BÀI TẬP KỸ NĂNG <br />
<br />
Chủ đề:<br />
Phân tích biện chứng giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp trong <br />
tư tưởng Hồ Chí Minh. Ý nghĩa đối với Việt Nam hiện nay.<br />
<br />
<br />
Trả lời:<br />
Hồ Chí Minh vị cha già kính yêu của dân tộc – là nhân vật lịch sử vô cùng vĩ <br />
đại. Người không chỉ là sản phẩm của dân tộc Việt Nam, của giai cấp công nhân <br />
Việt Nam, mà còn là sản phẩm của thời đại, của nhân loại tiến bộ. Người đã để <br />
lại cho chúng ta một tài sản tinh thần vô giá và trường tồn, đó là Tư tưởng Hồ Chí <br />
Minh với hạt nhân là chủ nghĩa Mac Lênin. Tư tuởng Hồ Chí Minh có ảnh hưởng <br />
lớn và sâu sắc tới Cách mạng Việt Nam cũng như cách mạng thế giới. Qua thực <br />
tiễn cách mạng, tư tưởng Hồ Chí Minh ngày càng toả sáng, chiếm lĩnh trái tim, <br />
khối óc của hàng triệu triệu con người.<br />
Nét đặc sắc nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh là những vấn đề xung quanh <br />
việc giải phóng dân tộc và định hướng cho sự phát triển của dân tộc. Nhưng dù <br />
xem xét ở bất kì vấn đề nào trong tư tưởng Hồ Chí Minh ta đều thấy Bác thể hiện <br />
quan điểm của mình trong mối quan hệ biện chứng giữa hai vấn đề dân tộc và giai <br />
cấp. Mối quan hệ biện chứng này là một trong những nhân tố đảm bảo thành công <br />
của cách mạng Việt Nam, là một trong những đóng góp quan trọng của Người vào <br />
kho tàng lí luận cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin <br />
Theo quan điểm của chủ nghĩa MacLênin, giai cấp là những tập đoàn người to <br />
lớn có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định trong lịch sử, <br />
khác nhau về quan hệ sở hữu của họ đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của <br />
họ trong tổ chức lao động, xã hội. Đi cùng với vấn đề giai cấp là vấn đề dân tộc. <br />
Dân tộc là một cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ dựa trên một cơ sở chung <br />
về kinh tế, văn hoá, ngôn ngữ. Hiểu theo nghĩa rộng thì dân tộc là toàn bộ nhân dân <br />
một nước, là quốc gia dân tộc. V.I.Lênin đã nghiên cứu, phân tích và chỉ ra rằng: <br />
dân tộc có hai xu hướng phát triển khách quan: một là, các dân tộc có xu hướng tách <br />
ra để lập nên một quốc gia dân tộc độc lập; hai là, các dân tộc ở từng quốc gia, kể <br />
<br />
1<br />
cả các dân tộc ở nhiều quốc gia muốn liên hiệp lại với nhau. Khi dân tộc xuất hiện <br />
trong xã hội có giai cấp thì vấn đề dân tộc cũng mang nội dung giai cấp, trong đó <br />
vấn đề giai cấp giữ vai trò quyết định đối với vấn đề dân tộc. Tuy nhiên, vấn đề <br />
dân tộc cũng có tính độc lập tương đối của nó. Chủ nghĩa Mac – Lênin khẳng định: <br />
chỉ trong điều kiện của chủ nghĩa xã hội, khi tình trạng áp bức giai cấp bị thủ tiêu <br />
thì tình trạng áp bức dân tộc mới bị xoá bỏ. Trên cơ sở tư tưởng của C.Mac và <br />
Ph.Ănghen về vấn đề dân tộc và giai cấp, cùng với sự phân tích hai xu hướng của <br />
vấn đề dân tộc, Lênin đã nêu ra “Cương lĩnh dân tộc” với ba nội dung cơ bản: các <br />
dân tộc hoàn toàn bình đẳng; các dân tộc được quyền tự quyết; liên hiệp công nhân <br />
tất cả các dân tộc. Trong đó, nội dung thứ ba là nội dung, tư tưỏng cơ bản. Tư <br />
tưởng liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc là sự thể hiện bản chất quốc tế của <br />
giai cấp công nhân, phong trào công nhân và đặc biệt phản ánh tính thống nhất giữa <br />
sự nghiệp giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp. Đoàn kết giai cấp công nhân <br />
