intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

KỸ THUẬT GIEO ƯƠM TRẦM HƯƠNG

Chia sẻ: Kata_5 Kata_5 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

87
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'kỹ thuật gieo ươm trầm hương', nông - lâm - ngư, nông nghiệp phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: KỸ THUẬT GIEO ƯƠM TRẦM HƯƠNG

  1. KỸ THUẬT GIEO ƯƠM TRẦM HƯƠNG Tên Việt Nam: TRẦM HƯƠNG (DÓ TRẦM) Tên khoa học: Aquilaria crassna Pierre Lời nói đầu Dó trầm (Trầm hương) có tên khoa học là Aquilaria crassna Pierre là loài gỗ lớn thường xanh, tán thưa, thân thẳng, cây cao trung bình từ 18-25m, đường kính ngang ngực trung bình 35-40cm. Lúc còn nhỏ là loài trung tính, lớn lên thiên ưa sáng. ở nước ta dó trầm thường phân bố trong các rừng nguyên sinh hoặc thứ sinh- dọc theo biên giới giữa 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia. Trong rừng Dó trầm có thể mọc tập trung thành quần thể có tổ thành cao hoặc phân bố rải rác trong các làng, bản ở một số vùng trung du và miền núi. Dó trầm thích hợp với đất feralit điển hình phát triển trên đá kết, đá phiến, granit, tầng trung bình, độ pH từ 4-6, lượng mưa trên 1800mm. Về giá trị kinh tế gỗ Dó trầm có thể sử dụng trong xây dựng cơ bản, làm đồ gia dụng thông thường. Gốc Dó trầm là nguyên liệu quý để sản xuất các loại
  2. giấy sợi cao cấp. Tuy nhiên giá trị quan trọng nhất của Dó trầm là khai thác Trầm hương, Kỳ nam-đây là mặt hàng đặc sản rừng có giá trị kinh tế xuất khẩu cao và được ưa chuộng trên thị trường quốc tế. Trong những nă m qua do giá trị kinh tế cao, ở nước ta việc khai thác Trầm hương diễn ra với quy mô rộng và cường độ cao – hiện đang làm cho loài cây này đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Vì vậy đẩy mạnh và phát triển trồng rừng Dó tập trung, phân tán trong các cơ sở sản xuất và hộ gia đình ở các vùng trung du, miền núi không chỉ có ý nghĩa bảo tồn và phát triển nguồn gen mà lâu dài là để khai thác lấy trầm hương phục vụ cho công nghiệp chế biến hương liệu và xuất khẩu. Trong tài liệu này chỉ trình bày một số giải pháp kỹ thuật về: Tạo cây giống, trồng rừng, chăm sóc và nuôi dưỡng rừng từ khi trồng cho đến khi đạt được 16 -20 tuổi. Mục tiêu sau khi trồng ở các giai đoạn phải đạt được một số chỉ tiêu: Sau khi trồng được 6-9 tuổi là rừng bắt đầu khép tán chiều cao trung bình của rừng trồng đạt 6,5m, đường kính ngang ngực trung bình đạt 13,5cm, rừng sinh trưởng và phát triển tốt. Sau khi trồng được 16-20 tuổi chiều cao trung bình của rừng trồng đạt 14,5m, đường kính ngang ngực trung bình đạt 34cm, rừng sinh trưởng và phát triển tốt. A. Kỹ thuật tạo cây con ở vườn ươm:
  3. I. Tiêu chuẩn cây mẹ để lấy giống: - Dó trầm trồng tập trung hay trồng phân tán thường sau 8-10 năm là bắt đầu ra hoa kết quả. Để thu hoạch hạt làm giống phải chọn cây mẹ trên 15 tuổi. - Dó trầm mọc trong rừng tự nhiên do bị chèn ép, thiếu ánh sáng vì vậy thường bắt đầu ra hoa kết quả muộn hơn (14-15 tuổi ) phải chọn cây trên 20 tuổi để thu hoạch giống. - Khi chọn cây mẹ lấy giống phải chọn những cá thể sinh trưởng phát triển tốt đã bắt đầu có trầm hương và chất lượng tốt. II. Thu hái và bảo quản hạt giống: Dó trầm thường ra hoa vào cuối tháng 2 đến đầu tháng 3, quả chín vào cuối tháng 6 đến đầu tháng 7. Khi thấy quả chuyển sang màu vàng, số quả chín sinh lý (hạt tách khỏi quả) từ 10-15% thì cho tiến hành thu hái quả. Đem quả ủ trong bao tải hoặc chất thành đống phủ kín từ 2-3 ngày rồi đem ra bóc lấy hạt và bảo quản. Hạt Dó trầm là loại hạt chứa nhiều dầu, hạt giống rất chóng mất khả năng nảy mầm, vì vậy để đạt kết quả cao, hạt sau khi thu hoạch phải đem gieo ngay. Để bảo quản hạt tạm thời tuỳ theo điều kiện có thể chọn một trong hai phương pháp sau đây:
  4. Bảo quản ở nhiệt độ 6-80C: Đem hạt đựng trong khay, rổ rá... và bảo 1. quản trong điều kiện trên có thể giữ hạt được từ 25-30 ngày. Bảo quản bằng cát ẩm: Đem trộn đều hạt dó trầm với cát ẩm, tỷ lệ hạt 2. với cát là 1/3-1/4 (hạt chiếm 25-30%) dồn thành đống cao: 20-25cm, rộng 50-60cm, dài 1,5-2m. Hàng ngày phải đảo hạt với cát 2-3 lần và phun nước để giữ ẩm cho hạt, lượng nước phun vừa phải chỉ đủ ẩm cát và hạt, không được quá ướt. Chú ý: - Phải chọn cát sạch, cát sàng hết sỏi và tạp chất. Cát trước khi đem bảo quản phải xử lý bằng dung dịch Benlat nồng độ 1/1000. Lượng phun dung dịch Benlat là 6-8 lít/m3 để diệt trừ nấm bệnh. - Nơi bảo quản hạt phải thoáng mát, không được quá nóng với phương pháp bảo quản hạt bằng cát ẩm, có thể giữ hạt được từ 12-15 ngày. - Tỷ lệ giữa hạt và quả là: 8-10% (cứ 10kg quả mới thu được 0,8-1kg hạt giống). - Trọng lượng hạt: 1kg hạt chứa 2.300-2.600 hạt. III. Gieo ươm và chăm sóc cây giống:
  5. 1. Tiêu chuẩn vườn ươm, luống gieo, luống đặt bầu: Tiêu chuẩn vườn ươm: 1. o Có địa hình tương đối bằng phẳng, thoát nước. o Đủ nước tưới trong mùa khô, không bị ngập úng trong mùa mưa. o Là địa điểm thuận lợi cho việc sản xuất và vận chuyển cây giống. Luống gieo hạt: 2. o Đất gieo ươm hạt giống phải được cày bừa kỹ trước khi gieo 40-50 ngày. o Trước khi gieo hạt phải lên luống, kích thước luống gieo rộng 0,7-0,8m, cao 15-20cm, dài 8-10m. o Trước khi gieo hạt phải gia công làm cho luống gieo đất nhỏ, tơi sạch cỏ dại. Luống gieo phải phun dung dịch Benlat từ 1/1000-1/1500, lượng phun 2-3 lít/10m2. Luống đặt bầu:Trước khi làm đất, đóng bầu phải xử lý luống đặt bầu. 3. o Nền luống phải sạch cỏ dại và san phẳng.
  6. o Luống đặt bầu có kích thước: mặt luống rộng 0,8-1m, dài 8-10m, rãnh luống rộng 0,5-0,5m để thuận tiện cho việc sản xuất và chăm sóc cây con sau này. 2. Gieo hạt: 1. Xử lý hạt giống: Hạt giống trước khi đem gieo phải xử lý bằng 1. dung dịch thuốc tím nồng độ 1/1000, đem ngâm hạt vào dung dịch trong 1-2 giờ rồi vớt ra để ráo nước ở hạt. Thời vụ gieo hạt: thực hiện trong tháng 7 đén hết tháng 8. 2. Thuật gieo hạt: 3. § Lấy hạt vãi đều trên mặt luống gieo, lượng hạt gieo từ 0,25-0,3kg/m2. § Khi gieo hạt xong dùng đất nhỏ sàng đều lên luống gieo vừa đủ lấp kín hạt giống, độ dày từ 2-2,5mm. d. Che phủ luống gieo, tưới nước:
  7. § Luống gieo hạt xong nhất thiết phải che phủ, độ che phủ từ 40% - 50% có thể làm dàn che hoặc dùng cây ràng ràng để cắm. Thân cây ràng ràng cao 35-40cm, cự ly cắm cây ràng ràng từ 15-20cm. § Hạt gieo xong phải tưới nước đủ ẩm. Tuỳ theo điều kiện thời tiết mà quyết định lượng nước và số lần tưới trong ngày. Nếu trời nắng nóng có thể tưới 3- 4 lần/ngày, mỗi lần tưới lượng nước từ 1,5-2 lít/m2. § Nước tưới phải tưới bằng bình phun hoặc thùng tưới có hoa sen. 3. Làm đất đóng bầu, cấy cây: Chuẩn bị đất đóng bầu: 1. o Kích thước túi bầu: 8x12cm o Chuẩn bị đất: Đất đóng bầu phải lấy tầng mặt hoặc đất phù sa, là đất thịt nhẹ đến trung bình. ít sỏi đá, độ pH từ 4-6, là đất tốt có hàm lượng mùn cao. Đất đóng bầu phải chuẩn bị trước từ 45-60 ngày. Đất phải ủ cho ải. o Thành phần hỗn hợp ruột bầu: Đất chiếm 80%, phân chuồng hoai 18%, NPK tổng hợp (hoặc lân) 2%. Hỗn hợp trên phải đập nhỏ, sàng kỹ, trộn đều trước khi cho vào bầu.
  8. o Cho đất vào bầu: Dùng tay căng túi bầu ra và cho hỗn hợp vào khi được 1/3 đáy bầu, thì nén chặt đáy để hạn chế vỡ bầu (tụt đất ở đáy bầu khi nhấc lên). Khi cho hỗn hợp vào bầu phải cho bầu tròn đều, không quá chặt hoặc quá lỏng. o Xếp bầu vào luống: Khi đóng bầu xong vận chuyển bầu và xếp vào luống đặt bầu. Các bầu phải xếp chặt và sít nhau theo hình nanh sấu. Khi luống đặt bầu xếp đủ kín số bầu, thì dùng đất lấp gờ luống để tránh đổ bầu và giữ ẩm cho cây. Gờ luống rộng 4-5cm. Việc làm đất, đóng bầu phải hoàn thành trước khi cấy cây ít nhất từ 10-15 ngày. Cấy cây vào bầu: 2. Chuẩn bị: Trước khi cấy cây vào bầu phải: o Phun dung dịch Benlat lên luống bầu, lượng phun 0,5-0,6 lít/m2, nồng độ dung dịch 1/1000-1/1500 để diệt trừ nấm bệnh. Việc phun Benlat thực hiện trước khi cấy từ 1-2 ngày. o Trước khi cấy cây phải tưới ẩm bầu, lượng nước tưới 3-4 lít/m2, việc tưới nước thực hiện trước khi cấy từ 10-12 giờ.
  9. o Cây gieo trước khi nhổ phải tưới nước để nhổ cho dễ và hạn chế tổn thương cay mầm. o Phải làm dàn che nắng trước khi cấy cây dộ che phủ 0,4-0,5. Trong trường hợp không làm dàn che thì phải chuẩn bị ràng ràng để cắm cho cây sau khi cấy cây vào bầu. Cự ly cắm cây ràng ràng 15-20cm, 1kg ràng ràng cắm được 5-6m2 luống đặt bầu.  Cấy cây vào bầu: Khi gieo hạt xong được 12-15 ngày gặp thời o tiết thuận lợi hạt sẽ nảy mầm và sau thời gian gieo hạt được 25-30 ngày thì cây con đạt 2 lá mầm, đấy là giai đoạn nhổ cây con để cấy vào bầu tốt nhất. Chọn cây sinh trưởng phát triển tốt, không sâu bệnh, rễ cây mầm không bị gấp khúc dể cấy vào bầu. Nhổ cây đến đâu thì cấy đến đấy, không nên nhổ quá nhiều cấy không kịp, cây con bị tổn thương. - Khi cấy cây dùng que (nầm) vót nhọn chọc vào bầu để cấy cây, lỗ cấy cây phải nằm ở giữa bầu, chiều sâu lỗ cấy cây phụ thuộc vào rễ cây mầm, thông thường từ 5-6cm.
  10. - Khi cho rễ cây mầm xuống lỗ phải nhẹ nhàng, không được để cong rễ và lấp kín rễ cây từ trên xuống dưới. - Cây mầm sau khi cấy phải ở thế thẳng dứng, không được xiên sẹo, không được bỏ sót bầu. - Cấy cây phải thực hiện vào sáng sớm hoặc chiều tối lúc trời râm mát (sáng từ 6-9h30’, chiều từ 3h30’-6h30’) Chú ý:Cấy xong cây phải tưới nước để giữ ẩm, đồng thời cắm cây ràng ràng để che nắng (nếu không làm được dàn che). Chăm sóc bảo vệ cây con ở vườn ươm: 4. Việc chăm sóc cây con phải được quan tâm thường xuyên, đặc biệt là trong 3 đến 4 tháng đầu. 1. Tưới nước: Tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết, tuổi cây mà quyết 1. định chế độ tưới nước. Phải tưới nước đủ ẩm, không được để khô hoặc quá ẩm ướt bầu.
  11. - Trong vòng 30 ngày sau khi cấy cây: ngày tưới 2 lần vào sáng sớm và chiều tối, lượng nước tưới 1,5-2 lít/m2/lần. Khi tưới phải dùng bình tưới có hoa sen. - Từ 30 ngày đến 3 tháng tuổi, ngày tưới 1 lần vào sáng sớm hoặc chiều tối, lượng nước tưới 2,5-3 lít/m2. - Sau 3 tháng tuổi có thể 2-3 ngày tưới nước 1 lần, lượng tưới 3-4 lít/m2. 1. Nhổ cỏ phá váng: 2. - Thời kỳ đầu sau khi cấy cây đến 3 tháng tuổi, cứ 15-20 ngày nhổ cỏ phá váng 1 lần (Nếu cắm ràng ràng thì phải dỡ bỏ ràng ràng để làm cỏ phá váng, sau đó mới cắm lại ràng ràng để che nắng). - Từ 3-6 tháng tuổi cứ 25-30 nàgy tiến hành làm cỏ phá váng 1 lần. - Sau 6 tháng tuổi cứ 35-40 ngày nhổ cỏ 1 lần. Điều chỉnh độ che phủ:Tuỳ theo điều kiện thời tiết, tuổi cây mà quyết 2. định độ che phủ cho thích hợp. o Trước 1 tháng tuổi dàn che có độ che phủ: 0,4-0,5.
  12. o Từ 1 tháng tuổi đến 3 tháng tuổi độ che phủ:0,2-0,3. o Sau 3 tháng tuổi có thể dỡ bỏ vật che phủ, dàn che nắng. 3. Bón thúc phân: Dó trầm là loài cây tăng trưởng ở thời kỳ đấu tương đối chậm, để cho cây con sớm đủ tiêu chuẩnviệc bón thúc cho cây con trong giai đoạn vườn ươm là cần thiết.  Loại phân bón: Hỗn hợp N.P thành phần 1 đạm +2 lân tính theo o trọng lượng. Cách bó: Hoà tan hỗn hợp N.P với nước nồng độ 1-2% (cứ 100- o 200g hỗn hợp cho 1 lít nước) rồi tưới cho cây. Chú ý: Khi tưới nước phân xong phải tưới lại nước sạch để rửa o lá cho sạch. Lượng phân bón: o - Từ 1-6 tháng tuổi 1g/bầu (1kg cho 1000 bầu) - Đến 10 tháng 1,5g/bầu (1,5kg cho 1000 bầu)
  13. - Đến 16 tháng 2g/bầu (2kg cho 10000 bầu)  Chukỳ bón: Bón phân phải thực hiện saucays cây từ 20-25 o ngày. - Từ 1 đến 3 tháng tuổi sau khi cấy câycứ 15-20 ngày bón thúc 1 lần. - Từ 3 đến 6 tháng tuổi cứ 25-30 ngày bón 1 lần. - Sau 6 tháng tuổi cứ 35-40 ngày bón thúc 1 lần. V iệc bón thúc cho cây con ở vườn ươm thực hiện tốt nhất là sau khi đã làm cỏ và phá váng. e. Phòng trừ sâu bệnh ở giai đoạn vườn ươm Dó trầm rất ít bị sâu hại. Tuy nhiên vào mùa mưa Dó trầm thường bị các bệnh sau đây: thối thân, lỡ cổ rễ.... có thể làm cho cây con bị chết hàng loạt trong 1 thời gian ngắn. Vì vậy phòng trừ bệnh cho cây Dó trầm trong giai đoạn vườn ươm là rất quan trọng đặc biệt là trong thời kỳ 3 tháng đầu. Việc phòng và trị bệnh có thể dùng 1 trong hai loại thuốc sau đây: Benlát hoặc Topsin với liều lượng và nồng độ sau đây.
  14. Tuổi cây Chu kỳ Nồng độ (%) Lượng Loại phun thuốc Phòng Chữa Phòng Chữa bệnh bệnh bệnh bệnh (ngày/lần) Dưới 3 tháng 10-15 1-2 0,1 0,15-0,2 0,15-0,2 Benlát tuổi Từ 3-6 tháng 0,2-0,3 hoặc 20-25 1-2 0,15 0,2 Topsin f. Đảo bầu: Là dịch chuyển vị trí đặt bầu từ chỗ nọ sang chỗ kia trong luống nhằm hạn chế sự phát triển của rễ cọc, đồng thời tăng không gian cho cây con quanh hợp tốt hơn. Ngoài ra đảo bầu để tuyển chọn, phân loại cây tốt và cây xấu. Những cây xấu dồn lại đầu tư chăm sóc cao hơn để kịp đủ tiêu chuẩn xuất vườn. Trong giai đoạn vườn ươm có thể đảo bầu từ 1 đến 2 lần. - Đảo bầu lần 1: Khi cây 4-5 tháng tuổi cao từ 15-16cm.
  15. - Đảo bầu lần 2: Trước khi đưa cây đi trồng 1 tháng. Sau khi đảo bầu sửa lại gờ luống và tưới nước cho cây trong 7-10 ngày đầu, mỗi ngày tưới 2 lần vào sáng sớm và chiều tối, lượng nước tưới 3-4 lít/m2.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2