intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật trồng gừng và phòng trừ sâu bệnh

Chia sẻ: Nguyen UYEN | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

640
lượt xem
155
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thời vụ gừng Gừng trồng từ đầu xuân (tháng 1-2) đến cuối vụ xuân (tháng 4-5). Cuối năm khoảng từ tháng 10-11-12 hàng năm ta có thể thu gừng. Thời gian sinh trưởng của gừng từ 8-10 tháng từ từng giống. 2. Đất trồng gừng Cây gừng có thể sống ở đất ẩm, đất xấu, bóng râm của vườn, khi trồng thành ruộng, theo luống phải phủ ở giai đoạn đầu, khi cao sẽ không phải phủ luống chỉ tủ gốc. Nên trồng đất có khả năng thoát nước, gừng có thể trồng được ở nhiều đất, song cho...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật trồng gừng và phòng trừ sâu bệnh

  1. Kỹ thuật trồng gừng và phòng trừ sâu bệnh
  2. I. Kĩ thuật trồng gừng 1.Thời vụ gừng Gừng trồng từ đầu xuân (tháng 1-2) đến cuối vụ xuân (tháng 4-5). Cuối năm khoảng từ tháng 10-11-12 hàng năm ta có thể thu gừng. Thời gian sinh trưởng của gừng từ 8-10 tháng từ từng giống. 2. Đất trồng gừng Cây gừng có thể sống ở đất ẩm, đất xấu, bóng râm của vườn, khi trồng thành ruộng, theo luống phải phủ ở giai đoạn đầu, khi cao sẽ không phải phủ luống chỉ tủ gốc. Nên trồng đất có khả năng thoát nước, gừng có thể trồng được ở nhiều đất, song cho năng suất khác nhau tùy thuộc chất đất. 3. Ươm hom giống gừng Dùng dao cắt hom, mỗi hom có ít nhất 3-4 mắt, cắt nhẵn, chấm tro bếp ngay để hãm nhựa. Sau cắt hom 4-6 tiếng: ta xếp đều trên các khay, dưới lót bao, trên phủ bao ẩm. Sau 2-3 ngày dùng rơm rác mục sạch phủ kín, tưới ẩm và che kín để khoảng 1-2 tuần. Sau 10-15 ngày các hom gừng nhú mắt, ta có thể đem trồng (hom già mọc chậm hơn hom bánh tẻ).
  3. 4. Phân bón cho gừng Phân chuồng 5-10 tấn/ha, phân lân 80kg/ha, phân kali 100kg/ha, cả 2 được chia đều để bón thúc 2 lần. Nếu có công ta chia phân chuồng và lân để bón theo hàng và hốc là tốt nhất. 5. Kĩ thuật trồng gừng - Nên đánh luống: Rộng 1,2-1,5m, cao 35-40cm. - Hàng cách hàng 30cm, cây cách cây 20cm - Mỗi hốc đặt một hom. - Lấp mùn nhẹ phủ lên, tưới giữ ẩm 1 tuần đầu để cây mọc đều, phủ đất và phủ rơm rồi tưới nước giữ ẩm. 6. Chăm sóc cây gừng - Sau khi mọc 1 tháng bón thúc đợt 1 (bón ½ đam, ½ kali). - Sau khi mọc 2-3 tháng bón thúc đợt 2. Bón hết phần đạm, kali còn lại. 7. Thu hoạch gừng Khi gừng có lá vàng và khô trên 2/3 số là là có thể thu hoạch gừng. Khi thu hoạch chú ý tránh gãy, dập gừng. Kĩ thuật thu tránh gãy là giữ nguyên cả khóm củ gừng ta cuốc gia gốc 20-25cm, sau đó nhổ nhẹ để lấy cả khóm củ, tỉa hết đất để có tảng củ của khóm.
  4. II. Sâu bệnh hại gừng 1. Sâu hại gừng Thành phần sâu hại trên cây gừng nói chung ít và tác hại không đáng kể. Một số sâu hại có thể thấy là: Châu chấu sống lưng vàng, châu chấu mía, dế dũi, bọ dừa nâu, rầy trắng lớn, rầy xanh, rệp sáp, bọ trĩ. Ngoài loài dế dũi hại rễ và gốc, các loài khác gây hại trên lá gừng. 2. Bệnh hại cây gừng Các bệnh chủ yếu thường thấy là bệnh cháy lá, bệnh thối củ do nấm và thối củ do vi khuẩn. a. Bệnh cháy lá Tác nhân gây bệnh là nấm piricularia grisea Triệu chứng tác hại: Trên phiến lá vết bệnh đầu tiên là những đốm màu xanh tái, sau đó vết bệnh lớn lên, đường kính 3-7mm, giữa có màu nâu xám, xung quanh viền nâu đậm. Nhiều vết bệnh liên kết với nhau tạo thành mảng cháy lớn trên lá. Vết bệnh có thể xuất hiện ở đỉnh hoặc mép lá, tạo thành mảng cháy lan rộng vào trong phiến là. Bệnh nặng có thể làm phần lớn lá gừng bị cháy xơ xác, củ ít và nhỏ. Biện pháp phòng trừ
  5. - Thu dọn tàn dư cây sau thu hoạch - Trồng mật độ vừa phải, bón phân cân đối NPK - Ngắt bỏ sớm những lá bị bệnh. - Phun thuốc kasai, Trizole, Carbenzim, Benomyl. Theo nồng độ khuyến cáo. b. Bệnh thối khô củ Tác nhân gây bênh: Nấm Rhizotonia solani Triệu chứng, tác hại Đầu tiên vết bệnh xuất hiện ở bẹ lá chỗ gốc cây gần mặt đất, là những đốm màu nâu xám, rộng khoảng 3-5mm. Sau đó vết bệnh lan rộng ra, không có hình dạng nhất định, xung quanh viền nâu đen. Lá bị bệnh có xu hướng lan xuống phía gốc làm thối một phần củ, vết thối khô hơi xốp. Bệnh nặng có hể làm cây chết và củ bị thối hoàn toàn. Biện pháp phòng trừ - Thu dọn tàn dư cây trồng sau thu hoạch - Lên luống cao cho thoát nước, bón phân hữu cơ ủ hoai. Không trồng mật độ dày quá, bón phân đạm vừa phải. - Khi bệnh phát sinh phun thuốc Validacin, Anvil, Monceren, Carbenzim… c. Bệnh thối nhũn củ
  6. Tác nhân gây bệnh: Vi khuẩn Erwinia carotovora Triệu chứng, tác hại: Vết bệnh trên củ lúc đầu là một đốm nhỏ màu nâu xám, hơi mọng nước. Sau đó vết bệnh lớn dần và ăn sâu vào trong làm một phần củ bị thối mềm, cắt ngang chỗ thối thấy có dịch nhờn. Cây bị bệnh lá úa vàng và đổ gục. Bệnh tếp tục làm thối củ trong thời gian bảo quản. Biện pháp phòng trừ - Không trồng củ bệnh. Trước khi trồng nhúng củ vào dung dịch sulfat đồng 0,5%. - Bón thêm vôi cho đất, lên luống cao để thoát nước, không trồng mật độ dày quá, bón đủ phân lân và kali. - Đào bỏ cây bị bệnh, phun các thuốc Cupremicin, Kasuran.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
26=>2