intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật sản xuất giống Ốc Hương

Chia sẻ: Nguyen Phuong Ha Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

262
lượt xem
64
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nguồn Ốc bố mẹ: Ốc bố mẹ có thể được thu mua từ các vùng phân bố tự nhiên thuộc các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang. Mặc dù có khác nhau về kích cỡ, môi trường sống nhưng các quần thể Ốc Hương có đặc tính di truyền tương tự nhau (Mai Duy Minh, 2004). Chọn những con có thước lớn hơn 60 mm chiều cao vỏ (20-30 kg/con), khoẻ mạnh, vận chuyển về trại giống và thả nuôi trong bể xi măng. Mật độ nuôi 15-20 con/m2, cũng có thể nuôi mật độ cao...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật sản xuất giống Ốc Hương

  1. Kỹ thuật sản xuất giống Ốc Hương a) Nuôi ốc bố mẹ - Nguồn Ốc bố mẹ: Ốc bố mẹ có thể được thu mua từ các vùng phân bố tự nhiên thuộc các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang. Mặc dù có khác nhau về kích cỡ, môi trường sống nhưng các quần thể Ốc Hương có đặc tính di truyền tương tự nhau (Mai Duy Minh, 2004). Chọn những con có thước lớn hơn 60 mm chiều cao vỏ (20-30 kg/con), khoẻ mạnh, vận chuyển về trại giống và thả nuôi trong bể xi măng. Mật độ nuôi 15-20 con/m2, cũng có thể nuôi mật độ cao hơn (20-40 con/m2). Cần lưu ý tránh trường hợp ốc bị sốc khi thả vào bể nuôi sau quá trình vận chuyển. - Chuẩn bị bể nuôi: Bể xi măng có phủ một lớp cát sạch để Ốc vùi kín mình (khoảng 3-5 cm). Lớp cát tạo môi trường tự nhiên cho Ốc và là các giá bám cho các bọc trứng. Bể được đặt ngoài trời có mái che nắng. Bố trí sục khí đều khắp trong bể để đảm bảo cung cấp đủ oxy. Bể có lỗ thoát nước lớn, đáy bể dốc để rút ngắn thời gian thay nước và có thể tháo sạch các chất bẩn, cặn bã khi làm vệ
  2. sinh đáy. Sử dụng nguồn nước biển sạch với pH: 7,5-8,5; độ mặn 30-35‰. - Chăm sóc, quản lý Cá, Ghẹ. Trai, Tôm là các loại thức ăn được phối hợp sử dụng thường xuyên để nuôi vỗ bố mẹ. Khối lượng thức ăn dao động từ 3-7% khối lượng Ốc tuỳ thuộc vào loại thức ăn và mức độ sử dụng thức ăn của Ốc. Cho ăn 1 lần/ngày vào buổi tối. Thay nước, loại bỏ thức ăn thừa hàng ngày; vệ sinh đáy 2 ngày/lần nhằm đảm bảo môi trường trong sạch. b) Ấp trứng Ốc thường đẻ vào ban đêm nên trứng được thu vào buổi sáng hôm sau để hạn chế mầm bệnh ký sinh lên bọc trứng. Các bọc trứng bám trên đáy cát được lấy nhẹ nhàng đưa vào các khay ấp trứng. Trước khi ấp nên loại bỏ các bọc trứng không còn nguyên vẹn và ngâm trứng trong dung dịch thuốc tím 10 ppm trong 5-10 phút. Trứng được ấp trong môi trường nước biển đã được xử lý EDTA 1-2 ppm và cung cấp đầy đủ oxy, Trong quá trình ấp cần loại bỏ kịp thời các bọc trứng có màu trắng đục (trứng đã bị hỏng) để
  3. tránh sự phan huỷ gây ô nhiễm môi trường ắp trứng. Nhiệt độ trong môi trường ấp là 27-30oC, sau 5-7 ngày trứng bắt đầu nở ra ấu trùng veliger bơi lội tự do trong nước, ấu trùng Veliger có tính hướng quang nên thường bơi ở cột nước phía trên. c) Ương nuôi ấu trùng nổi Kỹ thuật ương nuôi ấu trùng nổi (Veliger) là phức tạp nhất trong quy trình sản xuất giống. Dưới đây sẽ giới thiệu những nội dung cơ bản đã được trình bày trong công trình sản xuất của Nguyễn Thị Xuân Thu, 2001 và cải tiến công nghệ sản xuất của Mai Duy Minh, 2007: - Chuẩn bị bể ương: Bể ương nuôi ấu trùng nổi có thể tích từ 120L, 1m3 hoặc 5-6 m3 tuỳ quy mô sản xuất. Trước khi ương bể cần được chà rửa sạch sẽ bằng Chlorin. Nước biển bơm trực tiếp qua hệ thống lọc cơ học sau đó xử lý bằng Chlorin 10-30 ppm hoặc KMnO4 5 ppm được cấp vào bể ương nuôi ấu trùng. Nước ương nuôi ấu trùng phải đảm bảo các chỉ tiêu: Độ mặn 34-35 ppt; nhiệt độ 26-290C; pH 7,5-8,0 và hàm lượng oxy hoà tan 6,2-8,5 mg/L. Duy trì hàm lượng EDTA 1-2 ppm trong suốt quá trình ương.