các dân tộc có ý nghĩa lớn lao đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đến đây ta có <br />
thể thấy mối quan hệ biện chứng giữa vấn để dân tộc và vấn đề giai cấp, chúng có <br />
mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Những cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mac – Lênin về <br />
dân tộc và giai cấp đã được Hồ Chí Minh thấm nhuần sâu sắc.<br />
Trong tư tưởng của mình, Hồ Chí Minh rất coi trọng vấn đề dân tộc, đề cao <br />
sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, nhưng Người luôn đứng trên quan điểm giai <br />
cấp để nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc. Sự kết hợp nhuần nhuyễn vấn đề <br />
giai cấp và vấn đề dân tộc của Hồ Chí Minh thể hiên ở các điểm sau: Một là, <br />
Người khẳng định vai trò lịch sử của giai cấp công nhân và quyền lãnh đạo duy <br />
nhất của Đảng Cộng sản trong quá trình cách mạng Việt Nam; Hai là, chủ trương <br />
đại đoàn kết dân tộc rộng rãi trên nền tảng liên minh công nhân, nông dân và tầng <br />
lớp trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng; Ba là, sử dụng bạo lực cách mạng của <br />
quần chúng để chống lại bạo lực phản cách mạng của kẻ thù; Bốn là, thiết lập <br />
chính quyền nhà nước của dân, do dân, vì dân; Năm là, gắn mục tiêu độc lập dân <br />
tộc với chủ nghĩa xã hội.<br />
Đi lên từ chủ nghĩa yêu nước, Hồ Chí Minh một mặt đi theo lí luận của chủ <br />
nghĩa Mác – Lênin, một mặt vẫn luôn nhấn mạnh đến vấn đề dân tộc. Người cho <br />
<br />
2<br />
rằng: giải phóng dân tộc là vấn đề trên hết và trước hết, nhưng giải phóng để <br />
giành lại độc lập dân tộc thì độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội. <br />
Giải phóng dân tộc dẫn tới độc lập dân tộc là phạm trù thuộc về vấn đề dân tộc. <br />
Nhưng chủ nghĩa xã hội là phạm trù thuộc về vấn đề giai cấp. Năm 1960, Người <br />
nói: “chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc <br />
bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”. Hồ Chí Minh <br />
khẳng định rằng: “chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi <br />
người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn <br />
kết, ấm no trên quả đất…”. Trong xã hội chủ nghĩa không còn mâu thuẫn giai cấp <br />
nữa, vấn đề giai cấp được giải quyết triệt để. Chỉ có xoá bỏ tận gốc tình trạng áp <br />
bức, bóc lột, xoá bỏ đến tận gốc rễ của quan hệ bóc lột giai cấp; thiết lập một nhà <br />
nước mới thực sự của dân, do dân, vì dân, tất cả đều mang tính dân tộc trên cơ sở <br />
nền tảng tư tưởng của giai cấp lãnh đạo, thì mới đảm bảo cho người lao động có <br />
quyền làm chủ, mới thực hiện được sự phát triển hài hoà giữa cá nhân và xã hội, <br />
giữa độc lập dân tộc với tự do và hạnh phúc của con người. Như vậy, giải quyết <br />
vấn đề dân tộc luôn phải gắn với mục đích để sao cho vấn đề giai cấp cũng đồng <br />
thời được giải quyết.<br />
Trong “Chính cương vắn tắt” do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo đã khẳng định: <br />
“chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã <br />
hội cộng sản”. Như vậy là lần đấu tiên trong lịch sử cách mạng Việt Nam, với Hồ <br />
Chí Minh, sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc gắn liền với cách mạng xã hội <br />
chủ nghĩa. Cuộc cách mạng này kết hợp trong bản thân nó tiến trình của hai sự <br />
nghiệp giải phóng: giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ của thực dân và giải phóng <br />
giai cấp khỏi ách áp bức bóc lột. Vấn đề dân tộc được giải quyết trên lập trường <br />
