cụ ăn, ăn, nấu ăn, uống nước, vệ sinh dụng cụ sau khi uống. [2] 3.2.1. Kỹ năng chuẩn bị và dọn dụng cụ ăn KN chuẩn bị và dọn dụng cụ ăn của trẻ được trình bày trong bảng số liệu dưới đây: Bảng 7. Kết quả đánh giá KN chuẩn bị và dọn dụng cụ ăn của trẻ Số Tỉ lệ Thứ STT Kỹ năng lượng (%) bậc 1 Tự soạn/dọn bàn ăn/dụng cụ ăn gọn gàng 4 6,7 3 2 Soạn/dọn bàn ăn/dụng cụ ăn gọn gàng khi có người nhắc 19 31,7 1 3 Cùng người lớn soạn/dọn bàn ăn/dụng cụ ăn gọn gàng 18 30,0 2 4 Người lớn làm thay hoàn toàn 19 31,7 1 Có thể thấy chuẩn bị và dọn dụng cụ ăn là một KN khó đối với trẻ 4-5 tuổi. Hầu hết trẻ soạn/dọn bàn ăn/dụng cụ ăn với sự giúp đỡ của người lớn hoặc người lớn làm thay hoàn toàn, chỉ một số rất ít trẻ có khả năng tự soạn/dọn bàn ăn/dụng cụ ăn một cách gọn gàng. Quan sát giờ ăn ở 2 trường mầm non trong phạm vi nghiên cứu cho kết quả khác hẳn với kết quả thu được từ phiếu điều tra của phụ huynh. Tất cả trẻ đều tham gia soạn/dọn bàn ăn/dụng cụ ăn, trẻ cùng nhau kê bàn ghế, tự mang thức ăn về chỗ ngồi của mình, ăn xong trẻ tự cất chén bát và bàn ghế. Qua phỏng vấn phụ huynh cho biết ở nhà trẻ thường ăn riêng nên dụng cụ ăn uống không nhiều, phụ huynh sẵn sàng giúp trẻ chuẩn bị và dọn dụng cụ ăn để công việc nhanh hơn và chưa bao giờ đặt vấn đề hình thành KN này cho trẻ. Từ đây có thể kết luận, việc hình thành KN chuẩn bị và dọn dụng cụ ăn của trẻ ở trường mầm non thực hiện rất tốt, tuy nhiên không được củng cố ở gia đình. 3.2.2. Kỹ năng ăn KN ăn của trẻ được trình bày trong bảng số liệu dưới đây: Bảng 8. Kết quả đánh giá KN ăn của trẻ STT Kỹ năng Số lượng Tỉ lệ (%) Thứ bậc 1 Tự ăn gọn gàng 12 20,0 3 2 Ăn gọn gàng nhưng cần người lớn giám sát 29 48,3 1 3 Tự ăn nhưng rơi vãi nhiều 13 21,7 2 4 Người lớn cho ăn hoàn toàn 6 10,0 4 Phần lớn trẻ 4-5 tuổi có thể tự ăn ở những mức độ khác nhau. Đa phần trẻ tự ăn gọn gàng dù số nhiều vẫn cần sự giám sát của người lớn. Bên cạnh đó, vẫn có một số ít trẻ tự ăn nhưng rơi vãi nhiều hoặc phải để người lớn cho ăn hoàn toàn. Giáo viên đứng lớp của những trẻ này cho biết ở lớp trẻ ăn rất chậm so với các bạn, cuối buổi các cô phải tận tay xúc cho từng trẻ.