  4. Trong trường hợp ấu trùng hay lắng tụ thành đám ở đáy bể, xử lý EDTA 4-5 ppm nhằm tạo môi trường ổn định giúp cho ấu trùng sinh trưởng và phát triển tốt. - Kỹ thuật ương: Vớt ấu trùng mới nở từ bể ấp sang bể ương với mật độ 120-150 con/L. Tuy nhiên, cũng không nên ương ở mật độ quá thấp sẽ gây lãng phí do không tận dụng hết công suất bể. Cũng có thể nuôi mật độ cao hơn trong 3-4 ngày đầu sau đó giảm thưa dần đảm bảo mật độ thích hợp cho ấu trùng ở cuối giai đoạn bơi và chuẩn bị biến thái sang ấu trùng bò là 100-120 con/L. Ấu trùng Veliger bắt mồi bằng phương pháp lọc thụ động vì vậy thức ăn cung cấp cho chúng phải có kích thước nhỏ và có khả năng trôi nổi trong nước. Các loài tảo đơn bào như Nannochloropsis sp., Platymonas sp., Skeletonema costatum, Chaetoceros sp. và một số thức ăn tổng hợp dạng bột mịn (đường kính nhỏ hơn 180 m) như N0, Lansy, Fripack là thức ăn tốt cho ấu trùng. Mật độ tảo cho ấu trùng ăn giai đoạn này là từ 3.000-10.000tb/mL, ngày cho ăn 2-3 lần.
  5. Trong các loại thức ăn sử dụng mỗi loài tảo có vai trò dinh dưỡng khác nhau. Tảo Nannochloropsis sp. Có kích thước nhỏ, chu kỳ phát triển dài và ổn định, có thể sử dụng cho ấu trùng trong suốt quá trình nuôi. Tảo Chaetoceros sp. rất tôt cho giai đoạn đầu của ấu trùng, Ốc nuôi bằng tảo này giai đoạn đầu thường có sinh trưởng nhanh hơn so với sử dụng các loài tảo khác, nhưng do chu kỳ nuôi ngắn nên dễ bị tàn gây ô nhiễm môi trường bể nuôi nếu quản lý thức ăn trong bể không chặt chẽ. Tảo Platymonas sp. có kích thước lớn hơn và thích hợp cho giai đoạn sau của ấu trùng. Việc kết hợp cho ăn các loài tảo trên sẽ cho kết quả tốt hơn, giai đoạn đầu có thể sử dụng Nannochloropsis sp. Kết hợp với Chaetoceros sp. Giai đoạn sau kết hợp giữa các loài Nannochloropsis sp., Skeletonema costatum và Platymonas sp. Lượng thức ăn công nghiệp thích hợp được xác định là từ 0,3-2,5 g/lần, cho ăn 4 lần/ngày cho mỗi bể nuôi số lượng 400.000-500.000 ấu trùng, tuỳ thuộc vào giai đoạn phát triển và tình trạng sức khoẻ của Ốc
  6. Thay nước: Thay nước là một trong những khâu quan trọng bởi vì trong môi trường bể ương, bên cạnh các sản phẩm tiêu hoá, ốc còn tiết ra dịch nhầy làm ô nhiễm môi trường nuôi. Mặt khác ấu trùng Veliger rất mẫn cảm với những thay đổi nhỏ của yếu tố môi trường, vì vậy việc thay nước phải đảm bảo tính trong sạch và ổn định môi trường. Thay nước được tiến hành vào ngày thứ 3 hoặc 4 và thay hàng ngày vào buổi sáng. Lượng nước thay từ 40 - 60% thể tích nước trong bể. Trong quá trình thay nước đề phòng trường hợp ấu trùng chết do ép vào lưới thay nước. Trước khi ấu trùng chuyển sang giai đoạn biến thái (8 -10 ngày), tiến hành chuyển ấu trùng sang bể mới và cung cấp 1-2 kg cát/m2 đáy bể nhằm tạo môi trường đáy thích hợp cho giai đoạn ấu trùng bò. Cát phải được ngâm trong dung dịch thuốc tím 10 ppm trong 10 -15 phút, sau đó rửa sạch trước khi cho vào bể. Khi chuyển ấu trùng sang bể mới, cần chú ý các yếu tố môi trường để tránh sự khác biệt lớn giữa bể cũ và bể mới làm ảnh hưởng đến ấu trùng. - Một số hiện tượng trong quá trình ương nuôi ấu trùng:
  7. Hiện tượng ấu trùng co cánh, bể nuôi bị nhầy, trùng loa kén, nấm phát triển mạnh trong bể là những vấn đề thường gặp trong quá trình sản xuất giống. Trong giai đoạn đầu, các dấu hiệu bệnh lý của ấu trùng là hiện tượng ấu trùng lắng hàng loạt trong khoảng thời gian 1-2 giờ, hiện tượng ấu trùng bị co cánh, chết dần trong thời gian 3-4 ngày. Hiện tượng này vẫn còn bắt gặp và thường xảy ra vào giai đoạn gần xuống đáy. Nguyên nhân của hiện tượng này là do các chất độc hại (chất phèn, độc tố từ tảo) có hàm lượng vượt quá giới hạn sinh thái của ấu trùng hoặc là do chế độ quản lý ấu trùng chưa chặt chẽ (dư thừa thức ăn hoặc sử dụng bừa bãi các chất kháng sinh) làm cho môi trường nuôi không còn phù hợp với ấu trùng Ốc. Biện pháp để khắc phục là chuyển ấu trùng sang bể mới, định kỳ làm lại bể lọc sau 2 tháng sử dụng kết hợp cho ăn đủ, tránh dư thừa. Một số hiện tượng như ấu trùng bỏ ăn, nước bị vẫn đục, bể nuoi nhầy, ấu trùng bị co cánh và chết hàng loạt là do vi khuẩn. Để ngăn chặn có thể dùng CuSo4 nồng độ 0,1 ppm, Oxytetraciline 1-2 ppm, virkont 0,1-0,3 ppm, Shrimp favour 1-2 ppm tuỳ vào giai đoạn phát triển của ốc; cho
  8. trực tiếp vào bể nuôicó thể làm sạch môi trường và tăng tr lệ sống cho ấu trùng. d) Kỹ thuật ương ấu trùng bò và ốc con - Chuẩn bị đáy cho ấu trùng bò: Ở thời kỳ biến thái chuyển từ giai đoạn bơi sang giai đoạn bò, ấu trùng cần có nền đáy để vùi mình. Vì vậy, trong bể ương nuôi cần tạo ra môi trường đáy phù hợp với đặc tính sinh thái tự nhiên của Ốc. Cát sạch được sử dụng làm chất đáy cho Ốc con vùi mình. Trước khi đưa vào bể ương, cát phải được sàng qua lưới loại bỏ cát lớn, ngâm thuốc tím 100 ppm để khử trùng và rửa sạch trước khi đưa vào bể ương. - Quản lý, chăm sóc: Kiểm tra số lượng ấu trùng biến thái chuyển thành Ốc con. Xác định và kiểm tra mật độ ấu trùng còn trôi nổi trong nước để cung cấp thức ăn cho phù hợp. Thay nước hàng ngày, từ 1/2-2/3 thể tích bể. Duy trì chế độ sục khí thường xuyên. Thay nước cẩn thận, tránh không gây tác động mạnh làm ảnh hưởng đến ấu trùng. Cho ăn tảo đơn bào đối với ấu trùng nổi 2 lần/ngày với mật độ tảo cần cho ăn từ 60.000 –100.000 tb/ml và thịt tôm, cá băm nhỏ đối với ấu trùng bò và Ốc con. Cũng có
  9. thể sử dụng artemia nuôi ấu trùng giai đoạn mới sống đáy, vì artemia có hàm lượng dinh dưỡng cao và ít làm ô nhiễm môi trường, nếu artemia còn sống có thể giết chết bằng nước ấm 50-700C trước khi cho ăn. Khi cho ăn tắt sục khí, rải đều artemia trên đáy bể. Lượng thức ăn cho hàng ngày khoảng 80-120g/lần. Mỗi ngày cho ăn 2 lần cho 10 vạn Ốc cỡ 250-300 g/con. Theo dõi sự tăng trưởng, độ no, tỷ lệ hao hụt của ấu trùng nổi, ấu