intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật nuôi tôm sú công nghiệp của Úc - Phần 2

Chia sẻ: Phung Tuyet | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

115
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 2: Chuẩn bị ao trước khi thả Loại bỏ bùn đáy Loại bỏ lớp bùn đáy ao sẽ giúp loại bỏ vật chất hữu cơ và các vi khuẩn kị khí có hại trong vụ nuôi kế tiếp. Loại bỏ lớp bùn đáy giúp đảm bảo tốt độc dốc ao sau khi loại bỏ rồi cày xới đáy ao Việc loại bỏ lớp bùn là cần thiết nếu lớp bùn đáy ao 10 cm và rộng hơn 40m nhưng trong trường hợp lớp bùn mỏng có thể phơi khô và có thể phân tán khi cày xới thì có thể không cần...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật nuôi tôm sú công nghiệp của Úc - Phần 2

  1. Kỹ thuật nuôi tôm sú công nghiệp của Úc - Phần 2 Phần 2: Chuẩn bị ao trước khi thả Loại bỏ bùn đáy Loại bỏ lớp bùn đáy ao sẽ giúp loại bỏ vật chất hữu cơ và các vi khuẩn kị khí có hại trong vụ nuôi kế tiếp. Loại bỏ lớp bùn đáy giúp đảm bảo tốt độc dốc ao sau khi loại bỏ rồi cày xới đáy ao Việc loại bỏ lớp bùn là cần thiết nếu lớp bùn đáy ao > 10 cm và rộng hơn 40m nhưng trong trường hợp lớp bùn mỏng có thể phơi khô và có thể phân tán khi cày xới thì có thể không cần loại bỏ. Cày xới đáy ao Cày xới đáy ao để tăng độ thoáng và đưa lớp đáy kỵ khí lên trên nhằm gia tăng hiệu quả oxi hóa và khuyến khích các vi sinh vật hiếu khí giúp tăng hiệu quả quá trình phơi ao để diệt các bào tử tảo đáy, trứng cá, bào tử của sinh vật khác tích lũy trong nền đáy ao. Khi bùn đáy ao được loại bỏ, mới tiến hành cày xới. Có thể bón vôi trước khi cày xới để vôi trộn lẫn đều vào lớp đất đáy ao. Sau khi cày xới, tiến hành phơi ao đủ thời gian. Phơi ao
  2. Bước cơ bản đầu tiên của chuẩn bị ao là phơi ao, cần thực hiện ngay sau khi thu hoạch tôm. Phơi nền đáy ao là nhằm giảm thiểu rủi ro của dịch bệnh và cải thiện hiệu quả ao nuôi cho vụ nuôi mới vì làm cải thiện lại chất đất, làm cho đất ao nuôi khoáng hóa hơn. Về mặt kỹ thuật, phơi ao là nhằm: + Loại bỏ hoặc giảm lượng hữu cơ tích lũy ở đáy ao. + Cho phép oxi hóa vật chất hữu cơ từ nền đáy. + Cho phép oxi hóa vật chất vô cơ như ammonia và hydrogen sulfide. + Làm chết tảo đáy. + Làm chết địch hại, giáp xác sống vùi và trứng cá. Quá trình chuẩn bị ao cho vụ nuôi có thể tính ngược theo thời gian, chẳng hạn thường mất 7 đến 10 ngày để gây màu ổn định cho ao nuôi, 1 đến 2 ngày trước đó để lấy nước vào ao, 1 đến 3 ngày trước đó nữa để loại bỏ lớp bùn đáy, sau đó phơi ao như vậy tối thiểu 15 ngày trước khi thả giống. Đầm nén đáy ao Sau khi cày xới và phơi ao cần đầm nén lại đáy ao để đảm bảo đáy ao giữ nước, không bị rò rỉ. Thường dùng các máy đầm nén cơ giới để đầm nén đáy ao. Lắp đặt máy quạt nước Hệ thống và số lượng máy quạt nước cung cấp khí phải đảm bảo oxi hòa tan > 5ppm.
  3. Thường dựa vào năng suất nuôi để trang bị máy quạt nước (1HP cho 250 Kg tôm – tương đương 16 đến 24 máy quạt nước cho 1 ha). Bố trí máy quạt nước trên cơ sở tạo dòng chảy tròn để làm lắng đọng từ từ chất thải vào trung tâm đáy ao (phân, tảo chết và thức ăn thừa). Khu vực lắng đọng chất thải này chỉ nên trong khu vực trung tâm đáy ao có đường kính 40m (tương đương 1200m2 cho ao 1ha). Dòng chảy cần nhanh hơn ở vùng ngoại biên của khu vực này. Lắp đặt máy quạt nước như sau cho ao hình vuông hoặc hình chữ nhật: Đối với ao hình vuông, sử dụng ít nhất 4 máy quạt nước có vị trí cách 15 đến 18 mét tính từ góc ao nhằm tránh làm hỏng bờ ao và đảm bảo quạt nước tốt. Ước tính trong nuôi tôm thường máy quạt nước 2HP sẽ có độ hiệu quả đẩy nước trong khoảng cách 40m. Cần tránh dòng chảy trực tiếp băng ngang qua máy quạt nước khác sẽ làm chất thải phân bố không vào trung tâm đáy ao. Sử dụng vôi trong nền đáy và trong nước ao nuôi Vôi sử dụng thường là o xít canxi hoặc carbonate can xi hoặc magiê. Vôi được sử dụng trong quá trình chuẩn bị ao và trong khi nuôi với mục đích: Gia tăng pH (hoặc Kiềm) và độ cứng của nước. Đảm bảo biến động pH nhỏ nhất (dưới vai trò chất đệm). Nâng pH đáy ao khi chuẩn bị ao và phơi ao để giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh.
  4. Kết tụ các chất lơ lững hoặc chất hữu cơ hòa tan trong cột nước để cải thiện khả năng xâm nhập ánh sang vào cột nước. Thúc đẩy quá trình phân giải vật chất hữu cơ. Nâng cao hiệu quả phân bón khi gây màu nước. Vôi nông nghiệp thường ít hoạt tính hơn vôi sống hoặc vôi nung nhưng giá thành rẽ hơn, sử dụng an toàn mà vẫn hiệu quả xử lý ao bị a xít và dễ dàng kiểm soát pH trong khi vôi sống và vôi nung có đặc điểm ăn da, độc. Tuy nhiên, trong trường hợp muốn nâng pH nhanh và giảm thiểu mầm bệnh thì cần sử dụng vôi sống hoặc vôi nung. Cần sử dụng vôi có hạt càng mịn càng tốt để dễ hòa tan và tăng hiệu quả. Giá trị Độ hòa Kiểu vôi Tên phổ biến trung hòa Chú thích tan (%) Nâng pH nhanh nhưng hiệu quả Oxít canxi Vôi sống, vôi Cao 179 ngắn hạn, độc, (CaO) nung không khuyến khích sử dụng Nâng pH nhanh Calcium nhưng hiệu quả hydroxide Vôi tôi Cao 136 ngắn hạn, độc, (Ca(OH)2) không khuyến khích sử dụng
  5. Canxi Vôi nông Trung Thích hợp để carbonate 85-100 nghiệp bình sử dụng (CaCO3) Calcium, Magesium Trung Thích hợp sử Dolomite 60-75 carbonate bình dụng (CaMg(CO3)2) Magesium Trung Thích hợp sử carbonate Vôi magie 95-105 bình dụng (Mg(CO3)2) Magesium Vôi nung Trung Thích hợp sử hydroxide 180-220 magie bình dụng (Mg(OH)2) Thường sử dụng liều lượng 1,5 lần so với các liều lượng đề nghị theo lý thuyết. Chú ý vôi nông nghiệp nâng pH tối đa lên 8,3 và độ hòa tan vôi nông nghiệp giảm khi pH càng cao nên lượng vôi nông nghiệp tính dư ra không ảnh hưởng nhiều pH. Tuy nhiên, lượng vôi dư sẽ ảnh hưởng đến lượng phosphorous trong ao vì chúng làm lắng tụ các khoáng caixi phosphate và magie phosphate dạng hòa tan. Vì vậy, cần có thời gian nghỉ thích hợp giữa thời gian bón vôi và thời gian bón phân gây màu ao. Bón vôi khi chuẩn bị ao để trung hòa a xít đất cần đưa vôi trộn đều trong 10 cm đất đáy ao. Lấy nước vào ao nuôi và gây màu Khi đã chuẩn bị ao và lắp đặt máy quạt nước cho ao nuôi hoàn chỉnh thì tiến hành lọc nước vào nuôi. Lưới lọc nên có kích cỡ mắt lưới 120 micron để loại bỏ trứng cá và giáp
  6. xác nhỏ có kích cỡ 200-300 micron. Nếu được thì ao có độ sâu 1,5 mét nước nên lấy nước vào 1,0 mét sau đó thêm từ từ 10 cm mỗi tuần. Thường 30 đến 50 ngày đầu là không nên thay nước. Việc cho nước vào ao nuôi thấp ở giai đoạn đầu nhằm gia tăng xâm nhập ánh sang vào cột nước giúp việc gây màu nước tốt hơn nhưng nếu bạn có kinh nghiệm tốt trong việc gây màu nước thì nên lấy nước vào 1,5 mét ngay từ đầu. Sauk hi lấy nước vào để cho lắng 1 đến 2 ngày rồi dung các chất khử trùng nước (gốc Chlorine) để khử trùng nước mới tiến hành gây màu nước. Gây màu nước bằng hỗn hợp phân bón Urea (20 kgs cho 1ha) và MAP (Mono ammonium phosphate) (10 Kgs cho 1 ha). Thêm 30 kgs phân hữu cơ (phân gà dạng viên). Mở quạt nước ở 4 góc khi bắt đầu bón phân vô cơ và cho chạy 24 giờ/ngày. Thông thường tảo màu nâu (tảo khuê) là thích hợp cho ao nuôi tôm và để giữ màu tảo tốt thường cách 3-4 ngày bón tiếp 10 kgs Urea và 5 kgs MAP cho đền khi màu nước duy trì độ trong 30 đến 45 cm (đo bằng đĩa secchi). Nếu độ trong đo được < 30 cm nghĩa là tảo quá nhiều thì cần thêm 5-10% nước lọc vào ao nuôi (nước lọc đã được khử trùng). Trong 3 tuần đầu cứ 3-4 ngày thêm 30 kgs phân hữu cơ nhằm duy trì màu nước ổn định trước khi thả giống. TS. Nguyễn Duy Hòa dịch từ Sổ tay hướng dẫn nuôi tôm sú của Úc
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2