  6. 428 NGUYỄN THỊ THẢO và cs. 3.2.3. Kỹ năng tham gia nấu ăn KN tham gia nấu ăn của trẻ được trình bày trong bảng số liệu dưới đây: Bảng 9. Kết quả đánh giá KN nấu ăn của trẻ STT Kỹ năng Số lượng Tỉ lệ (%) Thứ bậc 1 Làm tốt các công việc như đập/ đánh trứng, 0 0 4 nhặt/rửa rau… 2 Biết đập/đánh trứng, nhặt/rửa rau… nhưng 6 10,0 3 người lớn phải làm lại 3 Tham gia vào các công việc đập/đánh trứng, 7 11,7 2 nhặt/rửa rau… khi có yêu cầu 4 Không tham gia vào công việc nấu ăn 47 78,3 1 Hầu hết các trẻ không tham gia vào công việc nấu ăn với lí do được phụ huynh chia sẻ là gia đình không muốn trẻ tham gia vào vì tính chất không an toàn của công việc. Hơn nữa, việc tham gia của trẻ sẽ làm mất thời gian, lại mất công giám sát và làm lại. Tuy vậy, vẫn có một số ít trẻ tham gia vào các công việc nấu ăn đơn giản như đập/đánh trứng, nhặt/rửa ra… khi được yêu cầu nhưng người lớn phải làm lại. 3.2.4. Kỹ năng uống nước KN uống nước của trẻ được trình bày trong bảng số liệu dưới đây: Bảng 10. Kết quả đánh giá KN uống nước của trẻ Số Tỉ lệ Thứ STT Kỹ năng lượng (%) bậc 1 Tự rót và uống nước bằng cốc một cách gọn gàng 38 63,3 1 2 Tự rót và uống nước bằng cốc nhưng rơi vãi nhiều 8 13,3 3 3 Uống được bằng cốc nhưng cần sự giúp đỡ của người lớn 14 23,3 2 4 Không uống được bằng cốc 0 0 4 Tất cả trẻ đều có khả năng tự rót và uống nước bằng cốc ở các mức độ khác nhau bởi đây là một KN không khó khi các hoạt động tinh ở đôi bàn tay và cơ miệng trẻ 4-5 tuổi đã hoàn thiện. Đa số trẻ có thể tự rót và uống nước bằng cốc một cách gọn gàng. Chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ trẻ uống bằng cốc nhưng rơi vãi nhiều và cần sự giúp đỡ của người lớn, chẳng hạn cầm hộ cốc, rót nước giúp… Một yêu cầu sau khi uống xong là trẻ phải làm vệ sinh dụng cụ uống. Kết quả đánh giá KN này được trình bày trong bảng11. Bảng 11. Kết quả đánh giá KN vệ sinh dụng cụ sau khi uống của trẻ STT Kỹ năng Số lượng Tỉ lệ (%) Thứ bậc 1 Tự rửa và đặt cốc đúng nơi quy định 10 16,7 4 2 Rửa và đặt cốc đúng nơi quy định khi được nhắc 11 18,3 2 3 Đặt đúng nơi quy định nhưng không rửa 25 41,7 1 4 Không rửa và không đặt đúng nơi quy định 10 16,7 3 5 Uống xong đưa cốc cho người lớn 4 6,7 5
  7. KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CỦA TRẺ 4-5 TUỔI... 429 Vệ sinh dụng cụ sau khi uống sẽ bao gồm cả công việc rửa sạch và đặt đúng nơi quy định. Gần một nửa số lượng trẻ 4-5 tuổi sau khi uống nước sẽ đặt cốc đúng nơi quy định nhưng không rửa. Số lượng trẻ tự rửa và đặt cốc đúng nơi quy định, rửa và đặt cốc đúng nơi quy định khi có sự nhắc nhở của người lớn, không rửa và không đặt đúng nơi quy định cũng khá lớn. Một số trẻ có thói quen uống xong đưa cốc cho người lớn, hoàn toàn không biết tự mình mang đi cất. 3.3. Kỹ năng tự phục vụ trong trang phục KNTPV trong trang phục được thể hiện qua các công việc cụ thể như sau: lựa chọn quần áo, mặc/cởi quần, mặc/cởi áo, mang/cởi giày/dép, vệ sinh quần áo, giày dép. [2] 3.3.1. Kỹ năng lựa chọn quần áo KN lựa chọn quần áo của trẻ được trình bày trong bảng số liệu dưới đây: Bảng 12. Kết quả đánh giá KN lựa chọn quần áo của trẻ Mức độ Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Nội dung Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng (%) lượng (%) lượng (%) Chọn quần áo phù hợp với thời tiết 20 33,3 33 55,0 7 11,7 Chọn quần áo phù hợp với sự kiện 9 15,0 34 56,7 17 28,3 Chọn quần áo phù hợp với giới tính 32 53,3 19 31,7 9 15,0 KN được trẻ thực hiện tốt nhất là lựa chọn quần áo phù hợp với giới tính bởi hầu hết trẻ đã nắm rõ giới tính của mình. Giới tính thường gắn với đặc điểm tính cách và sở thích của trẻ. Do đó, trẻ chọn quần áo phù hợp với giới tính cũng gần giống với việc trẻ chọn quần áo phù hợp với sở thích, tính cách của mình. Bên cạnh đó, cũng có một số trẻ thỉnh thoảng và không bao giờ chọn đúng nhưng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. KN lựa chọn trang phục phù hợp với thời tiết cũng có nhiều trẻ thực hiện được. Dù vậy, vẫn có một số trẻ chiếm tỷ lệ nhỏ “không bao giờ” chọn đúng áo quần phù hợp với thời tiết. Lựa chọn quần áo phù hợp với sự kiện là KN có ít trẻ thực hiện nhất bởi đây là một KN khó so với 2 KN trên. Để thực hiện được KN này, trẻ cần phải hiểu được tính chất của những sự kiện. Tuy nhiên, có một nhóm trẻ vẫn thường xuyên chọn được trang phục phù hợp với sự kiện. 3.3.2. Kỹ năng mặc/cởi quần áo Bảng 13. Kết quả đánh giá KN mặc/cởi quần của trẻ STT Kỹ năng Số lượng Tỉ lệ (%) Thứ bậc 1 Tự mặc/cởi quần có dây buộc gọn gàng 4 6,7 4 2 Tự mặc/cởi được quần có dây kéo gọn gàng 5 8,3 3 3 Tự mặc/cởi quần lưng thun gọn gàng 29 48,3 1 4 Mặc/cởi được quần chỉ khi có người giúp 22 36,7 2 5 Không mặc/cởi được quần, người lớn làm thay 0 0 5 hoàn toàn
  8. 430 NGUYỄN THỊ THẢO và cs. Trẻ 4-5 tuổi đều mặc/cởi được quần nhưng ở các mức độ khác nhau, không trẻ nào không mặc/cởi được quần, đa số trẻ tự mặc/cởi quần lưng thun gọn gàng và mặc/cởi được quần khi có người giúp, ít trẻ tự mặc/cởi được quần có dây buộc và dây kéo. KN mặc/cởi áo của trẻ được trình bày trong bảng số liệu dưới đây: Bảng 14. Kết quả đánh giá KN mặc/cởi áo của trẻ STT Kỹ năng Số lượng Tỉ lệ (%) Thứ bậc 1 Tự mặc/cởi được áo có cài nút gọn gàng 3 5 4 2 Tự mặc/cởi được áo có dây kéo gọn gàng 5 41,7 1 3 Tự mặc/cởi được áo chui đầu gọn gàng 24 40,0 2 4 Mặc/cởi được áo khi có người giúp 25 8,3 3 5 Người lớn mặc/cởi giúp hoàn toàn 3 5,0 4 KN mặc cởi áo của trẻ 4-5 tuổi cũng đạt mức độ tương đương với mức độ thực hiện KN mặc/cởi quần. Số lượng trẻ mặc/cởi áo chui đầu và mặc được khi có người giúp chiếm tỷ lệ cao. Số lượng trẻ mặc/cởi áo có nút và dây kéo không nhiều. Ngoài ra còn có trẻ không tự cởi/mặc áo được, người lớn giúp hoàn toàn. 3.3.3. Kỹ năng mang/cởi giày/dép KN mang/cởi giày/dép của trẻ được trình bày trong bảng số liệu dưới đây: Bảng 15. Kết quả đánh giá KN mang/cởi giày/dép của trẻ Số STT Kỹ năng Tỉ lệ (%) Thứ bậc lượng 1 Tự mang/cởi được giày có dây buộc gọn gàng 4 6,7 4 2 Tự mang/cởi được giày có miếng dính gọn gàng 20 33,3 2 3 Tự mang/cởi được dép gọn gàng 24 40,0 1 4 Mang/cởi được giày/dép khi có người giúp 12 20,0 3 5 Người lớn làm thay hoàn toàn 0 0 5 Tất cả trẻ 4-5 tuổi đều mang/cởi được giày/dép nhưng với các mức độ khác nhau. Đa phần trẻ tự mang/cởi được giày có miếng dính hoặc dép gọn gàng. Một số trẻ tự mang/cởi được giày có dây buộc một cách gọn gàng nhưng trẻ buộc dây rất chậm và đôi lúc bị lệch, không được ngay ngắn. Số trẻ khác chỉ mang/cởi được giày/dép khi có người giúp. 3.3.4. Kỹ năng vệ sinh quần/áo, giày/dép KN vệ sinh quần/áo, giày/dép của trẻ được trình bày trong bảng số liệu dưới đây. Cũng tương tự các KN khác, KN vệ sinh quần áo, giày dép (lau sạch dép/giày, xếp quần áo, mắc quần áo, phân loại quần áo sạch bẩn) chủ yếu được trẻ thực hiện ở mức độ “thỉnh thoảng”, ít trẻ thực hiện ở mức độ “không bao giờ” và “thường xuyên”. Điều này có nghĩa là trẻ đã hình thành được KN tuy nhiên chưa bền vững.