trùng bò và ốc con để quyết định việc thay nước và cho ăn hàng ngày. Định lượng số lượng ốc con trong mỗi bể khi thu hoạch. e) Kỹ thuật ương Ốc giống - Chuẩn bị bể ương: Bể ương có kích thước 10x2x1,2 m, được xây bằng xi măng hoặc composite, có mái che. Đáy bể phủ một lớp cát mịn dày 3-5 cm. Thành bể cách đáy 50 - 60 cm dán một vòng dây để ngăn không cho Ốc bò lên khỏi mặt nước. Bố trí sục khí đều khắp trong bể. Nước biển qua lọc được cung cấp đủ vào bể ương. - Mật độ ương giống: Mật độ ương không những ảnh hưởng đến tỷ lệ sống mà còn ảnh hưởng đến khả năng tăng
  10. trưởng của Ốc Hương. Trong sản xuất, để đạt được tỷ lệ sống cao và rút ngắn thời gian ương, ốc thường xuyên được phân loại theo kích cỡ và bố trí nuôi riêng. Mật độ nuôi được xác định theo kích cỡ trọng lượng như sau: Mật độ nuôi (con/m2) cỡ ốc Kích (con/kg) > 10.000 10.000-15.000 7.000-10.000 5.000-7.000 4.000-7000 3.000-5.000 1.000-4.000 1.000-3.000 - Quản lý chăm sóc bể ương: Thức ăn và cách cho ăn: Thức ăn được sử dụng cho ương nuôi Ốc giống là ghẹ, Cá, Trai, Sò. Lượng thức ăn cung cấp từ 10 -15% trọng lượng Ốc mỗi ngày. Cho ăn 2 lần/ ngày. Mức độ sử dụng thức ăn của Ốc phụ thuộc vào điều kiện môi trường sống, sức khoẻ của Ốc và loại thức ăn
  11. ưa thích. Vì vậy, chúng ta cần theo dõi khả năng dinh dưỡng của Ốc để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp, đảm bảo cung cấp đủ thức ăn cho ốc sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Thay nước: Sử dụng nước biển bơm trực tiếp không qua lọc hàng ngày thay từ 50-80%. Sau khoảng 1-2 tuần thì thay 100% nước, làm sạch cặn bẩn ở đáy. Khi thay nước chú ý tạt nước lên thành bể để ốc trên thành bể không bị khô nước trong thời gian lâu sẽ yếu và chết dần. Vệ sinh bể ương: Thức ăn thừa, xương, da cá,vỏ ghẹ, Trai Ốc không ăn được thì vớt ra khỏi bể mỗi ngày để tránh ô nhiễm nước. Trong quá trình nuôi, sau mỗi lần phân loại Ốc, cần vệ sinh bể sạch sẽ trước khi thả Ốc vào nuôi tiếp. - Thu hoạch Ốc giống: Kích thước Ốc giống có thể đưa ra nuôi thương phẩm tối thiểu phải là 7000 - 8000 con/kg. Kích cỡ này đảm bảo cho ốc đủ khả năng chịu sự thay đổi trong quá trình vận chuyển và thích nghi với môi trường sống mới trong ao, đăng hoặc lồng.
  12. Quá trình được thu hoạch như sau: tháo cạn nước bể ương, dùng tấm nhựa phẳng gạt nhẹ để dồn ốc và cát, sau đó sàng lọc ốc ra khỏi cát và phân loại theo kích cỡ. ốc đủ kích thước được vận chuyển ra nuôi thương phẩm, ốc nhỏ đưa vào bể ương nuôi tiếp cho đến khi đạt yêu cầu. - Vận chuyển ốc giống: Vận chuyển xa: Vận chuyển kín bằng túi nilon có bơm oxy hoặc vận chuyển hở dùng máy sục khí pin. Thời gian có thể vận chuyển là 10 đến 12 giờ. Vận chuyển gần: Vận chuyển khô bằng cách dùng thùng xốp, giữ ẩm và làm lạnh không khí trong thùng ở 20-250C. Thời gian vận chuyển 4 đến 5 giờ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2