intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỷ nguyên khoảnh khắc số

Chia sẻ: Hatmit Xinhtuoi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

181
lượt xem
58
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cách nhìn khác biệt nhất của nhiếp ảnh năm 2010 được đánh dấu bởi hai thành tựu của công nghệ: Chụp ảnh số ISO cao, nhiễu hạt thấp và xử lý ảnh HDR. Công nghệ chụp ảnh ISO cao, nhiễu hạt thấp và quá trình xử lý ảnh để mở rộng dải tương phản (hay còn gọi là kỹ thuật HDR- High Dynamic Range) kết hợp lại để tạo nên những khoảnh khắc số độc đáo có một không hai. Không chỉ quá trình chụp ảnh được biến đổi mà trong nhiều trường hợp, kết quả cuối cùng cũng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỷ nguyên khoảnh khắc số

  1. Kỷ nguyên khoảnh khắc số Cách nhìn khác biệt nhất của nhiếp ảnh năm 2010 được đánh dấu bởi hai thành tựu của công nghệ: Chụp ảnh số ISO cao, nhiễu hạt thấp và xử lý ảnh HDR. Công nghệ chụp ảnh ISO cao, nhiễu hạt thấp và quá trình xử lý ảnh để mở rộng dải tương phản (hay còn gọi là kỹ thuật HDR- High Dynamic Range) kết hợp lại để tạo nên những khoảnh khắc số độc đáo có một không hai. Không chỉ quá trình chụp ảnh được biến đổi mà trong nhiều trường hợp, kết quả cuối cùng cũng hoàn toàn khác biệt. Công nghệ số tiên tiến đang tách rời nhiếp ảnh số ra khỏi ảnh hưởng của nhiếp ảnh phim theo nghĩa có đủ khả năng tạo nên những bức ảnh với cách nhìn hoàn toàn mới. Đây chính là bước đột phá mà nhiếp ảnh số đã vượt qua từ di sản sự nghiệp của máy phim. Khởi thủy của "khoảnh khắc quyết định" Một ảnh trong bộ "Mát-xcơ-va không ngủ" của nhiếp ảnh gia Gerd Ludwig.
  2. Sự thay đổi thiết bị thường dẫn tới sự thay đổi về cách nhìn. Bức ảnh chân dung thời kỳ đầu đòi hỏi đối tượng phải ngồi yên không cử động trong vòng vài phút, dần dần độ nhạy phim được cải thiện, cho phép người chụp ảnh có thể chụp ở tốc độ nhanh hơn mà vẫn bắt kịp chuyển động. Cái gọi là "khoảnh khắc quyết định" ra đời kể từ cuốn sách cùng tên (nguyên bản tiếng Pháp là "Images à la sauvette" của nhiếp ảnh gia danh tiếng người Pháp Henri Cartier-Bresson). Trong đó, ông đã mô tả theo nghĩa bất kỳ thứ gì trên thế giới cũng đều có một khoảnh khắc quyết định của nó, và nhiếp ảnh gia phải bằng trực giác để nhận biết khảnh khắc này để bấm máy. Đó chính là khoảnh khắc sáng tạo của người chụp ảnh. Một khi khoảnh khắc qua đi, nó sẽ không bao giờ trở lại nữa. Tuy nhiên, cái gọi là "khoảnh khắc quyết định" sẽ không xuất hiện nếu như công nghệ không làm cho máy ảnh trở nên cơ động và đa năng hơn. Vì thế, việc nhiếp ảnh gia "bắt" được một khoảnh khắc quyết định còn là do sự kết hợp của máy ảnh với độ nhạy phim cùng với tốc độ cửa trập. Nhiếp ảnh gia tư liệu chuyên chụp đời sống hàng ngày, đồng thời là phóng viên ảnh danh tiếng của tạp chí National Geographic, Gerd Ludwig, cho biết, "xét về mặt lịch sử mà nói, tiến bộ công nghệ luôn dẫn tới những cách thức nhìn nhận mới. Chẳng hạn, nhiếp ảnh báo chí với cách nhìn nhận mới chỉ bắt đầu nổi lên sau khi sáng chế máy ảnh phim 35 mm ra đời, và việc bắt được những khoảnh khắc quyết định đã trở thành một chủ đề quan trọng cho các nhiếp ảnh gia". ISO cao, nhiễu hạt thấp
  3. Chỉ sử dụng một chút ánh sáng đèn phụ trợ, Ludwig đã tạo nên một hình ảnh rất sâu. Người xem có thể cảm nhận hoàn toàn không khí của toàn bộ khung cảnh của một hộp đêm với đầy đủ ánh sáng, màu sắc, hình ảnh và cả không khí sôi động. Không lâu trước đây, cuộc cách mạng về chụp ảnh ISO cao có nghĩa nhiếp ảnh gia có thể chụp ảnh với ISO lên tới 1.600 mà không lo quá nhiễu đến nỗi ảnh không dùng được. Nhưng các máy ảnh gần đây nhất đã có thể đẩy ISO lên cao tới hàng trăm nghìn. Mặc dù đây chưa phải là trường hợp thông dụng, nhưng những con số tưởng chừng không tưởng này hiện đã bắt đầu tham dự cuộc chơi. Mức ISO từ 6.400 trở lên hiện đang trở thành một mức thông thường được coi là có thể cho chất lượng ảnh dùng được.
  4. Canon đã có những phiên bản máy ảnh với dải ISO lên tới 12.800 (EOS-1D Mark IV). Giám đốc kỹ thuật của hãng, Chuck Westfall, cho biết việc cải thiện chất lượng ảnh ở mức ISO cao là sự kết hợp của nhiều công nghệ riêng lẻ, như cải tiến thiết kế cảm biến CMOS với các lớp thấu kính bắt sáng lớn và đặt gần nhau, bề mặt cảm biến được đặt sát với thấu kính bắt sáng hơn…; và công nghệ vi xử lý cải tiến chíp xử lý DIGIC 4 với tốc độ nhanh hơn… Tất cả tạo nên quá trình chuyển đổi ánh sáng thành các tín hiệu điện trong cảm biến với khả năng quản lý nhiễu hạt càng ngày càng hiệu quả. Một ví dụ khác về tầm quan trọng của ISO ngày nay thậm chí còn hơn cả độ phân giải, là phiên bản đầu bảng Nikon D3S. Dù chỉ được trang bị cảm biến độ phân giải 12,1 triệu điểm ảnh nhưng ISO của phiên bản này được đẩy tới con số đầy ấn tượng, 102.400. Giám đốc kỹ thuật Nikon, Lindsay Silverman, cho biết, hãng đã rất cân nhắc trong việc lựa chọn cải thiện chất lượng hình ảnh thay vì kích cỡ ảnh. Vị này khẳng định, khi phiên bản D3S được giới thiệu, thay vì làm một máy ảnh có độ phân giải cao, các kỹ sư của Nikon đã giữ nguyên độ phân giải và kích cỡ điểm ảnh, lựa chọn giải pháp cải tiến bản thân đặc tính của cảm biến. Vì thế, D3S sử dụng một thế hệ cảm biến được thiết kế mới hơn hẳn so với đời trước D3 nhằm giảm thiếu tới mức thấp nhất nhiễu hạt gây ra bởi các tín hiệu khi khuyếch đại. Giải pháp này đã mang lại một chất lượng hình ảnh đầy ấn tượng cho phiên bản này, kể cả khi được chụp ở ISO lên đến 12.800. Cách nhìn mới cho phóng viên ảnh
  5. Chỉ sử dụng một chút ánh sáng đèn phụ trợ, Ludwig đã tạo nên một hình ảnh rất sâu. Người xem có thể cảm nhận hoàn toàn không khí của toàn bộ khung cảnh của một hộp đêm với đầy đủ ánh sáng, màu sắc, hình ảnh và cả không khí sôi động. Cải tiến kích cỡ cảm biến, điểm ảnh và cấu trúc trên DSLR đã tạo ra những bức ảnh có nhiễu hạt thấp hơn nhiều ở những mức ISO cao chưa từng có trước đây. Ảnh hưởng rõ rệt nhất có thể nhận thấy là trong thể loại ảnh tư liệu báo chí. Tập ảnh "Mát- xcơva không ngủ" của nhiếp ảnh gia Gerd Ludwig trên tạp chí National Geographic được chụp hoàn toàn nhờ sự tiến bộ của độ nhạy ISO. Ludwig cho biết ở thời đại phim, các bức ảnh này sẽ không thể nào thực hiện được.
