Kỹ thuật thở áp lực dương liên tục qua mũi (NCPAP)
lượt xem 1
download
Tài liệu "Kỹ thuật thở áp lực dương liên tục qua mũi (NCPAP)" nhằm giúp học viên trình bày được mục đích, chỉ định, chống chỉ định của thở NCPAP. Liệt kê được đầy đủ dụng cụ cho bệnh nhân thở NCPAP. Thực hiện được kỹ thuật thở NCPAP. Trình bày được các dấu hiệu, cách xử trí và phòng ngừa tai biến khi cho bệnh nhân thở NCPAP. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kỹ thuật thở áp lực dương liên tục qua mũi (NCPAP)
- KỸ THUẬT THỞ ÁP LỰC DƯƠNG LIÊN TỤC QUA MŨI (NCPAP) 1. MỤC TIÊU - Trình bày được mục đích, chỉ định, chống chỉ định của thở NCPAP. - Liệt kê được đầy đủ dụng cụ cho bệnh nhân thở NCPAP. - Thực hiện được kỹ thuật thở NCPAP. - Trình bày được các dấu hiệu, cách xử trí và phòng ngừa tai biến khi cho bệnh nhân thở NCPAP. 2. MỤC ĐÍCH - Duy trì áp lực dương liên tục: + Tăng độ giãn nở, tăng thể tích phổi. + Giãn phế quản nhỏ, dễ tống xuất đàm nhớt. + Chống xẹp phổi. + Giảm phù phổi. + Giảm máu tĩnh mạch về tim. - Hỗ trợ hô hấp không xâm lấn. - Giảm nguy cơ thở máy. 3. CHỈ ĐỊNH - Suy hô hấp thất bại với điều trị oxy. - Xẹp phổi do tắc đàm, bệnh màng trong. - Viêm phổi hít. - Viêm tiểu phế quản. - Ngạt nước. - Cơn ngưng thở ở trẻ sơ sinh non tháng. - Các bệnh lý quá tải: phù phổi, xuất huyết phổi. - Hậu phẫu mổ lồng ngực. - Cai máy thở. - Hỗ trợ trong các bệnh lý tim mạch: còn ống động mạch, suy tim. 225
- KỸ THUẬT ĐIỀU DƯỠNG NHI KHOA 2020 4. CHỐNG CHỈ ĐỊNH - Dị tật đường hô hấp trên: sứt môi hở hàm ếch, teo mũi sau, teo thực quản có rò khí - thực quản. - Tràn khí màng phổi chưa dẫn lưu. - Tăng áp lực nội sọ: xuất huyết não, viêm màng não. - Bệnh lý tăng ứ khí trong phổi: khí phế thũng. - Thoát vị hoành. - Teo ruột non, tắc ruột. 5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 5.1. Dụng cụ 5.1.1. Dụng cụ vô khuẩn - Bộ NCPAP (bình làm ẩm, hệ thống dây dẫn, bẫy nước, van Benveniste, nhiệt kế). - Cannula kích cỡ thích hợp (sơ sinh: XS; trẻ nhỏ: S – M; trẻ lớn: L). - Nước cất. 5.1.2. Dụng cụ sạch - Bộ phận làm ấm. - Dây cố định, băng keo, gạc. - Que gòn, ly nước sạch. 5.1.3. Dụng cụ khác - Nguồn khí: oxy trung tâm, khí nén, bộ phận trộn khí. - Biểu đồ mối liên hệ giữa lưu lượng với áp lực và FiO2. - Thước đo áp lực (cột nước hình chữ U). - Máy đo độ bão hòa oxy (SpO2). 5.1.4. Thuốc và dung dịch sát khuẩn - Dung dịch sát khuẩn tay nhanh. 226
- Kỹ thuật thở áp lực dương liên tục qua mũi (NCPAP) 5.2. Tiến hành kỹ thuật BƯỚC CÁC BƯỚC KỸ THUẬT Ý NGHĨA Văn hóa giao tiếp. Chào bệnh nhân, thân nhân. Giới 1 Tôn trọng. thiệu tên điều dưỡng. Tạo sự thân thiện. Kiểm tra họ tên bệnh nhân, ngày sinh, giới tính, địa chỉ, kiểm tra Đảm bảo xác định đúng bệnh 2 thông tin bệnh nhân với vòng nhân. đeo tay và hồ sơ bệnh án. Dùng từ ngữ phù hợp theo độ tuổi của trẻ để giải thích (nếu có thể). Báo và giải thích cho thân nhân 3 Để bệnh nhân và thân nhân bệnh nhân. biết việc điều dưỡng sắp làm giúp bệnh nhân, thân nhân bớt lo lắng. Nhận định tình trạng bệnh nhân Đánh giá tình trạng bệnh trước (kiểu thở, tím tái). khi thở NCPAP. 4 Cho bệnh nhi nằm đầu cao 30o. Giúp bệnh nhân bớt khó thở và Lấy dấu sinh hiệu, đo SpO2. tránh nôn ói, hít sặc. Điều dưỡng về phòng mang Phòng ngừa chuẩn. 5 khẩu trang. Làm giảm sự lây lan của vi Rửa tay thường quy. sinh vật Tổ chức sắp xếp hợp lý, khoa Chuẩn bị dụng cụ đầy đủ, để 6 học. trong tầm tay. Quản lý thời gian hiệu quả Tránh nhầm lẫn bệnh nhân. Đối chiếu lại bệnh nhân. 7 Giúp bệnh nhân và thân nhân Báo và giải thích lại lần nữa. an tâm, hợp tác tốt. Rửa tay với dung dịch sát khuẩn Giảm sự lây lan của vi sinh vật 8 tay nhanh. gây bệnh. 227
- KỸ THUẬT ĐIỀU DƯỠNG NHI KHOA 2020 Lắp hệ thống NCPAP: Lưu ý: bộ CPAP còn hạn sử - Mở bộ NCPAP vô khuẩn dụng. Chai nước cất vô khuẩn - Đặt bình làm ẩm lên bộ phận ghi ngày giờ sử dụng. Luôn có làm ấm. nước trong bình làm ẩm, mực - Cho nước cất chảy vào bình nước không vượt quá vạch đỏ. làm ẩm đến mức quy định. Đảm bảo hệ thống CPAP kín, - Gắn hệ thống dây theo trình vô khuẩn. tự: gắn dây nối từ lưu lượng 9 kế (bộ phận trộn khí) đến bình làm ẩm. Lắp dây dẫn từ bình làm ẩm đến bẫy nước. Từ bẫy nước đến nhiệt kế. Từ nhiệt kế đến van Benveniste. Cố định bẫy nước thấp hơn bệnh - Hạn chế tai biến hít sặc. Giúp nhân. bẫy nước đạt hiệu quả cao nhất. Làm ẩm, ấm luồng khí cung cấp Bật nút “ON” mở bình làm ấm, bệnh nhân. 10 điều chỉnh nhiệt độ 32-34o. Lưu ý: quan sát dây dẫn có hơi nước giống sương mù. Bác sĩ điều chỉnh lưu lượng oxy, khí nén để đạt FiO2 và áp lực. Áp lực thở chính xác đạt mục 11 Bác sĩ kiểm tra áp lực bằng đích điều trị. thước đo áp lực. Cố định vừa phải tạo sự thoải mái, hạn chế viêm loét mũi. Gắn cannula vào van Benveniste Lưu ý: thường xuyên chú ý 12 sau đó gắn cannula nhẹ nhàng áp lực thở bằng cách nghe vào mũi bệnh nhân và cố định. tiếng “xì” phát ra từ van Benveniste. Không được che kín nơi phát ra tiếng “xì”. Nhận định lại tình trạng bệnh Nhận định lại tình trạng đáp ứng 13 nhân. của bệnh nhân sau thở NCPAP. Lấy dấu sinh hiệu, đo SpO2. Báo thân nhân và bệnh nhân Lấy bệnh nhân làm trung tâm, việc đã xong. bệnh nhân và thân nhân phải được biết tiến độ công việc. Dặn dò bệnh nhân, thân nhân Phát hiện, xử trí kịp thời các 14 những điều cần thiết. tai biến. Giúp bệnh nhân tiện nghi. Tạo sự thoải mái và an toàn. Cảm ơn bệnh nhân, thân nhân Tôn trọng bệnh nhân, tạo sự đã hợp tác. thân thiện. Phòng ngừa chuẩn. Dọn dẹp dụng cụ. 15 Giảm sự lây lan của vi sinh vật Rửa tay. gây bệnh. 228
- Kỹ thuật thở áp lực dương liên tục qua mũi (NCPAP) Ghi hồ sơ: - Ngày giờ thở NCPAP. - Tổng trạng bệnh nhân, dấu hiệu sinh tồn, SpO2 trước và Yếu tố an toàn cho bệnh nhân. sau khi thở NCPAP. Yếu tố pháp lý. - Các thông số: FiO2, áp lực, lưu 16 lượng oxy, khí nén. Phương tiện để theo dõi, đánh - Điều dưỡng thực hiện. giá và bàn giao giữa các nhân Theo dõi: viên y tế. Dấu hiệu sinh tồn, tri giác, SpO2 mỗi 15 phút - 30 phút /1 giờ đầu sau khi thở NCPAP. Sau đó, 1-2 giờ/lần và theo chỉ định. 6. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ NGUYÊN DẤU TAI STT NHÂN CÓ XỬ TRÍ PHÒNG NGỪA HIỆU BIẾN THỂ Theo dõi dấu sinh hiệu. Ngưng Điều chỉnh FiO2 thở Đột ngột theo chỉ định: NCPAP tím tái. + Muốn tăng FiO2: ngay. SpO2 giảm khí nén trước, Thường xảy Bóp bóng giảm. Tràn khí tăng oxy sau. ra với áp lực qua mặt 1 Lồng màng + Muốn giảm FiO2: >10cmH2O. nạ. ngực phổi. giảm oxy trước, Báo Bác căng một tăng khí nén sau. sĩ. Thực bên. Kiểm tra áp lực hiện chỉ trước khi cho bệnh định. nhân thở, khi thay đổi chỉ định và ít nhất 3 lần/ngày. Bụng Chướng Do bệnh nhi Đặt thông Đặt thông dạ dày 2 chướng bụng. nuốt hơi vào dạ dày sớm. căng. dạ dày. dẫn lưu. Gavage sữa chậm. Cho bệnh nhân nằm đầu cao 30o. Cho ăn qua thông Cho nằm dạ dày. Do trẻ nôn nghiêng Nước trong bình ói, hít sặc Trẻ tím một bên. làm ẩm không quá 3 Hít sặc. nước do tái. Báo bác mức quy định. bẫy nước sĩ. Đặt bẫy nước ở tư quá đầy. thế thẳng đứng và thấp hơn hệ thống, không để nước quá 1/3 bẫy. 229
- KỸ THUẬT ĐIỀU DƯỠNG NHI KHOA 2020 Thở NCPAP Chọn cannula thích dài ngày. hợp. Loét Thay Cố định Không cố định mũi, da cannula Loét cannula quá cannula quá chặt. quanh phù hợp. 4 mũi. chặt. Chăm sóc mũi mũi ửng Chăm sóc Chọn bệnh nhân hàng đỏ, lở cannula mũi. ngày. loét. không phù Kiểm tra vị trí can- hợp. nula thường xuyên. Báo bác sĩ. Vùng da Cố định Hạn chế dùng băng Do cố định keo cố định, nên cố quanh Tổn NCPAP cannula định bằng dây, nón. 5 mặt, trán thương bằng nón, bằng băng Quan sát bệnh bị đỏ, lở da. bằng dây. keo. nhân thường loét. Chăm sóc xuyên. vệ sinh da. Trẻ có Dây dẫn, Báo bác dấu hiệu bình làm Ghi ngày giờ thở sĩ. nhiễm ẩm, van NCPAP lên bình Nhiễm Thay hệ trùng: Benveniste làm ẩm. 6 trùng. thống sốt, ho và cannula Thay hệ thống NCPAP. tăng, để quá thời NCPAP mỗi 72 giờ gian quy Thực hiện và thay khí dơ. thở mệt định. chỉ định. hơn. BẢNG KIỂM THỰC HÀNH STT NỘI DUNG ĐẠT CHƯA ĐẠT Chào bệnh nhân, thân nhân. Giới thiệu tên điều dưỡng. Kiểm tra đúng bệnh nhân. Báo và giải thích 1 cho bệnh nhân, thân nhân. Nhận định tình trạng bệnh nhân. Lấy dấu hiệu sinh tồn, đo SpO2. 2 Mang khẩu trang, rửa tay, soạn dụng cụ. Mang dụng cụ đến giường bệnh nhân, kiểm 3 tra đúng bệnh nhân, báo giải thích lần nữa. Rửa tay với dung dịch sát khuẩn tay nhanh. 4 Lắp hệ thống NCPAP. 5 Đo áp lực. Gắn cannula vào van Benveniste sau đó gắn 6 cannula nhẹ nhàng vào mũi bệnh nhân và cố định. 230
- Kỹ thuật thở áp lực dương liên tục qua mũi (NCPAP) Nhận định lại tình trạng đáp ứng của bệnh 7 nhân sau thở NCPAP. Báo thân nhân và bệnh nhân việc đã xong. Dặn dò bệnh nhân, thân nhân những điều 8 cần thiết. Giúp bệnh nhân tiện nghi. Cảm ơn bệnh nhân, thân nhân đã hợp tác. Dọn dẹp dụng cụ. 9 Rửa tay. Ghi hồ sơ: - Ngày giờ thở NCPAP. - Tổng trạng bệnh nhân, dấu hiệu sinh tồn, 10 SpO2 trước và sau khi thở NCPAP. - Các thông số FiO2, áp lực, oxy, khí. - Điều dưỡng thực hiện. 231
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chăm sóc bệnh nhân sau tràn dịch màng phổi do ung thư
7 p | 657 | 39
-
TỔNG QUAN VỀ THỞ MÁY (THÔNG KHÍ CƠ HỌC) - TS.BS Đỗ Quốc Huy
56 p | 139 | 27
-
THÔNG KHÍ CƠ HỌC KHÔNG XÂM LẤN - ThS.BS Võ Anh Khoa
57 p | 116 | 25
-
Thông khí áp lực dương liên tục qua ống thông mũi
36 p | 95 | 6
-
Đặt ống thông tĩnh mạch rốn sơ sinh, thở áp lực dương liên tục (CPAP)
6 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn