Kỹ Thuật Mới cho Thâm Canh Cà Chua Vụ Đông
lượt xem 6
download
Giống: Nên chọn các giống có khả năng chịu nhiệt, chịu lạnh tốt, loại hình sinh trưởng vô hạn, thời gian cho quả kéo dài sẽ cho sản lượng cao, hiệu quả thu nhập lớn. Hiện thị trường đang có các giống dùng để ăn tươi hoặc sản xuất cà chua cô đặc tốt như: P/S, BM 199, VL 2910, VL 2922 của Mỹ; các giống TN 01, TN 05, TN 09, TN 129, TN 148... của Ấn Độ, Đài Loan. Đây là những giống cà chua thuộc loại hình sinh trưởng vô hạn, thời gian cho quả kéo dài,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kỹ Thuật Mới cho Thâm Canh Cà Chua Vụ Đông
- Kỹ Thuật Mới Thâm Canh Cà Chua Vụ Đông Giống: Nên chọn các giống có khả năng chịu nhiệt, chịu lạnh tốt, loại hình sinh trưởng vô hạn, thời gian cho quả kéo dài sẽ cho sản lượng cao, hiệu quả thu nhập lớn. Hiện thị trường đang có các giống dùng để ăn tươi hoặc sản xuất cà chua cô đặc tốt như: P/S, BM 199, VL 2910, VL 2922 c ủa Mỹ; các giống TN 01, TN 05, TN 09, TN 129, TN 148... của Ấn Độ, Đài Loan. Đây là những giống cà chua thuộc loại hình sinh trưởng vô hạn, thời gian cho quả kéo dài, có khả năng chịu nhiệt, chịu lạnh và khả năng chống chịu một số sâu bệnh cao, đặc biệt là bệnh héo xanh. Đặc điểm chung của các giống này là sinh trưởng khoẻ, chống đổ tốt, chịu thâm canh, quả to (trung bình 85-130g/quả), năng suất cao (55-60 tấn/ha), chất lượng tốt, thịt quả dầy, nhiều bột, khi chín có màu đỏ tươi, rất đẹp, độ
- brix cao (4,5-5), quả cứng dễ bảo quả và chịu vận chuyển, ít hạt. Các giống cà chua quả nhỏ dùng làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu có giá trị như: Thuý Hồng của Công ty Nông Hữu, TN 060, TN 061 của Công ty Trang Nông, giống VR2 của Viện NC Rau quả.... Các giống này đều thuộc dạng hình sinh trưởng vô hạn, thời gian thu hoạch kéo dài, rất sai quả, năng suất cao, quả đồng đều, mã quả đẹp, chất lượng tốt, có thể bán siêu thị để ăn tươi hoặc làm nguyên liệu đóng hộp, đóng lọ xuất khẩu. Gieo ươm cây giống: Nên gieo ươm cây giống trong túi bầu hoặc khay xốp, khay nhựa vừa tranh thủ được thời gian, vừa giảm được chi phí mà chất lượng cây giống lại đảm bảo. Trồng cây đủ độ tuổi, khoẻ mạnh sau 22-25 ngày gieo, khi cây có 3-4 lá thật là tốt nhất. Làm đất và trồng: Cày bừa kỹ, phơi ải tốt, bón phân lót và bừa lại trước khi lên luống. Lên luống rộng 55-60cm (trồng hàng đơn), 80-90cm (trồng hàng đôi) cao 35-40cm, rãnh rộng 25-30cm, cây cách cây 45-50cm, hàng cách hàng 60cm. Nếu trồng trên đất lúa vụ mùa, đất ướt vùng chiêm trũng thì cày lên luống, bón phân mồi (bằng phân chuồng hoai + đất bột) để trồng, khi cây đã bén rễ hồi xanh, đất khô thì xăm đất kết hợp bón thúc để tận dụng thời gian gọi là kỹ thuật làm đất tối thiểu. Nên sử dụng màng phủ nông nghiệp loại có 2 màu (đen và trắng bạc) để phủ mặt luống vừa hạn chế được cỏ dại,
- giữ ẩm tốt, tiết kiệm được phân bón, công lao động, đặc biệt hạn chế được hiện tượng nứt mặt luống gây đứt rễ, chết cây ở những vùng đất ướt. Trồng bằng cây ghép để chống bệnh héo xanh, héo rũ: Gieo hạt cà tím (gốc ghép) trước khi gieo hạt cà chua (để lấy ngọn ghép) 4-5 ngày trong các khay bầu, vỉ xốp để ghép cho thuận tiện. Khi cà chua và cà tím có 3-4 lá thật thì bắt đầu ghép. Dùng dao lam đã khử trùng cắt vát thân cây cà tím (phía trên 2 lá mầm) và thân cây cà chua (phía dưới 2 lá thật) rồi dùng ống cao su nối chuyên dụng có đường kính 2-3mm dài 2cm để giữ chặt 2 đoạn nối với nhau cho thật khít. Ghép xong đem cây vào nơi râm mát chăm sóc. Khi cây đã liền sẹo, đưa dần ra nơi nhiều ánh sáng tiếp tục chăm sóc cho đến khi đủ tiêu chuẩn trồng ra ruộng. Lượng phân và cách bón: Đây là các giống cà chua lai F1, có tiề m năng năng suất cao, thời gian cho quả kéo dài do đó cần bón đủ lượng phân, bón cân đối và đúng thời kỳ sẽ cho năng suất cao, chất lượng tốt. Lượng phân bón tính cho 1 sào Bắc bộ (360m2) bao gồm: 800-1.000 kg phân chuồng hoai mục + 9-10 kg urê + 20-25 kg supe lân + 12-15 kg phân kali. Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân và 3 kg phân kali. Bón thúc lần 1 sau trồng 10-15 ngày với lượng 1-1,5kg urê thúc lần 2 sau trồng 25-30 ngày khi cây có nụ non với 1-1,5kg urê + 3kg kali kết hợp vun gốc, cắm giàn.
- Thúc lần 3 khi quả non phát triển mạnh với lượng 1-1,5 kg urê + 2kg kali bằng cách pha nước tưới. Thúc lần 4 sau khi thu quả chùm đầu với lượng 1- 1,5 kg urê + 2kg kali. Số phân còn lại chia bón sau mỗi đợt thu quả. Có thể phun thêm các loại phân bón qua lá như Thiên Nông, Atonik, Humate, Orgamin, Komic, Bioted (602, 603)... định kỳ 5-7 ngày/lần, cây sẽ phát triển mạnh, thời gian cho thu hoạch kéo dài, năng suất tăng 30-35% hoặc tăng thêm số lượng phân và số lần bón cho cây nếu thấy cần thiết nhằm tăng sản lượng và chất lượng quả. Chăm sóc: Chú ý tưới đủ nước cho cây sinh trưởng, phát triển tốt, nhất là thời kỳ ra hoa, nuôi quả lớn. Làm giàn kịp thời, tỉa bỏ bớt lá già, nhánh phụ (chỉ để 1 thân chính và 1 nhánh cấp 1 ngay dưới chùm hoa thứ nhất). Chú ý phòng trừ kịp thời sâu bệnh đặc biệt là các loại sâu đục quả, bệnh héo xanh, héo rũ cho cà chua. Kỹ Thuật Trồng Cà Chua Bi Xem trước khi in In ra giấy
- Nguồn: agriviet.com, 4/11/2011 Ngày đăng tin: 09/12/2011 Cà chua bi (Cherry Tomato) là loại nhỏ của cà chua thông thường. Quả tròn hoặc dài, màu đỏ đều rất đẹp. Vị chua nhưng ngọt hơn cà chua thông thường.Cà chua Chery tuy quả nhỏ, nhưng dễ trồng, trồng được nhiều vụ trong năm, sai quả với giá bán thường cao gấp 2-3 lần cà chua thông thường nên hiệu quả đưa lại rất cao. Cà chua bi Cách trồng cà chua bi Thời vụ: Thời gian sinh trưởng khoảng từ 90-100 ngày, có thể trồng được 3 vụ trong năm:
