KỸ THUẬT NUÔI ĐỘNG VẬT CHÂN BỤNG THƯƠNG PHẨM
lượt xem 33
download
Kỹ thuật nuôi Ốc Hương Nghề nuôi Ốc Hương được hình thành từ năm 2000 ở các tỉnh miền Trung sau thành công của đề tài nghiên cứu cấp nhà nước:” Nghiên cứu đặc điểm sinh học, kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm ốc hương” của Viện nghiên cứu nuôi trồng Thuỷ sản III.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: KỸ THUẬT NUÔI ĐỘNG VẬT CHÂN BỤNG THƯƠNG PHẨM
- KỸ THUẬT NUÔI ĐỘNG VẬT CHÂN BỤNG THƯƠNG PHẨM 2.3.1. Kỹ thuật nuôi Ốc Hương Nghề nuôi Ốc Hương được hình thành từ năm 2000 ở các tỉnh miền Trung sau thành công của đề tài nghiên cứu cấp nhà nước:” Nghiên cứu đặc điểm sinh học, kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm ốc hương” của Viện nghiên cứu nuôi trồng Thuỷ sản III. Các khu vực nuôi hiện nay chủ yếu tập trung ở: Thừa Thiên Huế (cảng Chân Mây, đầm Lăng Cô), Phú Yên (sông Cầu, Vũng Rô), Khánh Hoà (Vạn Ninh, Ninh Hoà, Nha Trang, Cam Ranh), Ninh Thuận, Bình Thuận, VũngTàu. Hiện nay, có 3 hình thức nuôi như nuôi trong ao đất, nuôi trong bể xi măng và chủ yếu là nuôi trong đăng, lồng trên biển. Sản lượng nuôi đạt 8 tấn (năm 2000), 210 tấn (2002), 70 tấn (2003), 150 tấn (2004) và 400 tấn (2005) (Nguyễn Thị Xuân Thu, 2005). Hiện nay có các hình thức nuôi Ốc Hương sau: a) Nuôi trong ao đất - Chọn địa điểm nuôi: Chọn nơi xây dựng ao nuôi Ốc Hương vùng ven biển có nguồn nước sạch, không bị nhiễm
- bẩn do các chất thải của các ngành sản xuất và chất thải sinh hoạt của dân cư. Các yếu tố môi trường đảm bảo yêu cầu: Độ mặn cao, ổn định 20-35‰ (thích hợp nhất 25- 30‰); Độ trong 30-40 cm; pH 7,5-8,5; Chất đáy cát, cát pha bùn, cát san hô. - Thiết kế ao nuôi và chuẩn bị ao: Hình 44. Ao nuôi ốc Hương Ao có dạng hình chữ nhật hay hình vuông, có cống cấp và cống thoát nước, độ sâu ao 1,2-1,5 m. diện tích ao từ
- 1000 - 1500 m2, xung quanh chân bờ được chắn bởi đăng lưới. Tiến hành bơm cạn nước ao, dọn sạch rong rêu, san hô, tu sửa bờ ao, nạo vét sạch bùn đáy, san mặt bằng đáy, tạo một độ dốc về phía cống. Nước có thể lấy vào ao dễ dàng theo thuỷ triều. Bón vôi (300-500 kg/ha) để vệ sinh, sát trùng ao. Nước lấy vào ao được lọc qua hệ thống lưới chắn rác để loại trừ cá tạp và các loại địch hại khác. Ao được trang bị hệ thống quạt nước để tăng cường khí oxy khi Ốc lớn và mật độ nuôi cao - Chọn giống và thả giống: Giống phải đạt các tiêu chuẩn chất lượng như ốc khoẻ mạnh. Màu sắc tươi sáng, bò lên nhanh khi cho ăn và vùi toàn bộ xuống cát khi ăn xong. Giống được vận chuyển bằng phương pháp vận chuyển kín (túi nilon bơm oxy). Hạ nhiệt độ còn 25-26oC, đặt vào thùng xốp có nắp đậy kín. Thường người ta đóng 1,5-2 vạn Ốc giống loại 5000-7000 con/kg trong một thùng. Trước khi thả ra ao, đổ giống ra thùng xốp, cho nước ao vào từ từ trong thùng để Ốc thích nghi dần với môi trường mới.
- Khoảng 20-30 phút sau rải đều Ốc xuống ao. Mật độ thả 100-200 con/m2 (cỡ giống 5000-7000 con/kg) - Chăm sóc và quản lý: Thức ăn là các loại tôm, cua, cá nhỏ được đánh bắt bằng giã cào. Lượng thức ăn khoảng 5-10% khối lượng Ốc trong ao. Ngày cho ăn hai lần vào buổi sáng và tối, lượng thức ăn được điều chỉnh theo khả năng sử dụng của Ốc. Để đảm bảo cho môi trường đáy ao tốt, thường xuyên vớt sạch thức ăn dư thừa. Vào những ngày con nước cường dùng cào hoặc bừa, cào toàn bộ nền đáy kết hợp với thay nước một cách triệt để, loại bỏ chất bẩn lắng đọng trên nền đáy. Vớt sạch rong mọc ở đáy ao. Duy trì mực nước trong ao 1,2 -1,5 m để ổn định nhiệt độ và hạn chế rong phát triển. - Thu hoạch: Sau 4-5 tháng nuôi, Ốc có thể đạt kích cỡ 100-170 con/kg tuỳ vào từng điều kiện cụ thể thì thu hoạch. Khi thu hoạch chúng ta tháo cạn nước, nhặt Ốc bằng tay hoặc dùng cào sắt để gom thu Ốc. Ốc sau khi thu hoạch nhốt trong giai 1-2 ngày để làm sạch bùn và trắng vỏ. b) Nuôi trong bể xi măng
- - Điều kiện bể nuôi: Bể xi măng có mái che bớt ánh sáng bằng lưới chắn nắng để nhiệt độ trong bể nuôi không quá 32oC vào mùa hè. Đáy bể phủ cát mịn dày 2-3 cm. Độ mặn từ 30 -35‰. Những ngày mưa lớn cần xã bớt lớp nước tầng mặt và giữ không cho độ mặn giảm xuống dưới 20‰. Mực nước nuôi giữ ở mức duy trì 1,2-1,5m để ổn định nhiệt độ và hạn chế rong tảo phát triển - Thả giống: Với kích cỡ giống thả 10.000 – 12.000 con/kg thả 300 - 500 con/m2 (hiện nay đang nghiên cứu nuôi thâm canh mật độ thả 1000 - 2000 con/m2) - Chăm sóc, quản lý: Thức ăn là các loại cá, ghẹ, Trai nước ngọt, don, sút,... Lượng thức ăn cho hàng ngày bằng 5-10% trọng lượng Ốc nuôi. Cho ăn ngày 1 hoặc 2 lần. Cá không quá nhỏ, thả nguyên con vào cho ăn. Trai, sút, Sò, Hầu,...đập vỡ vỏ trước khi cho ăn. Ghẹ, cua giã cào bóc bỏ mai trước khi cho ăn. Thức ăn được rãi đều khắp bể. Quản lý môi trường nuôi: + Theo dõi lượng thức ăn thừa hàng ngày để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Buổi sáng vớt thức ăn thừa,
- xương, đầu cá, vỏ Sò... ra khỏi bể trước khi thay nước và cho ăn. + Thay 50-70% lượng nước trong bể mỗi ngày. Định kỳ súc rửa đáy và thay lớp cát mới khi thấy đáy có mùi hôi và ốc kém ăn. + Giữ môi trường trong bể nuôi luôn sạch sẽ là điều kiện tốt giúp ốc lớn nhanh. + Trường hợp nuôi lâu đáy bể quá bẩn, có mùi hôi Ốc sẽ không ăn và yếu dần, cần chuyển Ốc sang bể mới và vệ sinh sạch sẽ trước khi dùng lại. - Thu hoạch: Sau 5-7 tháng tuỳ điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, Ốc có thể đạt kích cỡ 90-150 con/kg có thể thu hoạch bán thương phẩm. c) Nuôi trong đăng, lồng trên biển - Lựa chọn vùng nuôi: Chọn vùng ít sóng gió, dòng chảy nhẹ. Đáy cát bùn hoặc cát mịn, xa cửa sông, không có tác động của dòng nước ngọt trong mùa mưa, có độ mặn ổn định (>20 ppt) - Thiết kế đăng, lồng nuôi:
- Diện tích đăng ương từ 20-25 m2, đăng nuôi từ 50-100m2. Vật liệu làm đăng là lưới cước với kích thước mắt lưới 2a=15-20 mm (đối với Ốc nuôi); 2a = 5mm (đối với Ốc ương), đăng được cắm cao hơn mức nước cao nhất 1m. Chân lưới chôn sâu dưới cát 0,5 m để tránh không cho ốc chui ra ngoài. Cố định đăng bằng cọc gỗ có sơn hắc ín và bọc nilon để tránh bị Hầu phá hoại. Trụ đỡ có đường kính thân cây 10 - 20 cm, chiều dài 4,5 m, khoảng cách giữa các trụ 2-2,5 m. Nẹp ngang có đường kính thân cây 10 cm, khoảng cách giữa 2 nẹp 0,8 m, nẹp trên cao hơn mức tuỷ triều cao nhất 0,5 m. Lồng nuôi có dạng hình vuông, diện tích 4-9 m2, cao 0,3- 0,5 cm. Khung lồng được làm bằng sắt hoặc ống nước, nắp mặt trên của lồng có diện tích bằng 1/2- 1/4 diện tích của mặt lồng để thuận tiện khi cho ăn và vệ sinh lồng. Bọc lưới xung quanh lồng. Thả lồng sát đáy, cát phủ kín đáy lồng và dày từ 3-5 cm. - Thả giống: Mật độ thả ban đầu là 2000-2500 con/m2. San thưa khi Ốc lớn dần. Duy trì mật độ nuôi từ 300-500 con/m2 khi Ốc đạt kích thước từ 300 con/kg trở lên.
- Quá trình nuôi Ốc hương thương phẩm trong đăng, lồng được chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn 1: Kéo dài từ 45-60 ngày, Ốc nuôi đạt kích thước từ 400-600 con/kg. Mật độ thả là 2000-2500 con/m2.. Ốc được nuôi trong lồng hay rọ có kích thước mắt lưới 2a=5 mm. Giai đoạn 2: Nuôi từ cỡ 400-600 con/kg đến thương phẩm (100-200 con/kg). Mật độ nuôi giảm dần đến 200 con/kg khi đạt kích cỡ thương phẩm. - Quản lý, chăm sóc và thu hoạch: Thức ăn là cá, cua giã cào, động vật thân mềm. Cho ăn ngày1-2 lần vào sáng và chiều tối. Vớt sạch thức ăn thừa hàng ngày và định kỳ làm vệ sinh lồng để loại bỏ các sinh vật bám xung quanh lồng được thoáng, nước lưu thông. Trước khi thu hoạch phải bỏ đói Ốc (không cho ăn) 1-2 ngày để đảm bảo cho quá trình vận chuyển đạt tỷ lệ sống cao. Ốc thu hoạch được nhốt trong lồng, hoặc giai 5 đến 6 giờ để làm sạch vỏ và thải bớt bùn. Nhặt hết đá, san hô, vỏ chết và phân loại Ốc trước khi rửa sạch và đóng gói vận chuyển.