của giai cấp công nhân. Điều đó phù hợp với xu thế thời đại, phù hợp với lợi ích <br />
của các giai cấp và lực lượng tiến bộ của dân tộc.<br />
Từ quan điểm độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, Người đã khẳng <br />
định: Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải do Đảng Cộng sản <br />
lãnh đạo, và Đảng Cộng sản Việt Nam là người lãnh đạo duy nhất. Theo Hồ Chí <br />
Minh, "Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao <br />
<br />
<br />
3<br />
động và của cả dân tộc Việt Nam". Phát triển sáng tạo học thuyết Mác – Lênin về <br />
Đảng Cộng sản, Người cho rằng: Đảng Cộng sản Việt Nam là "Đảng của giai cấp <br />
vô sản", đồng thời là "Đảng của dân tộc Việt Nam". "Đảng của giai cấp công nhân <br />
và nhân dân lao động, nghĩa là những người thợ thuyền, dân cày và lao động trí óc <br />
kiên quyết nhất, hăng hái nhất,trong sạch nhất, tận tâm tận lực phụng sự Tổ quốc <br />
và nhân dân"(Hồ Chí Minh toàn tập). Đảng có sự gắn kết chặt chẽ với giai cấp <br />
công nhân, với nhân dân lao động và cả dân tộc trong mọi thời kì của cách mạng <br />
Việt Nam. Điều này cũng thể hiện sự kết hợp hài hoà giữa dân tộc và giai cấp <br />
trong tư tưỏng của Bác. Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần <br />
thứ II của Đảng ( tháng 2/1951 ), Hồ Chí Minh nêu rõ: “Trong giai đoạn này, quyền <br />
lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và của dân tộc là một. Chính vì <br />
Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, <br />
cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam”. Năm 1953, Bác viết: “Đảng Lao <br />
động là tổ chức cao nhất của giai cấp cần lao và đại biểu cho lợi ích của cả dân <br />
tộc…Đảng là đảng của giai cấp lao động mà cũng là đảng của toàn dân”. Năm <br />
1957, Hồ Chí Minh khẳng định: “Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, <br />
đồng thời cũng là đội tiên phong của dân tộc”. Năm 1961, Bác tiếp tục khẳng định: <br />
“Đảng ta là đảng của giai cấp, đồng thời cũng là của dân tộc, không thiên tư thiên <br />
vị”. Năm 1965, Người cho rằng: “Đảng ta xứng đáng là đội tiên phong, là bộ tham <br />
mưu của giai cấp vô sản, của nhân dân lao động và của cả dân tộc”. Qua hàng loạt <br />
các cách thể hiện khác nhau như vậy, Hồ Chí Minh vẫn khẳng định được bản chất <br />
giai cấp của Đảng ta là Đảng ta mang bản chất giai cấp công nhân. Nhưng Người <br />
quan niệm: Đảng không những là Đảng của giai cấp công nhân mà còn là Đảng của <br />
toàn dân tộc. Quan điểm này có ý nghĩa lớn lao đối với cách mạng Việt Nam. Đảng <br />
đại diện cho lợi ích của toàn dân tộc. Nghị quyết Đại hội lần VII của Đảng đã chỉ <br />
rõ: “Khẳng định bản chất giai cấp công nhân của Đảng , chúng ta không tách rời <br />
Đảng và giai cấp công nhân với các tầng lớp nhân dân lao động khác, với toàn thể <br />
dân tộc. Ngay từ khi mới thành lập. Đảng ta đã mang trong mình tính thống nhất <br />
giữa yếu tố giai cấp và yếu tố dân tộc…”. Hồ Chí Minh đã thể hiện rõ nét sự <br />
thống nhất biện chứng giữa bản chất giai cấp công nhân và tính dân tộc, tính nhân <br />
<br />
<br />
4<br />
dân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Mọi hoạt động của Đảng đều đồng thời giải <br />
quyết cả vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Hai yếu tố dân tộc và giai cấp luôn <br />
đan xen, gắn bó trong tư duy của Người và thể hiện ra ở hầu hết nội dung tư <br />
tưởng Hồ Chí Minh. <br />
Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần VI đến nay, Đảng ta đã ngày càng cụ thể hoá <br />
và hoàn thiện đường lối đổi mới toàn diện, thực chất là nhận thức đúng đắn và sâu <br />
sắc hơn lí luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kết hợp đúng <br />
đắn và linh hoạt giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp trong công cuộc xây dựng <br />
chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Trong văn kiện tại Đại hội lần IX của Đảng ta đã nêu <br />
rõ: “mối quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp xã hội là quan hệ hợp tác và đấu <br />
tranh trong nội bộ nhân dân, đoàn kết và hợp tác lâu dài trong sự nghiệp xây dựng <br />
và bảo vệ Tổ quốc, chịu dưới sự lãnh đạo của Đảng. Lợi ích giai cấp công nhân <br />
thống nhất với lợi ích toàn dân tộc trong mục tiêu chung: độc lập dân tộc gắn liền <br />
với chủ nghĩa xã hội”.<br />
Nhìn lại thế kỉ XX, một thế kỉ vận động và phát triển mau lẹ và phức tạp của <br />
tình hình thế giới, chúng ta càng thấy rõ tầm quan trọng và sự đúng đắn cao độ <br />
trong tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giai cấp. Để tận dụng thời cơ và <br />
đẩy lùi thách thức, Việt Nam đã giải quyết được mối quan hệ này bằng việc giải <br />
quyết tốt mối quan hệ giữa giai cấp với đoàn kết dân tộc, giải quyết mối quan hệ <br />
giữa phát triển nền kinh tế thị trường với đoàn kết dân tộc, giải quyết mối quan hệ <br />
giữa giữ vững độc lập tự chủ với mở rộng hợp tác quốc tế, phát huy sức mạnh nội <br />
lực của dân tộc và tranh thủ sức mạnh của thời đại. Theo Hồ Chí Minh, sức mạnh <br />
thời đại là sức mạnh của giai cấp vô sản thế giới, của nhân dân lao động thế giới. <br />
Người cho rằng, phải dựa vào sức mạnh dân tộc là chủ yếu nhưng cũng phải biết <br />
tận dụng sức mạnh thời đại thì mới dễ bề thắng lợi.Vấn đề đó đã được kiểm <br />
nghiệm bằng thực tế, cả trong chiến tranh ác liệt và trong hoà bình xây dựng và <br />
bảo vệ Tổ quốc. Ngày nay, trong bối cảnh các dân tộc đang đứng trước những <br />
thách thức mới về nguy cơ bạo loạn, lật đổ của các thế lực thù địch, hiếu chiến, <br />
chúng dựa vào sức mạnh và sự hiện đại tối tân của quân sự để gây ra các cuộc <br />
chiến đẫm máu, xâm lược các nước có chủ quyền, bất chấp luật pháp, tư tưởng <br />
<br />
<br />
5<br />
quan trọng này của Hồ Chí Minh càng chứng tỏ được sự trưòng tồn vĩnh cửu của <br />
nó.<br />
Dù đang sống trong thời bình, mỗi công dân Việt Nam cần có ý thức trau dồi <br />
và rèn luyện để thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, hiểu rõ và sâu mối quan hệ <br />
giữa dân tộc và giai cấp. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những cán bộ, Đảng <br />
viên và những nhà lãnh đạo đất nước, làm cơ sở để hoạch định chiến lược, chính <br />
sách xây dựng và phát triển đất nước, đưa dân tộc vượt qua mọi khó khăn thử <br />
thách, vững bước trong tiến trình: xây dựng một đất nước vì mục tiêu dân giàu, <br />
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đặc biệt là ở thế kỉ XXI này,khi <br />
thế giới đấy biến động, cũng đồng thời mở ra một kỉ nguyên hội nhập, đua tranh <br />
gay gắt của cộng đồng quốc tế. Dù phải đối mặt với xu thế toàn cầu hoá, thì giá trị <br />
tư tưởng của Hồ Chí Minh trong đó có quan hệ dân tộc – giai cấp vẫn luôn phù hợp <br />
với xu thế thời đại. Từ đó chứng tỏ cho cả dân tộc Việt Nam và bạn bè thế giới <br />
rằng: Tư tưởng cao đẹp của Hồ Chí Minh đã, đang và sẽ mãi mãi là chân lí sáng <br />
ngời, góp phần vào sự kiến tạo và phát triển của dân tộc và cả nhân loại./.<br />
___Hết___ <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
6<br />