intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật bón phân và chăm sóc rau măng tây xanh

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

224
lượt xem
47
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bón lót: Trước khi trồng cây cần bón lót đất trồng với lượng phân hỗn hợp sau: 20-30 tấn phân chuồng hoai mục + lân (đã tạo tơi xốp với tro trấu, bã xơ dừa hay mạt cưa đã xử lý sunfat đồng hoặc nước vôi) + chế phẩm nấm vi sinh đối kháng Trichoderma + 150 kg NPK 16-16-8.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật bón phân và chăm sóc rau măng tây xanh

  1. Kỹ thuật bón phân và chăm sóc rau măng tây xanh
  2. a. Bón lót: Trước khi trồng cây cần bón lót đất trồng với lượng phân hỗn hợp sau: 20-30 tấn phân chuồng hoai mục + lân (đã tạo tơi xốp với tro trấu, bã xơ dừa hay mạt cưa đã xử lý sunfat đồng hoặc nước vôi) + chế phẩm nấm vi sinh đối kháng Trichoderma + 150 kg NPK 16-16-8. b. Bón thúc: Sau khi trồng 15 ngày: Bón thúc 150 kg NPK 15-15-15. Vun đất cao 10 cm đậy gốc bảo vệ cổ rễ. Phun thuốc phòng ngừa nấm bệnh và sâu hại cây. Giữ cây đứng thẳng để lấy nắng toàn phần quang hợp với bộ lá tạo năng lượng hữu cơ tổng hợp nuôi dưỡng cây và bộ rễ. Trên cùng một hàng với cây trồng, chen giữa các cây măng, cắm các cọc tre đường kính khoảng 5 cm, cao 120 cm, cách nhau 3-4 m, rồi dùng dây cước nilon bền chắc giăng thành một hàng đôi kẹp lỏng cây măng vào giữa đôi dây, cao cách mặt liếp khoảng 20-30 cm để chống đổ ngã cây. - Sau khi trồng 30 ngày: Xới đất, làm sạch cỏ non. Bón thúc 150 kg NPK 16-16-8. Vun đất cao 10 cm đậy gốc bảo vệ cổ rễ. Phun thuốc phòng ngừa nấm bệnh và sâu hại cây.
  3. - Sau khi trồng 45 ngày – 60 ngày: Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây bị sâu bệnh, cây già và cây nhỏ. Xới đất, làm sạch cỏ non. Bón thúc 200 kg NPK 15-15-15. - Sau khi trồng 90 ngày: Bón thúc 250 kg NPK 16-16-8. Vun đất cao 10 cm đậy gốc bảo vệ cổ rễ. Phun thuốc phòng ngừa nấm bệnh và sâu hại cây. - Sau khi trồng 105 ngày : Bón thúc 12-15 tấn phân chuồng ủ hoai kết hợp với chế phẩm sinh học Trichoderma + 300 kg NPK 15-15-15. - Sau khi trồng 135 ngày (>4,5 tháng): Nếu chăm sóc đủ dinh dưỡng và đúng kỹ thuật, từ giai đoạn này cây sẽ bắt đầu trổ măng. Lúc này lá chuyển sang màu xanh đậm chọn giữ lại 2-3 cây mẹ khoẻ mạnh, tiến hành tỉa bỏ cây bị sâu bệnh, cây già, Sau khi cắt hạ bớt ngọn 5-10 ngày, cây bắt đầu trổ măng tơ. Cần tiến hành thu hái cho bằng hết lứa măng tơ này để cây măng có chỗ trống chuẩn bị cho ra đời lứa măng kế tiếp nhiều hơn và khoẻ mạnh hơn. Thu hoạch lứa măng tơ mỗi ngày, được 12-15 ngày thì bón thúc 300 kg NPK 21-7-14; thu hoạch tiếp 12-15 ngày nữa thì phải tạm ngưng thu hoạch măng ngay. Không nên thu hoạch lứa măng tơ kéo dài quá 1 tháng
  4. (25-30 ngày) để tránh cho cây không bị mất sức, suy kiệt, làm ảnh hưởng năng suất, chất lượng các lứa măng sau.
  5. Kỹ thuật chăm sóc bón phân cho Xà Lách
  6. 1. Bón phân: + Bón lót: Phân chuồng hoai mục: 700 kg – 800 kg /sào hoặc phân giun: 700 – 800 kg/sào. Phân Bi Fa: 20-25 kg/sào; phân lân: 20-25 kg/sào; vôi 20-25 kg/sào (bón 7-10 ngày trước khi trồng). +Bón thúc: - Lần 1: sau khi trồng 4-6 ngày (lượng phân NPK 3-4 kg ngâm tưới). - Lần 2: Sau lần 1 từ 12 -1 5 ngày (lượng phân NPK 4-6 kg ngâm tưới). - Lần 3: trước khi thu hoạch 5 – 7 ngày (lượng phân NPK 4-6 kg ngâm tưới). 2. Tưới nước: Mỗi ngày tưới 1 lần vào buổi sáng sớm hay chiều mát. Lúc cây bị bệnh nên hạn chế tưới vào buổi chiều tối. Có thể che lưới cho để bảo vệ lá cải khỏi bị không bị tổn thương khi tưới hoặc khi trời mưa lớn
  7. 3. Chăm sóc: - Làm dàn che bằng lưới (mùa nắng giảm nhiệt độ, mùa mưa hạn chế dập xà lách). Thường xuyên chăm sóc, nhổ cỏ, tưới nước đủ ẩm, bón phân hoặc dùng chế phẩm EM kịp thời cho cây sinh trưởng, phát triển
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2