  9. KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CỦA TRẺ 4-5 TUỔI... 431 Bảng 16. Kết quả đánh giá KN vệ sinh quần/áo, giày/dép của trẻ Mức độ Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Nội dung Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng (%) lượng (%) lượng (%) Lau sạch dép/giày khi cần thiết 8 21,7 39 65,0 13 13,3 Xếp quần áo gọn gàng 5 8,3 35 58,3 20 33,3 Mắc quần áo lên mắc, không 4 6,7 36 60,0 20 33,3 cần nhắc Phân loại áo quần sạch/bẩn và để đúng nơi quy định 23 38,3 31 51,7 6 10,0 3. KẾT LUẬN KNTPV rất quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ. Hình thành KNTPV cho trẻ mẫu giáo là việc làm thiết thực vì trẻ nhỏ dễ hình thành thói quen hơn người lớn. Nghiên cứu trên 60 trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường Mầm non 2 – Thành phố Huế và trường Mầm non Hương Hồ - Hương Trà – Thừa Thiên Huế cho thấy trẻ đã bước đầu hình thành được một số KNTPV cơ bản, tuy nhiên mức độ thành thục các KN chưa cao, còn phụ thuộc nhiều vào người lớn và chưa được thực hiện hàng ngày do đó chưa tạo ra được các thói quen cần thiết. Nguyên nhân cơ bản của thực tế này là do (1) bản thân trẻ chưa đủ năng lực để thực hiện những KN khó với nhiều bước liên hoàn phức tạp, (2) gia đình chưa tạo cơ hội để trẻ hình thành và rèn luyện các KN và (3) sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong công tác giáo dục KNTPV cho trẻ chưa thực sự tốt. Từ những kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi xin định hướng một số biện pháp góp phần nâng cao KNTPV cho trẻ 4-5 tuổi đó là: (1) Thường xuyên tạo cơ hội để trẻ rèn luyện KN với yêu cầu ngày càng cao mức độ thực hiện KNTPV; (2) Cung cấp những tri thức, hiểu biết liên quan đến các KN bằng nhiều hình thức khác nhau như đàm thoại, trò chuyện hay thông qua hoạt động chung có mục đích học tập; (4) Tạo môi trường tốt để trẻ hình thành KNTPV một cách tự nhiên: cô giáo, bạn bè, cha mẹ đều là tấm gương để trẻ noi theo và hành động theo và (5) Nâng cao sự phối hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường, dạy ở lớp rèn luyện ở nhà và ngược lại. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Thanh Bình (2009). Giáo trình giáo dục kỹ năng sống, NXB Đại học Sư phạm. [2] Lê Thu Hương, Lê Thị Ánh Tuyết, Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non Mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi), NXB Giáo dục. [3] Hoàng Thị Phương (2006), Giáo trình Phương pháp chăm sóc vệ sinh trẻ em, NXB Giáo dục. NGUYỄN THỊ THẢO -TỪ THỊ NAM - TRẦN THỊ LÝ SV lớp GDMN 4A, Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2