1.Cỏ voi: Tên khoa học là Penisetum purpureum. Là loại cỏ thảo, thân cứng, có lóng như lóng mía. Sinh trưởng nhanh, năng suất cao, chát lượng tốt, cắt cho bò ăn tươi hay ủ tươi đều tốt.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Kỹ thuật trồng các loại cỏ cao sản
- Kỹ thuật trồng các loại cỏ cao sản
Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn
1.Cỏ voi: Tên khoa học là Penisetum purpureum. Là loại cỏ thảo, thân
cứng, có lóng như lóng mía. Sinh trưởng nhanh, năng suất cao, chát lượng tốt, cắt
cho bò ăn tươi hay ủ tươi đều tốt.
Phù hợp đất cao ráo, thích nhiều phân bón, không chịu được đất ngập úng,
phèn, mặn, khả năng chịu hạn kém.
- Thời vụ trồng thích hợp là đầu mùa mưa.
- Chuẩn bị đất: Cày sâu bừa kỹ , dọn sạch cỏ dại, rạch hàng sâu 15-20cm
theo hướng Đông-Tây, ở miền núi, đất dốc thì hàng trồng theo đường đồng mức,
để tránh xói mòn, hàng cách hàng 50-60cm, gốc cách gốc 30-40cm.
- Phân bón tùy theo chân ruộng tốt xấu, trung bình cho 1 ha như sau:
- Phân chuồng hoai mục: 15- 20 tấn, -Super lân: 250-300 kg, -Sulfat Kali:
150-200 kg, - Phân urê: 450-500 kg.
- Giống: Trồng bằng hom, thân cây có độ tuổi 80-100 ngày, chặt vát dài 25-
30cm/hom, có 3-5 thắt mầm. Số lượng cần 8-10 tấn hom/ ha.
- Cách trồng: Trồng hom đơn, đặt hom theo rãnh chếch 450, hom cách hom
30-40 cm, lấp đất sao cho 20cm dưới mặt đất 10cm trên mặt đất.
- Chăm sóc: Sau khi trồng 10-15 ngày mầm cỏ lên khỏi mặt đất, làm cỏ phá
váng, trồng dặm, khi cỏ ra lá mới bón thúc phân urê.
- Thu hoạch: 50-60 ngày mới thu hoạch (không thu hoạch non đợt đầu), các
đợt tái sinh tiếp theo khoảng 45 ngày, cắt sạch để cỏ mọc đều, gốc để lại 3-5 cm...
- 2. Cỏ sả (cỏ Ghi-Nê): Tên khoa học là Panicum Maximum. Là giống cỏ
thảo, thân bụi như bụi sả.Có 2 giống cỏ sả: Cỏ sả lá lớn và cỏ sả lá nhỏ. Cỏ sả lá
lớn năng suất cao trồng để thu cắt, cho ăn tươi hoặc ủ tươi chung với cỏ voi đều
tốt. Cỏ sả lá nhỏ năng suất thấp hơn, chịu hạn, chịu dẫm đạp, trồng để chăn thả rất
tốt.
Cỏ sả sinh trưởng mạnh, năng suất cao, chịu hạn khá, chịu nóng, chịu bóng
cây, chất lượng tốt để trồng. Phù hợp chân ruộng cao, đất pha cát, không chịu đất
ngập úng. Có thể nhân giống bằng hạt hoặc bằng hom nhánh.
- Thời vụ trồng: Tốt nhất là đầu mùa mưa.
- Chuẩn bị đất: Như đối với cỏ voi. Nếu trồng hạt thì làm đất kỹ hơn.
Phân bón (tính cho 1 ha):
- Phân chuồng hoại mục: 10- 15 tấn: -Super lân: 200-250 kg; - Sulfat Kali:
150-200kg; - Urê: 350-400 kg; phân hữu cơ, lân, Kali bón lót hết theo hàng. Phân
urê chia đều để bón thúc sau mỗi lần thu hoạch.
- Giống: Nếu trồng bằng hạt cần 5-6 kg/ ha. Nếu trồng bằng hom cần 5-6
tấn/ ha.
Cách trồng: Như trồng cỏ voi
3. Cỏ Stylo plus
Giống cỏ Stylo họ đậu (nguồn gốc Australia) giàu đạm (24%), thích nghi và
phát triển tốt với khí hậu nhiệt đới, cải tạo đất rất tốt đã được trồng và phát triển ở
Việt Nam từ nhiều năm nay. Giờ đây, các nhà khoa học Viện Nghiên cứu đồng cỏ
Australia lại cho ra đời thế hệ Stylo mới (Stylo plus).
Giống cỏ Stylo thế hệ mới này có đầy đủ những đặc tính vốn có của giống,
ngoài ra còn có những ưu điểm: chu kỳ giống sử dụng dài hơn, khoảng 3 - 4 năm
tuỳ thuộc vào chế độ chăm sóc; khả năng kháng bệnh cao hơn; tính thích nghi cao
hơn. Stylo plus được coi là nguồn thức ăn bồi dưỡng cho bò gầy, bò mang thai...
- Kĩ thuật trồng:
- Làm đất, xuống giống: làm đất mịn, cào bằng, gieo hạt, khoả lấp nhẹ,
10kg/ha. Giữ ẩm ướt trong suốt quá trình trồng. Phải có hệ thống tưới để cây phát
triển tốt nhất. Từ 8 - 9 tuần sau khi gieo thì tiến hành thu hoạch lứa đầu tiên, cắt
cách gốc 30cm.
- Bón phân, tưới nước: ngoài phân chuồng bón lót, cứ 10 ngày bón phân
NPK 0-10-15. Số lượng phân tuỳ theo tình trạng đất của mỗi trang trại. Tưới nước
thường xuyên để giữ ẩm.
Sau lần cắt đầu tiên, cứ 50 ngày sau cắt một lần. Năng suất lứa cắt đầu tiên
khoảng 4kg/m2. Năng suất các lứa tiếp theo tăng dần do cây đẻ thêm nhiều nhánh,
có thể đạt 7kg/m2.
Lưu ý, với cỏ Stylo plus không dùng phân đạm (không cân thiết), vì bản
thân cây đã sản xuất ra đạm để phát triển. Bón vi lượng có chứa Molydenum, bón
calcium sẽ góp phần nâng cao năng suất, chất lượng khi trồng cỏ Stylo plus.