- 2.3.2. Kỹ thuật nuôi Bào Ngư thương phẩm Hiện nay, có 3 dạng hình nuôi thương phẩm bào ngư: Nuôi trong lồng treo trong bể xi măng, nuôi trong lồng treo trên bè ngoài biển và nuôi thả đáy trên bãi dọc theo bờ biển. Nuôi trong lồng treo trong bể xi măng cho năng suất cao nhất. a) Nuôi bãi Bào Ngư được nuôi ở các bãi trong Vịnh, nước sạch và lưu thông, vị trí nuôi là dưới vùng hạ triều, nơi có nhiều rong đỏ và rong nâu phân bố. Độ mặn dao động từ 25 - 35‰, pH: 7,5 – 8,5, chất đáy là rạn đá hoặc rạn san hô. Giống được thả với mật độ từ 5 -10 con/m2. Thả giống vào lúc mát trời, thả ở vùng cạn và vào lúc nước “đứng”. Chăm sóc, quản lý: Xếp đá tạo hang, bảo vệ bào ngư con tránh động vật ăn thịt, thả thêm rong đỏ và rong nâu tăng thức ăn cho Bào Ngư. b) Nuôi trong lồng Lồng nuôi hình trụ hoặc hình hộp chữ nhật, thể tích 0,5 – 1m3. Lồng có thể được treo trên giàn bè hoặc cắm đáy. Bào Ngư được thả nuôi với mật độ 50 con/m3 . Thức
- ăn: Rong tươi (Gracilaria, Laminaria, Sargassum); rong phiến. Nước sạch và luôn lưu thông. Vệ sinh lồng thường xuyên. c) Nuôi lồng trong bể xi măng Bào ngư được nuôi trong lồng nhựa hỡnh chữ nhật kớch thước 40x40x28cm với mật độ nuôi ban đầu 60 - 100 con/lồng. Khi bào ngư nuôi đạt kích thước 20-25mm, san thưa lồng nuôi với mật độ 30-35 con/lồng. Lồng được treo trong bể xi măng 15-20m3. Điều kiện nuôi: Nhiệt độ 26-310C, độ mặn 30-350/00, độ oxy hoà tan > 4mg/l. Thức ăn là rong câu chỉ vàng, 3-4 ngày cho ăn một lần, lường thức ăn bằng 30% trọng lượng cơ thể. Tạo dũng nước luân chuyển tuần hoàn trong bể nuôi với tốc độ 15-20lit/phút. Bào ngư đạt kích thước thương phẩm 5-6cm sau 9-10 tháng nuôi. Chế độ quản lý và chăm sóc: Thức ăn nuôi bào ngư vành tai là rong câu chỉ vàng tươi thái vụn thời gian đầu và sau đó để nguyên, 2-3 ngày cho ăn 1 lần với lượng thức ăn bằng 30% trọng lượng cơ thể. Cân thức ăn cho ăn và thức
- ăn thừa sau khi cho ăn. Hàng ngày xi phông đáy bể, thay 20-30 cm nước trong bể, vớt thức ăn chết và thức ăn thừa trong lồng. Hàng ngày thay 100% nước, thay lồng nuôi và chuyển sang lồng, bể nuôi mới. Tỷ lệ sống của bào ngư vành tai nuôi trong lồng treo trên bể xi măng đạt được tương đối cao đạt từ 43,39 - 76,27%
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kỹ thuật nuôi hươu cái sinh sản
5 p | 872 | 139
-
KỸ THUẬT NUÔI CÁ AO
4 p | 288 | 70
-
Kỹ thuật nuôi chim trĩ đỏ
9 p | 207 | 34
-
Giải pháp kỹ thuật nuôi tôm sú, cá ba sa và cá tra đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
5 p | 182 | 32
-
Các kỹ thuật nuôi Ba Ba
18 p | 176 | 25
-
Kỹ thuật nuôi cầy vòi hương
16 p | 369 | 23
-
Nuôi đà điểu - Quy trình kỹ thuật Chăn nuôi đà điểu
20 p | 114 | 22
-
Tài liệu: Kỹ thuật nuôi hươu sao
11 p | 136 | 19
-
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi kỳ đà
4 p | 181 | 19
-
Kỹ thuật nuôi ngao nghêu
3 p | 173 | 15
-
Giáo trình mô đun Chăn nuôi động vật hoang dã (Nghề: Thú y - Trình độ: Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu
126 p | 50 | 15
-
Kỹ thuật nuôi hươu, nai
7 p | 121 | 12
-
Giáo trình mô đun Sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm (Nghề Nuôi trồng thủy sản) - CĐ Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản
77 p | 58 | 12
-
Giáo trình Chăn nuôi động vật hoang dã (Nghề: Chăn nuôi - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
86 p | 24 | 12
-
Kỹ Thuật Nuôi Chuột Lang ( Bọ)
4 p | 298 | 10
-
Tài liệu: Kỹ thuật nuôi nhím
7 p | 94 | 10
-
Giáo trình Chăn nuôi động vật hoang dã (Nghề: Chăn nuôi - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
39 p | 22 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn