intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật trồng dưa lê

Chia sẻ: Nguyễn Thị Phương Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

453
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dưa lê có yêu cầu về nhiệt độ từ 18 - 32oC. Do đó thời vụ gieo trồng cây này có thể kéo dài từ giữa mùa xuân tới giữa mùa thu hằng năm. Nhưng thời vụ gieo trồng chính của nhiều nơi lại là khoảng tháng 2-3 dương lịch và được thu quả từ quãng tháng 5-6. Đất trồng dưa lê cần chọn chân cao, đất tốt, đất thịt nhẹ hay cát pha. Đất xấu, đất cát cần tăng thêm phân bón lót và tăng thêm lần bón thúc. Đất sét, đất thịt nên xới xáo nhiều hơn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật trồng dưa lê

  1. Kỹ thuật trồng dưa lê Dưa lê có yêu cầu về nhiệt độ từ 18 - 32oC. Do đó thời vụ gieo trồng cây này có thể kéo dài từ giữa mùa xuân tới giữa mùa thu hằng năm. Nhưng thời vụ gieo trồng chính của nhiều nơi lại là khoảng tháng 2-3 dương lịch và được thu quả từ quãng tháng 5-6. Đất trồng dưa lê cần chọn chân cao, đất tốt, đất thịt nhẹ hay cát pha. Đất xấu, đất cát cần tăng thêm phân bón lót và tăng thêm lần bón thúc. Đất sét, đất thịt nên xới xáo nhiều hơn và bón tăng phân hữu cơ. Đất cần luôn luôn ẩm, song lại phải thật thoát nước. Sau mỗi trận mưa rào, nước cần được tháo bỏ thật nhanh. Về ánh sáng, dưa lê cũng như tất cả các giống dưa khác đều yêu cầu rất lớn, đất không thông thoáng, bị che lấp ánh sáng không nên trồng dưa lê. Để đảm bảo cho cây
  2. dưa con tốt, đồng đều tiên cho việc chăm sóc như nhau, cần gieo hạt dưa vào các bầu bằng ni lông. Đất gieo hạt dưa dùng loại đất tốt, phơi ải, trộn đều với 1/4 lượng phân tốt mục. Mỗi bầu gieo 1 - 2 hạt dưa, cắm đầu nhọn xuống, phủ đất mỏng, giữ ẩm đều tránh mưa nắng lớn và giá rét đầu vụ. Lượng phân bón lót cho mỗi 1.000 m2 đất (Khoảng 3 sào Bắc bộ) chừng 3-5 tấn phân chồng hoai cộng 1,5 tạ vôi bột cùng 8kg đạm, 25kg lân và 8kg kali nguyên chất. - Bón thúc lần thứ nhất khi cây có 2-3 lá thật, kết hợp với xới đất sâu làm cỏ và vun gốc, vun nhẹ với khoảng 2kg đạm và 2kg kali nguyên chất. - Bón thúc lần hai sau lần thứ nhất 40-45 ngày, khoảng 2kg đạm và 2kg kali nguyên chất. Kết hợp vun xới làm cỏ và bấm ngọn
  3. cho cây phát triển nhánh. - Bón thúc lần thứ ba, khi cây bắt đầu nở hoa. Khoảng sau khi trồng 60-70 ngày. Cũng kết hợp vun xới và làm giàn. Sau khi trồng 90 - 100 ngày sẽ được thu hoạch quả chín. Đặc điểm của dưa lê là cây cho cả hoa đực và hoa cái như tất cả các cây trong họ bầu bí. Nhưng ở hoa cái của dưa lê vẫn tồn tại cả nhị đực. Do đó cây rất dễ thụ phấn và đậu quả. Một đặc điểm quan trọng nữa là, cây dưa lê cho hoa ở ngay nách lá đầu tiên của cành nhánh. Nên muốn dưa lê sai quả cần lưu ý tới khâu bấm ngọn cho cây phân nhánh. Có nhiều cách bấm ngọn cho cây phân nhánh. 1. Nếu làm giàn, thì nên làm giàn theo kiểu hình chữ nhân và luống được đánh theo hướng đông tây cho cả ngày cây dưa lê đều
  4. được hưởng ảnh nắng. Luống đánh cao 30 - 35cm, rộng 1,2 - 1,5m, bổ rãnh hai hàng, cách nhau 60 - 70cm, bón phân vào rãnh, trộn đều với đất rồi san bằng và trồng mỗi cây một hốc, cách nhau 30 - 35cm. Khi cây bắt đầu leo thì làm giàn. Mỗi cây dưa được cắm hai cọc giàn. Khi cây có 6 - 7 lá thật thì bấm ngọn, để cây sinh các nhánh con, để lại 2 nhánh to khỏe nhất, còn lại bấm bỏ hết. Hai nhánh con này cho leo lên hai cọc giàn, lên cao 30 - 40cm lại buộc dây đỡ. Mỗi nách lá sẽ lại phát sinh một nhánh cháu. Mỗi đốt lá đầu tiên sẽ cho một hoa cái để cho quả. Quả đậu rồi thì giữ lại không cho sinh nhánh và ngoi ngọn tiếp. Mỗi nách lá của một nhánh con sẽ cho một quả. Làm cách này cây tuy ít nhánh, ít quả, song quả do có giàn, ít bị giun dế làm thối quả. 2. Nếu không làm giàn, thì đánh luống rộng
  5. hơn 1,5 - 1,8m. Bỏ hốc ở giữa luống, bón phân lót trộn đất vào cào bằng các hố cách nhau 80-100cm, trồng mỗi hốc 3 - 4 câ y dưa đều nhau, sau này dãn cây về các phía và cho bò đều trên mặt luống. Khi bấm ngọn, ta có thể làm theo các cách sau: Cách 1: Sau lá thứ 5 thì bấm ngọn cho cây lên nhánh cháu và chỉ giữ lại hai nhánh to khỏe. Khi 2 nhánh con có 5-6 lá thì lại bấm ngọn cho mỗi nhánh mọc được 5 nhánh cháu thì lại bấm ngọn. Mỗi nhánh cháu có 5-6 lá lại bấm ngọn lần nữa để mỗi nhánh cháu có 5 nhánh chắt. Mỗi cây dưa được bấm ngọn ba lầm và cho tới 72 nhánh con, cháu chắt. Chúng có khả năng cho tới mỗi cây 72 hoa cái có khả năng cho quả. Cách 2: Sau khi cây có 6-7 nhánh thật thì bấm ngọn và chỉ để 4 nhánh con; mỗi nhánh con có 5-6 lá lại bấm ngọn và lấy mỗi nhánh
  6. con 5 nhánh cháu. Sau hai lần bấm ngọn, mỗi cây dưa lê sẽ cho tới 24 hoa cái có khả năng cho quả. Sau đó để cây phát triển tự nhiên, sinh thêm lá quang hợp nuôi quả. Cách 3: Cũng bấm ngọn khi cây có 5-6 lá và để đúng 5 nhánh con. Sau đó cho chúng phát triển tự nhiên. Hai cách sau có thể bổ hốc dầy hơn ở giữa luống hoặc trồng thành một hàng dọc. Các nhánh phát triển tự nhiên vẫn cho quả, song số quả ta không kiểm soát được, dễ có quả nhỏ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2