  6. Chụp trong nhà, trong điều kiện ánh sáng thấp hay chụp ngoài trời vào buổi tối, Ludwig thường chụp bằng máy Canon EOS-1Ds Mark II và III với mức ISO 1600. Kết quả mà ông có được là một cách nhìn nhiếp ảnh mới được hỗ trợ bởi tiến bộ công nghệ, đó là những bức ảnh tạo được một cảm giác rõ ràng về địa điểm, kể cả địa điểm này không có đủ điều kiện ánh sáng cần thiết. Ông cho biết đó là thành quả lớn nhất mà nhiếp ảnh số đã mang lại, bởi lẽ, thay vì phải hy sinh ánh sáng xung quanh bằng việc chớp đèn flash để lấy đối tượng, giờ đây ông có thể điều chỉnh để dung hòa cả đèn flash và đèn của khung cảnh một cách dễ dàng hơn. "Những bức ảnh thế này hoàn toàn trả lời được đủ 5 câu hỏi báo chí tiêu biểu, đó là: ai, ở đâu, khi nào, tại sao, như thế nào… Trước đây với máy phim, không phải lúc nào các bức ảnh cũng có thể trả lời được đầy đủ các câu hỏi đến vậy", ông cho biết. Thông thường, chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu có nghĩa là nhiếp ảnh gia phải lựa chọn giữa độ nét, bắt dính chuyển động và chiếu sáng đối tượng/cảnh nền. Để thời gian cửa trập đủ lâu cho ánh sáng lên thì chuyển động sẽ bị nhòe. Để đủ độ sâu cho ảnh đủ nét thì phải dùng đèn, dẫn tới khi chớp flash sẽ khiến cho chỉ có đối tượng đủ sáng, còn toàn bộ hậu cảnh bị tối om. Nói tóm lại là luôn phải có sự đánh đổi. Nhưng giờ đây với sự tiến bộ của ISO, bỗng nhiên các nhiếp ảnh gia lại rời bỏ được gánh nặng luôn đeo đuổi này.
  7. Những khoảnh khắc với ánh sáng yếu thế này giờ đây có thể được chụp mà không lo bị quá nhiễu. Thêm vào đó, nhiếp ảnh gia hoàn toàn có thể chụp bằng tay thay vì dùng chân máy, nhất là đối với các nhiếp ảnh gia chuyên chụp thường nhật không phải lúc nào cũng mang theo chân máy. Ảnh: Digitalphotopro. Bên cạnh chức năng bắt thêm ánh sáng, ảnh số ISO cao còn có thêm một ưu thế khác so với phim – đó là chi tiết ở những vùng không tương phản. Với phim độ nhạy cao, độ tương phản sẽ bị làm cho hình ảnh mất các chi tiết ở vùng tối. Kết quả của việc dùng phim độ nhạy cao tồi tệ đến mức trước khi kỷ nguyên số bắt đầu, Ludwig vẫn còn khuyến cáo ở điều kiện ánh sáng yếu thì nên chọn ISO thấp, đơn giản bởi vì chỉ có thế mới duy trì được những chi tiết ở bức ảnh sản phẩm đầu cuối.
  8. Ludwig cho biết, hồi máy phim, trong những điều kiện ánh sáng yếu, ông chọn chụp phim chậm. Ở lớp học, ông dạy sinh viên phải dùng phim Kodachrome 64 khi thiếu sáng và bù tiền cảnh bằng cách dùng đèn. "Hiếm khi tôi sử dụng phim độ nhạy cao. Các phim độ nhạy thấp xử lý chi tiết ở vùng tối và vùng sáng tốt hơn, vì thế ít nhất cũng sẽ tạo được một cảm giác nào đó về địa điểm chụp. Các phim độ nhạy cao không thể xử lý được như vậy", ông cho biết. Giờ đây với nhiếp ảnh số, lượng chi tiết có thể thấy được ở vùng tối thật ấn tượng. Với những tiến bộ của công nghệ số, từ vùng cực sáng tới vùng cực tối, luôn có những chi tiết mà mắt thường không thể nhìn thấy. "Vậy mà những máy ảnh thế hệ mới này dường như có thế "nhìn" được trong bóng tối", Ludwig cho biết. Không còn lo phải "đánh đổi", những bậc thầy về nhiếp ảnh tư liệu đời sống thực như Ludwig tha hồ sáng tạo nên những phong cách mới về nhiếp ảnh ánh sáng yếu, bởi theo ông, rất nhiều các hoạt động đời sống hàng ngày lại xảy ra vào lúc ánh sáng nhá nhem. Không chỉ có các nhiếp ảnh gia tư