- - Vụ xuân-hè: Gieo tháng 2-3; trồng tháng 3-4; thu hoạch tháng 5-6. - Vụ sớm: Gieo tháng 7; trồng tháng 8; thu hoạch tháng 9-10. - Vụ chính: Gieo hạt từ 20-25/9; trồng từ 18-22/10; thu hoạch tháng 12-1. - Vụ muộn: Gieo hạt tháng 10; trồng tháng 11; thu hoạch tháng 2-3. Có thể gieo hạt vào bầu, vào khay xốp hoặc trên luống ươm rồi nhổ đi trồng sau 20-22 ngày tuổi khi cây có 3-5 lá thật, cứng cáp, không sâu bệnh. Kỹ thuật trồng và chăm sóc: - Lên luống rộng 90-100cm, cao 20-25cm, rãnh rộng 30cm. Trên luống trồng hàng đôi với khoảng cách hàng cách hàng 70cm, cây cách cây 35-40cm, tương ứng với mật độ 1.000-1.100 cây/sào Bắc bộ. Bón lót cho 1 sào Bắc bộ cần 500-700kg phân chuồng hoai mục + 15-17kg supe lân + 2,5-3 kg đạm urę. Trộn đều các loại phân nói trên rồi bón đều vào hốc, lấp đất nhẹ trước khi trồng cây để tránh xót rễ. Bón thúc nên chia làm 4 lần: Lần 1 sau khi trồng 7-10 ngày, tưới 2 kg đạm urę hoà với nước phân chuồng pha loãng. Thúc lần 2 sau trồng 20-25 ngày, bón 3 kg đạm urê + 3 kg Kali. Bón cách gốc 10 cm, bón xong vun đất cao phủ kín phân kết hợp xới xáo, làm cỏ. Thúc lần 3 sau trồng 40 ngày (khi cây đã ra hoa rộ), bón 4kg đạm urê + 3kg Kali, bón cách gốc 10 cm, kết hợp xới nhẹ và vun gốc. Thúc lần 4 sau trồng 55-60 ngày, bón 3kg đạm urê + 3kg kali. Sau mỗi lần thu hoạch nên xới xáo và tưới bổ sung bằng phân đạm, phân kali và các loại phân bón qua lá.
- - Làm giàn: Giàn chữ A với 3 nẹp ngang, cao 1,6-1,7m, buộc thân chính bằng dây mềm dọc theo cây dóc đứng cho cây leo giŕn. - Tỉa nhánh: Tỉa bỏ nhánh phụ và lá già cho cây thông thoáng. Mỗi cây chỉ để lại 1 thân chính và 2 nhánh cấp 1 ở sát dưới chùm hoa thứ nhất, sau đó để cây ra nhiều nhánh sẽ cho nhiều hoa, đậu nhiều lứa trái. Chú ý tưới nước đủ ẩm cho cà chua, không để ruộng bị úng ngập hoặc độ ẩm quá lớn. Thường xuyęn phát hiện vŕ phòng trừ sâu bệnh kịp thời cho cà chua. - Thu hoạch: Tùy theo mục đích sử dụng: Ăn tươi hay đóng lọ chế biến mà thu hái theo yêu cầu khách hàng (độ già quả, quả bắt đầu chuyển màu hồng nhạt). Hái nhẹ tay vào sáng sớm hoặc chiều mát 1. Kinh nghiệm tham khảo của thành viên hngat74 Để hạt giống nảy mầm tốt thì phải cho chúng uống nước. Có hai cách như sau: 1/ Ngâm hạt cà chua vào nước trong vòng 15 - 20 phút, sau đó vớt hạt và ủ vào khăn ẩm. Sau 3 - 5 ngày, hạt nứt nanh, nảy mầm thì đem vùi vào đất. Cẩn thận để khỏi bị gãy mầ m. 2/ Dùng giấy ăn nhúng vào nước cho ướt đều rồi trải vào đáy hộp nhựa (loại có nắp đậy). Sau đó, rắc hạt đều trên mặt giấy và đậy nắp để vào chỗ tối. Hàng ngày xịt nước cho ẩm đều mặt giấy và hạt. Sau vài ngày, hạt sẽ nứt nanh thì đem vùi vào đất.
- Cà chua ko đậu quả ở nhiệt độ từ 30oC trở lên vì hạt phấn bị om (chín nhừ ý mà) và cũng ko đậu quả ở nhiệt độ nên gieo bằng hạt giống đã qua xử lý. Trước khi gieo có thể ngâm hạt vào nước 2 sôi 3 lạnh 1 đêm, sau đó gieo thẳng vào đất, phủ một lớp đất mỏng lên, hàng ngày tưới ẩm. Hoặc có thể ủ hạt vào bông gòn đến khi thấy hạt nảy mầm thì đem gieo. Nếu gieo vào cốc nhỏ thì đợi cây khoảng 10 - 15cm thì xúc cả bầu đất đưa sang thùng trồng để cây không bị đứt rễ. Trong quá trình trồng không có chăm sóc gì đặc biệt. Tưới nước thường, thỉnh thoảng tưới nước gạo hoặc nước bã đậu pha loãng. Nếu có nước dinh dưỡng thì tuần tưới 1 lần. Chú ý ngắt bớt lá để cây tập trung vào quả. Nếu trồng thùng xốp không nên để cây cao quá. sẽ cao rất nhanh, phát triển về cành, tuy vẫn có quả nhưng không năng suất.
- 3. Kinh nghiệm về giống cà chua của "chuyên gia hội trồng rau" hngat74giống bầu, bí, mướp mà bà con nông dân tự để giống là giống địa phương nên sẽ mất dần đặc tính tốt. Bác để ý mà xem, giống mướp hương của HN giờ sắp tuyệt chủng, quả béo tẹo bằng ngón tay út đến nơi rồi ạ. Để có được giống tốt, tụi em đây lại đang phải chọn tạo lại đấy ạ. Ngay giống đậu trạch, đậu bở và cải củ của HN, bà con cũng tự để giống lại nên năng suất không cao, quả xốp, ăn không giòn, xơ cao, thịt ít. Hơ hơ hơ, nhờ thế chúng em mới có việc để làm, nhà nước mới trả tiền cho chúng em phục tráng lại giống đấy ạ. Các bác nhớ cà chua ta ngày xưa không? Quả nhỏ như ngón chân cái, lại chua loét. Cà chua, bầu, bí, ... các bác đang chén toàn loại nhập khẩu nguồn nguyên liệu từ nước ngoài đấy ạ. Hiện giờ, VN hầu như chưa có dòng bố mẹ đâu ạ. Mới chỉ có PGS.TS Nguyễn Hồng Minh tìm ra dòng bố mẹ cà chua để sản xuất hạt lai F1, nhưng vẫn chưa thấy xuất hiện rộng rãi trên thị trường. Các cụ nông dân có để giống cũng phải có kinh nghiệm cao trong việc chọn quả để giống. Bác nào không tin, cứ thử để lại giống vài vụ xem ... sẽ biết ngay mà! "Nhất nước nhì phân tam cần tứ giống" của các cụ rất đúng nhưng là đúng với các cụ, còn tụi em thì giống được đặt lên hàng đầu vì tụi em tạo ra được giống chịu hạn.v
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kỹ thuật mới trồng cây na dai cho hiệu quả kinh tế cao
2 p | 481 | 36
-
Áp dụng biện pháp đốn tỉa cành mới trong thâm canh vải thiều
2 p | 159 | 23
-
Cẩm nang hướng dẫn 5 quy trình kỹ thuật thâm canh cây trồng: Phần 1
32 p | 130 | 21
-
Trồng thâm canh cây Bòn bon tại xã Tiên lộc Huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam
10 p | 198 | 17
-
Giáo trình Chăm sóc thú cảnh (Nghề: Chăm sóc thú cảnh) - Trường Cao Đẳng Lào Cai
100 p | 79 | 14
-
Giáo trình Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt (Nghề: Nuôi trồng thuỷ sản - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
64 p | 32 | 13
-
cây lúa và kỹ thuật thâm canh cao sản cho hộ nông dân: phần 2
214 p | 90 | 13
-
Bện pháp đốn tỉa cành mới trong thâm canh vải thiều
4 p | 205 | 10
-
Giáo trình Hoàn thiện dáng thế cho cây cảnh (Nghề: Tạo dáng và chăm sóc cây cảnh) - Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
43 p | 33 | 9
-
Một số tài liệu tập huấn kỹ thuật dùng cho khuyến nông viên cấp xã (Tập 1): Phần 1
65 p | 29 | 8
-
Kỹ thuật canh tác sắn bền vững trên đất dốc (Tài liệu kỹ thuật dùng cho cán bộ khuyến nông và nông dân tỉnh Sơn La)
52 p | 20 | 6
-
Thức ăn xanh ngoài cỏ cho gia súc - Phương pháp chủ động: Phần 1
114 p | 69 | 6
-
Giáo trình môn học/mô đun: Kỹ thuật canh tác rau, hoa (Nghề: Bảo vệ thực vật): Phần 1
88 p | 40 | 5
-
Ứng dụng mô hình dpsir trong việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển mô hình canh tác lúa ứng dụng kỹ thuật mới ở đồng bằng Sông Cửu Long
13 p | 155 | 5
-
Thâm canh lạc cho năng suất cao với kỹ thuật nào?: Phần 2
34 p | 37 | 4
-
Bài giảng Tập huấn trồng ca cao bài 1: Kỹ thuật tỉa cành, tạo hình cho vườn ca cao
52 p | 7 | 3
-
Thâm canh lạc năng suất cao - Cẩm nang kỹ thuật (Tái bản lần thứ ba): Phần 2
34 p | 26 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn