intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật trồng Đào

Chia sẻ: Phan Van Phuoc | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

770
lượt xem
47
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đào thuộc họ Hồng là một loại cây ăn quả lâu năm, rụng lá mùa đông, trồng chủ yếu ở các vùng ôn đới nóng và ở các nước á nhiệt đới. 1. Kỹ thuật trồng Quan trọng

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật trồng Đào

  1. Kỹ thuật trồng Đào Đào thuộc họ Hồng là một loại cây ăn quả lâu năm, rụng lá mùa đông, trồng chủ yếu ở các vùng ôn đới nóng và ở các nước á nhiệt đới. 1. Kỹ thuật trồng Quan trọng nhất là chọn đất thoát nước, dãi nắng. Ở miền núi tốt nhất nên chọn các chân đồi dốc thoai thoải hướng về phía Bắc. Chọn đất sâu và tốt thì sẽ giảm được lượng phân bón. Mật độ trồng từ 300-900 cây/ha. Đào cũng như mận có thể trồng rễ trần và tốt nhất nên trồng vào tháng 11, 12 khi cây ngừng sinh trưởng. Ngoài những kỹ thuật trồng thông thường, chú ý không trồng sâu vì dễ bệnh vậy khi trồng nên để cổ rễ cao hơn mặt đất, khi lún xuống tối thiểu cổ rễ cũng ngang mặt đất hoặc cao hơn một chút. 2. Bón phân Đào cần bón nhiều phân vì ra nhiều quả, bón ít thì cây chóng già cỗi, đời sống kinh tế thấp. Đào đang ra quả mỗi năm 1ha, bón 10-15 tấn phân thật hoai sau khi thu quả (tháng 7). Theo nhà nông học Rebour muốn có sản lượng 25 tấn/1 ha phải bón 250-80-180 kg NPK và cứ mỗi tấn đào muốn thu hoạch thêm thì bón 4-1-3,5kg NPK. Chú ý: Không bón vôi hoặc phân có vôi 3. Đốn tỉa Đào với nho là hai cây cần đốn tỉa nhất, và nếu không đốn thì cây đào chóng già cỗi, không ra quả được rồi chết. Đốn đào cũng như mận nhưng chú ý các điểm sau đây: - Đào sinh trưởng mạnh ở phía đầu cành, phía chân cành, thường thiếu nhựa, mắt yếu do đó chú ý hãm ngọn những cành cấp I, II quá mạnh, giữ nhựa cho cành quả phía dưới. - Đốn tạo quả nên đốn muộn ví dụ tháng 12, 1 khi đã dễ phân biệt nụ hoa và nụ, lá sau vụ nghỉ đông. - Đào thường chỉ ra hoa trên cành ra vụ trước, vì vậy chú ý làm cho cây ra nhiều cành năm trước, năm sau mới có nhiều hoa. 4. Trừ sâu bệnh Đào nhiều sâu bệnh nhất là trong điều kiện Việt Nam, ở núi cao vẫn ấm và độ ẩm cao. Về sâu có rệp hút nhựa làm lá xoăn lại, rầy hút lá, nhện đỏ, sâu đục ngọn, rệp sáp, xén tóc v.v... Bệnh có bệnh phồng lá (Taphrina deformans), bệnh thối nâu, chảy gôm. Cách phòng trị thường là kết hợp nhiều loại thuốc trừ, nhiều loại sâu bệnh. 5. Thu hoạch
  2. Dấu hiệu chín của đào rất dễ nhận màu sắc chuyển hồng có chỗ đỏ, quả mềm, mùi thơm rõ v.v... nhưng vì đào nhiều nước, vỏ mỏng, quả lại nặng, đợi đến lúc quả chín tới thì không mang đi xa được, quả lại chóng thối, vì vậy từ cách hái không làm giập quả đến cách xếp vào thúng, lúc quả còn cứng, dễ vận chuyển hơn. Nguồn: Trồng cây ăn quả ở Việt Nam, NXB NN
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2