intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

KỸ THUẬT CHÂM VÀ CỨU (Kỳ 5)

Chia sẻ: Thuoc Thuoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

1.078
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vê kim: Vê kim để đưa kim tiến tới hay lui dễ dàng và tìm cảm giác đắc khí. Sau khi châm xong dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ (hoặc ngón tay cái và ngón 2 - 3) để vê kim, cứ khi đẩy ngón cái tiến ra trước thì lùi ngón trỏ (hoặc ngón 2 - 3), khi ngón trỏ tiến thì ngón cái lùi. Động tác này được thực hiện đều đặn, linh hoạt, nhịp nhàng. e. Cảm giác đắc khí: Đắc khí là vấn đề rất quan trọng khi châm. Theo Đông y, khi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: KỸ THUẬT CHÂM VÀ CỨU (Kỳ 5)

  1. KỸ THUẬT CHÂM VÀ CỨU (Kỳ 5) d. Vê kim: Vê kim để đưa kim tiến tới hay lui dễ dàng và tìm cảm giác đắc khí. Sau khi châm xong dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ (hoặc ngón tay cái và ngón 2 - 3) để vê kim, cứ khi đẩy ngón cái tiến ra trước thì lùi ngón trỏ (hoặc ngón 2 - 3), khi ngón trỏ tiến thì ngón cái lùi. Động tác này được thực hiện đều đặn, linh hoạt, nhịp nhàng. e. Cảm giác đắc khí: Đắc khí là vấn đề rất quan trọng khi châm. Theo Đông y, khi châm đạt được cảm giác đắc khí chứng tỏ khí của bệnh nhân được huy động đến thông qua mũi châm - đạt kết quả tốt. Nếu châm mà không tìm được cảm giác đắc khí chứng tỏ "khí" của bệnh nhân đã suy kém - không áp dụng châm để điều trị.
  2. Có thể hiểu đây là đáp ứng của người bệnh, thông qua hệ thần kinh đối với kích thích của mũi châm. Có thể xác định khi châm có cảm giác đắc khí bằng một trong hai cách: - Cảm giác của bệnh nhân: thấy căng, tức, tê, nặng, mỏi tại chỗ châm hoặc lan xung quanh nhiều hoặc ít. - Cảm giác ở tay thầy thuốc: thấy kim như bị da thịt vít chặt lấy, tiến hay lui kim có sức cản (cảm giác tương tự khi châm vào cục gôm tẩy). Các cách thường dùng để tạo cảm giác đắc khí: + Búng kim: búng vào cán kim nhiều lần. + Vê kim: ngón cái và trỏ vê đốc kim theo hai chiều nhiều lần. Cách này thường dùng. + Tiến, lui kim: vừa vê kim vừa kéo kim lên xuống. e. Rút kim: Khi hết thời gian lưu kim, người thầy thuốc có thể rút kim theo hai cách: - Nếu kim lỏng lẻo: cầm kim rút lên nhẹ nhàng. - Nếu kim còn vít chặt: vê kim nhẹ trước khi rút lên sau đó sát trùng chỗ châm. Sau khi rút kim, sát trùng da chỗ kim châm.
  3. Một số trường hợp sau khi rút kim chỗ châm vẫn còn cảm giác khó chịu (thường do kích thích quá mức trong khi châm) thì có thể xử lý bằng 2 cách: hoặc dùng ngón tay day, vuốt xung quanh hoặc cứu thêm lên trên huyệt thì cảm giác khó chịu sẽ dịu đi. IV. CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH CỦA CHÂM 1. Chỉ định: Trong các chứng đau cấp và mạn tính: đau do đụng giập, chấn th−ơng, đau sau mổ, đau các khớp hoặc phần mềm quanh khớp, đau bụng do rối loạn tiêu hóa, đau trong các bệnh lý về thần kinh... Điều chỉnh các rối loạn cơ năng của cơ thể: rối loạn chức năng thần kinh tim, mất ngủ không rõ nguyên nhân, kém ăn, đầy bụng, tiêu chảy, táo bón, cảm cúm, bí tiểu chức năng, nấc,... Còn chỉ định trong một số bệnh lý thực thể nhất định. 2. Chống chỉ định: - Cơ thể suy kiệt, sức đề kháng giảm. - Tránh châm vào những vùng huyệt có viêm nhiễm hoặc lở loét ngoài da.
  4. - Tất cả những cơn đau nghi do nguyên nhân ngoại khoa... IV. CÁC TAI BIẾN KHI CHÂM VÀ CÁCH ĐỀ PHÒNG 1. Kim bị vít chặt không rút ra được: - Thường do cơ tại chỗ co lại khi châm hoặc do sợi cơ xoắn chặt thân kim. - Xử trí: ấn nắn, xoa bóp nhẹ nhàng xung quanh để làm giãn cơ hoặc vê nhẹ kim, rút ra từ từ. 2. Kim bị cong, không vê kim được: - Xử trí: lựa chiều cong rút ra, vuốt thẳng kim lại. - Phòng ngừa: cầm kim đúng cách hoặc để bệnh nhân ở tư thế thích hợp. 3. Gãy kim: - Do kim gỉ sắt hoặc gấp khúc nhiều lần. - Xử trí: giữ nguyên tư thế người bệnh khi kim gãy. - Nếu đầu kim gãy thò lên mặt da: rút kim ra. - Nếu đầu kim gãy sát mặt da: dùng hai ngón tay ấn mạnh hai bên kim để đầu kim ló lên, dùng kẹp rút ra. - Nếu đầu kim gãy lút vào trong da: mời ngoại khoa.
  5. - Phòng ngừa: kiểm tra kỹ mỗi cây kim trước khi châm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2