liệu, nhà nhiếp ảnh chân dung thể thao Jared McMillen cũng chia sẻ, giờ đây ông không còn bị vướng bận bởi ánh sáng nữa. "Nhớ lại thời tôi phải chụp bằng phim ISO 200 hoặc thấp hơn, mà hầu hết là phim Velvia 50. Với những phim này, tôi luôn phải tìm hiểu ánh sáng và thời điểm chụp trong ngày. Ngày nay, máy ảnh có thể tạo ra những bức ảnh chất lượng cao kể cả với mức ISO khá cao, vì thế, chúng tôi có thể chụp bất kỳ tính huống nào, vào bất kỳ thời gian nào trong ngày với bất kỳ chất lượng ánh sáng ra sao. Tất nhiên ánh sáng tốt vẫn luôn là ánh sáng tốt, nhưng với nhiếp ảnh số, giờ đây chúng ta có thể biến ánh sáng xấu cũng có thể thành ánh sáng tốt hơn", ông chia sẻ. Cách nhìn số
  9. Trong một nhà chứa ở Mát-xcơva, Ludwig đã chụp bắt dính hình chuyển động trong khi vẫn đảm bảo độ nét trường ảnh với nhiễu thấp nhất. Những hình ảnh thế này chỉ có thể chụp được với sự tiến bộ của ảnh số ngày nay. Việc tinh chỉnh các file ảnh số trên máy tính cũng đã dẫn tới một thay đổi mới về cách nhìn trong nhiếp ảnh đương đại. Đáng kể nhất phải kể đến kỹ thuật HDR vốn chưa từng xuất hiện trước thời kỳ ảnh số. Không một bức ảnh in nào từ trước tới nay lại thể hiện một phong cách tương tự như vậy. Kỹ thuật HDR dựa trên nguyên tắc là mắt người có thể nhìn thấy chi tiết ở dải rất rộng, từ vùng cực sáng tới vùng cực tối, hơn là một bức ảnh thông thường. Vì thế, kỹ thuật HDR đã vượt qua giới hạn của dải tương phản của phim và số bằng cách kết
  10. hợp nhiều bức ảnh lại với nhau. Mỗi bức ảnh sẽ hiển thị chi tiết ở một vùng khác nhau, hoặc vùng tối, hoặc vùng sáng. Khi kết hợp lại, quá trình xử lý có thể tạo ra những khung cảnh với chi tiết phong phú trong một dải ánh sáng rộng lớn, thậm chí còn hơn cả dải mà mắt người có thể nhận ra. Ngay cả khi không áp dụng hoàn toàn với kỹ thuật HDR, nhiều tranh ảnh quảng cáo cũng đã thể hiện cách tiếp cận mới bằng việc xử lý ảnh trở nên siêu thực hơn, như làm cho ảnh chi tiết quá mức hay sắc nét quá mức… để tạo nên một tâm trạng hay một cảm giác nào đó. Hoặc kể cả khi không cần đến kỹ thuật HDR, cách nhìn mới cũng xuất phát từ những quan điểm tương đồng, đó là khai thác dải tương phản động rộng hơn và xử lý hậu kỳ để tạo nên những bức ảnh với những hiệu ứng hoàn toàn mới, mà như nhiếp ảnh gia Jared McMillen gọi đó là một "cách nhìn số". Cách nhìn số, theo ông, có kết cấu, hiệu ứng mạnh mẽ để tạo nên những cảm giác rất khác biệt. Điều này phản ánh trung thực nhất những gì kỷ nguyên số mang lại. Giờ đây, chúng ta đang tìm mọi cách thể hiện đẩy đủ chi tiết từ vùng tối, hay điều chỉnh màu sắc và tạo các hiệu ứng đặc biệt với các lớp khác nhau nhờ "phù thủy" phần mềm Photoshop. Nhiều nhiếp ảnh gia phản đối việc xử lý quá mức, đặc biệt là kỹ thuật HDR, bởi đó là "phi nhiếp ảnh". Nhiếp ảnh trước nay chưa từng thế bao giờ. Nhưng đó cũng chính là minh chứng rõ ràng nhất của xu hướng về những cách nhìn hoàn toàn mới trong nhiếp ảnh số đương đại. Theo tạp chí Digital Photo Pro, nếu thế hệ các nhiếp ảnh gia ngày nay phải học hỏi điều gì, thì đó chính là việc không thể coi thường sức mạnh của tiến bộ công nghệ, không chỉ bởi vì cách mà nó tác động tới những công việc bạn đang làm, mà còn vì những gì mà nó có thể làm đối với từng tác phẩm ảnh bạn tạo ra.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2